Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Báo cáo tốt nghiệp:"Nâng cao hiệu quả quản lý xã hội về xuất khẩu lao động" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.62 KB, 27 trang )

Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
TRƯỜNG
KHOA………………

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
Nâng cao hiệu quả quản lý xã hội
về xuất khẩu lao động trên địa
bàn Tỉnh Tuyên Quang trong giai
đoạn hiện nay
Phạm Thị Thảo_QLXH27
1
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
MỤC LỤC
PHẦN NỘI DUNG 5
Chương 1: 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ 5
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 5
Chương 2: 10
THỰC TRẠNG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG 10
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 10
2.1. Một vài nét về tỉnh Tuyên Quang 10
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 10
Chương 3: 19
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ 19
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở TỈNH TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY 19
3.1.Quan điểm chung về vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý xã hội về xuất khẩu lao động
19
3.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề nâng cao hiệu quả QLXH về xuất


khẩu lao động 19
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý
Phạm Thị Thảo_QLXH27
2
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
của nhà nước, nền kinh tế nước nhà đã đạt được những thành tựu quan trọng bước
đầu, song cũng chỉ một phần trước những nhu cầu cấp thiết của xã hội, đặc biệt là
nhu cầu việc làm do tỷ lệ thất nghiệp gia tăng từ chuyển dổi nền kinh tế sang bùng
nổ dân số.
Trong những năm gần đây, xuất khẩu lao động đã trở thành một hoạt động
kinh tế xã hội trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta. Từ khi ra đời và phát
triển đến nay đã được gần 20 năm, việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài dã đem
lại những kết quả đáng kể, song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều nhiều hạn ché
và những thách thức mới. Với sức ép nội tại về việc làm, nguyện vọng của người
lao động, lợi ích quốc gia, đòi hỏi phải được đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả kể cá
số lượng và chất lượng của chương trình xuất khẩu lao động hiện tại cũng như
trong những năm tới. Trong điều kiện hoàn cảnh kinh tế nước ta hiện nay và xu
hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu lao động hay thực chất là
đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một hoạt
động cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn tới với nhiều biến động to lớn của khu vực
và thế giới đòi hỏi xuất khẩu lao động để thích nghi với điều kiện mới theo cơ chế
quản lý phù hợp.
Trên thực tế đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này như: “Hoàn thiện
hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý xuất khẩu lao động ở nước trong giai đoạn tới”
của tác giả Cao Văn Sâm; “Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của cac
doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay” của tác giả Trần Thị Thu; “Tổ chức sử
dụng có hiệu quả nguồn lao động xã hội của Việt Nam trong lĩnh vực đưa lao động
đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài” của tác giả Phạm Kiên Cường,… Song nhìn

chung vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề quản lý việc xuất khẩu lao
động ở một địa phương cụ thể. Xuát phát từ lý luận và thực tiễn trên em chọn đề tài
“Nâng cao hiệu quả quản lý xã hội về xuất khẩu lao động trên địa bàn Tỉnh Tuyên
Quang trong giai đoạn hiện nay” với mong muốn góp một phần ý kiến nhỏ bé của
Phạm Thị Thảo_QLXH27
3
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
mình vào việc quản lý hoạt động xuát khẩu ở địa phương nói riêng và sâu sắc hơn
trong cả nước, nhằm đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ
văn minh.
Phạm Thị Thảo_QLXH27
4
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
XÃ HỘI VỀ
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1 Một số khái niệm có liên quan
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một hình thức di dân. Theo Liên Hợp Quốc thì di dân
là sự di chuyển của dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này sang một đơn vị lãnh thổ
khác nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định.
Hiện nay só nhiều định nghĩa khác nhau về xuất khẩu lao động. Theo nhà
kinh tế học Trung Quốc Lâm Lợi thì: “Xuất khẩu lao động là đưa sức lao động ra
nước ngoài, bao gồm hai hình thức: Do chính phủ tổ chức và xuất khẩu tự nhiên.
Xuất khẩu lao động tạo ra thu nhập nhất định về ngọai tệ, có thể giải quyết một
phần áp lực yêu cầu việc làm trong nước”
Xuất khẩu lao động là một hình thức di chuyển lao động từ nước có nhân lực
dồi dào, chủ yếu là các nước có nền kinh tế đang phát triển sang các nước thiếu lao

động, chủ yếu là các nước có nền kinh tế phát triển, trong thời gian làm việc ở
nước ngoài, người lao động vẫn giữ quốc tịch của nước xuất khẩu.
Theo nghị định NĐ 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của chính phủ nêu rõ:
Xuất khẩu và chuyên gia là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát triển nguồn
nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người
Phạm Thị Thảo_QLXH27
5
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
lao động tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, cùng với giải quyết việc làm trong
nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu
dài góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công việc xây dựng đất nước trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Có hai hình thức xuất khẩu lao động:
Cử chuyên gia có trình độ cao và công nhân lành nghề làm những việc
chuyên môn kỹ thuật.
Đưa người lao động phổ thông đi làm bất cứ nghề gì theo yêu cầu của phía
tiếp nhận lao động.
Xuất khẩu lao động là hình thức di dân quốc tế, với quy mô là một tiểu luận,
em tập trung nghiên cứu di dân quốc tế hợp pháp và có thời hạn.
1.1.2. Khái niệm Quản lý xã hội về xuất khẩu lao động.
Quản lý xã hội về xuất khẩu lao động là sự tác động thống nhất dựa trên các
chính sách để nhằm điều chỉnh các công tác tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo – giáo
dục, định hướng, quan hệ lao động, thanh lý hợp đồng trong hoạt động xuất khẩu
lao động nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
Theo tài liệu về xuất khẩu lao động của cục quản lý lao động với ngoài
nước.
Người lao động xuất khẩu: là những người lao động đi làm việc có thời hạn
ở nước ngoài theo các hợp đồng ký kết giữa người lao động với các tổ chức nước
ngoài và những người đi làm việc ở nước ngoài bằng những hình thức khác.
Lập kế hoạch xuất khẩu lao động là việc quy định số lượng, cơ cấu xuất

