SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
TRƯỜNG THPT HOÀNG DIỆU MÔN NGỮ VĂN
I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Trong tác phẩm Số phận con người của Sô-lô-khốp, khi Xô-cô-lôp đưa đứa con trai mới
nhận về nhà, bà chủ nhà “ Nhìn nó ăn ngấu nghiến mà nước mắt ròng ròng…”. Anh/ chị
hãy cho biết ý nghĩa của tiếng khóc đó?
Câu 2 (3 điểm)
Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ ) để bàn về việc tự học của học
sinh, sinh viên .
II/PHẦN TỰ CHỌN (5 điểm) Thí sinh chọn một trong 2 câu 3a hoặc 3b.
Câu 3a (5điểm)
Phân tích hình ảnh người lái đò sông Đà qua ba lần vượt trùng vi thạch trận trong tác
phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
Câu 3b (5 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật bà Hiền trong tác phẩm Một người Hà Nội của
Nguyễn Khải.
HẾT.
ĐÁP ÁN
I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH.
Câu 1: 2 điểm. Ý nghĩa tiếng khóc của bà chủ nhà :
- Khóc thương, thông cảm cho hoàn cảnh tội nghiệp của bé Vania.
- Khóc thương cho cảnh ngộ của Xôcôlốp.
- Cảm phục, ngưỡng mộ trước lòng tốt của Xôcôlôp,một người vượt lên nỗi đau
của chính mình để yêu thương, cưu mang một người bất hạnh khác.
- Tiếng khóc tủi thân cho hoàn cảnh của chính mình (không có con cái)
(Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, diễn đạt rõ ràng, mỗi ý 0,5 điểm)
Câu 2 :3 điểm.
1/ Yêu cầu về kĩ năng :
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. kết cấu chặt chẽ, diễn đạt
rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ,ngữ pháp.
2/ yêu cầu về kiến thức : thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần
làm rõ các ý chính sau :
- Nêu được vấn đề cần nghị luận : Việc tự học của học sinh, sinh viên.(0,25 đ)
- Giải thích : Tự học là gì? Tự học là tự chiếm lĩnh kiến thức trong đời sống, sách vở.
(0,75đ)
- Trình bày suy nghĩ về việc tự học :(1,5đ)
+ Vì sao phải tự học? vì kiến thức nhân loại rộng lớn,đa dạng phong phú, nhiều lĩnh
vực; vì khả năng tiếp thu của mỗi cá nhân là có giới hạn; vì thời gian học trong nhà
trường là chưa đủ; vì thế giới hôm nay là thế giới phẳng,toàn cầu hoá, thông tin mau lẹ…
+ Tự học như thế nào ? Tự đọc sách, nghiên cứu, tìm kiếm thông tin; Có thể trao đổi với
bạn bè, người khác để nâng cao kiến thức…
+ Phê phán thái độ coi thường việc tự học; cần phải vừa học ở thầy cô, nhà trường vừa
có thói quen tự học, thậm chí phải tự học suốt đời để không lạc hậu về kiến thức.
- Rút ra bài học nhận thức, hành động.(0,5đ)
II/ PHẦN TỰ CHỌN (5 ĐIỂM)
Câu 3a.
1/ yêu cầu về kĩ năng : Biết cách phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi.Kết cấu chặt
chẽ, diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ,ngữ pháp.
2/ Yêu cầu về kiến thức:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận, giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật.(0,5đ)
- Tính cáchNgười lái đò : (2đ)
+hiểu biết,từng trải về sông Đà, đặc biệt là các thạch trận.
+ Gan dạ, dũng cảm, thông minh, quyết đoán.
+ là một nghệ sĩ trên sông nước.
( Phân tích cụ thể dẫn chứng để làm rõ những tính cách trên)
- Nghệ thuật miêu tả :(1,5đ)
+ Đặt nhân vật trong mối quan hệ với con sông Đà hung bạo, cụ thể là ba trùng vi thạch
trận để khắc hoạ tính cách nhân vật.
+ Thạch trận tăng tiến dần sự nguy hiểm, khó khăn, tính cách người lái đò càng được
khắc hoạ rõ nét.
+ Sử dụng thủ pháp so sánh, nhân hoá…
- Phong cách nghệ thuật và thái độ của nhà văn (1đ)
+ Tài hoa, uyên bác.
+ Trân trọng, ca ngợi con người lao động.
(Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức)
Câu 3b.
1/ Yêu cầu về kĩ năng : Biết cách trình bày cảm nhận về một nhân vật trên cơ sở phân
tích nhân vật.Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ,ngữ
pháp.
2/ Yêu cầu về kiến thức :
- Nêu được vấn đề cần nghị luận, giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật.(0,5đ)
- Phân tích, cảm nhận về nhân vật bà Hiền với những đặc điểm sau :(3 đ)
+ Bà là nhân vật trung tâm của truyện ngắn Một người Hà Nội. Bà là người sống thẳng
thắn,chân thành, thức thời và thực tế,
+ Bà là người có lòng tự trọng.
+ Bà là người có tâm hồn cao đẹp.
+ Bà luôn gìn giữ, bảo vệ, yêu quý nếp sống văn hoá của người Hà Nội
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật (1đ):
Nhân vật được đặt trong nhiều mối quan hệ; Nhân vật được tái hiện qua ngôn ngữ người
kể chuyện ở ngôi thứ nhất; lời thoại nhân vật sinh động, có cá tính…để khắc hoạ tính
cách nhân vật.
- Cái nhìn và thái độ của nhà văn(0,5) :
Nhìn thẳng vào sự thật; Trân trọng, ca ngợi , yêu quý nhân vật ( Nhất là những đoạn trữ
tình ngoại đề)
(Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức)
HẾT