Họ và Tên:
Năm sinh:
Đơn vò: THCS an thanh
, tỉnh Đồng Tháp
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỢNG CHÍNH TRỊ HÈ
CHO CÁN BỘ, GIÁO VIÊN NĂM 2010
Câu hỏi:
1. Qua học tập những nội dung bồi dưỡng chính trò hè cho cán bộ giáo viên năm 2010. Anh
(chò) nhận thức vấn đề nào sâu sắc nhất? Vì sao?
2. Anh (chò) làm gì để góp phần thực hiện tiếp nội dung trên ở đòa phương, đơn vò mình?
Bài làm
1. Qua học tập những nội dung bồi dưỡng chính trò hè cho cán bộ giáo viên năm 2010, tôi
nhận thức sâu sắc nhất chuyên đề “Vai trò của biển thế kỉ 21 và chiến lược biển Việt Nam”,
vì:
- Biển có giá trò to lớn để nước ta phát triển, mở cửa giao lưu với quốc tế ngày càng có vai
trò to lớn trong tương lai. Tiềm năng tài nguyên biển nổi bật là dầu khí (khoảng 3 - 4 tỉ m
3
dầu
quy đổi); hải sản (tổng trữ lượng khoảng 3 - 4 triệu tấn); có trên 100 đòa điểm có thể xây cảng,
có nhiều đảo có giá trò kinh tế cao, có 125 bãi biển lớn và nhỏ cảnh quan đẹp và nhiều khoáng
sản quan trọng…
- Vùng ven biển Việt Nam có dân cư tập trung khá đông đúc.
- Thực trạng phát triển kinh tế biển đã đạt được nhiều thành tựu, chủ yếu:
Các ngành và đòa phương đã tích cực xây dựng nhiều chiến lược, quy hoạch phát triển
của ngành, lónh vực liên quan đến biển.
Quy mô kinh tế biển và vùng ven biển tăng lên, cơ cấu ngành nghề có thay đổi cùng với
sự xuất hiện ngành kinh tế mới.
Vùng biển và ven biển có đóng góp lớn vào xuất khẩu, thu ngoại tệ.
Công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên, môi trường biển đã được quan tâm tốt
hơn.
Trong quá trình phát triển kinh tế mở, bước đầu đã hình thành các trung tâm phát triển
ra biển.
Đã có bước phát triển mới ở một số hải đảo.
Công tác đối ngoại đã đạt được một số kết quả quan trọng.
Quốc phòng, an ninh trên biển được đảm bảo.
- Song thực trạng phát triển kinh tế biển cũng còn nhiều mặt hạn chế:
Chậm nghiên cứu xây dựng chiến lược biển nên các ngành đòa phương còn thiếu căn cứ
để quy hoạch và triển khai đầu tư.
Kinh tế biển và vùng ven biển còn phát triển chậm, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lí và
đang ở trình độ thấp, mới phát triển ở vùng biển quốc gia, chưa quan tâm và chú ý đúng mức
tới việc khai thác vùng biển quốc tế vì chưa chuẩn bò điều kiện để vươn ra khơi xa và ra vùng
biển quốc tế.
Cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển còn yếu kém, lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu phát
triển nhanh kinh tế biển.
Cơ cấu ngành nghề và phương thức khai thác kinh tế biển và vùng ven biển nước ta chủ
yếu vẫn là sản xuất nhỏ tự phát.
Khoa học - công nghệ biển còn yếu.
Môi trường biển và vùng ven biển ở nhiều nơi bò ô nhiễm.
Công tác đối ngoại còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
- Những nhiệm vụ và giải pháp chiến lược biển Việt Nam:
Nâng cao nhận thức về vò trí, vai trò của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc.
Xây dựng lực lượng mạnh để bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh trên biển.
Đẩy mạnh điều tra cơ bản và phát triển khoa học - công nghệ biển.
Triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Quản lý nhà nước có hiệu quả các vấn đề liên quan đến biển.
Xây dựng đầy đủ, đồng bộ hệ thống luật pháp và cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển.
Phát triển nguồn nhân lực biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và
ven biển.
Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển.
Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh làm lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế
biển với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế.
Qua vai trò, tiềm năng tài nguyên và thực trạng kinh tế biển nước ta đã nêu trên cho
thấy biển có ý nghóa rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc
phòng nước ta. Đó là lí do tôi nhận thức sâu sắc vấn đề này.
