Gioócgiơ Vinhem Phriđrích Hêghen là nhà biện chứng lỗi lạc bậc tiền bối
của triết học Mác xít. Theo nhận xét của Ph. Awngghen, ông “không chỉ là một
nhà thiên tài sáng tạo, mà còn là một nhà bác học có tri thức bách khoa, nên những
phát biểu của ông tạo thành thời đại”.
G.V.Ph. Hêgghen sinh năm 1770 trong một gia đình quan chức cao cấp ở
Stútga thuộc Đức, sau đó theo học khoa triết học và thần học ở đại học tổng hợp
Tubingen. Thời trẻ, ông chủ yếu quan tâm nghiên cứu các vấn đề lịch sử, pháp
quyền và tôn giáo. Những năm 1800 – 1803, Hêghen làm quen và kết bạn với
Senlinh. Từ đây, ông bắt đầu chủ yếu say mê các vấn đề triết học. Ông mất năm
1831 vì bệnh tả. Các tác phẩm lớn của Hêghen:
- Hiện tượng học tinh thần (1807)
- Khoa học lôgíc (1812 – 1814)
- Bách khoa toàn thư các khoa triết học (1817)
- Triết học pháp quyền (1821)
I. Hiện tượng học tinh thần
- Là tác phẩm triết học lớn của Heeghen, đánh dấu sự chín muồi trong thế
giới quan triết học của ông.
- Những nguyên tắc xây dựng hệ thống:
Tinh thần tuyệt đối là điểm xuất phát và nền tảng trong quan niệm về hiện
thực. Hêghen coi nền tảng thế giới quan triết học của mình là tinh thần tuyệt đối
được hiểu như đấng tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên và con người.
Con người là sản phẩm và cũng là giai đoạn phát triển cao nhất của tinh thần
tuyệt đối. Hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới của con người chính là công cụ
để tinh thần tuyệt đối nhận thức chính bản thân mình.
Cũng như cái tuyệt đối của Senlinh, tinh thần tuyệt đối của Hêghen được
hiểu như sự hợp nhất giữa thực thể tự nhiên (ở Xpinôza) và cái “Tôi tuyệt đối” tức
tự ý thức (ở Phíchtơ). Nó là sự thống nhất giữa tư duy và tồn tại, tinh thần và vật
chất, chủ thể và khách thể.
Cái tinh thần tuyệt đối của Hêghen và Senlinh cơ bản là không có gì khác
biệt, tuy nhiên khác với Senlinh ở chỗ, Hêghen không coi nghệ thuật là hình thức
thể hiện cao nhất của tinh thần tuyêt đối, mà là tư duy khái niệm. Nhận thức khái
niệm là dạng thức cao nhất của con người.
Nguyên lý phát triển: Sự thống nhất giữa tư duy và tồn tại, tư tưởng và hiện
thực là sự phát triển về chất. Như vậy, Hêghen đã không coi sự phát triển chỉ là sự
tăng giảm đơn thuần về lượng hay sự dịch chuyển vị trí của trong không gian mà
đó là một quá trình phủ định biện chứng, trong đó liên tiếp diễm ra cái mới thay thế
cho cái cũ, nhưng đồng thời kế thừa những yếu tố của cái cũ mà vẫn có khả năng
thúc đẩy phát triển.
Xuất phát từ quan niệm coi sự phát triển như một quá trình vận động liên tục
theo quy luật phủ định của phủ định, Hêghen coi một trong những nguyên tắc xây
dựng hệ thống triết học của mình nhằm thể hiện quá trình phát triển của tinh thần
tuyệt đối là tam đoạn thức: chính đề - phản đề - hợp đề, trong đó giữa các yếu tố
đều có mối liên hệ hữu cơ, chuyển hóa lẫn nhau.
Ý thức con người là sản phẩm của lịch sử: Trong “Hiện tượng học tinh
thần”, Hêghen đã tiếp cận được quan niệm coi nhân cách, ý thức con người là sản
phẩm của lịch sử. Lịch sử nhân loại mặc dù được thực hiện thông qua hoạt động
của các cá nhân cụ thể, nhưng đồng thời lại là nền tảng và thực thể của ý thức các
cá nhân đó.
Xuất phát từ quan niệm trên, Hêghen coi nhiệm vụ cơ bản của hiện tượng
học tinh thần là tái diễn lại toàn bộ tiến trình lịch sử mà nhân loại đã trải qua.
Tư tưởng chủ đạo của Hêghen ở đây là: thứ nhất, tư duy và ý thức con người
chỉ phát triển trong mối quan hệ và giải quyết mâu thuẫn: con người - tự nhiên.
