Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Tổng hợp và nhận định về thi ĐH 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 44 trang )

Tổng hợp và nhận định về kỳ thi ĐH 2010
Tổng hợp và nhận định về kỳ thi ĐH 2010
Kết thúc kỳ thi ĐH 2010, điểm qua tình hình thấy có rất nhiều sự thay
Kết thúc kỳ thi ĐH 2010, điểm qua tình hình thấy có rất nhiều sự thay


đổi. Tôi điểm qua toàn cảnh cuộc thi với các nhận định, cảm xúc của
đổi. Tôi điểm qua toàn cảnh cuộc thi với các nhận định, cảm xúc của


thầy và trò.
thầy và trò.
Qua đó, chúng ta chuẩn bị tốt hơn cho những kỳ thi sắp tới. Tôi thấy
Qua đó, chúng ta chuẩn bị tốt hơn cho những kỳ thi sắp tới. Tôi thấy


các nhận định dưới đây rất hay đối với các thầy cô và học sinh đang và sẽ ôn
các nhận định dưới đây rất hay đối với các thầy cô và học sinh đang và sẽ ôn


thi ĐH để chuẩn bị kiến thức, kỹ năng và tinh thần thi đấu cho các kỳ thi tiếp
thi ĐH để chuẩn bị kiến thức, kỹ năng và tinh thần thi đấu cho các kỳ thi tiếp


theo hiệu quả. CHÚC MỌI NGƯỜI THÀNH CÔNG!
theo hiệu quả. CHÚC MỌI NGƯỜI THÀNH CÔNG!
Tổng hợp và nhận định về kỳ thi ĐH 2010 1
Kết thúc kỳ thi ĐH 2010, điểm qua tình hình thấy có rất nhiều sự thay đổi. Tôi điểm qua toàn cảnh
cuộc thi với các nhận định, cảm xúc của thầy và trò 1
============ 2
II. Tổng hợp chung 3


1. Dự đoán điểm sàn khối B, C, D 3
Các trường, ngành tốp đầu điểm chuẩn vẫn cao 3
Điểm sàn không đổi, điểm chuẩn tùy từng ngành 4
2. Bài thi ĐH có cách giải độc đáo được thưởng tối đa một điểm 5
III. Đổi mới đề thi 5
1. Môn Hóa khối B (mã đề 174) 6
2. Môn Địa lý vừa sức 7
3. Nhiều thí sinh ra trước 1/3 thời gian 8
4. Môn Anh văn khối D (mã đề 358) 8
Khó nhưng không đánh đố 8
Nhiều từ vựng mới 8
IV. Làm khác đáp án nhưng đúng thì vẫn được chấm điểm 9
* Với những đề thi mở, Bộ GD-ĐT có hướng dẫn chấm thi như thế nào để đảm bảo được độ
chính xác và công bằng cho TS? 9
* Đề thi được đánh giá là khó, Bộ có nhận xét như thế nào? 9
* Năm nay đề thi ra theo hướng đánh giá khả năng sáng tạo của thí sinh. Vậy những bài làm sáng
tạo có được thưởng điểm, mức điểm là bao nhiêu? 9
* Ông có thể cho biết bao giờ thì điểm sàn và điểm thi được công bố? 9
V. Môn Ngữ văn : 10
1. Đề Văn: hay nhưng sẽ rất hiếm điểm cao 10
1. Đề Văn khích lệ việc dạy học sáng tạo 11
2. Cả hai đề văn đều hay 11
Hay nhất từ trước đến nay 12
3. Sẽ ít điểm khá, giỏi 13
Bất ngờ với đề Văn khối D 14
TPHCM 15
Hà Nội: Hài lòng với bài thi Văn 16
* Tại ĐH Tây Nguyên, 18
Thanh Hóa: Đề Văn khối D có câu gây khó 18
Nhận định về đề thi môn Văn khối C 19

VI. Môn Toán 19
1. Đề thi môn Toán khá khó 19
20
2. Chuyên gia giải đề thi nhận xét về môn Toán 20
Đề Toán khối B và D: “Khó nuốt” 21
TPHCM: Đề toán khối B, D không dễ hơn khối A 22
Cần Thơ: Đề Toán khối B và D cũng không "dễ ăn” 24
Đà Nẵng: Đề Toán khối B khó hơn cả khối A 25
Thừa Thiên - Huế: Đề Toán vừa phải 27
Đánh giá về đề thi môn Toán 27
VII. Môn Lịch sử 28
1. Chật vật với đề Sử dài 28
Hà Nội: Nhiều thí sinh “lệch tủ” 30
Cần Thơ: Đề Sử dài nhưng "dễ thở" 31
Đà Nẵng: Đề Sử dài và khó 31
Thừa Thiên - Huế: Thí sinh gỡ điểm ở môn Sử 32
Nhận định về đề thi Sử 33
VIII. Môn Vật lý 34
1. Môn Vật lý (mã đề 485) Rất ít TS đạt điểm cao 34
2. Nhiều thí sinh đánh giá đề thi Lý khó 34
TP HCM 36
IX. Môn Hóa học 37
1. Đề thi Hóa: Không dành cho thí sinh trông vào sự may mắn 37
2. Làm được nhưng khó đạt điểm cao 38
X. Môn Toán khối A 39
1. Đề khó, nhiều câu chỉ dành cho học sinh giỏi 39
Phần chung: 39
Phần riêng: 39
2. Môn Toán khó đạt điểm cao 40
Ngày thi đầu tiên (đợt 1): 41

Vất vả với đề thi 41
Khó nhưng hay 42
3. Môn Toán khối A: Đề khó, nhiều câu chỉ dành cho học sinh giỏi 42
============
I.
II. Tổng hợp chung
1. Dự đoán điểm sàn khối B, C, D

11/07/2010 3:18
Phụ huynh đón con sau giờ thi môn năng khiếu tại trường ĐH Kiến trúc TP.HCM sáng ngày
10.7 - Ảnh: Nghĩa Phạm
Các chuyên gia giáo dục dự đoán điểm chuẩn, điểm sàn khối D, C sẽ không thấp hơn
năm trước, khối B có thể thấp hơn
 Các trường, ngành tốp đầu điểm chuẩn vẫn cao
Ông Lê Quốc Hạnh, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Hà Nội khẳng định, năm nay điểm chuẩn vào
trường không thể thấp hơn năm trước vì số thí sinh (TS) dự thi vào trường tăng hơn so với năm 2009,
chất lượng TS dự thi các năm qua ổn định, đề thi (khối D) không quá khó. Tuy nhiên điểm chuẩn vào
một số ngành sẽ có dao động. Theo một cán bộ tuyển sinh của trường thì ngành Tiếng Anh điểm chuẩn
sẽ không cao do năm nay tỷ lệ TS dự thi thấp, chỉ có 1 “chọi” 2,5; ngành Tiếng Đức có rất ít TS dự thi
bằng tiếng Đức nên điểm chuẩn sẽ được ưu tiên và sẽ thấp hơn điểm của những TS dự thi bằng tiếng
Anh khoảng 3 điểm. Ông Đỗ Tuấn Minh, Phó hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà
Nội) dự báo, điểm chuẩn vào trường không thể biến động nhiều do chất lượng TS đăng ký dự thi vào
ĐH Quốc gia tương đối ổn định. Năm 2009, ngành Tiếng Anh kinh tế có điểm chuẩn cao nhất là 29,5
điểm (đã nhân hệ số môn Tiếng Anh). Đây là ngành mới mở và chất lượng TS dự thi rất tốt. Dự báo
năm nay, ngành học này cũng sẽ có mức điểm chuẩn cao.
Ông Nguyễn Kim Sơn, Hiệu phó trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà
Nội) dự kiến, điểm chuẩn vào trường cũng sẽ không biến động nhiều do TS dự thi vào trường có chất
lượng ổn định. Mức điểm sàn của trường bao giờ cũng cao hơn điểm sàn của Bộ GD-ĐT khoảng 3 - 4
điểm. Theo kinh nghiệm từ các năm trước đây thì những ngành có điểm chuẩn cao (19 điểm trở lên)
gồm: Báo chí, Đông phương học, Du lịch học…