khẩu lao động năm tới dựa trên những cơ sở thực tế về các yếu tố khách quan và
chủ quan.
Tuyển chọn lao động xuất khẩu: là việc quyết định xem trong số những người
nộp đơn xin việc ai là người hội đủ tiêu chuẩn để làm công việc đó
Phạm Thị Thảo_QLXH27
6
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
Đào tạo lao động xuất khẩu: là quá trình học tập làm cho người lao động có
thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn đối với công việc của họ
sẽ đảm nhiệm khi đi làm việc ở nước ngoài.
Giáo dục định hướng; là hoạt động nhằm trang bị những hiểu biết cơ bản về
phong tục tập quán của nước sắp đến giúp họ có thể hòa nhập với cuộc sống ở
nước ngoài.
Quan hệ hợp đồng: là quan hệ giữa người lao động với chủ thể sử dụng lao
động, người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động, doanh nghiệp xuất
khẩu lao động với chủ sử dụng lao động phía nước ngoài. Những mối quan hệ này
được xác lập dựa trên văn bản hợp đồng và có giá trị pháp lý ràng buộc thuwch
hiện giữa các bên tham gia hợp đồng.
1.2 Nội dung quản lý xã hội về xuất khẩu lao động
Quản lý xã hội về xuất khẩu lao động là một lĩnh vực còn rất mới, đòi hỏi
phải có nhiều chủ thể tham gia và nhiều nội dung quản lý khác nhau, có như vậy
mới đạt hiệu quả quản lý. Theo quy định của pháp luật, quản lý xã hội về xuất khẩu
lao động bao gồm những nội dung sau:
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược kế hoạch, chính sách về xuất khẩu
lao động
Xây dụng, ban hành tổ chức chỉ đạo tực hiện tuyên truyền phổ biến giáo dục
pháp luật về xuất khẩu lao động.
Tổ chức quản lý và chỉ đạo hướng dẫn công tác quản lý người đi xuất khẩu
lao động, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực xuất
khẩu lao động bằng mã số.

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, đàm phán, ký kết các
điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về xuất khẩu lao động.
Tổ chức hoạt động xúc tiến phát triển thị trường lao động, ngoài nước, quy
định khu vực, nghành nghề, công việc mà người lao động không được dến làm việc
Phạm Thị Thảo_QLXH27
7
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
ở nước ngoài; Cung cấp thông tin về thị trường lao động ngoài nước cho các doang
nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao động.
Cấp đổi thu hồi giấp phép đình chỉ hoạt động đưa người đi làm việc ở nước
ngoài; Quản lý việc đăng ký và hướng dẫn tổ chức thực hiện các loại hợp đồng
theo quy định của pháp luật.
Thực hiện kiểm tra, giám sát củ nhà nươc trong lĩnh vực này, đặc biệt là hoạt
động của thanh tra lao động.
Trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì quản lý xã hội về xuất khẩu lao động là rất
quan trọng đòi hỏi phải đổi mới để thích ứng với xu thế chung và cơ chế thị trường
quốc tế, đồng thời đó cũng là lợi ích và trách nhiệm của sự phát triển.
1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả quản lý xã hội về xuất khẩu lao động.
Việc làm cho xã hội và phấn đấu cho sự nghiệp giáu có của dân tộc là những
vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài của đất nước trong sự đổi mới. Đây là mục tiê
quan trọng của công cuộc xấy dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu lao động ra nước ngoài đã đem
lại nhiều kết quả lớn, góp phần tạo ra thêm việc làm cho nhân dân, phát triển tích
lũy cho xã hội. Mặt khác đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn góp
phần tăng nguồn thu ngoại tệ về cho đất nước, tăng cường hợp tác về kinh tế, văn
hóa, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam với nước ngoài theo nguyên tắc bình đẳng,
cùng có lợi, tôn trọng pháp luật và phong tục tập quán của nhau. Thực tế đã cho
thấy việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài một mặt tăng thu nhập cải thiện

đời sống của nhân dân thì việc tăng cường sự quản lý của nhà nước với hoạt động
này sẽ càng tăng thêm hiệu quả quản lý trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,