Thứ hai, ý thức con người là sản phẩm của tiến trình lịch sử nhân loại được coi là
hiện thân của tinh thần tuyệt đối.
Trên đây là một số nguyên lý bước đầu xây dựng hệ thống của Hêghen được
trình bày trong “Hiện tượng học tinh thần”.
II. Khoa học Lôgíc
Khoa học Lôgíc là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống Hêghen, vì nó
nghiên cứu tinh thần tuyệt đối ở giai đoạn sơ khai nhất, nhưng là điểm xuất phát và
nền tảng của toàn bộ hệ thống.
● Đối tượng và nhiệm vụ của khoa học lôgíc
- Đối tượng: Cũng như các nhà lôgíc truyền thống, Hêghen coi lôgíc là
“khoa học về tư duy, về những phạm trù và quy luật của tư duy”. Tư duy với tư
cách là đối tượng của khoa học lôgíc được Hêghen hiểu là tư tưởng thuần túy, là
tinh thần tuyệt đối.
Hêghen phân biệt hai dạng tư duy:
Thứ nhất, tư duy tự nó, chính là tinh thần tuyệt đối tạo thành bản chất của
toàn bộ hiện thực.
Thứ hai, tư duy cho nó, tức tư duy con người, đây là tư duy tự nó ở giai đoạn
phát triển cao nhất, là giai đoạn tư duy có ý thức.
Luận điểm xuyên suốt toàn bộ lôgíc học cũng như hệ thống của Hêghen là “
cái gì hợp lý thì hiện thực và cái gì hiện thực thì hợp lý”.
Luận điểm cơ bản trên đây không chỉ thể hiện lập trường của Hêghen muốn
bảo vệ và duy trì nhà nước quý tộc Phổ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, cũng
như mọi trật tự xã hội là bất công do nó sinh ra, mà còn:
Thứ nhất, nó là sự khái quát nguyên lý xuất phát điểm và nền tảng của toàn
bộ hệ thống triết học, khẳng định tinh thần và vật chất, chủ thể và khách thể trên cơ
sở duy tâm.
Thứ hai, nó khẳng định sự thống nhất tư duy - tồn tại, tư tưởng và hiện thực
là cả một quá trình phát triển biện chứng.
- Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của khoa học lôgíc là đào thải những hình thức của tư
tưởng không thể hiện đúng bản chất đích thực của tư duy sống động, đồng thời vũ
trang cho con người một phương pháp tư duy biện chứng nhằm khám phá ra chân
lý, đi tới tự do.
Tóm lại, quan niệm trên đây của Hêghen về đối tượng và nhiệm vụ của lôgíc
học có một ý nghĩa to lớn: ông đã hiểu được lôgíc là khoa học nghiên cứu tư duy
như một quá trình của trí tuệ và tư tưởng nhân loại; ông nhận thấy tư duy con
người không chỉ bó hẹp trong ý thức cá nhân thể hiện dưới dạng ngôn ngữ, mà cả
trong quá trình hoạt động, trong công cụ lao động và sản phẩm lao động của con
người.
● Ba yếu tố của tư duy: Hêghen hiểu tư duy như một quá trình phát triển
biện chứng thể hiện như sự thống nhất của ba yếu tố sau:
- Thính giác: Đây là tư duy phù hợp với lối suy nghĩ thông thường của mọi
người. Tư duy này con mang nặng tính trực quan, xem xét mọi vật một cách cứng
đờ, tách rời những mắt đối lập mà nhận thấy sự thống nhất giữa chúng.
- Yếu tố biện chứng: Khác với các quan niệm truyền thống coi phép biện
chứng là nghệ thuật tranh luận, Hêghen hiểu đây là một khoa học về sự phát triển
của các khái niệm được ông đồng nhất với bản chất của sự vật. Phép biện chứng là
nguyên tắc của mọi vận động, mọi sự sống và mọi hoạt động trong phạm vi hiện
thực. Cái biện chứng còn là linh hồn của mọi nhận thức khoa học chân chính
- Yếu tố tư biện: thực hiện như sự thống nhất hai yếu tố trên, đồng thời là kết
quả phát triển của chúng, chỉ ơ đây thì phép biện chứng mới đạt đến sự phát triển
chín muồi. Đây là giai đoạn thể hiện bản chất đích thực của mọi cái như sự thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Và ông tự coi triết học của mình tương ứng
với giai đoạn này trong sự phát triển của tư duy nhân loại.
Sự phân chia này chỉ mang tính tương đối còn trên thực tế chúng liên hệ hữu
cơ, không tách rời nhau trong từng giai đoạn phát triển của sự vật và khái niệm.
Chúng là những yếu tố của phép biện chứng – linh hồn sống của khoa học lôgíc.