Học viện Báo chí và tuyên truyền cũng cho biết, điểm chuẩn khối C của trường luôn ở mức
cao (khoảng trên 20 điểm) và thuộc về các ngành Báo in, Quan hệ công chúng, Truyền hình, Quảng
cáo. Những ngành có điểm chuẩn thấp (dưới 20 điểm) gồm: Báo ảnh, Chủ nghĩa xã hội khoa học,
Công tác tư tưởng, Giáo dục chính trị, Tiếng Anh. Ông Nguyễn Văn Hiền, Trưởng phòng Hành chính
trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết điểm chuẩn cao nhất (trên 20 điểm) vẫn thuộc về các ngành cơ
bản như Sư phạm (SP) Toán, SP Lý, SP Hóa, SP Văn, SP Địa, SP Sử… Năm trước điểm chuẩn cao
nhất là SP Ngữ văn với 23 điểm. Những ngành có điểm chuẩn thấp khoảng 15 điểm trở lên gồm: SP
giáo dục đặc biệt, SP tâm lý giáo dục, quản lý giáo dục…
Ông Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng trường ĐH DL Hải Phòng cho biết, năm nay là năm đầu
tiên trường tổ chức dự thi, sau nhiều năm chỉ xét tuyển. Trường sẽ ưu tiên những TS đăng ký dự thi
vào trường và chỉ lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT.
Theo nhận định của một số chuyên gia tuyển sinh, đề thi khối B năm nay tương đối khó nên
điểm sàn, điểm chuẩn có thể thấp hơn năm trước, vì vậy mức điểm sàn, điểm chuẩn dự kiến sẽ thấp
hơn.
Trường ĐH Y Hà Nội, vốn là trường có điểm chuẩn khối B cao nhất cả nước. Theo ông
Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng nhà trường thì “năm nay TS dự thi vào trường tăng gấp rưỡi so với
năm 2009”. Năm ngoái, điểm chuẩn của trường là 25,5 điểm.
 Điểm sàn không đổi, điểm chuẩn tùy từng ngành
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn
TP.HCM cho biết: “Năm nay, số lượng TS thi vào ngành Tâm lý học của trường đông nhất, với tỷ lệ 1
chọi 15. Trong khi điểm chuẩn ngành này năm ngoái là 16 (khối C) và 16,5 (khối D)”. Báo chí là
ngành nóng nhất của trường trong năm 2009, điểm chuẩn là 19. Năm nay điểm chuẩn ngành này có
khả năng tương đương hoặc giảm một chút.
Bà Ngô Thị Mỹ Lan, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Hoa Sen cho rằng đề thi được đánh
giá là khó hơn năm ngoái thì điểm sàn chắc sẽ không tăng. “Năm nay TS dự thi vào ngành Tài chính
ngân hàng của trường vẫn đông. Điểm chuẩn ngành này năm 2009 là 16 điểm. Ngoài ra các ngành
Quản trị kinh doanh, Quản trị du lịch, Khách sạn, Nhà hàng cũng có điểm chuẩn cao nhất là 16 điểm.
Năm nay nếu điểm chuẩn có tăng thì cũng sẽ tăng không đáng kể. Các ngành còn lại của trường như
Kế toán, Marketing… có khả năng điểm chuẩn sẽ cao hơn điểm sàn một chút giống như năm ngoái”.
Tiến sĩ Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Sài Gòn nhận định: “Về điểm

chuẩn vào trường ĐH Sài Gòn, do năm nay lượng TS thi vào trường cao hơn hẳn năm ngoái nên có
khả năng điểm chuẩn các ngành ở khối B, C, D sẽ cao hơn một chút. Năm 2009, điểm chuẩn ngành SP
Tiếng Anh (khối D1): 16,5; SP Ngữ văn (khối C): 15; Việt Nam học (khối C): 14… Theo thạc sĩ
Phạm Hồng Danh - giảng viên trường ĐH Kinh tế TP.HCM điểm sàn khối B sẽ là 13 điểm, thấp hơn
năm trước. Cũng theo đó, điểm sàn khối C, D có thể là 14. Th.S Lâm Thành Hiển - Phó hiệu trưởng
trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai) dự đoán: “Điểm sàn khối C và D năm nay khoảng 13-14 điểm. Điểm
trúng tuyển của trường cũng nằm trong khoảng đó”. Cùng nhận định đó, ông Trần Danh Giang -
Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Nha Trang cho rằng điểm chuẩn vào trường này cũng khoảng 14
điểm.
Theo tiến sĩ Nguyễn Hoàng Việt - Trưởng ban Đào tạo ĐH Đà Nẵng, đề thi năm nay ở hầu
hết các khối đều hay, nhưng khá khó. Dù vậy, mức điểm sàn đối với các khối thi sẽ không có sự thay
đổi đáng kể. Về điểm chuẩn, tiến sĩ Việt nhận định, điểm chuẩn vào ĐH Đà Nẵng năm nay có thể sẽ
thấp hơn năm trước bởi đề thi các môn đều khá khó, nhiều TS trong quá trình làm bài đều cho biết
không làm trọn vẹn bài thi, nên điểm số tuyệt đối sẽ rất hiếm.
Dù vậy, rất nhiều ý kiến khác lại nhận định, điểm chuẩn vào ĐH Đà Nẵng sẽ không có nhiều
chuyển biến, do kỳ thi tuyển sinh vào ĐH Đà Nẵng năm 2010 tuy có số lượng TS đăng ký dự thi thấp
hơn năm 2009 đến 13%; thế nhưng số TS dự thi lại cao hơn năm trước 10%. Chính vì con số này nên
tỷ lệ "chọi" thật sự của ĐH Đà Nẵng sẽ gay cấn hơn so với các năm trước.
Nhóm PV Giáo dục
/>2. Bài thi ĐH có cách giải độc đáo được thưởng tối đa một điểm
Cập nhật lúc :7:10 AM, 11/07/2010
“Các bài làm đúng và có cách giải độc đáo, sáng tạo vẫn chấm điểm bình thường, mức
điểm thưởng tối đa là một điểm”, ông Ngô Kim Khôi, Vụ phó Vụ Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết
trong buổi họp báo tổng kết hai đợt tuyển sinh ĐH năm nay.
Trước câu hỏi của phóng viên cho rằng đề thi năm nay khó, đòi hỏi tính sáng tạo của thí sinh,
ông Trần Văn Nghĩa, Cục phó Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục khẳng định, đề thi
không có câu nào mang tính đánh đố, thí sinh hoàn toàn sử dụng kiến thức phổ thông có thể giải được.
Tuy nhiên, đây là kỳ thi tuyển sinh nên trong đề có các câu hỏi mang tính phân loại học sinh rõ ràng,
đảm bảo quỹ thời gian quy định.
Nhiều câu hỏi liên quan đến đánh giá mức độ khó dễ của đề thi, dự kiến

điểm sàn năm nay được đề cập trong buổi họp báo chiều nay.
Về công tác chấm thi, ông Chiến cho biết, trong đáp án hướng dẫn rất rõ ràng, nếu thí sinh
làm phương án khác mà đúng vẫn được điểm theo phương án của đáp án. Trước khi chấm, đề nghị hội
đồng chấm thi đọc kỹ đáp án, chấm thử một số bài rồi thống nhất phương án chấm đối với các bài có
cách giải khác với đáp án. “Đề thi năm nay cơ bản không khác với năm ngoái. Do đó, năm ngoái
chúng ta làm được thì năm nay chúng ta cũng làm được, đảm bảo độ chính xác và công bằng cho thí
sinh”, ông Chiến nói.
Cũng trong buổi họp báo, nhiều phóng viên đề cập đến mức điểm sàn dự kiến của Bộ cao hơn
hay thấp hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GD-ĐT chưa có câu trả lời về vấn đề này. Ông
Khôi cho biết, mức điểm sàn đưa ra dựa trên nguyên tắc, là mức điểm tối thiểu để thí sinh được đăng
ký xét vào các trường và nó được căn cứ vào kết quả thi chung của thí sinh.
/>da-mot-diem/20107/102622.datviet
III. Đổi mới đề thi

