Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh ký sinh trùng lây qua nguồn nước docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.84 KB, 5 trang )


Bệnh ký sinh trùng lây qua
nguồn nước


Bệnh nhiễm ký sinh trùng ở người thường lây qua
nguồn thức ăn, nước uống. Tuy nhiên, đa số người dân
chỉ chú ý đến vệ sinh thực phẩm, chưa ý thức được hết
sự nguy hại của nguồn nước mang mầm bệnh.
Cùng với sự đô thị hóa ngày càng lan rộng, con người xâm
hại môi trường tự nhiên ngày càng nặng nề, các cư dân
thành thị bắt đầu đối mặt với vấn nạn khan hiếm nước sạch.
Nguồn nước sạch ngày càng cạn kiệt dẫn đến sự sử dụng
nhiều nguồn nước nhiễm bẩn, từ sông rạch, ao hồ, giếng
đóng chưa qua xử lý, làm lây nhiễm nhiều bệnh nhiễm
trùng, ký sinh trùng, nhiễm độc hóa chất ngày càng trầm
trọng, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Trong
khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số
mầm bệnh lây nhiễm qua nguồn nước cần phải cảnh giác
hiện nay.

Sử dụng nguồn nư
ớc không qua xử lý rất dễ bị
nhiễm ký sinh trùng
Các mầm bệnh lây qua nguồn nước
Ở mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, nếu uống nước lấy
thẳng từ sông hồ bị nhiễm bẩn phân người, phân súc vật có
thể bị nhiễm các mầm bệnh sau:
- Entamoeba histolytica từ phânngười gây kiết lỵ.
- Cryptosporidium sp từ phân người và súc vật như: trâu
bò, cừu, chim… gây tiêu chảy phân nước ồ ạt.


- Balantidium coli từ phân heo gây tiêu chảy.
- Giardia lamblia từ phân người gây tiêu chảy phân sống.
Tại các vùng dịch tễ của bệnh sán lá lớn ở gan như các tỉnh
miền Trung (Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa), nếu uống nước sông, ao hồ có thể nuốt
nhằm ấu trùng đuôi của sán lá lớn ở gan Fasciola sp, khi
vào ruột non người ấu trùng sẽ đi xuyên qua thành ruột vào
gan gây bệnh áp-xe gan. Tại các vùng dịch tễ của giun lươn
strongyloides stercoralis, giun móc (ankylostoma duodenal
hoặc necator americamus) như các tỉnh miền Trung, miền
Đông Nam bộ, nơi người dân làm ruộng, vườn, rẫy, ấu
trùng giun lươn có thể sống trong các vũng nước đọng, ao
hồ. Khi người uống vào sẽ mắc bệnh nhiễm giun lươn.
Hoặc khi lội trong vùng ngập nước, ấu trùng giun lươn,
giun móc có thể chui qua da chân gây bệnh nhiễm giun
lươn, giun móc. Vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi có
nhiều loài chim di trú, chim và vịt sẽ thải phân có nhiễm
trứng sán máng microbilharzia sp, trứng sẽ nở thành ấu
trùng đuôi chẻ bơi trong nước. Khi người tiếp xúc với nước
sông hồ, ấu trùng đuôi chẻ sẽ chui xuyên qua da và mắc kẹt
tại đây, gây bệnh cảnh viêm da do sán máng. Da sẽ ngứa dữ
dội, phù và nổi mẩn đỏ, sau 2 - 3 ngày sẽ dày lên thành sẩn
và sẽ tự hết sau 1 tuần.
Phòng ngừa
Đối với nước uống:
- Phải tuyệt đối uống nước đun sôi để nguội, không được
uống nước lấy thẳng từ môi trường ngoại cảnh mà không
qua xử lý.
- Khi lội nước ao hồ, sông suối, tránh bị vô tình nuốt nước
vào miệng.

Đối với người làm việc trong môi trường nước:
- Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nếu phải ngâm mình
dưới nước thì sau khi lên bờ, phải lau sạch ngay tất cả nước
bám trên mình, như vậy ấu trùng sán máng nằm trong giọt
nước sẽ chết, không chui qua da được.
- Khi lội nước, cố gắng mang ủng cao su nếu có thể để
tránh bị ấu trùng giun móc, giun lươn chui qua da.
TS. TRẦN PHỦ MẠNH SIÊU

×