● Những nguyên lý cơ bản xác định điểm khởi đầu khoa học lôgíc
- Tính khách quan: Là nguyên lý thứ nhất của điểm khởi đầu. Nó buộc các
nhà nghiên cứu không được coi xuất phát điểm một cách tùy tiện theo ý muốn chủ
quan của mình, mà phải tuân theo tính khách quan tùy thuộc vào từng đối tượng
nghiên cứu một cách cụ thể.
- Đơn giản và trừu tượng nhất: Mọi quá trình vận động khách quan đều theo
xu hướng từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện tới chỗ ngày càng hoàn
thiện hơn, cho nên điểm khởi đầu phải là cái sơ khai nhất, chưa hoàn thiện nhất,
trừu tượng nhất. Lần đầu tiên Hêghen coi nguyên lý đi từ trừu tượng đến cụ thể là
một trong những nguyên lý cơ bản trong vận động các khái niệm lôgíc học.
- Khẳng định điểm khởi đầu phải là điểm xuất phát có khả năng phát triển
thành toàn bộ hệ thống, tức là phải chứa đựng mâu thuẫn cơ bản của toàn bộ hệ
thống – đó là mâu thuẫn giữa tinh thần và vật chất.
- Khẳng định sự thống nhất giữa tính lịch sử và tính lôgíc trong việc xác
định điểm khởi đầu, Hêghen coi khoa học lôgíc của mình là sự tổng kết toàn bộ
tiến trình phát triển tư tưởng triết học của nhân lịch.
Trên đây là những nguyên lý trong việc xác định điểm khởi đầu của lôgíc
học Hêghen. Đó cũng là những nguyên lý cơ bản xây dựng khoa học lôgíc của ông.
Chúng là sự phát triển tiếp theo những nguyên lý bước đầu xây dựng hệ thống
được ông đề cập trong Hiện tượng học tinh thần.
III. Triết học tự nhiên
- Theo Hêghen: là sự nghiên cứu lý luận giới tự nhiên được hiểu như tồn tại
khách quan của tinh thần, hay sự tồn tại của tinh thần dưới dạng các sự vật vật
chất.
- Thế giới chúng ta, theo cách hiểu của Hêghen, là một chỉnh thể thống nhất
trong đó mọi sự vật đều có mối liên hệ hữu cơ với nhau, không ngừng vận động và
phát triển.
- Triết học tự nhiên gồm ba phần:
● Thế giới cơ học: Trong thế giới này, Hêghen đã nghiên cứu, phân tích
phạm trù như không gian, thời gian, vật chất, vận động. Ông đã nhìn thấy mối quan
hệ khăng khít không thể tách rời giữa vật chất và vận động. Theo ông “không có
vận động nào là vận động thiếu vắng vật chất và cũng không hoàn toàn giống như
không có vật chất nào là vật chất không vận động”.
Tuy nhiên, ông chỉ dừng lại ở quan niệm di rời vị trí trong không gian, hoặc
sự lặp lại tuần hoàn của cái đã có từ trước. Và những phạm trù trên vẫn bị ông giải
thích một cách duy tâm.
● Thế giới vật lý học: Hêghen trình bày các quan niệm của ông về các vật
thể của vũ trụ, về ánh sáng, về nhiệt, về các quá trình hóa học,…
Dưới con mắt của các nhà duy tâm, ông đã xem tất cả những mối liên hệ
giữa các sự vật, hiện tượng và các quá trình ở trong thế giới chỉ là sự biểu hiện nối
tiếp nhau của bản nguyên tinh thần đã sản sinh ra chúng.
● Thế giới các cơ thể sinh học: địa chất học, thực vật học, động vật học,…
Theo Hêghen, việc chuyển từ vô sinh lên hữu sinh là kết thúc của quá trình tự
nhiên, tự nhiên chỉ là tồn tại thấp, là sự biểu hiện và tự nhận thức ở cấp độ thấp của
ý niệm tuyệt đối. Giới tự nhiên, đối tượng của triết học tự nhiên về bản chất chỉ là
một thế giới ngưng đọng không phát triển, sở dĩ chúng như thế này hay như thế
khác là do sự vận động và phát triển của ý niệm tuyệt đối quy định.
Sự phát triển của giới tự nhiên không phải là sự phát triển của thế giới vật
chất mà là biểu hiện “sự biến đổi khái niệm” mà thôi
Nhìn chung, triết học tự nhiên của Hêghen, bên cạnh nhiều tư tưởng tích cực
bởi ý đồ của nó muốn đem lại cho con người một cách nhìn biện chứng về tự
nhiên, nhưng theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, là khâu thiết yếu nhất trong hệ
thống của ông.