11/07/2010 3:25
TS thi vào trường ĐH Kiến trúc TP.HCM mang theo ghế thi môn năng khiếu - Ảnh: Nghĩa
Phạm
Phần lớn những nhận định về đề thi qua 2 đợt tuyển sinh ĐH-CĐ đều cho thấy năm nay
Bộ GD-ĐT đã đầu tư công phu trong việc ra đề thi. Đó là lý do khiến hầu hết đề thi đều được
đánh giá tuy khó nhưng hay, hợp lý, nhiều yếu tố mới.
1. Môn Hóa khối B (mã đề 174)
Tính toán phức tạp, khó hơn khối A
Phần lý thuyết: Chiếm 40%, trong đó suy luận 20% để tìm đáp án, thí sinh phải biết đọc tên
hóa chất mới làm bài được (phần hữu cơ) chẳng hạn như câu 53, 60. Ở phần lý thuyết này, để đạt điểm
tối đa học sinh phải học bài kỹ, biết suy luận và nhìn đáp án để loại trừ nhanh những câu không thích
hợp.
Phần bài toán: Giải nhiều hệ phương trình giống như tự luận, chiếm nhiều thời gian làm bài.
Có 2 câu (câu 3 và câu 49) đề cho dư dữ liệu.
Các bài toán khó: câu 7, 9, 17, 18, 20, 21, 44, 45.
Tóm lại, đề năm nay tính toán phức tạp giống như giải toán tự luận, chắc chắn sẽ có nhiều học

sinh đánh may rủi nên các câu quá khó không phân loại được học sinh giỏi, dở.
Tuy nhiên cũng có nhiều câu dễ dàng tìm ra đáp án trong thời gian rất ngắn bằng khả năng dự
đoán, kết hợp với các phương án trả lời và khéo dùng phương pháp loại trừ. Chẳng hạn:
- Câu 1 - mã đề 174: đề cho X có 6C Þ B, D sai, nhờ dữ kiện 2 ancol sinh ra có số C gấp đôi Þ
C sai.
- Câu 6: nhờ dữ kiện X khí Þ A, C, D sai.
- Câu 11: các phương án có HBr, NH3, HCl là các phương án sai.
- Câu 19: dễ dàng thấy (-CHO) vừa có tính [O], vừa có tính khử, khi biến thành (-COO-) và (-
CH2-OH) Þ đáp án A.
- Câu 50: có (2) và (3) là sai Þ đáp án D.
- Còn khoảng hơn 10 câu hỏi giáo khoa khác cũng dễ tương tự.
Với các câu tính toán cũng có nhiều câu dễ, nếu thí
sinh bình tĩnh, khéo léo sẽ thấy được chìa khóa giải một cách
dễ dàng, chẳng hạn:
- Câu 23: thấy được n[CO2] = n[H2O] và số mol X ¹ số mol Y; số C trung bình = 2 Þ Y là
C3H6.
- Câu 28: Theo đề ån[OH-] = 0,39 và ån[Al(OH)3] = 0,09 Þ
n[Al3+] = Þ x = 1,2 Þ đáp án A.
- Tương tự, còn nhiều câu tính toán cũng tương đối dễ nếu học sinh được rèn luyện kỹ lưỡng
và có kỹ năng làm bài tốt.
Nếu so với đề khối A năm nay thì đề thi khối B có vẻ khó hơn. Dự đoán: 40% trên trung bình;
2 - 5% đạt 8 điểm trở lên.
Thạc sĩ Đặng Văn Thành
(Giảng viên trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM)
2. Môn Địa lý vừa sức
Nội dung đề thi nằm trong chương trình SGK Địa lý 12 theo chương trình chuẩn và chương
trình nâng cao, phù hợp với cấu trúc đề thi do Cục Khảo thí ban hành, vừa sức học sinh.
Các câu III và IV.b, đòi hỏi học sinh phải có khả năng suy luận, phân tích và tổng hợp mới
giải quyết được trọn vẹn các câu hỏi này. Nội dung đề thi yêu cầu học sinh phải có sự chuẩn bị kỹ về
kỹ năng thực hành địa lý và phân tích số liệu.

Đề được soạn thảo công phu, chặt chẽ và rõ ràng, không có những ý mơ hồ gây hiểu lầm cho
học sinh. Nếu học sinh nắm vững kiến thức sẽ đạt điểm cao
Đặng Thị Chiếu Huyền
(GV trường TH thực hành ĐH SP TP.HCM)
Đề khó, tính toán nhiều
Tại điểm thi trường ĐH
Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH
Quốc gia TP.HCM), TS Bích Hà cho
rằng phần Hóa hữu cơ là khá khó. TS
Huỳnh Hữu thì cho biết đề Hóa khó,
bài tập nhiều, lý thuyết ít, lại phải
tính toán nhiều. Chiến chỉ làm được
khoảng 30% nội dung. TS Uyên Thư
cũng nói đề thi Hóa tương đối khó.
Uyên Thư cho biết: “Đề như vậy là
dài, khiến mình không đủ thời gian
làm bài. Nhiều câu trong đề thi em
tính đi tính lại mãi vẫn không ra đáp
án”.
Đăng Nguyên - Thiên Long
(ghi)
3. Nhiều thí sinh ra trước 1/3 thời gian
TS Nguyễn Hoài Thu (Long An) thi vào trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn ở điểm thi
THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM nói: “Em chỉ làm bài trong khoảng 90 phút. Trong phòng em cũng
nhiều bạn làm nhanh lắm. Em dự đoán ít nhất em phải được 7 điểm”. Tại điểm thi THPT Võ Trường
Toản vào trường ĐH Luật TP.HCM, nhiều TS cũng hân hoan vì làm xong bài sớm. Bạn Thu Hồng
(Bình Định) nhận xét: “Câu hỏi dễ hiểu, kiến thức chủ yếu ở năm lớp 12. Tuy nhiên đề cũng hơi dài.
Nhưng nếu thuộc bài thì làm trong vòng hơn 1 tiếng là xong”.
Cô Châu Thị Nguyệt - cựu giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM nhận
định: “Năm nay đề Địa lý tương đối dễ, kiến thức bám sát sách giáo khoa và rải đều chương trình. Câu

hỏi cũng rõ ràng, đơn giản, không đánh đố TS. Với đề này, sẽ có nhiều em được 7 - 8 điểm”.
Mỹ Quyên (ghi)
4. Môn Anh văn khối D (mã đề 358)
 Khó nhưng không đánh đố
Cấu trúc đề thi năm nay cũng giống như đề thi những năm trước và phù hợp với cấu trúc Bộ
GD-ĐT đề ra. Tuy nhiên, đề thi năm nay khó hơn rất nhiều. Thời gian làm bài phù hợp cho những học
sinh có trình độ khá, giỏi.
Nội dung đề thi trải đều tất cả các vấn đề: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, kỹ năng đọc, kỹ năng
viết.
Phần từ vựng: số từ vựng sử dụng trong bài rộng và khó. Học sinh cần phân biệt ngữ cảnh của
câu cho rõ mới có được đáp án đúng.
Cấu trúc ngữ pháp: một số câu được đưa vào ở mức độ ngữ pháp nâng cao, nếu không được
luyện tập học sinh phổ thông đơn thuần sẽ không làm được.
Phần đọc hiểu: 2 bài đọc hiểu (để trả lời từ câu 31 đến câu 40 và từ câu 51 đến câu 60) có đề
tài chung dễ hiểu, không đi vào chuyên môn. Tuy bài có độ dài nhưng từ vựng và cấu trúc câu tương
đối đơn giản. Thí sinh có thể hiểu và đoán câu trả lời chính xác tương đối dễ. Phần đọc hiểu điền từ (từ
câu 71 đến câu 80) có nội dung về môi trường là một nội dung quen thuộc đối với học sinh phổ thông
nên dễ chọn lựa với các đáp án phân biệt rõ ràng.
Phần chọn câu sát nghĩa với câu cho sẵn (từ câu 61 đến câu 70): tương đối khó. Không chỉ
dựa vào cấu trúc chuyển đổi câu, thí sinh phải hiểu rõ ý câu gốc để tránh nhầm lẫn.
Nói chung, đề thi Tiếng Anh năm nay khó, nhưng không mang ý đánh đố, đạt yêu cầu phân
hóa trình độ học sinh để tuyển sinh vào đại học.
Lê Thị Thanh Xuân
(Giảng viên trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM)
 Nhiều từ vựng mới
Bước ra khỏi điểm thi trường THPT Nguyễn Chí Thanh (thi vào trường ĐH Tài chính -
Marketing), TS Huỳnh Tấn Đạt (học sinh trường THPT Văn Hiến, Đồng Nai) cho biết đề thi Tiếng
Anh này khá khó, có nhiều từ vựng mới khác với chương trình học. Đạt làm được khoảng 40 - 50% và
cho biết đa số các TS trong phòng cũng làm được khoảng chừng này. TS Ngọc Diễm, học sinh trường
THPT Lý Thường Kiệt, TP.HCM cũng cho biết đề thi tương đối khó và Diễm làm được khoảng 60%.