Phạm Thị Thảo_QLXH27
8
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
Trước sự hội nhập của nền kinh tế như hiện nay, thì vai trò quản lý xã hội về
lao động xuất khẩu lao động của các chủ thể có liên quan cần phải tăng cường hơn
nữa, để từ đó có những chính sách, quyết định phù hợp, góp phần bảo vệ người lao
động nói riêng và tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta.
Phạm Thị Thảo_QLXH27
9
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
Chương 2:
THỰC TRẠNG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ XÃ
HỘI VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
TUYÊN QUANG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
2.1. Một vài nét về tỉnh Tuyên Quang
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Hà
Giang, phía Đông giáp tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, phía Tây giáp Yên Bái, phía
Nam giáp Phú Thọ và Vĩnh phúc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 586.690 ha, trong đó
có 70% diện tích là đồi núi. Tuyên Quang có năm huyện là: Hàm Yên, Na Hang,
Chiêm Hóa, Yên Sơn, Sơn Dương, và một thành phố Tuyên Quang. Là tỉnh năm
sâu trong nội địa, cách xa các khu trung tâm kinh tế thương mại lớn của cả nước,
lại chưa có đường sắt và đường không vì vậy việc thông thương sang các tỉnh khác
và ra nước ngoài đều nhờ vào hệ thống đường bộ quốc lộ 2 và quốc lộ 37. Địa hình
của tỉnh khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối đắc biệt là ở
phía bắc, địa hình thấp dần ít bị chia cắt hơn có nhiều đồi núi và thung lũng chạy

dọc theo các sông. Có thể chia Tuyên Quang thành ba vùng địa hình (1): vùng núi
phía bắc tỉnh gồm các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, và phía Bắc huyện
Yên Sơn độ cao phổ biến từ 200m – 600m và thấp dần xuống phía nam độ dốc
trung bình; (2) vùng núi giữa tỉnh gồm phía nam huyện Yên Sơn, thành phố Tuyên
Quang và phía bắc huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500m và hướng thấp
Phạm Thị Thảo_QLXH27
10
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
dần từbắc xuống nam, độ dốc thấp dần dưới 250m; (3) vùng đồi núi phía nam tỉnh
là vùng thuộc phía nam huyện Sơn Dương mang đặc điểm địa hình trung du.
Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai
mùa rõ rệt: mùa đông lạnh – khô hanh, mùa hè nóng ẩm – mưa nhiều. Do điều kiện
nóng ẩm, mưa nhiều làm lớp vở phong hóa của đất tương đối dày cùng với thảm
thực vật có tác dụng bảo vệ bề mặt đất nên sự thoái hóa của đất ở mức độ nhẹ.
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội – giáo dục.
Là một tỉnh miền núi, kinh tế chủ yếu của tỉnh là phát triển nông – lâm
nghiệp, công nghiệp - dịch vụ chưa phát triển. Về dân số, theo điều tra 1.4.1999
tỉnh Tuyên Quang có 676.174 người, dân số trong độ tuổi lao động là 377.314
người, chiếm 55,8% dân số toàn tỉnh. Có 23 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc kinh
là 326.033 người chiếm 48,21%.
Nhịp độ tăng trưởng (GDP) hàng năm bình quân đạt trên 10%, lương thực
đạt 385kg/người/năm. Tỷ lệ hộ đói nghèo 5,64%. Đến nay 100% xã phường, thị
trấn, 87% thôn bản có đường ô tô đến trung tâm. 145/145 xã phường, thị trấn có
điện lưới quốc gia, 136 xã có điểm bưu điện văn hóa xã, tất cả các xã đều có
trường học, trạm y tế. Tính đến nay 100% xã, phường, thị trấn đã có Đảng bộ.
Là một tỉnh miền núi nên tài nguyên rừng ở đây rất phong phú, năm 2002
toàn tỉnh có 356.854 ha rừng, trong dó diện tích rừng tự nhiên 287.600 ha, diện
tích rừng trồng là 69.248 ha. Ngoài tài nguyên rùng phong phú, hiện nay tỉnh đang
tập trung nguồn lực để phát triển tiềm năng du lịch, đó là khu bảo tồn thiên nhiên
Tát Kẻ - Bản Bung thuộc huyện Na Hang, Cham Chu thuộc huyện Hàm Yên. Mặt

khác, tài nguyên khoàn sản cũng đã, được chú ý khai thác một cách hợp lý như
thiếc ở huyện Sơn Dương, barit ở Yên Sơn, mangan chủ yếu ở Chiêm Hóa, Hàm
Yên,…
Về giá dục, đến năm 2002 tỉnh đã phổ cập giá dục tiểu học cho 100% xã,
phường, thị trấn, phổ cập trung học cơ sở cho 135 xã. Với xu thế hội nhập nền kinh
Phạm Thị Thảo_QLXH27
11
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
tế quốc tế như hiện nay, Tuyên Qang đang thực hiện nhiều chính sách nhằm năng
cao dân trí, đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hiện đại, biểu
hiện cụ thể như: đào tạo nghề, mở các trường dạy nghề, đặc biệt đào tạo đội ngũ
giáo viên, chú ý đào tạo nghề cho thanh niên nhằm phục vụ lao động sản xuất ở địa
phương và xuất khẩu lao động.
Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn song do có sự quan
tâm sát sao của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và có kế hoạch phát triển giáo dục đào
tạo phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước nói chung, vì vậy mà bước đầu
đã đạt được những kết quả đáng kể.
2.2. Thực trạng nâng cao hiệu quả quản lý xã hội về xuất khẩu lao động
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
2.2.1 Tình hình xuất khẩu lao động ở tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn
2000- 2010
Cùng với xu thế xuất khẩu lao động của các nước thì Tuyên Quang cũng hòa
chung vào “phong trào” đó. Với những biện pháp nhằm phát triển hoạt động xuất
khẩu lao động xuất khẩu lao động trong 8 năm qua (2001 – 2008), toàn tỉnh đã đưa
được gần 3000 người đi xuất khẩu lao động, chủ yếu là sang thị trường Đài Loan,
Malaixia, sau đó là Hàn Quốc, Nhật Bản,…Hầu hết những người đi xuất khẩu lao
động đều là lao động phổ thông, có trình độ thấp tham gia vào những việc gia đình,
những công việc nặng nhọc hoặc lao động giản đơn. Năm 2001 toàn tỉnh đưa được
67 lao động sang Đài Loan, đến năm 2005 đạt 2078 lao động, năm 2006 mặc dù
gặp nhiều khó khăn về thị trường nhưng toàn tỉnh vẫn đưa được 2047 lao động đi

