Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN XUÔI SAU 1975 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.9 KB, 5 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN XUÔI SAU 1975

A/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Qua một số văn bản đã học giúp HS hiểu thêm một số vấn đề về văn xuôi
sau 1975 để từ đó các em có cách nhìn nhận, đánh giá sâu sắc hơn về hai tác
phẩm đã học trong chương trình .
B/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I. Đổi mới về phương diện đề tài:
GV: Văn xuôi sau 1975 có sự đổi mới về đề tài ntn ?
Sau chiến tranh, hiện thực mới đòi hỏi phải được nhìn nhận toàn diện và
thấu đáo hơn. những mất mát, éo le, bi kịch của những người lính vừa đi ra
từ cuộc chiến được văn học phản ánh chân thực và sinh động hơn.
- Cảm hứng thế sự, sinh hoạt (“Mùa lá rụng trong vườn”-Ma Văn Kháng,
“Bến quê”-Nguyễn Minh Châu…). giáo sư Phan Cự Đề cho rằng: “Truyện
và tiểu thuyết đi sâu hơn vào đời sống thế tục, cuộc sống hằng ngày bình
thường của con người với những vấn đề xã hội ngổn ngang phức tạp; giải
quyết tốt hơn mối quan hệ cá nhân và cộng đồng, con người công dân, con
người xã hội và con người tự nhiên”
- Các tác giả tập trung phê phán kịch liệt những trường hợp sụp đổ về đạo
đức, xây dựng một nhân cách xã hội chủ nghĩa hoàn thiện.
- ý thức công dân của các nhà văn thể hiện rõ nét. Nhà văn tỏ rõ thái độ của
mình đối với cuộc sống hôm nay, hướng ngòi bút của mình vào đời sống thế
sự, nhân sinh thường ngày với những chi tiết sinh hoạt đời thường có khi
nhỏ nhặt để khai thác triệt để cái “hàng ngày” vốn rất đa dạng và phong phú
của đời sống hiện thực.
II. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người:
GV: Em hiểu ntn là QNNT về con người ?So với văn học trước 1975, giai
đọan VH này có gì mới trong quan niệm nghệ thuật về con người?
Con người là đối tượng trung tâm của phản ánh hiện thực. QNNT về con
người là cốt lõi tư tưởng, là cách nhhìn nhận đánh giá con người bằng nghệ


thuật của tác giả, thể hiện tính năng động của nghệ thuật trong việc thâm
nhập các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
Sau 1975, con người trở về với cuộc sống đời thường, đối mặt với bao
vấn đề phức tạp, bộn bề với cuộc sống thường nhật. đòi hỏi VH phải thay
đổi cách nhìn nhận, cách đánh giá con người, hiện thực.
- Con người được miêu tả trong văn học không còn đại diện cho cái chung
nữa, đối tượng của văn học là con người cá nhân trong các mối quan hệ đa
chiều của nó “…văn xuôi đã quan tâm hơn đến vấn đề nội bộ nhân dân, đến
số phận cac nhân và hạnh phúc cá nhân, đến cuộc sống bình thường hằng
ngày của con người trong tất cả những quan hệ phức tạp và đa dạng của
nó” (Phan Cự Đề)
- Là một người “mở đường tinh anh” cho công cuộc đổi mới văn học,
Nguyễn Minh Châu đã lặng lẽ làm một cuộc đối chứng với quá khứ để vươn
tới một thứ văn chương đích thực mà “nền tảng của nó là chiều sâu triết học
nhân bản” (Lã Nguyên). Con người trong sáng tác của NMC sau 1975 được
khám phá trong nhiều hoàn cảnh và nhiều mối quan hệ phức tạp, chằng chịt
của đời sống, với những uẩn khúc tâm lí, những bi kịch tâm hồn, những số
phận trớ trêu. có khi nhân vật của ông được đặt trong những tình huống trớ
trêu đầy nghịch lí để thể hiện một sự chiêm nghiệm về lẽ đời (Nhĩ- Bến Quê)
- Nguyễn Khải là một trong những nhà văn có nhiều nỗ lực tìm kiếm, khám
phá, quan tâm đến con người cá nhân như một ý thức độc lập. Nhân vật của
ông luôn luôn được đặt trước những tình thế lựa chọn. (Gặp gỡ cuối năm)
nhân vật bề ngoài có vẻ bình thản, nhưng ở chiều sâu góc khuất ẩn dấu trong
tâm hồn họ đang diễn ra một quá trình lựa chọn cang thẳng quyết liệt.
- Văn xuôi giai đoạn này còn xuất hiện nhiều con người được khám phá và
soi chiếu ở những bình diện khác nhau như con người tự nhiên, con người
trong mối quan hệ với không gian và thời gian .(Một người Hà Nội) tác giả
đã tìm cách lí giải sự tồn tại của con người trên nhiều chiều thời gian: quá
khứ, hiện tại và tương lai. Con người và thời gian được nhìn nhận trong mối
quan hệ hữu cơ chặt chẽ, trong đó con người đóng vai trò chủ đọng tích cực