Đăng Nguyên - Thiên Long (ghi)
/>IV. Làm khác đáp án nhưng đúng thì vẫn được chấm điểm

11/07/2010 3:16

Hôm qua, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo thông tin về 2 đợt thi ĐH vừa qua. PV Thanh
Niên đã có cuộc trao đổi với đại diện các cơ quan của Bộ GD-ĐT về những vấn đề mà thí sinh
(TS) quan tâm.
 * Với những đề thi mở, Bộ GD-ĐT có hướng dẫn chấm thi như thế
nào để đảm bảo được độ chính xác và công bằng cho TS?
- Ông Trần Văn Nghĩa - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục: Bộ
đã có hướng dẫn chấm thi rất rõ ràng. Với những đề thi mở, để phát huy tính sáng tạo của học sinh,
hướng dẫn chấm thi sẽ có những lưu ý quan trọng đó là TS làm khác đáp án nhưng đúng thì vẫn được
chấm điểm. Đáp án của Bộ là cơ sở để các trường chấm cho chính xác. Ngoài ra, TS có thể có nhiều
đáp án khác thì giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Đồng
thời, giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của TS,
tránh cách chấm đếm ý cho điểm. Đáp án của những đề thi này cũng đưa ra một khung rộng và không
quá chi tiết về điểm số để người chấm đánh giá được khả năng sáng tạo của TS. Tuy nhiên, khung đáp
án này vẫn đảm bảo cho điểm được những ý chính để đảm bảo sự chấm thi được công bằng, chính xác.
Năm trước các trường cũng đã thực hiện theo hướng dẫn chấm này và đã đảm bảo các yêu cầu về
chấm thi.
 * Đề thi được đánh giá là khó, Bộ có nhận xét như thế nào?
- Ông Trần Văn Nghĩa: Đề thi còn có những nhận xét khác nhau của công luận. Tuy nhiên
theo đánh giá của Bộ GD-ĐT thì đề thi nằm trong chương trình THPT, không đánh đố thí sinh. Tất cả
các đề thi đều có những câu dành cho học sinh giỏi. Với những câu khó này, khi phản biện đề đều có 3
người giải và khẳng định là TS có thể làm được. Vì vậy, đề thi không phải quá khó.
 * Năm nay đề thi ra theo hướng đánh giá khả năng sáng tạo của thí
sinh. Vậy những bài làm sáng tạo có được thưởng điểm, mức điểm là
bao nhiêu?
- Ông Ngô Kim Khôi, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH: Những bài làm đúng, có cách giải

sáng tạo, độc đáo khác với đáp án có thể được thưởng điểm. Mức điểm thưởng do cán bộ chấm thi đề
xuất và do trưởng môn chấm thi trình trưởng ban chấm thi quyết định, nhưng không vượt quá 1 điểm.
Chậm nhất 31.7 công bố điểm thi.
 * Ông có thể cho biết bao giờ thì điểm sàn và điểm thi được công bố?
- Ông Ngô Kim Khôi: Chậm nhất là ngày 31.7 các trường ĐH phải hoàn thành công tác chấm
thi và công bố điểm thi của TS trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với các trường CĐ sẽ
phải công bố điểm thi trước ngày 5.8. Trước ngày 10.8, Hội đồng điểm sàn của Bộ sẽ họp để quyết
định và công bố mức điểm sàn các khối A, B, C, D.
Vũ Thơ
(thực hiện)
/>V. Môn Ngữ văn :
TTO - Đề Văn năm nay được đánh giá hay, khích lệ việc học sáng tạo nhưng sẽ rất hiếm điểm
cao. Mời bạn đọc theo dõi gợi ý các bài giải và nhận định đề thi môn Sinh và Văn các khối.
1. Đề Văn: hay nhưng sẽ rất hiếm điểm cao
Sau giờ thi môn Văn, nhiều thí sinh khối D thở phào nhẹ nhõm vì cho rằng đề thi nằm trong
chương trình 12. Mức độ ra đề cũng không quá khó. Đề tài nghị luận xã hội không xa lạ với học sinh
nhưng nhiều thí sinh cho rằng, mình không chắc làm tốt vì đề tài này hay, không dễ tìm dẫn chứng, lý
lẽ độc đáo sát với chủ đề.
Tuy nhiên đề thi Văn khối C được nhiều thầy cô nhận định là hay dù không dễ. Đề này sẽ thú
vị với những học sinh giỏi văn thật sự. Cô Nguyễn Thị Cẩm Hương, tổ trưởng tổ Văn trường THPT
Nguyễn Trãi, TPHCM cho rằng đề Văn khối C tương đối khó. Câu 3 ở cả phần tự chọn và nâng cao
đều đòi hỏi học sinh phải có cảm nhận sâu sắc về hai tác phẩm, hai tác giả, phải có khả năng khái quát,
nhìn thấy cái chung và cái riêng của các tác giả, các tác phẩm mới làm được.
Đề khối D, câu một và câu 2 không khó với học sinh. Câu 3b hơi khó vì nằm trong chương
trình 11, đề cũng yêu cầu thí sinh cảm nhận cùng lúc hai tác phẩm. Câu này khó. Có lẽ nhiều thí sinh
có thể né câu này bằng cách chọn câu 3a, dễ làm hơn về thể loại, lại nằm gọn trong chương trình 12.
Nhận xét về đề Văn khối C, cô giáo Nguyễn Kim Anh, giáo viên trường TPT Phan Huy Chú -
HN cho biết: Đề văn khối C khó nhưng hay. Có thể khẳng định ngay là với một đề thi thế nào, chắc
chắn sẽ dễ phân loại, chọn lựa được những thí sinh thực sự giỏi. Cả ba câu đều đòi hỏi thí sinh có khá
năng phân tích, đánh giá.

Câu 1, thay vào việc yêu cầu thí sinh thuộc lòng về tác giả, tác phẩm, để yêu cầu thí sinh thể
hiện được phong cách nhà thơ với những đặc điểm xuyên suốt và sự đa dạng. Phần riêng, đề yêu cầu
nêu cảm nhận về hai đoạn thơ (của Huy Cận và hàn Mặc Tử) hoặc hai đoạn văn trong “Người lái đò
Sông Đà” (Nguyễn Tuân) và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Thí sinh muốn
đạt điểm cao cần phải biết so sánh những điểm chung về phong cách nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật
giữa hai đoạn thơ, văn đó.
Cô giáo Hoài Thanh, giáo viên Trường THPT Thăng Long - Hà Nôi, nhận xét: Diện “phủ
sóng” của đề Văn khối C và D đều khá rộng, cả trong chương trình lớp 11 và 12. Trong đó có tác
phẩm mới xuất hiện trong chương trình - SGK mới (Đàn ghitar của Loc-ca, Ai đã đặt tên cho dòng
sông), là những tác phẩm từng gây nhiều bàn cãi trong việc dạy và học.
Hai câu văn Nghị luận khá hay, nhưng đối với học sinh phổ thông, câu hỏi của khối D quá sức
(thói đạo đức giả khoác bên ngoài vẻ hào nhoáng). Nếu không có hiểu biết xã hội và khả năng nhìn
nhận, đánh giá sâu sắc, thí sinh sẽ rơi vào lan man không nói trúng được vấn đề.
Về câu nghị luận, cô giáo Kim Anh cũng có nhận xét: Mặc dù khi ôn tập, giáo viên cũng đả
động đến những vấn đề đề thi nêu nhưng. Việc hỏi về sự vô trách nhiệm, thói đạo đức giả rất hay,
trúng vấn đề đang gây bức bối trong xã hội. Nhưng đây không phải là câu thí sinh có thể hy vọng “gỡ
điểm”.
1. Đề Văn khích lệ việc dạy học sáng tạo
Theo cô Hoài Thanh, đề khối D dễ hơn khối C, có câu chỉ đòi hỏi tái hiện kiến thức. Tuy
nhiên thí sinh nếu ôn tập chắc chắn cũng chủ yếu đạt điểm 6-7, những thí sinh đạt điểm cao sẽ không
nhiều, điểm giỏi thì càng hiếm. Còn cô Kim Anh thì cho rằng: Với đối tượng học sinh khối C, đề Văn
như trên phân tích là hợp lý trong việc sàng lọc, tuyển chọn người giỏi. Có thể xem đó là một đề Văn
khích lệ việc dạy học sáng tạo. Nhưng cũng vì thế sẽ rất ít thí sinh đạt điểm cao.
Nhiều thí sinh dự thi môn Văn khối D, C tại Trường ĐH sư phạm HN và học viện báo chí
tuyên truyền đã hoàn thành bài thi trước khoảng 15-20 phút.
Thí sinh Phạm Thị Hạnh (quê Thái Bình), dự thi vào học viện báo chí tuyên truyền cho biết:
Đề khối C khó. Ngay từ câu hỏi đầu tiên, cách hỏi đã khiến nhiều thí sinh có thể bị “lừa” nếu không
đọc kỹ đề. Cả ba câu để làm tốt không chỉ học thuộc lòng mà đều đòi hỏi phải hiểu tác phẩm, tác giả,
biết so sánh, phân tích. Phạm Đình Tùng, một thí sinh khác tạị đây, nhận xét: Em ra sớm nhưng chỉ
làm được khoảng 70% và cũng không chắc chắn!

