Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.18 KB, 4 trang )

DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN

PGS.TS. Vũ Nho
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Trong lớp tập huấn giáo viên cốt cán ở Cà Mau ( tháng 1/2010) về sử dụng
tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG môn Ngữ
văn, có một vấn đề lí thú được đặt ra : Chúng ta đang dạy học và kiểm tra đánh
giá theo chuẩn nào? Vấn đề tưởng như đơn giản, nhưng thật không dễ trả lời. Bởi
vì ngay cả những tác giả của tài liệu cũng chưa hình dung hết là mình đang viết tài
liệu theo chuẩn nào. Chuẩn tối đa ư? Chắc là không phải, vì chuẩn này nếu có thì
chỉ áp dụng cho các lớp năng khiếu, các lớp chuyên. Chuẩn tối thiểu ư? Có lẽ thế,
vì nhiều lần mọi người nhắc đến chuẩn tối thiểu, là cái chuẩn thấp nhất mà hầu như
gần 100% học sinh của tất cả mọi vùng miền đều đạt được. Nhưng nếu dạy theo
chuẩn tối thiểu thì với các em học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng núi, học sinh dân
tộc ít người còn chưa thạo lắm tiếng Việt là phù hợp, vậy các em ở đồng bằng, ở
thị trấn, thành phố thì sao? Lẽ nào lại kìm hãm khả năng của các em trong cái
khung nhỏ hẹp của chuẩn tối thiểu? Đấy là chưa kể đến một cái chuẩn khác mà
những người đẻ ra chuẩn ở châu Âu thường sử dụng, nhưng Việt Nam chưa có
thuật ngữ tương đương. Đó là Rule standards. Chúng tôi đề nghị tạm dịch là
chuẩn thông dụng, chuẩn phổ biến. Như vậy , trước khi trả lời câu hỏi Chúng ta
đang dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn nào? Cần thống nhất với nhau
rằng cái gọi là chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng có ba loại, hay có thể coi là ba
mức độ có liên quan từ thấp đến cao. Thuật ngữ tiếng Anh là : Minimum
standards ( chuẩn tối thiểu), Rule standards
( chuẩn thông dụng) và Maximum standards ( chuẩn tối đa).
Đây là định nghĩa và ví dụ của các nhà làm chương trình châu Âu về 3 loại (
chính xác hơn là ba mức) chuẩn đó.
Chuẩn tối thiểu
¾ Thể hiện điều cần thiết và cơ bản mà mọi học sinh tại một trình độ nhất định ở
một môn nhất định phải biết và nắm vững được.


¾ Thể hiện mục tiêu của giáo viên và của trường để đưa tất cả học sinh tới trình
độ này
Chuẩn thông dụng
¾ Thể hiện mức chuẩn mà một độ tuổi và trường học nhất định có thể nắm được
¾ Thể hiện mức trung bình ( V.Nh, nhấn mạnh) mà học sinh có thể thực hiện
nhiều hơn hoặc ít hơn.
Chuẩn tối đa
¾ Thể hiện trong những khả năng có thể đạt được về lý thuyết
¾ Chuẩn này ít được được định hướng trong kết quả của học sinh và được định
hướng nhiều hơn ở ý nghĩa học thuật
¾ Chuẩn này thích hợp cho việc phân loại kết quả của học sinh nhưng không
thích hợp cho việc giảng dạy cụ thể
Ví dụ
Lĩnh vực nhận thức
Chuẩn tối thiểu Chuẩn thông dụng Chuẩn tối đa
Những điều cơ bản Nền tảng Chuyển đổi
Có khả năng tái hiện thông
tin được giảng dạy trên lớp
Có khả năng liên kết các
thông tin được dạy ở
những thời điểm khác nhau
và tạo thành quan hệ giữa
chúng
Có khả năng nhận thức
thông tin trong một tập hợp
những ý tưởng mới

Lĩnh vực giao tiếp
Chuẩn tối thiểu Chuẩn thông dụng Chuẩn tối đa
Mục tiêu Hướng tới Suy nghĩ phản hồi

Có khả năng trình bày ý
tưởng, cảm xúc và những
ấn tượng của bản thân
Có khả năng giới thiệu ý
kiến của cá nhân và liên hệ
chúng với những ý kiến
Có khả năng từ quan điểm
của mình suy xét quan
điểm của những người
của người khác khác

( Vũ Nho, dịch từ tư liệu của GS. J. Rasmussen, trong buổi làm việc với Viện Khoa
học Giáo dục Việt Nam )

