Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Hạnh phúc lứa đôi 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.9 KB, 2 trang )

Hạnh phúc lứa đôi - Kỳ 4: Thiết lập hạnh phúc cho nhau
Giác Ngộ - Với quan điểm về những gì đã được đề cập ở "sinh và khổ"; cho nên có
một số người đã chỉ trích Phật giáo nêu lên những điều đó nhằm để chống lại đời
sống hôn nhân. Họ hoàn toàn sai. Ðức Phật chưa từng lên tiếng phản bác đời sống
hôn nhân.
Ngài chỉ vạch ra tất cả những vấn đề, những khó khăn, những lo âu mà người ta sẽ
phải đối mặt khi họ nhận lấy trách nhiệm hôn nhân. Chỉ vì Ngài muốn cảnh giác cho
người ta phòng ngừa những vấn đề trong hôn nhân và không có nghĩa là Ðức Phật kết
tội hôn nhân.
Ảnh minh họa
Chính hành động hôn nhân đã bao hàm rằng một người vẫn còn chịu nhiều dính mắc
với thế giới trần tục và bởi vì những cơ sở tinh thần của chúng ta bị ảnh hưởng bởi
tham ái, chấp thủ và những cảm xúc của con người, nhưng rồi theo tự nhiên các vấn
đề lại phát sinh. Sự kiện này xảy ra khi chúng ta phải quan tâm đến nhu cầu của
những người khác và không đáp lại được những điều người khác cần đến.
Một cuộc phân tích sâu sắc về bản chất của ngôi thứ rất quan trọng để giúp chúng ta
hiểu biết nguồn gốc các vấn đề, những lo lắng, những nỗi khốn khổ và làm cách nào
để khắc phục chúng. Ở đây, lời khuyên dạy của tôn giáo rất quan trọng để gìn giữ
một đời sống thanh cao. Tuy vậy, con người đừng nên trở thành kẻ nô lệ cho bất cứ
tôn giáo nào. "Con người không vì tôn giáo, tôn giáo thì vì con người". Ðiều này có
nghĩa là con người phải biết tận dụng tôn giáo bằng cách nào để được tốt đẹp hơn và
làm cho mình hạnh phúc do nhờ sự tôn kính. Nếu chỉ tuân theo những lời nguyện,
những lời giáo huấn, những điều răn với đức tin mù quáng hoặc bởi sự ép buộc - cho
rằng chúng ta có bổn phận phải tuân thủ - điều này sẽ làm cho chúng ta không phát
triển được sự hiểu biết đúng đắn.
Ảnh minh họa
Một khía cạnh quan trọng của đạo Phật đó là Ðức Phật không áp đặt bất cứ giáo điều
hoặc điều răn nào. Ðức Phật là một vị thầy độc đáo đã đặt ra một số giới luật cho
chúng ta gìn giữ phù hợp với lối sống của chúng ta. Những người tuân theo giới luật
này tự nguyện tuân giữ chúng chứ không phải là những giáo điều bắt buộc. Tùy theo
chúng ta tuân giữ những lời khuyên dạy nhờ bởi sự hiểu biết của mình về điều nào tốt


cho chúng ta và cả những người khác. Qua thử thách và lỗi lầm, chúng ta sẽ cải thiện
để có một đời sống tốt đẹp đem lại cho chúng ta an vui và hạnh phúc.
Người ta cần phải cố gắng tìm hiểu bản chất của cuộc sống, để củng cố sức mạnh nội
tâm và chuẩn bị để đối phó các vấn đề có thể phát sinh nếu bạn lập gia đình. Tôn giáo
sẽ giúp bạn vượt qua các vấn đề đó. Bất cứ điều gì bạn đã học được ở tôn giáo, có thể
giúp bạn tránh được sự sai lầm, thất vọng và chán nản. Cũng vậy, những phẩm chất
tốt chẳng hạn như sự kiên nhẫn và hiểu biết mà chúng ta học hỏi qua tôn giáo là tài
sản quan trọng giúp chúng ta sống một cuộc sống an nhàn, hạnh phúc.
Thông thường, do bởi thiếu sự hiểu biết lẫn nhau cho nên nhiều cặp vợ chồng sống
trong cuộc sống thống khổ. Kết quả của sự kiện này là những đứa con vô tội của họ
cũng gặp phải đau khổ. Ðiều tốt hơn là biết làm cách nào để xử lý các vấn đề của bạn,
hầu để sống một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Phật giáo có thể giúp bạn thực hiện
điều này.
HT. Sri K. Dhammananda (ĐĐ. Thích Thiện Minh dịch)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×