Nhiều thí sinh đã bị bất ngờ khi cả đề khối C và D đều rơi vào những tác phẩm của cả chương
trình lớp 11 và 12. Câu nghị luận xã hội của cả hai đề đều đề cập đến những vấn đề được xem là thời
sự, đáng quan tâm trong giới trẻ: Tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm (khối C) và thói đạo
đức giả khoác bên ngoài vẻ hào nhoáng.
Tại Hội đồng tuyển sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, của Trường ĐH KHXH &
NV TP.HCM chúng tôi đã khảo sát 7 thí sinh hâu như phần lớn các thí sinh đều bị rơi vào cảnh sa đề,
bỏ lượng thời giancho câu 2 quá nhiều.
Thí sinh Nguyễn Thị Thanh Huyền, đăng ký dự thi ngành Xã hội học thi ở đây cho biết: “bởi
câu 2 là câu cảm thụ, kiến thức lại gắn liền với hiện thực cuộc sống, nên khi đặt bút xuống em viết rất
nhiều mà quên mất câu này chỉ có 3 điểm”.
VĨNH HÀ - PHÚC ĐIỀN - TRẦN HƯNG
/>2. Cả hai đề văn đều hay
TT - Nhiều thí sinh đã bất ngờ với đề thi văn khối C và D. Đặc biệt, câu nghị luận xã hội của
hai đề đã đi vào những vấn đề được xem là thời sự: thói vô trách nhiệm (khối C) và thói đạo đức giả
khoác bên ngoài vẻ hào nhoáng (khối D).

Thí sinh dự thi vào Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) vui vẻ trao
đổi sau khi thi xong môn văn khối D tại hội đồng thi Trường THPT Trưng Vương, Q.1
sáng 9-7 - Ảnh: Minh Đức
Cùng đánh giá hai đề thi văn khối C và D không dễ nhưng hầu hết thầy cô bậc THPT và giảng
viên ĐH môn ngữ văn đều cùng nhận định đây là những đề thi hay. “Rất hay và rất ấn tượng, các câu
hỏi đều thú vị ở cả đề khối C và D”. Đó là nhận định của thầy Nguyễn Đức Hùng, giáo viên Trường
THPT tư thục Nguyễn Khuyến (TP.HCM).
 Hay nhất từ trước đến nay
TS Phạm Ngọc Hiền (khoa ngữ văn Trường ĐH Văn Hiến) nhận định cả hai đề đều là đề thi
ĐH hay nhất từ trước đến nay. Đề thi theo hướng rất mở. Tính chất “mở” của đề thi sẽ kích thích trí
sáng tạo của thí sinh, giảm bớt tình trạng học vẹt và nạn sử dụng tài liệu trong phòng thi.
Câu I của cả hai đề khối C và D nằm trong dự đoán của một số người nhưng câu hỏi không ra
theo kiểu truyền thống. Nếu như trước kia người ta hỏi: “Hãy trình bày những nét chính trong phong
cách nghệ thuật Hồ Chí Minh” thì nay là: “Hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của

phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh”.
Cũng đề cập một vấn đề cũ nhưng câu hỏi hơi lắt léo khiến thí sinh phân vân. Đề khối D yêu
cầu giải thích ý nghĩa sự ngạc nhiên của các nhân vật khi anh Tràng “nhặt” được vợ. Câu III đề khối C
ra phân tích tới bốn tác phẩm, kiểu ra đề này yêu cầu thí sinh phải học toàn diện chứ không “chốt”
được chỗ nào. Cả hai câu nghị luận xã hội đề khối D đều có tính triết lý cao và mang giá trị nhân văn
sâu sắc.
ThS Triệu Thị Huệ - trưởng bộ môn văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM -
cho rằng nhìn tổng thể, hai đề thi của hai khối có độ khó hợp lý, phù hợp với tính chất của kỳ thi tuyển
sinh ĐH. Về phần riêng, đề thi khối C có hình thức vượt trội về tính chất mới mẻ, sáng tạo, đặc biệt là
câu III.b (dành cho chương trình nâng cao).
Việc yêu cầu thí sinh cảm nhận về hai đoạn văn ngắn đặc sắc của hai nhà văn cùng viết về
một đề tài là một yêu cầu khá cao, không phải thí sinh nào cũng đáp ứng được nhưng lại tạo sự bất
ngờ, hứng thú với những thí sinh có tầm hiểu biết sâu sắc về tác phẩm của hai tác giả đều rất tài hoa,
uyên bác này.
Cô Nguyễn Kim Anh, giáo viên Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), cũng cho rằng hướng
ra đề theo kiểu yêu cầu thí sinh so sánh nét tương đồng, khác biệt giữa các tác phẩm văn học rất mới
và hay. Cùng quan điểm, cô Hoài Thanh, giáo viên Trường THPT Thăng Long (Hà Nội), nhận xét:
“Diện “phủ sóng” của đề văn khối C và D đều khá rộng, cả trong chương trình lớp 11 và 12.
Trong đó có tác phẩm mới xuất hiện trong chương trình - sách giáo khoa mới (Đàn ghita của
Lor-ca, Ai đã đặt tên cho dòng sông) là những tác phẩm từng gây nhiều bàn cãi trong việc dạy và học.
Các thí sinh dự thi vào Trường ĐH Sài Gòn trao đổi sôi nổi sau khi thi xong
môn văn ngày 9-7 - Ảnh: Như Hùng
3. Sẽ ít điểm khá, giỏi
Đối với phần nghị luận xã hội, TS Phạm Ngọc Hiền cho rằng đề thi cả hai khối đều yêu cầu
thí sinh bàn về một vấn đề tư tưởng đạo lý. Một cái là thói vô trách nhiệm (khối C) và thói đạo đức giả
(khối D). Đây là hai “căn bệnh chết người có thể ăn mòn cả một xã hội”. Những đề thi nghị luận xã hội
trong thời gian gần đây không chỉ có tính giáo dục cao mà còn làm cho môn ngữ văn xích lại gần với
đời sống, giảm bớt tính hàn lâm khép kín trong tháp ngà thơ văn như lối dạy học và thi cử trước đây.
Trong khi đó, theo ThS Triệu Thị Huệ, hai câu nghị luận xã hội của cả hai khối đều rất thuyết
phục. Những vấn đề đặt ra trong đề bài vừa gần gũi, vừa mang tính giáo dục và thời sự rất cao. Đề thi

mang lại ấn tượng vừa quen vừa lạ bởi vừa tạo điều kiện cho thí sinh viết ra những suy nghĩ của bản
thân, lại không đơn giản hướng thí sinh bàn luận những vấn đề tư tưởng đạo lý theo hướng khẳng định,
ca ngợi một chiều. Thí sinh chắc chắn sẽ rất hào hứng khi làm bài.
Tuy nhiên, cô Dương Thu Trang, giáo viên Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (TP.HCM), đánh giá
đề này rất thời sự nhưng cũng rất khó. Thói vô trách nhiệm đang hiện hữu ngay cạnh mình nhưng chỉ
những thí sinh nào có độ sâu suy nghĩ, có kỹ năng quan sát ghi nhận cuộc sống xung quanh, có trách
nhiệm với bản thân, với xã hội, biết quan tâm đến người khác mới có thể đưa ra những phân tích, dẫn
chứng hay cho bài làm.
Thầy Nguyễn Phước Bảo Khôi, giảng viên khoa ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM,
cũng cho rằng phần nghị luận xã hội là phần đề thời sự, rất có giá trị. Tuy nhiên, theo ông, đề tài “đạo
đức giả” và “vô trách nhiệm” trong đề thi này khá nặng với lứa tuổi chưa trưởng thành hẳn của phần
đông thí sinh. Ở lứa tuổi này, các em chưa đủ kiến thức và vốn sống để bàn bạc sâu những đề tài quá
sâu sắc này. Do vậy, dù đề hay nhưng sẽ không có nhiều bài làm đạt yêu cầu của đề. Theo một số giáo
viên, sẽ rất ít thí sinh đạt điểm cao.
Cô Kim Anh cũng nhận xét việc hỏi về sự vô trách nhiệm, thói đạo đức giả trúng vấn đề đang
gây bức bối trong xã hội. Vô trách nhiệm, thờ ơ với mọi người, với những điều đang diễn ra xung
quanh cũng là “vấn đề của giới trẻ hiện đại” nên đặt ra câu hỏi này khá hay.
Cô Hoài Thanh nói: “Thói đạo đức giả được khoác lên vẻ ngoài hào nhoáng là vấn đề quá khó
so với hiểu biết của học sinh phổ thông. Trên thực tế, thói đạo đức giả là điều không dễ nhận biết và là
điều người lớn còn khó bàn, yêu cầu học sinh phổ thông là quá sức”.
PHÚC ĐIỀN - VĨNH HÀ
/> Bất ngờ với đề Văn khối D
(Dân trí) - Với đề Văn khối D, thí sinh khá có thể làm trọn 2 phần đầu. Riêng phần 3, TS được
chọn 1 trong 2 câu nhưng đa số các em chọn câu nâng cao, “né” câu cơ bản vì câu này… lạ quá.
TPHCM: Đa số thí sinh rời phòng thi sau 2/3 thời gian làm bài

