Phương pháp màu nhiệm xử trí bệnh cơ tim phì đại
Những cái chết bất ngờ của nhiều người có liên quan đến
bệnh tim mạch trong đó có bệnh cơ tim phì đại thật sự là
mối họa đáng sợ. Sử dụng sự màu nhiệm của chất cồn,
bằng kỹ thuật can thiệp, các bác sĩ Viện Tim mạch Việt
Nam đã cứu sống nhiều bệnh nhân bị cơ tim phì đại, mở ra
một hướng điều trị hiệu quả bệnh
lý nguy hiểm này.
Bệnh nhân cơ tim ph
ì
đại cần lưu ý:
- Bệnh cơ tim phì đ
ại
di truy
ền theo tính
tr
ạng trội. Nếu trong
gia đình có ngư
ời mắc
bệnh cần đề ngh
ị
ngư
ời thân trong gia
đình (cha m
ẹ, anh em,
con cái) đi khám b
ệnh
và được siêu âm tim đ
ể
tầm soát bệnh c
ơ tim
Đau ngực, khó thở coi chừng cơ
tim phì đại
Vốn là người khỏe mạnh, lại đang
ở tuổi sung sức cường tráng nhưng
bỗng nhiên anh Trần Thanh N., 36
tuổi (Hoài Đức - Hà Nội) đột ngột
có dấu hiệu khó thở, đau ngực. Lo
lắng với tình trạng sức khỏe bất
thường của mình, anh đi khám tại
Viện Tim mạch Việt Nam thì được
biết anh bị phì đại vách liên thất.
Mặc dù được chỉ định điều trị nội
khoa tối ưu nhưng các dấu hiệu
bệnh của bệnh nhân N. rất ít
chuyển biến. Nếu không có biện
pháp xử trí hiệu quả, bệnh nhân N.
có nguy cơ tử vong. Để cứu sống
người bệnh, các bác sĩ Phòng tim
mạch can thiệp quyết định bơm
phì đại.
- Ngư
ời bệnh không
nên chơi nh
ững môn
thể thao đòi h
ỏi nhiều
g
ắng sức, vận động
v
ừa phải. Tránh để
mất nư
ớc. Ở bệnh
nhân nghẽn đường r
a
thất trái cần ph
òng
ngừa viêm n
ội tâm
m
ạc nhiễm khuẩn
(u
ống kháng sinh
trước khi đư
ợc nhổ
răng hay làm th
ủ
thuật). Tái khám v
à
tuân th
ủ điều trị của
bác sĩ chuy
ên khoa tim
mạch.
cồn tuyệt đối gây tắc nhánh động mạch nuôi dưỡng vùng
cơ tim phì đại. Sau ít ngày điều trị, tình trạng bệnh của anh
N. đã ổn định, không còn nguy hiểm.
Nguy cơ đột tử hàng đầu ở những người trẻ tuổi
PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn - Trưởng phòng C4, Viện
Tim mạch Việt Nam cho biết, cơ tim phì đại là bệnh lý có
tình trạng cơ tim dày lên bất thường ở thành tim tâm thất
trái (đồng tâm) hoặc vách liên thất (lệch tâm). Điều này
khiến tim co bóp tống máu đi khó khăn, nghẽn đường ra
thất trái, thiếu máu cơ tim, loạn nhịp tim. Bệnh mang tính
di truyền trội. Người mắc bệnh này khó được nhận biết do
bệnh không hoặc ít biểu hiện triệu chứng, đến viện thường
đã có các dấu hiệu của bệnh nặng. Những dấu hiệu của
bệnh thường là khó thở khi gắng sức, mệt mỏi, đau ngực,
ngất.
Bệnh nhân cơ tim phì đại có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim
như nhanh thất hay rung thất, có thể đưa đến đột tử mà
không có dấu hiệu báo trước. Đây là một nguyên nhân hàng
đầu dẫn đến đột tử ở các bệnh nhân dưới 35 tuổi. Tuy
nhiên, nhiều trường hợp bệnh nhân vẫn có thể chung sống
hòa bình với bệnh mà không cần đòi hỏi các phương pháp
điều trị đặc biệt. Các dấu hiệu suy tim có thể diễn biến tăng
dần sau 35 - 40 tuổi. Các bệnh nhân lớn tuổi có thể có biểu
hiện suy tim nặng sau một giai đoạn hoàn toàn không có
triệu chứng lâm sàng. Một số ít các bệnh nhân trẻ tuổi phải
nhập viện nhiều lần vì các cơn nhịp nhanh thất tái phát
nhiều lần.
Cũng theo PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn, các dấu hiệu của
bệnh rất giống với các bệnh lý tim mạch khác như suy tim,
nhồi máu cơ tim, các bệnh van tim Vì thế, để xác định
chính xác cơ tim phì đại thì cần phải làm các xét nghiệm
chẩn đoán đặc hiệu. Siêu âm tim, siêu âm Doppler, thông
tim, đo áp lực buồng tim là các phương pháp hữu hiệu nhất
để chẩn đoán, theo dõi tiến triển của bệnh cơ tim phì đại
cũng như loại trừ các nguyên nhân khác như bệnh van động
mạch chủ, đánh giá mức độ của bệnh để lựa chọn biện pháp
điều trị phù hợp.
Cơ tim phì đại.
Phép màu của can thiệp
Hiện nay, với những tiến bộ mới trong điều trị bằng can
thiệp, các bệnh nhân phì đại vách liên thất nặng được cứu
sống bằng cách bơm cồn chọn lọc vào nhánh động mạch
nuôi dưỡng vùng cơ tim phì đại để gây tắc chúng. PGS.TS.
Nguyễn Quang Tuấn cho biết, để thực hiện được biện pháp
này, cũng giống như can thiệp mạch vành, các bác sĩ dùng
dây dẫn đưa vào nhánh động mạch vành cung cấp máu cho
vách liên thất. Sau đó luồn bóng nhỏ và ngắn trượt trên dây
dẫn đến nhánh động mạch vành này, sau đó bơm bóng lên
để bịt kín mạch máu nuôi vách liên thất. Các bác sĩ sẽ bơm
4ml cồn tuyệt đối theo bóng nong gây hoại tử vách liên thất
đó. Mục đích của biện pháp này là làm cho chênh áp ở
đường ra thất trái giảm, bệnh nhân đỡ khó thở khi gắng sức,
không bị ngất, hóa giải mối nguy đột tử. Tuy nhiên, khoảng
5 - 10% bệnh nhân phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.
Trong thời kỳ bơm cồn vào động mạch vành, bệnh nhân
đau ngực dữ dội (vì làm nhồi máu vùng cơ tim bị phì đại),
có thể xảy ra rối loạn nhịp trầm trọng như ngoại thu tâm
thất, nhịp nhanh thất, thậm chí rung thất. Dấu hiệu thường
gặp nhất là nhịp chậm, do vậy trước khi làm thủ thuật, các
bác sĩ phải đặt máy tạo nhịp tạm thời. Muốn có được hiệu
quả cao thì phải lựa chọn được nhánh động mạch vành gây
tắc đủ lớn, nếu quá nhỏ thì biện pháp can thiệp không có
hiệu quả. Sau can thiệp, bệnh nhân được điều trị tích cực từ
1 - 2 ngày, sau 3 - 4 ngày sẽ được xuất viện.
Lê Hảo