Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thuốc trị nhồi máu não pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.42 KB, 6 trang )

Thuốc trị nhồi máu não
Tai biến mạch não (TBMN) là bệnh lý thần kinh hay
gặp nhất và là một cấp cứu lớn trong y học, là nguyên
nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau các bệnh lý về
tim mạch và ung thư, đồng thời là một bệnh gây tàn phế
mắc phải ở người trưởng thành, là gánh nặng cho gia
đình bệnh nhân (BN) và xã hội.
TBMN gặp ở mọi nơi, tần suất mắc bệnh là 75 trường
hợp/100.000 dân (theo một nghiên cứu tại Hà Nội), tỷ lệ tử
vong khoảng 30% (theo một nghiên cứu tại TP. Hồ Chí
Minh). Bệnh tăng lên rõ rệt theo tuổi (phổ biến nhất ở lứa
tuổi 60 - 80), nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. TBMN xảy ra
quanh năm nhưng gặp nhiều hơn về mùa lạnh và những
tháng chuyển mùa hoặc vào những ngày thay đổi thời tiết
đột ngột, nhiệt độ càng thấp thì TBMN càng nhiều, đặc biệt
bệnh xảy ra nhiều vào lúc sáng sớm.

M
ạch máu bị tắc nghẽn gây nhồi máu
não.
TBMN bao gồm hai thể, thể nhồi máu não và thể chảy máu
não. Nhồi máu não (thiếu máu não cục bộ, nhũn não) xảy ra
khi một mạch máu bị tắc, nghẽn, khu vực tưới bởi mạch đó
bị thiếu máu và hoại tử. Nhồi máu não chiếm khoảng 80 -
85% trong tổng số các bệnh nhân TBMN. Mặc dù TBMN
vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng việc phát hiện và
điều trị khịp thời cũng làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như tỷ
lệ di chứng.
Các biểu hiện lâm sàng của nhồi máu não
Bệnh thường khởi phát đột ngột hoặc từ từ, tăng dần trong
vài giờ đến vài ngày đầu các triệu chứng thần kinh tùy


thuộc vào vị trí tổn thương như tê bì hoặc liệt nửa người,
nói khó, lú lẫn
Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng trên cần đưa ngay
đến chuyên khoa thần kinh khám và làm các xét nghiệm để
chẩn đoán xác định bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị nhồi máu não như thế nào?
Mục tiêu: Điều trị càng sớm càng tốt nhằm hạn chế tử vong
và di chứng cho người bệnh, bao gồm điều trị giai đoạn cấp
và điều trị dự phòng tái phát.
Điều trị nhồi máu não giai đoạn cấp:
- Điều trị nhằm hạn chế tổn thương các tế bào thần kinh:
Các biện pháp chung (thở ôxy, chống toan máu, kiểm soát
đường máu không vượt quá 12-14mg/lít); chống phù não
bằng manitol hoặc glycerol; dùng các thuốc ức chế canxi và
bảo vệ tế bào thần kinh khác như nimodipine (trong
tương lai có thể sử dụng một số thuốc bảo vệ tế bào thần
kinh như các thuốc ức chế glutamat (NMDA), các thuốc ức
chế gốc tự do).
- Điều trị nhằm vào mạch máu: Làm pha loãng máu (trong
nhồi máu não thì tỷ lệ hematocrite tăng do đó dẫn đến giảm
lưu lượng tuần hoàn nên cần pha loãng máu nhưng phải
theo dõi chức năng tim và quản lý huyết áp; sử dụng các
thuốc chống đông và tiêu huyết khối nhưng phải theo dõi
và chỉ định chặt chẽ (heparin được chỉ định trong bóc tách
động mạch cảnh hoặc sống nền; fraciparin được chỉ định
điều trị dự phòng tắc động mạch phổi và động mạch chi
dưới; thuốc tiêu huyết khối được sử dụng trong trường hợp
nhồi máu não thuộc động mạch não giữa ở những bệnh
nhân được chẩn đoán sớm trong vòng 3 - 6 giờ sau tai biến,
tại trung tâm đột qụy ở một số bệnh viện lớn; thuốc chống

ngưng tập tiểu cầu như aspirin, plavix , ngoài tác dụng
điều trị dự phòng còn có tác dụng trong giai đoạn cấp);
khống chế huyết áp cho phù hợp, không xử dụng thuốc hạ
huyết áp quá nhanh như adalat.
- Điều trị và dự phòng các biến chứng: điều trị động kinh;
điều trị các biến chứng tim mạch, hô hấp, biến chứng
nhiễm trùng (viêm phổi, viêm đường tiết niệu…); điều trị
biến chứng teo cơ cứng khớp, loét, mảng mục…(tập phục
hồi chức năng vận động; trăn trở bệnh nhân 3 - 4 giờ/1 lần;
xoa bóp vùng tỳ đè…).
- Những việc nên làm: nhanh chóng chẩn đoán xác định
bệnh và nguyên nhân gây bệnh; bệnh nhân cần được nằm
trên một đệm đặc biệt như đệm hơi hoặc đệm nước trong
vài ngày đầu, khi huyết động ổn định chuyển sang tư thế 30
độ; thở ôxy qua ống thông mũi hoặc đặt nội khí quản nếu
cần; bù nước và điện giải; theo dõi tim mạch bằng
monitoring ít nhất trong 24 giờ; những việc không nên làm
như sử dụng thuốc chống đông hoặc chống ngưng tập tiểu
cầu mà không chụp cắt lớp vi tính sọ não; dùng thuốc hạ
huyết áp quá nhanh như adalat.
Điều trị dự phòng tái phát
Điều trị tốt các yếu tố nguy cơ của TBMN như uống thuốc
huyết áp thường xuyên theo đơn của bác sĩ, ăn nhạt muối,
hạn chế mì chính; bỏ bia, rượu và thuốc lá; không dùng
sâm, nhung hoặc cam thảo; kiểm soát tốt đường máu; hạn
chế ăn mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật; đi bộ, tập thể
dục đều đặn tránh béo phì hoặc tăng cân; bóc lớp áo trong
của động mạch cảnh khi hẹp trên 70%; điều trị thuốc chống
ngưng tập tiều cầu (aspirin 100 - 300mg/ngày kéo dài 3
tháng trong trường hợp nhồi máu não lần đầu hoặc thiếu

máu não cục bộ thoảng qua; kéo dài 6 tháng trong trường
hợp nhồi máu não tái phát (cần tuân thủ chống chỉ định);
điều trị thuốc kháng vitamin K trong trường hợp nhồi máu
não có nguồn gốc từ tim.
BS. Khúc Thị Nhẹn (Khoa Thần kinh - Bệnh viện E, Hà
Nội)

×