Các thí sinh kết thúc môn thi Văn tai điểm thi Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn. (Ảnh: Lê
Phương)

Thí sinh (TS) Đỗ Thị Bích Trâm (Trường Bùi Thị Xuân), thi tại ĐH Khoa học xã hội và nhân

văn TPHCM (Q.1) cho biết: “Bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” mới đưa vào chương trình học năm nay,
tụi em khá bất ngờ vì không nghĩ sẽ ra thi bài này, lại là viết cảm nhận về người nước ngoài nữa. Vì
vậy tụi em “né” câu này, chọn phần nâng cao nhưng “quen” vì hai bài “Vợ nhặt” và “Chí Phèo” đã
được luyện kỹ”. Cũng bất ngờ với phần 3 của đề Văn, Nguyễn Thị Bích Trâm không tự tin lắm, tuy
nhiên, em cũng làm được bài.

Hai chị em song sinh Nguyễn Thùy Linh và Nguyễn Diệu Linh ra khỏi phòng thi. (Ảnh: Lê Phương)
Dương Nguyễn Nguyệt Trâm (nhà ở Q.9) thi vào khoa Nhật Bản học thì làm xong hết nhưng:
“Chắc em được 5,5 điểm thôi. Nhưng chỉ cần như vậy, em hi vọng môn Toán và môn Ngoại ngữ sẽ bù
lại. Theo em, nếu không tính phần nâng cao, HS khá có thể làm trọn dễ dàng”.
Hai chị em song sinh Nguyễn Thùy Linh và Nguyễn Diệu Linh từ Hà Nội đến TPHCM để thi
vào khoa tiếng Nga thì cười: “Chúng em học môn Văn nhưng không hiểu lắm vì chưa rành tiếng Việt,
mong rằng môn này không bị điểm liệt, còn môn ngoại ngữ thi không lo. Chúng em ở Nga, mới về
nước 6 năm thôi”.

Thí sinh tại điểm thi Trường THCS Trương Công Định (Q.Bình Thạnh) thuộc hội đồng thi ĐH Luật
TPHCM ra khỏi phòng thi. (Ảnh: Điền Hà)
Còn tại địa điểm thi THCS Hà Huy Tập (Q.Bình Thạnh) thuộc hội đồng thi ĐH Tài chính -
Marketing TPHCM, chỉ có TS Nhan Thị Mỹ Lệ đến từ Bình Phước đánh giá đề dễ vì em là HS chuyên
Văn: “Nội dung đề ra đều trong chương trình học nên em làm được. Câu 3 hơi lạ nhưng em làm “đại”,
chắc là cũng được điểm khá”.
Bạn nam rời phòng thi sớm nhất địa điểm thi này lúc 9h30 buồn thiu vì không làm được bài.
Đa số các bạn còn lại cũng “than” đề khó.
 TPHCM
Kết thúc thi môn Văn của khối C, phần đông các sĩ tử TPHCM nhận xét đề thi vừa sức, có
thể đạt điểm trên trung bình. Riêng phần 3, các em “chuộng” câu 1 hơn vì tương đối dễ.
Tại THCS Trương Công Định (Q. Bình Thạnh) - địa điểm thi của ĐH Luật, rất nhiều TS ra
sớm. Phạm Quốc Khánh (quê Đồng Nai) đánh giá đề hơi dài nhưng không khó: “Ở phần chung, nội
dung câu 1 trong SGK, câu 2 nói về trách nhiệm của mỗi cá nhân, đòi hỏi kiến thức tổng hợp, nói
chung là em làm được. Còn câu 3a của phần phân ban yêu cầu so sánh hai2 đoạn văn miêu tả hai dòng

sông, hơi khó nên em chọn câu kia, phân tích hai đoạn thơ có vẻ “dễ thở” hơn”. Khánh cho biết nhiều
bạn cũng chọn như em.
Kết thúc môn Văn buổi sáng, thí sinh tại ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM ra về với tâm trạng
thoải mái, yên tâm chuẩn bị cho môn thi buổi chiều. (Ảnh: Hồng Nhung)
Cũng tại địa điểm thi này, TS Khải (quê Thanh Hóa), thi vào khoa Luật quốc tế, tự tin cho
biết em làm được 80% vì các câu hỏi đều nằm trong chương trình học. TS Huyền (nhà ở TPHCM)
cũng làm bài tốt, em làm xong khi mới hết2/3 thời gian.
Các TS tại ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM cũng chung nhận định đề không khó,
tuy hơi dài. Các em đều làm bài được, có thể yên tâm chuẩn bị cho môn Sử chiều nay.
 Hà Nội: Hài lòng với bài thi Văn

Nhiều TS thủ đô nhận xét rằng đề thi Văn khối C không quá khó và hài lòng với bài thi của
mình.

Tại cổng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, nhiều TS hết 2/3 thời gian đã ra khỏi
phòng thi. TS Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: “Đề Văn phần chung rất dễ, chỉ có phần riêng 5 điểm là khó
hơn vì cả hai đoạn thơ trong bài đều nằm ở chương trình lớp 11 là đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ
của Hàn Mặc Tử và Tràng Giang của Huy Cận. Dự kiến bài thi của em được khoảng 6 - 7 điểm”.
Còn thí sinh Vũ Quỳnh Trang cho hay: “Đề không khó, phần thi chung rất dễ nhưng phần thi
riêng em thấy cả 2 câu đều khó. Em chọn câu III.b hỏi về cảm nhận 2 đoạn văn trong 2 tác phẩm
Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường,
em làm không được hay lắm”.
Cụm thi Cần Thơ: Đề Văn khối D “nhẹ” hơn khối C
Theo nhận định của nhiều TS ở khối C và D tại Cần Thơ thì đề Văn ra khá hay, song ở khối C
có phần “nặng” hơn.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, dù đến 10h15 mới hết giờ làm bài (180 phút) nhưng khoảng
9h30 đã có rất nhiều TS thi khối C và D ra ngoài. Tại điểm thi TH Trần Quốc Toản (khối C), Trường
Chính trị (khối C), Khu 2-ĐH Cần Thơ (khối D)… đều có TS hoàn thành bài và ra khỏi cổng điểm thi
từ 9h30 phút trở đi. Đỉnh điểm là khoảng 9h45, các TS liên tục ra ngoài và các em đều cho biết đã
hoàn thành bài thi.

Thí sinh thi môn Văn khối C ra ngoài trước khi hết giờ làm bài lúc 9h35 phút tại điểm thi Trường tiểu
học Trần Quốc Toản. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Em Trân (quê Sóc Trăng, thi khối D) đánh giá: “Đề Văn có 3 câu làm trong 180 phút theo em
là cũng đủ thời gian. Với câu nghị luận viết bài 600 chữ về “đạo đức giả” và câu lý thuyết cũng có thể
có nhiều bạn làm được. Riêng câu 3 yêu cầu cảm nhận 1 đoạn thơ, em nghĩ nhiều bạn cũng sẽ hoàn
thành tốt”.
Đông đảo phụ huynh chờ con trước điểm thi khối D, khu 2 - ĐH Cần Thơ. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Trong khi đó, đa số TS thi khối C đánh giá đề Văn dài bởi ra với 2 trang giấy. Một TS thi tại
điểm Trường Chính trị nói: “Khi phát đề, nhìn đề Văn qua trang 2, lúc đầu em thấy ngán nhưng sau đó
bình tĩnh lại em cũng giải quyết được nhưng kết quả thế nào thì còn phụ thuộc thầy cô chấm điểm”.
Em Tâm (quê An Giang) chia sẻ: “Em thấy đề ra câu lý thuyết “dễ ăn” hơn 2 câu còn lại.
Trong đó, câu 3 khá nặng bởi phải phân tích, cảm nhận đến 2 đoạn thơ trong 2 bài thơ khác nhau, còn
phần nâng cao đến 2 đoạn văn. Còn câu 2 phần nghị luận cũng khá hay nhưng cũng cần phải có thời
gian để làm”.

