Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Viêm màng não do phế cầu pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.12 KB, 6 trang )

Viêm màng não do phế cầu
Phế cầu là vi khuẩn gây viêm màng não phổ biến nhất ở
người lớn và đứng hàng thứ hai ở trẻ em trên 6 tuổi.
Bệnh gây suy hô hấp, phù não nặng, sốc không hồi
phục, áp-xe não, viêm phổi, viêm thận, loét rộng và suy
kiệt, trạng thái mất não kéo dài, tử vong cao. Theo một
nghiên cứu, những năm gần đây, tỷ lệ tử vong trong
viêm màng não do phế cầu khoảng 30%.
Phế cầu là loại vi khuẩn gây viêm màng não mủ, bệnh
thường gặp trong các đối tượng sau: người nghiện rượu,
bệnh nhân đái tháo đường, viêm tai giữa, viêm xoang, sau
chấn thương hoặc vết thương sọ não.
Biểu hiện lâm sàng
Bệnh nhân bị viêm màng não
thường khởi phát cấp tính, có khi
dữ dội với các triệu chứng: sốt
cao liên tục, nhức đầu, đau mỏi
cơ khớp Nếu có nhiễm khuẩn
huyết thì sốt cao dao động, có
những cơn rét run, gan và lách to.
Nặng hơn có sốc, trụy tim mạch,
tụt huyết áp, nước tiểu ít. Khi
xuất hiện hội chứng màng não
thường biểu hiện triệu chứng rầm rộ: nhức đầu dữ dội, dễ
nôn, trẻ nhỏ thường nôn, bỏ bú, ngủ gà, quấy khóc, thở
không đều, da tím tái, co giật Khám thấy các dấu hiệu
cứng gáy, Kernig, Brudzinski dương tính. Trẻ em có “tư
thế cò súng", sợ ánh sáng và tiếng động, thóp phồng. Bệnh
nhân có các biểu hiện tăng áp lực nội sọ. So với viêm màng
não do màng não cầu thì viêm màng não do phế cầu ít nổi
ban trên da hơn, nhưng lại nổi trội dấu hiệu thần kinh khu


trú, liệt mặt, rối loạn tri giác nặng nề hơn.
Xét nghiệm dịch não tủy thấy bạch cầu tăng, tăng bạch cầu
đa nhân trung tính, trường hợp điển hình dịch não tủy có

Tổn thương viêm màng

não do phế cầu.
trên 1.000 bạch cầu /mm3 và trên 60% là bạch cầu đa nhân
trung tính, glucoza thấp dưới 40 mg/dl, tức là dưới 50%
nồng độ đường máu cùng thời điểm. Protein thường trên
150mg/dl. Trường hợp không điển hình, dịch não tủy có thể
trong, có máu hoặc màu vàng chanh. Nhuộm soi dịch não
tủy có thể thấy vi khuẩn trong 80 - 90% các trường hợp.
Nếu chưa điều trị, thường là cấy máu và cấy dịch não tủy
đều thấy vi khuẩn. Tìm kháng nguyên phế cầu bằng các
phản ứng latex hoặc điện di miễn dịch ngược dòng dịch não
tủy cho kết quả rất hữu ích trong trường hợp đã được điều
trị kháng sinh.
Biến chứng và di chứng
Viêm màng não do vi khuẩn nói chung và phế cầu nói riêng
có thể gây ra các biến chứng: tổn thương các dây thần kinh
sọ não như dây II, III, IV, VI, VII, VIII Áp-xe não, áp-xe
dưới màng cứng, ổ tụ mủ dọc huyết quản, viêm tắc tĩnh
mạch, viêm quanh mạch máu não Gây tắc nghẽn dịch não
tủy, dày dính màng não, dẫn đến cản trở lưu thông dịch não
tủy, chứng não nước, viêm khớp viêm màng trong tim,
viêm màng ngoài tim, viêm phổi, viêm thận.
Di chứng sau khi viêm màng não mủ do phế cầu, nhất là
trường hợp chẩn đoán và điều trị muộn có thể dẫn đến: lác
mắt, mù mắt, điếc, câm, hội chứng não nước, liệt một chi,

liệt nửa người, liệt hai chi dưới, tổn thương dây thần kinh
sọ não, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần, động
kinh.
Điều trị
Cần điều trị kháng sinh ngay khi
có nghi ngờ viêm màng não mủ.
Khi nghi ngờ viêm màng não mủ
do phế cầu, phải nhanh chóng soi
đáy mắt, chọc lấy dịch não tủy
nhuộm soi và nuôi cấy vi khuẩn
ngay. Sau đó phải dùng kháng
sinh sớm mà không cần đợi có kết
quả vi khuẩn mới dùng kháng sinh. Thuốc nên lựa chọn là
ceftriaxon hơn là dùng penicillin vì hiện nay có xu hướng
phế cầu kháng penicillin ngày một tăng. Thời gian điều trị
thường là từ 10 - 14 ngày. Các chủng kháng penicillin lại
thường có kháng chéo cả với cephalosporin thế hệ 3. Vì

Phế cầu trên kính hi
ển
vi.
vậy việc điều trị theo kháng sinh đồ là hết sức cần thiết để
mau chóng tiêu diệt vi khuẩn. Tốt nhất nên dùng kháng
sinh theo đường truyền tĩnh mạch mà không nên đưa thuốc
trực tiếp vào ống sống.
Nếu không có sự cải thiện về lâm sàng mặc dù đang được
điều trị bằng cephalosporin thế hệ 3 và rifampin hoặc
vancomycin thì cần chọc dò dịch não tuỷ lại để xét nghiệm
vi khuẩn học và làm kháng sinh đồ. Có thể sử dụng
corticoid trong điều trị viêm màng não nếu có biểu hiện

tăng áp lực nội sọ, hôn mê, liệt khu trú như dexamethason.
Nhưng cần lưu ý rằng ở người lớn, dexamethason có thể
ngăn cản việc xâm nhập của vancomycin và ceftriaxon vào
khoang não tủy, làm giảm hiệu quả các kháng sinh này
trong trường hợp vi khuẩn kháng penicillin.
Điều trị triệu chứng: Chống phù não bằng dung dịch
manitol 15-20% truyền tĩnh mạch nhanh, hay dùng magiê
sulfat. An thần chống co giật bằng diazepam. Chống sốc và
trụy tim mạch bằng truyền dịch ouabain. Chống suy hô hấp
bằng cách đặt bệnh nhân nằm tư thế dẫn lưu, hút đờm dãi,
thở ôxy. Đối với trẻ em phải đề phòng sốt cao co giật nên
hạ nhiệt bằng các phương pháp đắp khăn mát, nằm nghỉ nơi
thoáng gió, dùng thuốc hạ nhiệt như paracetamol. Bệnh
nhân cần được nuôi dưỡng tốt đề phòng và chống loét. Cần
thiết phải phẫu thuật điều trị áp - xe não.
ThS. Nguyễn Thế Minh

×