xuất khẩu. Số tiền gửi về cũng khá cao, đem lại nguồn thu đáng kể, không nhũng
giúp gia đình có người đi xuát khẩu lao động cải thiện và nâng cao đời sống mà
còn góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xóa đói giảm nghèo, phát triển
kinh tế địa phương. Huyện có nhiều người đi xuất khẩu lao động là Chiêm Hóa và
Sơn Dương, điều đó đã góp phần đáng kể vào công tác giải quyết việc làm, nâng
Phạm Thị Thảo_QLXH27
12
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
cao thu nhập và cải thiện đời sống kinh tế của các xã như: nhà cửa, đường xã giao
thông được xây dựng khang trang, mở rộng thêm nhiều nghành nghề, phát triển
dịch vụ, kinh doanh hàng hóa…
Có thể biểu hiện bằng biểu đồ sau:
Sơ đồ 1: Tình hình xuất khẩu lao động của tỉnh Tuyên Quang
giai đoạn 2001 - 2008
Nguồn: Thống kê chi tiết của tỉnh Tuyên Quang
Người
Qua biểu đồ có thể thấy số lượng người đi lao động nước ngoài những năm
gần đây có sự biến đổi khá sâu sắc, tăng nhất vào năm 2003 – 2004. Những năm
sau đó số lượng có vẫn có chiều hướng tăng. Đặc biệt vào từ năm 2001 – 2004, chỉ
sau bốn năm số lượng người đi xuất khẩu lao động đã tăng đáng kể từ 67 người lên
2014 người. Những năm sau với sự phát triển của nền kinh tế nên sồ lượng người
đi xuất khẩu sang các nước ngoài có số lượng tăng dần, điển hình lên đến năm
2008 số người đi xuất khẩu lao động lên đến gần 3000 người. Số lượng người đi
Phạm Thị Thảo_QLXH27
13
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
lao động ngày càng nhiều đã có tác động tốt đến tình hình phát triển kinh tế nói
chung bởi hàng năm số người này gửi ngoại tệ về nước đáng kể và giảm bớt áp lực
việc làm ở địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
2.2.2 Những kết quả đạt được trong việc nâng cao hiệu quả quản lý xã

hội về xuất khẩu lao động ở tỉnh Tuyên Quang.
Xuất khẩu lao động là một chương trình phát triển kinh tế xã hội, góp phần
phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và trình độ tay
nghề, cũng như ngoại ngữ cho người lao động. Đặc biệt từ cuôi năm 2005 – 2006
công tác xuất khẩu lao động được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân luôn quan tâm và chỉ
đạo kết quả là đã đưa được hơn 3000 lao động đi xuất khẩu ở thị trường nước
ngoài. Nhìn chung những lao động này đều có thu nhập ổn định, đời sống và kinh
tế của những gia đình có người đi lao động được nâng lên, biểu hiện cụ thể nhu
sau:
Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với giải quyết việc
làm, đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề, rèn luyện tác phong công nghiệp cho
người lao động.Lao động của Việt Nam sau khi tới nước ngoài đa phần được học
tiến và học nghề trong thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng, cá biệt có nghề được học 9
tháng để nắm bắt kỹ thuật sản xuất và công nghệ mới sau đó được sát hạch tay
nghề, sắp xếp bậc thợ rồi mới bắt tay vào sản xuất chính thức. Quá trình làm việc ở
nước chủ nhà, trong thời gian đầu luôn có sự kèm cặp của thợ cả, từ năm thứ hai
trở đi qua nhận xét của tổ, ca, kíp… người lao động Việt Nam được bố trí đi học
bồi dưỡng và tổ chức rèn luyện. Từ đó người lao động được có cơ hội được nâng
cao tay nghề, mặt khác được tiếp xúc với khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại.
Kết quả lao động với việc cải thiện đời sống cho bản thân và trợ giúp gia
đình của người đi xuất khẩu lao động. Đó là điểu dễ nhận thấy nhất ở những địa
phương có người đi xuất khẩu lao động, sự xuất hiện của những ngôi nhà mới
khang trang. Hầu hết những gia đình sau khi có người đi xuất khẩu lao động gửi
Phạm Thị Thảo_QLXH27
14
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
tiền về đều đầu tư vào xây nhà cửa, một phần đầu tư vào sản xuất kinh doanh, cho
con cái học hành,… có thể khẳng định tính tích cực của xuất khẩu lao động là
chính là đem lại đời sống vật chất đầy đủ hơn, từ đó đời sống tinh thần cũng được
chăm lo phát triển. Ngoài ra sự thay đổi còn thể hiện ở những đồ dùng, các phương