 * Tại ĐH Tây Nguyên,
các TS đánh giá đề Văn khối D dễ và không dài, Văn khối C cũng tương đối dễ chịu, nhiều
TS ra sớm trước 30 - 50 phút.

TS Hoàng Thị Kim Oanh, thi ngành Sư phạm Anh văn, cho biết: “Em thi môn Văn khối D và
làm bài xong, kiểm tra lại cẩn thận vẫn còn dư thời gian 20 phút”.
Trong buổi thi sáng nay tại các điểm thi của Trường ĐH Tây Nguyên không có thí sinh và
giám thị nào vi phạm quy chế thi. Tuy nhiên trong giờ làm bài thi môn Văn khối D tại điểm thi Trường
ĐH Tây Nguyên 2, có hai TS bị choáng, ngay lập tức các cán bộ y tế tại đây đã chăm sóc và cho các
em uống thuốc nên hai TS này đã trở lại làm bài bình thường.
Nhiều thí sinh thi môn Văn khối D tại ĐH Tây Nguyên tự tin sau khi kết thúc buổi thi sáng 9/7. (Ảnh:
Minh Thông)
 Thanh Hóa: Đề Văn khối D có câu gây khó
Theo ghi nhận của PV Dân trí, tại một số điểm thi vào Trường đại học Hồng Đức, các TS thi
môn Văn khối D, rời phòng thi khi vừa hết 2/3 thời gian và tỏ ra không hài lòng với bài làm của mình.

Môn Văn, nhiều thí sinh rời phòng thi khi vừa kết thúc 2/3 thời gian. (Ảnh: Lan Anh)
Theo đánh giá của một số TS thì đề Văn khối D tương đối dễ nhưng có một câu nghị luận về
“đạo đức giả” là hơi khó vì các em ít vốn sống thực tế.
TS Nguyễn Thị Thủy ở điểm thi Lam Sơn nhận xét: “Nhìn chung đề Văn khối D năm nay
cũng bình thường, nhưng trong đó có một câu nghị luận về “đạo đức giả” em không làm được vì chúng
em còn ngồi trên ghế nhà trường, chưa va chạm và tiếp xúc thực tế nhiều”.
 Nhận định về đề thi môn Văn khối C
Nhận định về đề thi môn Văn khối C, Thạc sĩ văn học Nguyễn Thu Hương - Viện
khoa học giáo dục Việt Nam cho biết: “Đề thi vừa sức học sinh nhưng không thật hay do
không có yếu tố bất ngờ. Câu III.a (5 điểm) lại chú trọng tới kiến thức lớp 11. Cách ra đề thi
giống đề thi năm trước (như toán học chỉ thay con số), không mới. Nói chung đề thi này
không khó, có lợi cho thí sinh”.
Nhóm PV
/>VI. Môn Toán
1. Đề thi môn Toán khá khó
Tiến sĩ Doãn Minh Cường nhận định, đề thi Toán năm nay thí sinh với lực học trung bình khá
để đạt được điểm 5-6 là khó khăn, học sinh giỏi để đạt được điểm tối đa cũng sẽ không nhiều.
Thí sinh đọc lại đề sau khi rời khỏi phòng thi ở ĐH Công đoàn. Ảnh:
Hoàng Hà.
Theo tiến sĩ Cường, đề thi môn Toán của cả hai khối B, D nhìn chung đều khó, dù cấu trúc đề
bám sát theo chương trình phổ thông. Đề của cả hai khối đều có những phần rất cơ bản (các câu 1, 3,
5), thí sinh học lực trung bình cũng rất dễ "ăn điểm". Tuy nhiên, cũng có những câu đòi hỏi phải tính
toán phức tạp, điển hình như câu 2 ý 2 và câu 5 (của khối D).
Cũng theo tiến sĩ Cường, nhìn một cách tổng quan, đề thi Toán năm nay thí sinh với lực học
trung bình khá để đạt được điểm 5-6 là khó khăn, học sinh giỏi và xuất sắc để đạt được điểm tối đa
cũng sẽ không nhiều.
Còn thầy Hoàng Trọng Hảo (Tạp chí Toán Tuổi thơ) cho rằng, đề khối B chỉ có câu II.2 và V
là có tính phân loại cao, các câu còn lại đều cơ bản, học sinh khá, làm cẩn thận hoàn toàn có thể được 8
điểm.
"Ở khối D, đề thi cơ bản, không có câu thể hiện sự thông minh hoặc phân loại. Do đó, đây sẽ

là khối có số thí sinh được nhiều điểm 10 nhất môn Toán trong 3 khối A, B, D", thầy Hảo nhận định.
Tiến Dũng
/>2. Chuyên gia giải đề thi nhận xét về môn Toán
(Dân trí) - “Đề thi môn Toán của cả hai khối B, D nhìn chung đều khó”. Đó là nhận xét của
tiến sĩ Doãn Minh Cường - Tổ chuyên gia giải đề thi môn Toán của Hệ thống đào tạo Công nghệ thông
tin Quốc tế Báchkhoa - Apech & Báchkhoa - Npower.
Trao đổi thêm tiến sĩ Doãn Minh Cường nói: “Về cấu trúc đề đã bám sát theo chương trình học phổ
thông. Đề của cả hai khối B và D đều có những phần rất cơ bản (cụ thể là các câu: 1, 3, 5). Với những
câu này thí sinh có học lực trung bình cũng rất dễ “ăn điểm”. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những
câu đòi hỏi phải tính toán phức tạp, điển hình như: câu 2 ý 2 và câu 5 (của khối D)”.

Cũng theo tiến sĩ Cường thì nhìn một cách tổng quan, đề thi Toán năm nay thí sinh với lực
học trung bình khá để đạt được điểm 5 - 6 là khó khăn, học sinh giỏi - xuất sắc để đạt được điểm tối đa
cũng sẽ không nhiều.

Theo thầy Hoàng Trọng Hảo - Toán Tuổi thơ thì, khối B chỉ có 2 câu II.2 và V là có tính phân
loại cao (phù hợp với học sinh lớp 8), còn các câu còn lại đều cơ bản, học sinh khá, làm cẩn thận hoàn
toàn có thể được 8 điểm.

“Về đề toán khối D: Đề thi khá cơ bản. Đây sẽ là khối có số thí sinh được nhiều điểm 10 nhất
môn Toán trong 3 khối A,B,D. Không có câu thể hiện sự thông minh hoặc phân loại”, thầy Hảo nhận
xét.

PV
/> Đề Toán khối B và D: “Khó nuốt”
(Dân trí) - Khác với tâm trạng phấn chấn khi kết thúc buổi thi môn Sinh và Văn trong buổi
sáng, kết thúc buổi thi chiều nay những nụ cười không còn hiện trên gương mặt các thí sinh dự thi khối
B, D mà thay vào đó là những tâm trạng khá thất vọng.
Thí sinh khối B ở Hà Nội đều mếu máo với đề thi Toán. (Ảnh: Nguyễn Hùng)
Nộp bài trước thời gian hết giờ 20 phút, thí sinh (TS) Thanh Tùng đến từ Thái Bình, dự thi

vào Trường ĐH Khoa học Tự nhiên bước ra khỏi cổng trường với gương mặt khá căng thẳng.
“Đề Toán khối B hóc quá anh anh ơi. Ngồi thêm cũng chẳng được gì nên em nộp bài ra về
sớm để tránh tắc đường”, Tùng chia sẻ.
Cùng tâm trạng đó, TS Lê Thị Thanh đến từ Hòa Bình vò đầu với vẻ mặt đầy thất vọng.

