Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Nguyễn Đình Chiểu-
Tiết 1
A.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức: Giúp HS
- Nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế, sự nghiệp và giá trị nội
dung, nghệ thuật của thơ văn NĐC
- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài có một không hai trong
lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại về người nông dân- nghĩa sĩ
- Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của NĐC: Khóc thương những nghĩa
sĩ hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử
khổ đau nhưng vĩ đại của dân tộc
- Nhận thức được những thành tựu xuất sắc về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật
xây dựng hình tượng nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và
giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi của bài văn này
- Bước đầu hiểu những nét cơ bản về thể văn tế
2.Kĩ năng: Hình thành kĩ năng tóm tắt văn bản và kĩ năng đọc hiểu văn bản
văn học
3.Thái độ:Trân trọng tài năng của Nguyễn Đình Chiểu và tấm lòng biết ơn
đối với những nghĩa sĩ đã xả thân cứu nước
B.Chuẩn bị của GV và HS
- Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập
- Chuẩn bị của HS: SGK, vở soạn, bảng phụ
C. Cách thức tiến hành
- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc
sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi
thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.Tiến trình bài dạy
1.Kiểm tra bài cũ:Phong cảnh Hương Sơn được tác giả miêu tả như
thế nào? Nêu cảm hứng chủ đạo của bài ca?
2.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1
- GV gọi HS đọc phần cuộc
đời tác giả sau đó tóm tắt ý
chính
A.Phần I: Tác giả
I.Cuộc đời
- NĐC ( 1822- 1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu
Trọng Phủ, Hối Trai
- Sinh ra ở quê mẹ: làng Tân Thới, phủ Tân
Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định( nay
thuộc thành phố HCM)
- Hoàn cảnh xuất thân: trong một gia đình
nhà nho, Cha làm thư lại trong dinh tổng
chấn Lê Văn Dutệt
- Năm 1833 được cha đưa ra Huế để ăn học
- Năm 1843 vào Gia Định thi đỗ tú tài. 1846
lại ra huế để chẩn bị thi tiếp
- Năm 1849 sắp thi thì được tin mẹ mất, ông
bỏ thi về nam chịu tang mẹ. Dọc đường vất
vả lại thương mẹ khóc nhiều, ông bị đau nặng
và mù cả hai mắt
- Ông học nghề thuốc sau đó về quê vừa dạy
học vừa bốc thuốc vừa làm thơ, sống giữa
tình thương và lòng hâm mộ của bà con cô
bác
- Khi TDP xâm lược NĐC vẫn cùng các
lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu định kế giết giặc.
*Hoạt động2:
- GV hướng dẫn HS tìm
hiểu sự nghiệp thơ văn
(?) Hãy kể tên những tác
phẩm chính của NĐC
- GV phát vấn HS trả lời
(?) Những nội dung chính
trong thơ văn Nguyễn Đình
Chiểu
- HS chia nhóm nhỏ (theo
bàn) trao đổi thảo luận cử
người trình bày trước lớp
- GV chốt lại
Thực dân Pháp tìm mọi cách mua chuộc Ông
nhưng không được
- Năm1888 Ông từ trần, cánh đồng Ba Tri
rợp khăn tang khóc thương Đồ Chiểu
=> NĐC là người con có hiếu, là một người
thầy mẫu mực, một chiến sĩ yêu nước với
nghị lực và ý chí phi thường
II.Sự nghiệp thơ văn
1.Những tác phẩm chính
* Trước khi TDP xâm lược:
- Truyện Lục Vân Tiên
- Dương Từ- Hà Mậu
*Sau khi TDP xâm lược (SGK)
2.Nội dung thơ văn
-Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa: Những bài
học về đạo làm người mang tinh thần nhân
nghĩa của đạo nho nhưng lại rất đậm đà tính
nhân dân và truyền thống dân tộc
- Lòng yêu nước, thương dân:Thơ văn yêu
(?) Nêu những nét chính về
nghệ thuật thơ văn Nguyễn
Đình Chiểu
- HS chia 6 nhóm trao đổi
thảo luận trả lời bằng bảng
phụ
- GV chốt lại
Hoạt động 3
( Củng cố, hướng dẫn, dặn
dò)
- Gv dặn dò, hướng dẫn Hs
chuẩn bị bài:
- Gv rút kinh nghiệm bài
dạy
nước chống Pháp của NĐC ghi lại chân thực
một thời dau thương của đất nước, kích lệ
lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của
nhân dân ta , đồng thời nhiệt liệt biểu dương
những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu hi sinh
vì tổ quốc. Tố cáo tội ác giặc xâm lăng
( Phân tích ví dụ)
3.Nghệ thuật thơ văn
- Văn chương trữ tình đạo đức: vẻ đẹp thơ
văn tiềm ẩn trong tầng sâu cảm xúc, suy
ngẫm.
- Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong
sáng, nhiệt thành
- Đậm đà sắc thái Nam bộ: Lời ăn tiếng nói
mộc mạc
- Lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn
xướng rất phổ biến trong VHDG Nam bộ
III.Luyện tập
- HS dựa một phần vào cuộc đời, và chủ yếu
là sự nghiệp thơ văn để làm bài