Vậy chúng ta đã làm chương trình và viết sách giáo khoa theo chuẩn
nào? Chúng ta đã dạy và kiểm tra đánh giá theo chuẩn nào?
Đến đây, lại phải nói về thang đo kiến thức và kĩ năng của Bloom và không
thể không nhắc đến Nikko, người đã kế tục Bloom và điều chỉnh để những người
thực hiện thang đo dễ dàng và rành mạch. Theo Bloom, có 6 mức độ về kiến thức
từ thấp nhất đến cao nhất mà có thể đo được ở học sinh. Đó là nhận biết, thông
hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Tiếp thu tinh thần của Bloom,
Nikko chỉ rút gọn lại còn 3 mức. Đó là nhận biêt, thông hiểu, vận dụng. Vận dụng
lại chia làm hai mức nhỏ là vận dụng ở mức thấp và vận dụng ở mức cao. Trong
một số tài liệu của Bộ Giáo dục và đào tạo, tuy không nêu đích danh Nikko ,
nhưng về cơ bản là theo thang đo do Nikko nêu ra, được các chuyên gia quốc tế về
đánh giá cung cấp ( xem Bộ Giáo dục và Đào tạo - Hướng dẫn thi tốt nghiệp trung
học phổ thông năm học 2007-2008 môn Ngữ văn, nxb Giáo dục, 2008, tr.5,6).
Không tuyên bố chính thức, nhưng những người làm chương trình và viết
sách giáo khoa của chúng ta đã dựa vào ba mức độ nhận thức của học sinh, dựa
vào mức độ các vùng miền khác nhau để đưa ra một chương trình phù hợp, vừa sức

với mọi vùng miền và mọi đối tượng. Chương trình có chú ý đến các đối tượng,
các mức nhận thức và sự phát triển. Sách giáo khoa cũng như vậy. Các nội dung
mạch kiến thức thường bố trí từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp lên
cao. Ngay trong một bài học, các câu hỏi và bài tập cũng được bố trí từ bài dễ đến
bài khó, từ bài nhận biết đến bài thông hiểu và từ thông hiểu đến vận dụng. Một số
câu hỏi, bài tập có đánh dấu sao hoặc ghi rõ là bài tập nâng cao chính là tuân theo
ba mức nhận thức, chỉ dành cho các đối tượng khá giỏi của lớp học.
Trong các bài học, phần yêu cầu cần đạt ghi ở đầu bài, chúng ta thấy rõ yêu
cầu này ( cũng tương đương với chuẩn) không phải chỉ là yêu cầu tối thiểu, mà là
yêu cầu ở mức trung bình, phổ biến mà tất cả các học sinh của mọi vùng miền đều
có thể và cần phải đạt được. Nếu theo chuẩn kiến thức thì rõ ràng yêu cầu này có
dựa vào chuẩn tối thiểu, nhưng chủ yếu là dựa vào chuẩn thông dụng; và cũng
không thể nói là không có đụng chạm đến phần thấp của chuẩn tối đa. Chúng ta
đều biết rằng trong một lớp học phổ biến ( trừ các lớp chuyên, chọn) đều có ba loại
đố tượng học sinh là yếu kém, trung bình và khá giỏi. Vậy thì thiết kế bài học cũng
phải chú ý đến cả ba đối tượng này. Hay nói khác đi, ba mức chuẩn ( tối thiểu,
thông dụng và tối đa) đều phải được sử dụng, tất nhiến tỉ lệ của mỗi mức chuẩn ấy
là bao nhiêu lại phụ thuộc vào trình độ cụ thể của học sinh. Ví dụ trong lớp học chỉ
có 5% học sinh khá giỏi và 50% trung bình thì chuẩn sử dụng cho bài học chủ yếu
là chuẩn tối thiểu và chuẩn thông dụng. Ngược lại, nếu lớp học chỉ có 5% học sinh
yếu kém, 50 % khá giỏi thì chuẩn áp dụng sẽ chủ yếu là thông dụng và tối đa.
Khi soạn câu hỏi kiểm tra và đánh giá, chúng ta vẫn thường lập ma trận,
trong đó chú ý đến cả ba loại câu hỏi với các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận
dụng. Như vậy nhận biết là mức thấp nhất có thể coi là tương đương với chuẩn tối
thiểu. Thông hiểu là mức cao hơn có thể tương ứng với một phần của chuẩn tối
thiểu và một phần của chuẩn thông dụng. Còn vận dụng ở mức thấp thì tương
đương với một phần của chuẩn thông dụng và một phần của chuẩn tối đa. Vận
dụng ở mức cao tương đương với phần còn lại của chuẩn tối đa. Từ đây có thể dễ
dàng thấy rằng trong một bài kiểm tra hay thi, điểm 5 trên 10 là tương đương với
đạt chuẩn tối thiểu, từ trên 5 đến 8 trên 10 tương đương với chuẩn thông dụng, từ

trên 8 đến 10 tương đương với chuẩn tối đa.
Đến đây thì câu hỏi nêu ra ở phần đầu đã được trả lời. Chúng ta đã xây dựng
chương trình và viết sách giáo khoa theo cả ba mức chuẩn. Chúng ta dạy học và
kiểm tra đánh giá cũng kết hợp cả ba mức chuẩn. Tùy từng vùng miền, tùy từng
lớp học cụ thể, người giáo viên sử dụng phối hợp tỉ lệ ba mức chuẩn đó sao cho
hiệu quả nhất.
23/2/2010

×