Đề Sinh phân loại thí sinh rất cao
/>Trong 50 câu mỗi thí sinh sẽ làm ở đề sinh học chỉ có 21 câu thuần lý thuyết. 29 câu trình độ
khá giỏi mới có thể làm được. Đó là nhận định của cô Lê Thị Kim Dung, GV Trường THPT Nguyễn
Thượng Hiền, TP.HCM.
Theo cô Lê Thị Kim Dung, thí sinh sẽ phải vận dụng kiến thức cơ bản và khả năng tính toán
giỏi. Có những câu rất dài, có thể mất 5 phút mới có thể giải xong. Nói chung, thí sinh phải có trình độ
tư duy tốt và được luyện tập kỹ năng giải bài tập mới có thể hoàn thành đề này.
Đề thi này xứng đáng là một đề thi tuyển, khả năng phân loại thí sinh rất cao. Ngay cả trong
21 câu lý thuyết cũng có 3 câu phải suy nghĩ, tư duy mới làm được, trình độ trung bình khó có thể đáp
ứng đề này. So với thời lượng 90p, đề này khá dài. Ưu thế sẽ thuộc về những học sinh khá giỏi kết hợp
với sự luyện tập nhiều mới thắng. Nếu chỉ bám và học thuộc sách giáo khoa không thắng được đề này.
“Sáng môn Sinh dễ nên làm em phấn chấn, tự tin bước vào môn thi thứ 2 ai dè cầm cái đề thi
Toán tâm lý suy sụp hẳn. Thật ra các dạng toán không phải là quá mới, nhưng với đề này những thí
sinh dự thi khối A sẽ làm tốt hơn, còn đối với khối B bọn em là tương đối khó”, Thanh chia sẻ.
Trường ĐH Y Hà Nội là nơi nhiều TS có học lực khá giỏi dự thi cũng khá bất ngờ trước của
một số câu khó đề thi Toán khối B.
“Nói chung em làm cũng được tương đối. Đề Toán thực sự khó đối với 2 và câu 5. Phần tự
chọn tương đối vừa sức. Em làm được trên 80% nhưng chắc được khoảng 7-7,5 thôi”, Hoài Thương dự
thi vào trường ĐH Y Hà Nội chia sẻ.
Không chỉ có thí sinh khối B “méo mó” với đề thi Toán mà TS khối D cũng lâm vào tình
cảnh tương tự.
Lê Thị Mai dự thi vào ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội tâm sự: “Đề khó hơn năm
trước một chút. Một số câu hỏi em không thể làm được vì quá khó. Em chỉ làm được khoảng 60%”.

Thí sinh khối D cũng "nhăn mặt" vì môn Toán. (Ảnh: Nguyễn Hùng)

Còn Thanh Hương, dự thi khối D trường ĐH Bách khoa Hà Nội, chia sẻ: “Dạng toán không
phải là quá mới nhưng với sức học khối D bọn em thì thật sự khó. Các câu 4 và 5 chắc chỉ có thí sinh
khối A,B làm được”.
 TPHCM: Đề toán khối B, D không dễ hơn khối A
Các sĩ tử thi Toán khối B và D tại TPHCM gần như chung nhận xét: đề thi không dễ hơn so
với khối A. Tuy nhiên, đa số các em không lo lắng vì cũng làm được khoảng 60-70%.
Nếu như các TS thi Sử ra sớm khi mới hết 2/3 thời gian làm bài thì ở môn Toán, các em nán
lại lâu hơn. Ra khỏi cổng trường THPT Trưng Vương (Q.1) - địa điểm thi của ĐH KHXH-NV, TS Lâm
Giáng Tiên (quê ở Bình Phước) lạc quan: “Nhìn chung đề dễ hơn năm ngoái, em làm xong 80%. Em
“bí” câu 5 và câu 6a1 nên tuy còn dư thời gian 1 giờ đồng hồ nhưng em đành bỏ”.
Hết giờ làm bài môn toán khối D, thí sinh tại Trường THCS Hà Huy Tập, quận Bình Thạnh mới ra về.
(Ảnh: Điền Hà)
Nguyễn Phú Quốc thi vào khoa Quan hệ quốc tế thì đoán mình được 6-7 điểm: “Đề Toán
khối D khó tương đương khối A. Em mất 3 điểm ở phần lượng giác và phương trình mũ. Theo em
nghĩ, những bạn học lực khá có thể làm được 60-70% chứ không hơn”.
Còn tại THCS Hà Huy Tập (Q.Bình Thạnh), địa điểm thi của ĐH Tài chính - Marketing, đa
số TS làm được 70%. TS tên Mai (quê ở Bến Tre) thở phào vì cho rằng đề toán khối D không có câu
nào “gây khó”, em tin mình được 7 điểm.
Đề Toán khối B cũng được đánh giá không dễ hơn khối A, thậm chí còn khó hơn: “Em thi cả
2 khối A và B và thấy đề toán hôm nay có vẻ khó hơn. Nhất là câu 2a và 2b giải phương trình khá rắc
rối. Câu 5 về hình học cũng không đơn giản. Nói chung, nội dung nằm rải rác trong chương trình cấp 3
nên đòi hỏi vận dụng kiến thức tổng quát. Đề dài, em làm được trọn 7 câu, có lẽ được 7-8 điểm vì đây
là môn sở trường”, Nguyễn Quốc (quê ở Ninh Thuận), thi vào ĐH Dược cho biết.
Các bạn cùng phòng thi với Nguyễn Quốc ở địa điểm trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm
đều hết giờ làm bài mới buông bút.
Các TS ra về đúng vào giờ cao điểm, lại thêm cơn mưa to bất chợt khiến nhiều đoạn đường
ngập nước, dẫn đến ùn tắc tại một số đoạn đường ở Q.1 như: ngã tư Lê Duẩn - Đinh Tiên Hoàng,
đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đoạn từ trường Trưng Vương đến trường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ùn tắc ngay tại trường Trưng Vương sau buổi thi Toán chiều 9/7. (Ảnh: Điền Hà)


Địa điểm thi của hội đồng thi ĐH Luật và hội đồng thi ĐH Tài chính - Marketing gần nhau nên khi thí
sinh ra về đã xảy ra tình trạng ùn xe.
Trong ảnh:
CSGT tích cực phân luồng không để xảy ra kẹt xe. (Ảnh: Điền
Hà)
 Cần Thơ: Đề Toán khối B và D cũng không "dễ ăn”
Các TS thi môn Tóan khối B và D tại cụm thi Cần Thơ chiều nay 9/7 cho biết đề Toán cũng
khá “khó ăn”.
Nhiều TS thi 2 khối B và D ra rất sớm, từ khoảng 16h30 lần lượt các em ra khỏi cổng điểm thi
trong tâm trạng không mấy vui vẻ.
Thí sinh thi môn Toán khối B tan thi từ rất sớm. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Em Phan (quê Trà Vinh, thi khối B) nhận định: “Đề ra dài, trong đó phần hình học chua hơn
đại số. Em làm khoảng 40-50% nhưng đúng hay không vẫn còn phải chờ kết quả chấm điểm”.
Một số TS thi khối B tại điểm thi Trường TH Lê Quý Đôn ra sớm cho biết: “Đa số các em
làm được 50%, bỏ 50 bỏ vì không làm được nữa”.
Theo các TS, với học sinh có học lực trung bình sẽ rất “chua” khi làm môn Toán khối B, còn
học sinh khá giỏi có thể làm đạt từ 60-70%.
Thí sinh thi khối D tại khu 2- ĐH Cần Thơ ùa ra sau buổi thi chiều nay 9/7. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Trong khi đó, theo nhận định của nhiều TS thi tại điểm khu 2-ĐH Cần Thơ thì đề Toán khối
D cũng dài và không phải “dễ ăn”. Nhiều em ra sớm cho biết là mình cũng chỉ làm được 50%, còn lại
đều bỏ trắng. Cũng như khối B, đề Toán khối D có phần hình học “căng” hơn đại số. Một số em chỉ
làm phần đại số, còn phần hình học thì không làm.
Em Tâm (quê Đồng Tháp) nói: “Em thấy Toán khối D có câu còn khó hơn khối A vì thế để
đạt điểm cao cũng không phải dễ. Theo em, đạt từ 60% là đã hay”.
Như vậy ngày đầu tiên kì thi tuyển sinh ĐH đợt 2 đã kết thúc. Ngày mai thí sinh khối B sẽ thi
môn Hóa theo hình thức trắc nghiệm, Khối D thi môn Ngoại Ngữ cũng theo hình thức trắc nghiệm.
Thời gian làm bài cả hai môn thi này là 90 phút.
 Đà Nẵng: Đề Toán khối B khó hơn cả khối A

×