IV. Triết học pháp quyền và triết học lịch sử
● Triết học pháp quyền
- Trong triết học pháp quyền và triết học lịch sử, Hêghen thể hiện những
quan niệm cơ bản của mình về các vấn đề phát triển xã hội, trong đó đặc biệt quan
tâm nghiên cứu bản chất và nguồn gốc của nhà nước. Theo ông, gia đình và xã hội
công dân chịu sự chỉ đạo của Nhà nước.
Theo Hêghen: Nhà nước “sự ngao du” của Chúa trời trong xã hội loài người,
là sự thể hiện tinh thần tuyệt đối.
- Ông coi mọi sự bất công, tệ nạn xã hội như những hiện tượng tất yếu của
sự phát triển xã hội xuất phát từ bản tính con người “Luận điểm khẳng định mọi
người về bản tính vốn bình đẳng là không đúng …, cần phải nói ngược lại rằng con
người về bản tính vốn bất bình đẳng.
Xã hội thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các tầng lớp, đẳng
cấp xã hội khác nhau, cũng như mỗi cá nhân trong xã hội. Chính những mâu thuẫn
xã hội ấy mà Nhà nước xuất hiện.
- Khác với nhiều nhà tư tưởng từ trước tới giờ lý giải nguồn gốc Nhà nước
từ khế ước xã hội, Hêghen khẳng định, Nhà nước hiện đại và chính phủ hiện đại
chỉ xuất hiện khi tồn tại sự khác nhau giữa các đẳng cấp khi sự chênh lệch giàu và
nghèo trở nên quá lớn, và khi mà xuất hiện những mối quan hệ trong đó đông đảo
quần chúng không thỏa mãn những nhu cầu của mình như họ đã từng quen.
Nhà nước ra đời làm dung hòa các mâu thuẫn giữa những người giàu và
nghèo, giữa các đẳng cấp xã hội khác nhau nhằm định hướng sự phát triển xã hội.
- Nhà nước, theo Hêghen, không chỉ là cơ quan hành pháp, mà là tổng thể
các quy chế, kỷ cương, chuẩn mực về mọi lĩnh vực đạo đức, pháp quyền, chính trị,
văn hóa, … của xã hội, mà nhờ đó mỗi quốc gia mới có thể phát triển bình thường.
Vì thế, Nhà nước tồn tại trên bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử.
● Triết học lịch sử:
- Hêghen đưa ra những nguyên tắc nghiên cứu lịch sử:
Khách quan: Nhìn nhận lịch sử một cách công minh, trung thực với lịch sử,
không được lảng tránh lịch sử. Người nào nhìn nhận thế giới một cách hợp lý thì
thế giới cũng nhìn nhận người đó một cách hợp lý.
Kết hợp với tính khách quan và tính Đảng trong nghiên cứu lịch sử “lịch sử
thì chỉ xảy ra có một lần nhưng nhận thức nó thì là cả một quá trình”.
- Nội dung của triết học lịch sử:
Lịch sử là con đường đi tới tự do, tự do là sự giải phóng con người khỏi
những ràng buộc tự nhiên và xã hội.
Tự do là tiêu chí cơ bản để đánh giá sự ưu việt của thời đại này với thời đại
khác. Từ đây, ông chia lịch sử thế giới như sau:
Thời kỳ tiền sử Phương Đông
cổ đại
Hy Lạp, La Mã
cổ đại
Nước Đức, Thiên Chúa
giáo, trung cổ và cận đại
Không ai tự do
Chế độ quân
chủ: một người
được tự do
Dân chủ quý tộc:
Một số người
được tự do
Quân chủ nhân chính:
tất cả được tự do
Như vậy, Hêghen hiểu tự do theo góc độ duy tâm, coi đó là sự nhận thức và
thực hiện những quy luật tất yếu của tự nhiên với tư cách là hiện thân của tinh thần
tuyệt đối.
Nhìn chung, triết học pháp quyền và triết học lịch sử của Hêghen, bên cạnh
nhiều hạn chế bởi lập trường duy tâm và tính giai cấp hẹp hòi, chứa đựng nhiều tư
tưởng sâu sắc về sự phát triển xã hội cũng như tiến trình lịch sử nhân loại, làm nền
tảng cho quan niệm duy vật về lịch sử sau này của Mác coi sự phát triển xã hội như
một tiến trình lịch sử - tự nhiên.
Có thể thấy, triết học của Hêghen ảnh hưởng lớn tới tiến trình lịch sử tư
tưởng nhân loại. Nó đông đảo các môn phái như phái Hêghen già, phái Hêghen trẻ,
… Nhưng chỉ có các nhà kinh điển Mác – Lênin kế tục được phương pháp biện
chứng – di sản quý báu nhất của triết học Hêghen.