Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.85 KB, 4 trang )
BÀI TẬP THỰC HÀNH
VIẾT ĐOẠN MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG
VĂN NGHỊ LUẬN
A/ Yêu cầu cần đạt:
Qua một số bài tập (đề văn) giúp HS rèn luyện thêm kĩ năng phân tích đề,
lập dàn ý trong một bài văn nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích văn
xuôi.
B/ Tiến trình bài dạy:
I. Vấn đề thảo luận:
Đề 1. So sánh bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng và “Đồng Chí” của
Chính Hữu.
Đề 2. Hình ảnh Tổ quốc qua đoạn trích “Đất Nước” (Trích trường ca “Mặt
đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm.
II. Gợi ý:
1. Viết phần mở bài: GV tổ chức cho HS phân tích đề, tập viết, nhận xét và
định hướng kiến thức.
Đề 1:
Hiện thức cuộc sống tác động vào nhà thơ cùng một lúc. Viết về cùng một
đề tài là chuyện không có gì là. Song cùng viết về một vấn đề mà mỗi nhà
thơ lại có xúc cảm và cách thể hiện khác nhau. Điều đó là đương nhiên. Bên
cạnh sự xúc cảm, tư tưởng, nhận thức của người cầm bút còn là vấn đề
phong cách, bút pháp, sở trường riêng của mỗi người. Để thấy rõ điều đó,
chúng ta tìm hiểu bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng và “Đồng Chí” của
Chính Hữu.
Đề 2:
Viết về quê hương đất nước, các nhà thơ đều có cảm nhận chung. Đó là lòng
yêu quê hương, con người và căm thù giặc. Hình ảnh trong thơ đều thấm tư
tưởng tình cảm chân thật và đều bắt nguồn từ cuộc sống. Ngôn ngữ thơ,
giọng điệu thơ và xúc cảm riêng thì không ai giống ai. Điều đó được thể hiện