2. Để góp phần thực hiện tiếp nội dung chuyên đề “Vai trò của biển thế kỉ 21 và chiến
lược biển Việt Nam” ở đòa phương, đơn vò cần:
- Nghiên cứu, học tập để nắm được vai trò của biển trong thế kỉ 21, Chiến lược biển theo
tinh thần Nghò quyết số 09 của Hội nghò Trung ương tư (khóa X), tiềm năng tài nguyên và thực
trạng kinh tế biển nước ta, quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, đònh hướng chiến lược và những giải
pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển.
- Là một giáo viên tôi cần tích cực tham gia công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng
trong học sinh nhằm nâng cao nhận thức về vò trí chiến lược, đònh hướng phát triển kinh tế
biển.
- Tích cực phối hợp với Chi đoàn, Liên đội tổ chức những sinh hoạt sáng tạo trong nhà
trường như thi tìm hiểu, tọa đàm, hái hoa dân chủ, báo tường viết thư cho bộ đội Trường Sa,
cảnh sát biển Việt Nam; từ đó tăng thêm tình yêu của học sinh đối với “rừng vàng, biển bạc”,
đối với quê hương, đất nước, chuẩn bò hành trang vào đời để trở thành công dân tốt, đóng góp
trí tuệ và tài năng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghóa.
- Giáo dục cho học sinh tinh thần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cả trên đất liền lẫn trên biển
và ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên biển quý giá.
Cau 3: Anh, chị hãy cho biết suy nghĩ của mình sau khi tiếp thu những nội dung quy định về
chuẩn nghề nghiệp của giáo viên. Qua đó bản thân anh, chị có kiến nghị, đề xuất gì để thực hiện tốt
những quy định của nhà nước về chuẩn ngề nghiệp của giáo viên.
Bài làm.
Qua học tập, nghiên cứu những nội dung quy định về chuẩn ngề nghiệp của giáo viên bản
thân có một số ý kiến sau :
Chuẩn giáo viên là những yêu cầu cơ bản về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị và năng lực
nghề nghiệp đối với mỗi giáo viên trong công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, giáo
dục Tiểu học nói riêng. Nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học thể hiện rõ ở 3 lĩnh vực : Phẩm chất đạo đức, tư
tưởng chính trị - kiến thức và kỹ năng sư phạm. Trong mỗi lĩnh vực có các yêu cầu cơ bản. Mỗi
yêu cầu được phân thành 4 mức độ , theo trình tự mức độ sau cao hơn mức độ trước. Áp dụng
chuẩn nghề nghiệp sẽ giúp cho giáo viên không ngừng phấn đấu, nâng cao năng lực cạnh tranh về
trình độ, phương pháp, kỹ năng giảng dạy trong nhà trường. Đây cũng là cơ hội tốt để đội ngũ giáo
viên phát huy thế mạnh của mình, bổ sung những mặt còn yếu và thiếu. Điều này làm giảm bớt
được tình trạng nhiều giáo viên chưa chưa tâm quyết với nghề.Qua “ Bộ Chuẩn” sẽ biết tự đánh giá
mình đang đứng ở vị trí nào để tự rèn luyện và phấn đấu.
Tuy nhiên hiện nay còn một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục,
còn hạn chế về năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm chưa nhuần nhuyễn. Chưa phát huy được
tính tích cực sáng tạo của học sinh trong học tập.
Để thực hiện tốt những quy định của nhà nước về chuẩn ngề nghiệp của giáo viên bản thân
có một kiến nghị sau:
Nhà trường cần tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu kỹ chuẩn giáo viên . Xem đây là
công cụ trong đánh giá xếp loại để hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc
Tóm lại:
Chuẩn giáo viên là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Do vậy, giáo viên có vị trí, vai
trò to lớn cho các hoạt động dạy và học. Thể hiện qua từng lời nói, cử chỉ, cuộc sống lao động sư
phạm của người thầy. Muốn phát huy sự phát triển tư duy học sinh người thầy phải gương mẫu
thực hiện tốt chuẩn giáo viên . Chuẩn giáo viên là mẫu hình xây dựng đội ngũ giáo viên của thế kỷ
XXI, góp phần tạo nên chất lượng ngày càng cao để phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông nói chung
và giáo dục Tiểu học nói riêng.