tiện sinh hoạt trong gia đình như: tivi màu, đầu đĩa, máy vi tính, xe máy, bếp ga,
bình tắm nóng lạnh,… phục vụ cuộc sống hàng ngày.
Về cơ chế chính sách của địa phương: khi ban hành đều rất đúng đắn, phù
hợp với nguyện vọng của người lao động, đó là địa phương đã xây dựng được một
quy trình xuất khẩu lao động riêng biệt để kịp thời giải quyết nhanh chóng các thủ
tục hành chính đáp ứng được yêu cầu của chủ sử dụng lao động. Mặt khác địa
phương còn thường xuyên tổ chức đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp xuất
khẩu lao động để xác định khả năng, phát huy các mặt mạnh, cũng như kịp thời
khắc phục, uốn nắn những sai lệch trong quá trình tuyển chọn lao động, từ đó
người lao động khi sang các nước tham gia lao động không bị trục xuất trở lại do
thiếu hiểu biết hoặc không đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Có thể nói, xuất khẩu lao động là một hướng đi đúng đắn, mở ra cho đồng
bào các dân tộc trong địa phương cơ hội thoát nghèo, mức sống của người dân
được nâng lên, nền kinh tế xã hội của địa phương cũng có sự chuyển biến rõ rệt,
biểu hiện cụ thể nhất là ở huyện Chiêm Hóa. Toàn huyện có gần 2000 người đi
xuất khẩu lao động tại thị trường lao động nhiều nước trên thế giới.
2.2.3. Những hạn chế trong quá trình quản lý xã hội về xuất khẩu lao
động ở tỉnh Tuyên Quang
Bên cạnh những kết quả đã đạt được như đã nêu ở trên thì công tác xuất
khẩu lao động ở địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại đó là sự nhận thức về
tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động nên một số địa phương còn chưa
quan tâm, mặt khác công tác tư vấn tuyên truyền chưa được thường xuyên nên
người lao động chưa nhận thức được đấy đủ về việc đi lao động ở nước ngoài, do
Phạm Thị Thảo_QLXH27
15
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
đó số lượng còn ít, thị trường xuất khẩu sang chủ yếu là malaixia, Đài Loan, gần
đây có thêm thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Kata,… nhưng với số lượng rất ít.
Nguồn lao động của địa phương khi sang các nước khác hầu hết đều có chất
lượng thấp, biểu hiện là trình độ văn hóa, trình độ tay nghề thấp, thiếu hiểu biết về

văn hóa, phong tục tập quán của nước đến lao động. Mặt khác họat động tạo nguồn
lao động chưa đi vào chuyên nghiệp với các chiến lược tuyên truyền, thông tin về
xuất khẩu lao động của doang nghiệp đến người dân, chưa quan tâm tạo nguồn lâu
dài phục vụ chiến lược xuất khẩu lao động.
Hiện nay việc tổ chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu là
trách nhiệm của sở, phòng lao động thương binh – xã hội của địa phương, ngoài ra
có thêm một số doanh nghiệp song số lượng này chưa gấy được sự tin tưởng, yên
tâm của người dân khi tham gia xuất khẩu lao động. Mặt khác chưa có sự liên kết
chặt chẽ giữa các bộ, nghành khác, vì vậy mà việc đưa lao động đi làm việc ở nước
ngoài chưa được thuận lợi cho cả chính người lao động.
Hiện nay ở Tuyên Quang, một số Doanh nghiệp tuyển lao động được thnhf
lập nhiều, đó là một điều thuận lợi cho hoạt động đưa người đi xuất khẩu lao động,
song điều khó khăn ở đây là các doanh nghiệp này thường uyên hoạt động một
cách độc lập, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng thời chưa chịu sự quản lý của các
cấp ủy chính quyền địa phương, nên xảy ra tình trạng người lao động bị lừa tiền,
gây thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động.
Một trong những nội dung chính của hoạt động xuất khẩu lao động là nghiên
cứu tìm tòi đối tác, cung ứng hợp đồng, quá trình này cần có sự tổng hợp các kiến
thức nhằm nghiên cứu, khai thác và hoàn thiện quy trình đưa lao động đi làm việc
ở nước ngoài. Điều đáng quan tâm là tìm hiểu thị trường đầu ra và thị trường đầu
vào chưa thực sự được linh hoạt, đặc biệt là các doanh nghiệp còn rất lúng túng khi
nói về thị trường lao động mà mình sẽ đưa người sang đó lao động.
2.3 Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế
Phạm Thị Thảo_QLXH27
16
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
Nguyên nhân của những kết quả
Đạt được những kết quả trên đó là do sự quan tâm sát sao của Tỉnh ủy, ủy
ban nhân dân đã có những chính sách, quyết định đúng đắn, quan trọng hơn cả đó
là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, từ đó tạo niềm tin vững chắc cho nhân

