Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

THỰC HÀNH NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.43 KB, 4 trang )

THỰC HÀNH NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC
PHẨM, ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI

A/ Yêu cầu cần đạt:
Qua một số bài tập (đề văn) giúp HS rèn luyện thêm kĩ năng phân tích đề,
lập dàn ý trong một bài văn nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích văn
xuôi.
B/ Tiến trình bài dạy:
I. Vấn đề thảo luận:
Đề I:
Trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, anh Tràng nhặt được vợ trước
cáI đói và cáI chết đe doạ là một tình huống vui mà tội nghiệp. Vì sao?
Đề II:
“Chỉ khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao,
người ta mới thấm thía nỗi khổ của người nông dân sống ngắc ngoải sau luỷ
tre làng”
ý kiến của anh chị như thế nào?
II. Gợi ý:
Đề I:
1.Tìm hiểu đề:
- Nội dung vấn đề: Giải thích vì sao lại là một tình huống vui mà tội
nghiệp
- Thể loại: Nghị luận tác phẩm văn xuôi: Tình huống truyện
- Thao tác chính: giải thích, chứng minh và bình luận.
- Phạm vi tư liệu: văn bản “Vợ nhặt”
2.Dàn ý:
* Mở bài:
* Thân bài: Cần trình bày những ý cơ bản sau:
- Tình huống vui vì:
+ Đã nên vợ nên chồng. Họ đưa nhau về qua xóm ngụ cư, cáI đói, sự thất
vọng của những người xung quanh không át được niềm vui của đôI vợ


chồng trẻ
+ Bà cụ Tứ đã nhận dâu, nhận con. Tình người là đáng trọng.
+ Không khí đầm ấm trong gia đình, dọn nhà dọn cửa. Bà cụ Tứ nói toàn
chuyện làm ăn. Họ tin tưởng vào ngày mai.
- Tình huống tội nghiệp vì:
+ Người con gái heo Tràng vì 4 bát bánh đúc. Thân phận con người quá rẽ
rúng.
+ Bữa cơm đầu đón nàng dâu mơI thật thảm hại
+ CáI đói và cái hết đang đe doạ mọi người
*Kết bài: Đánh giá ý nghĩa tình huống truyện: phơI bày thảm cảnh nạn đói
1945 vơI những số phận bi thảm; khẳng định tình người và nỗi khat khao
hạnh phúc của những con người nghèo khổ; niềm tin tưởng lạc quan vào
tương lai…
Đề II:
1.Tìm hiểu đề:
- Nội dung vấn đề: nghệ thuật khắc hoạ nhân vật điển hình
- Thể loại: Nghị luận tác phẩm văn xuôi: nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Thao tác chính: phân tích, chứng minh
- Phạm vi tư liệu: văn bản “Chí Phèo”
2.Dàn ý:
* Mở bài:
* Thân bài: Cần trình bày những ý cơ bản sau:
- Nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là điển hình tiêu
biểu về nỗi khổ của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Chí điển hình cho nỗi đau xót xa vì bị cự tuyệt quyền làm người
+ Muốn làm người lương thiện không được
+ Muốn sống như một con quỷ dữ không xong (kẻ thù giai cấp vẫn tìm cách
lợi dụng)
+ Gặp Thị Nở, Chí hoàn lương nhưng định kiến của xã hội không cho Chí
thực hiện. chí lại uống rượu, lại vác dao đi đâm chết kẻ thù và tự sát.

- So sánh một số tác phẩm viết về cùng đề tài:
+ Ngô Tất Tố phơi bày cẩnh sống sưu cao thuế nặng, bức tử người lao
động(Tắt đèn)
+ Nguyễn Công Hoan phanh phui nạn cho vay lãi và lợi dụng mánh khoé
đòn xóc hai đầu để dồn nén người nông dân đến “bước đường cùng”
+ Nam Cao đã đặt ra số phận con người, dự báo cuộc đấu tranh giai cấp ở
nông thôn sẽ quyết liệt, đẫm máu. vì thế nhân vật Chí Phèo trở thành nhân
vật điển hình sắc sảo.
* Kết bài:
+Đánh giá nghệ thuật: - Dựng chân dung nhân vật
- Phân tích tâm lí nhân vật
+ ý nghĩa của hình tượng nhân vật Chí Phèo
III. Bài tập về nhà:
Suy nghĩ của anh (chị) về “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi
?

×