trước lịch sử.
III. Đổi mới về phương diên nghệ thuật:
GV: Em hãy nhớ lại 3 văn bản đã học (…) và cho biết những đổi mới trên
phương diện nghệ thuật của văn xuôi sau 1975 ?
* Kết cấu: kết cấu mở được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Nhà văn chỉ đưa
ra vấn đề mà không có kết luận, người đọc tham gia sáng tạo, dự đoán, đánh
giá, phán xét dân chủ về tác phẩm. Kết cấu mở hoàn toàn thích hợp với quan
niệm đa chiều về con người, gợi ra khả năng vận động bất ngờ và phong
phú, phức tạp của đời sống.
* Nghệ thuật ttổ chức trần thuật:
+ Điểm nhìn trần thuật:
- Các hình thức trần thuật:
Trần thuật từ ngôi thứ ba: chủ thể trần thuật là người “biết hết” mọi người,
mọi việc và giữ vai trò thống soái trong miêu tả, kể chuyện, dẫn truyện.
Trần thuật từ ngôi thứ nhất: hình thức trần thuật được văn xuôi sau 1975
sử dụng phổ biến với 2 dạng cụ thể: trần thuật từ ngôI thứ nhất với vai trò
“người dẫn truyện” (Chiếc thuyền ngoài xa và Một người Hà Nội) và trần
thuật từ ngôi thứ nhất với những nhân vật hướng nội
- Cách tổ chức điểm nhìn trần thuật: Sử dụng một điểm nhìn trần thuật (Bức
tranh-NMC) và phối hợp các điểm nhìn trần thuật để có các điểm nhìn:
người dẫn truyện, tác giả, nhân vật, điểm nhìn bên trong, bên ngoài, điểm
nhìn không gian, thời gian, điểm nhìn ngôn từ, điểm nhìn đánh giá tư tưởng
cảm xúc. Các điểm nhìn này xoay quanh hệ thống nhân vật, đặc biệt là nhân
vật chính, góp phần khắc họ toàn vẹn chân dung, tính cách, số phận nhân vật
và khái quát vấn đề nhân sinh. (Chiếc thuyền ngoài xa của NMC)
+ Tổ chức giọng điệu trần thuật:
- Giọng điệu trần thuật mang tính chất hướng nội. Các tác giả đã chú ý miêu
tả nét tâm lí cuộc sống bên trong con người; nhân vật bộc lộ những nét tính
cách, phẩm chất qua sự suy nghĩ đấu tranh với chinh bản thân mình.
- Giọng điệu chủ âm trong VH thời kì này là giọng điệu đa thanh, phức tạp.

- Sự đan xen nhiều giọng điệu: đối thoại, độc thoại, ngôn ngữ trực tiếp, ngôn
ngữ nửa trực tiếp…

×