dân, dể họ mạnh dạn làm hồ sơ đăng ký di xuất khẩu lao động.
Công tác tuyên truyền của các chủ thể làm cong tác xuất khẩu lao động nói
chung đều đạt hiệu quả, để nhân dân nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của việc đi xuất
khẩu lao động. Mặt khác, kinh nghiện thực tiễn cũng đã cho thấy, hầu hết nhưng
nơi nào có người đi xuất khẩu lao động đều có mức sống được nâng lên, vói khát
khao làm giàu cho chính bản thân mình cũng như cho cả đất nước nên hiệu quả của
việc đi xuất khẩu lao động ngày một được khẳng định rõ rệt hơn.
Nguyên nhân của những hạn chế
Những người đi xuất khẩu lao động hầu hết đều có trình độ văn hoa thấp do
đó sự nhận thức của họ về vấn đề này chưa thực sự đạt được hiệu quả, vì vậy mà
vẫn còn tâm lý rụt rè, e ngại không đà tiếp xúc với nền văn hóa bên ngoài, đặc biệt
với tỉnh Tuyên Quang chiếm đa số là các dân tộc thiểu số nên vấn đề đó lại càng
khó khăn hơn.
Các chủ thể có trách nhiệm đào tạo bồi dưỡng lao động trước khi đi xuất
khẩu lao động chưa thực sự có chuyên môn, do đó việc phối hợp giữa các tổ chức,
ban, nghành chưa được chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo sâu, do
đó việc tham khảo, tìm kiếm thị trường còn gặp nhiều khó khăn.
2.4 Bài học kinh nghiệm
Qua nghiên cứu tình hình xuất khẩu lao động của địa phương, đã rút ra một
số kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động.
Tuyên truyền các chính sách của Đảng và nhà nước một cách sâu rộng, để
người dân nắm vững những yêu cầu, quy định của việc hoạt động xuất khẩu lao
Phạm Thị Thảo_QLXH27
17
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
động ra nước ngoài, nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động, cũng như lợi ích
lâu dài của sự phát triển bền vững của đất nước.
Khi tiến hành hoạt động xuất khẩu lao động thì cần phải theo các quy định
pháp luật, nếu có sai phạm, các hành vi lợi dụng hoạt động này gây thiệt hại đến
lợi ích của người dân thì cần phải xử lý một cách nghiêm túc, đúng pháp luật.

Thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động muốn có kết quả bền vững thì vấn
đề mấu chốt là công tác tổ chức cán bộ. Đội ngũ cán bộ, đặc biệt là những người có
trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo lao động trước khi đưa lao động ra nước ngoài,
đặc phải cho người lao động hiểu và biết được những điều kiện kinh tế, văn hóa,
cũng như phong tục tập quán của nước đến lao động.
Lao động của Việt Nam khi chuẩn bị đưa sang xuất khẩu lao động chủ yếu
là những lao động phổ thông, chưa có tay nghề, howcj có thì cũng chỉ với số lượng
ít, trình độ chưa cao do chưa được tiếp xúc với các phương tiện sản xuất công nghệ
cao. Do đó cần phải đào tạo cho lao động ít nhất là phải hình thành sơ bộ cho
người lao động về mô hình, quy trình làm việc ở nước ngoài.
Phạm Thị Thảo_QLXH27
18
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
Chương 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở TỈNH TUYÊN QUANG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1.Quan điểm chung về vấn đề nâng cao hiệu quả quản
lý xã hội về xuất khẩu lao động
3.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề nâng
cao hiệu quả QLXH về xuất khẩu lao động.
Song song với việc nhằm đua đưa được nhiều người lao động đi xuất khẩu
lao động ra nước ngoài. Nhằm nâng cao đời sồng cho người dâ, coi đó là một tronh
những chiến lược để phát triển kinh tế của đất nước thi Đảng và Nhà nước ta đã đề
ra nhiêu chính sách nhăm nâng cao hiệu quả quản lý xã hội về kinh tế. Khác với sự
di dân trong nước, xuất khẩu lao động sang nước ngoài phải đảm bảo một số tiêu
chuẩ\n khắt khe, có sự chọn lọc kỹ lưỡng.
Chỉ thị số 41/CT – TW ngày 22/9/1998 về xuất khẩu lao động và chuyên
gia, Bộ chính trị đã chỉ đạo như sau: “Cùng với giải quyết việc làm trong nước là
chính thì xuất khẩu lao động và chuyê gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài

góp phần xây dựng đội ngũ lao động trong công cuộc xây dựng đất nước trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Là một bộ phận của hợp tác quốc tế góp phần
củng cố quan hệ hữu nghị hợp tác lâu dài với các nước. Xuất khẩu lao động và
chuyên gia phải được mở rộng và đa dạng hòa hình thức, thị trường xuất khẩu lao
động; phù hợp với cơ chế thị trường có sự quan lý của nhà nước, xuất khẩu lao
động và chuyên gia một mặt phải đảm bảo sức cạnh tranh trên cơ sở tăng cường
Phạm Thị Thảo_QLXH27
19
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
đào tạo lực lượng lao động, kỹ thuật và chuyên gia, nâng cao dần tỷ trọng lao động
xuất khẩu và nâng cao trình độ quản lý của các đơn vị xuất khẩu lao động. Mặt
khác phải chăm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động đi làm việc nước
ngoài theo pháp luật của nhà nước ta và nước mà lao động sống và làm việc”.
Như vậy, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về việc xuất khẩu lao động
và chuyên gia là rất rõ ràng, hợp lý, phù hợp với tình hình đất nước trong từng thời
kỳ. Dù hình thức và việc làm có thể cụ thể, có thể thay đổi ít nhiều nhưng mục đích
của việc xuất khẩu lao động và chuyên gia luôn luôn nhất quán là: Giải quyết việc
làm, bảo vệ quyền lợi cho người lao động, tăng ngoại tệ cho Ngân sách Nhà nước,
góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh,
đồng thời đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
3.1.2 Quan Điểm chính sách của địa phương.
Trong những năm gần đây, xuất khẩu lao động đang trở thành vấn đề được
xã hội quan tâm. Đặc biệt, với các tỉnh miền núi thì vấn đề này càng được chính
quyền địa phương chú ý tìn giải pháp. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, kinh tế
còn gặp nhiều khó khăn, nên tạo việc làm cho người lao động và xuất khẩu ra nước
ngoài là hướng đi hiệu quả góp phần xóa đói giảm nghèo cho người lao động. Tỉnh
Tuyên Quang đã coi hoạt động xuất khẩu lao động là một chương trình trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả của nền
kinh tế của tỉnh, mặt khác cải thiện đời sống của nhân dân.
Địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được phép

tuyển lao động trên địa bàn tỉnh. Phân công các nghành thành viên Ban chỉ đạo
theo từng nhiệm vụ, công việc, phối hợp chaựt chẽ với các tổ chức đoàn thể, hội
quần chúng và các huyện, thị xã để tổ chức có hiệu quả công tác xuất khẩu lao
động của địa phương.
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý xã hội về xuất khẩu lao động ở
tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay.
Phạm Thị Thảo_QLXH27
20
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
3.2.1 Các nhóm giải pháp chung
Tạo hành lang pháp lý, hoàn thiện các chính sách và tăng cường quản lý
của Nhà nước về xuất khẩu lao động: Trước hết cần phân định và giao trách nhiệm
cụ thể cho các Bộ, nghành và các cấp quản lý, đấy mạnh xuất khẩu lao động, Bộ
Lao Động Thương Binh và Xã hội thống nhất quản lý về xuất khẩu lao động, đẩy
mạnh công tác nghiên cứu và khai thác thị trường lao động quốc tế nhằm hình
thành một hệ thống thị trường sử dụng lao động Việt Nam ổn định phát triển.
Tổ chức triển khai thực hiện các chế độ chính sách hướng tới các Bộ,
Nghành và địa phương các Doanh nghiệp thực hiện hiệu quả xuất khẩu lao động
theo đúng pháp luật.
Hệ thống quản lý xuất khẩu lao động cần được đổi mới theo hướng tinh
giản, đầu mối trung gia, tập trung chức năng quản lý Nhà nước vào một cơ quan
của chính phủ là Bộ Lao động Thương binh – Xã hội, các bộ nghành liên quan có
trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động thương binh – Xã hội
Mở rộng và thiết lập quan hệ Nhà nước với các nước có nhu cầu sử dụng
lao động nước ngoài: Đàm phán với các nước nhận lao động Việt Nam để ký kết
cá thỏa thuận và hợp tác trong lĩnh vực tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm
việc.Nhà nước đóng vai trò quyết định cho sự ổn định và phát triển xuất khẩu lao
động. Ngoài chức năng xác định chủ trương định hương chiến lược, xây dựng
chính sách, chính phủ còn có vai trò to lớn trong phát triển thị trường lao động
nước ngoài. Vì vậy cần phải thiết lập quan hệ nhà nước về lao động, song song

hình thành hệ thống tùy viên lao động tại các nước này để tham mưu cho nhà nước
về thị trường.
Mở rộng phạm vi về thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu lao động, đồng
thời đa dạng hóa các hình thức và nghàn nghề đưa đi. Để tăng tính cạch tranh lành
mạnh và đảm bảo lợi ích cho Nhà nước, cho người lao động.
Phạm Thị Thảo_QLXH27
21
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
Đào tạo nguồn lao động xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của chủ sử dụng lao
động. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho công tác đào tạo nguồn lao động xuất
khẩu. Một mặt đào tạo cho người lao động về tay nghề, mặt khác phải, giáo dục
cho người lao động hiể rõ về tầm quan trọng của hoạt động uất khẩu lao động, để
từ đó họ có trách nhiệm với bản thân mình, cũng do đố mà sẽ có ý thức làm việc
nghiêm túc khi sang nước ngoài làm việc.
Cần phải phối hợp với các ban, nghành,sở khác như sở Công thương, sở Kế
hoạch – Đầu Tư, sở Tài chính,…phối hợp một cách nhịp nhàng, để thực hiện chức
năng quản lý xuất khẩu lao động, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội,
các đoàn thể như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, ttoor chức Công Đoàn… để tổ
chức vận động , tuyên truyền giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, tham gia khai thác tìm kiếm thị trường.
Đưa lao động sang nước ngoài cần phải bảo vệ quyền lợi chính đang cho
người lao động. Có chính sách tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Chính
phủ Việt Nam giao cho các đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người lao động. Tại các nước có nhiều lao động Việt Nam làm
việc, thành lập các ban quản lý lao động trong cơ quan đại diện để thực hiện nhiệm
vụ này. Ngòa ra cần phải quy định các doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nuovs ngoài phải có trách nhiệm cử cán bộ đại diện
các nước nhận lao động nhận lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Hỗ
trợ người lao động có đủ năng lực và kiến thức cần thiết để có thể tự bảo vệ mình
khi làm việc ở nước ngoài.

3.2.2 các nhóm giải pháp riêng
Phù hợp với từng điều kiện kinh tế xã hội, cũng như phong tục tập quán của
từng nước mà phải có những chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu
lao động. Với Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, kinh tế còn nghèo nàn, trình độ
nhận thức của người dân chưa cao, đặc biệt là lao động đi xuất khẩu chủ yếu là lao
Phạm Thị Thảo_QLXH27
22
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
động phổ thông, tay nghề thấp Do đó khi có chính sách về mở rộng xuất khẩu lao
động thì hầu hết người dân đều có mong muốn sang nước ngoài lao động nhằm
nâng cao, cải thiện đời sống của mình và gia đình.
Tuy nhiên điều khó khăn là lao động hầu hết họ chưa qua đào tạo, Vì vậy
cần phải có chính sách chiến lược để đào tạo lao động của điạ phương, nội dung
chính tập trung vào dạy ngoại ngữ, phong tục tập quán của nước đến xuất khẩu.
Việc dạy ngoại ngữ cần phải thiết kế bài giảng một cách kỹ lưỡng và chi tiết, mang
tính thực tế cao, nâng cao số lượng bài học, liên hệ thực t.Thông qua giáo dục
ngoại ngữ cần giáo dục thêm về văn hóa, phong tục tập quán giao tiếp của nước
bạn nơi người lao động đến làm việc. Đồng thời giáo dục về luật pháp của Việt
Nam và của nước bạn, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến luật lao động, nghĩa vụ
và quyền lợi của người lao động khi làm việc ở nước ngoài, những vấn đề chi tiêt
của hợp đồng lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Tuyển chọn đúng lao động xuất khẩu phù hợp với yêu cầu công việc là tiền
đề và quyết định hiệu quả của quản ký xuất khẩu lao động. Muốn xuất khẩu được
lao động có chất lượng cao ra nước ngoài, khâu đầu tiên mang tính chất quyết định
là tuyển chọn được người có trình độ phù hợp với yêu cầu công việc mà chủ sử
dụng lao động cần, đúng vói nguyện vọng của người lao động. để làm được như
vậy cần xác định rõ tiêu chuẩn tuyển chọn lao động cho từng loại công việc, từng
ngành nghề và theo yêu cầu của từng thị trường, tìn kiếm và tạo nguồn lao động
cho xuất khẩu và tiếp đến là thiết lập quy trình tuyển chọn, áp dụng các phương
pháp tuyển chọn khoa học,thích ứng để tuyển được lao động phù hợp với yêu cầu

của công việc.
Tăng cường tuyển chọn lao động xuất khẩu bằng việc thành lập ban tạo
nguồn xuất khẩu lao động, thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm địa phương,
xã phường qua các trường dạy nghề, các phương tiện thông tin đaị chúng, hội chợ
việc làm và tạo nguồn qua các cộng tác viên.
Phạm Thị Thảo_QLXH27
23
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
Tăng cường đẩy mạnh hoạt động maketing của các doanh nghiệp nhằm thiết
lập, duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu lao động. Một trong những nội dung
chính của hoạt động xuất khẩu là nghiên cứu tìm tòi đối tác, ký kết hợp đồng lao
động xuất khẩu lao động. Quán trình này cần có sự tổng hợp các kiến thức và hoàn
thiện quy trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Điều đáng quan tâm là trị
trường đầu vào và thị trường đầu ra. Các doanh nghiệp cần phải làm tốt công tác
nghiên cứu thị trường. Trên thực tế, để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động
phải có sự ứng dụng linh hoạt các kiến thức maketing và phục vụ cho các lĩnh vực
dịch vụ, quan hệ đối ngoại, xã hội, pháp luật
Coi trọng công tác quản lý, giám sát hoạt động đưa người đi làm việc ở
nước ngoài. Các cơ quan có thẩm quyền như sở lao động Thuong binh – Xã hội
cùng các bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương thuongf xuyên theo dõi,
phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, gây ảnh
hưởng đến quyền lợi người lao động.
Mặt khác cần chú ý cơ hội cho người đi lao động sau khi đi xuất khẩu lao
động về nước có việc làm, tức là biết sử dụng đồng vốn của mình làm ra một cách
hiệu quả, bởi trên thực tế không ít lao động sau khi đi lao động ở nước ngoài về
hầu như không muốn lao động chân tay ở, làm đồng áng ở quê nữa nhưng cũng
không có cách nào để sử dụng đồng vốn của mình một cách hiệu quả, tiết kiệm, do
nđó cần tạo cơ hội cũng như có chính sách thu hút vốn đầu tư trong phát triển kinh
tế ở nông thôn,nâng cao đời sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng.
3.3 kiến nghị

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề, em có một vài kiến nghị cho
việc tiến hành nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động ở tỉnh Tuyên Quang
nói riêng cũng như cho hoạt động xuất khấu lao động ở nước ta nói chung.
Thứ nhất: Cần nâng cao chất lượng, nội dung và mật độ trong công tác tuyên
truyền qua Báo, Đài phát thanh
Phạm Thị Thảo_QLXH27
24
Nâng cao hiệu quả QLXH về XKLĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đọan hiện nay
Thứ hai:thường xuyên đưa tin về tình hình làm việc và thu nhập thực tế của lao
động tỉnh nhà đang làm việc tại nước ngoài, nhằm đông viên gia đình, đồng thời
động viên số lao động đang chuẩn bị xuất cảnh
Thứ ba: tăng cường và nâng cao chất lượng giáo dục định hướng về pháp luật, các
nội quy quy định của Nhà máy và phong tục tập quán của nước đếnlàm việc cho
người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Phạm Thị Thảo_QLXH27
25

×