Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TỔ CHỨC NHÂN SỰ. QUẢN LÝ NHÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.89 KB, 11 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 Lý do chọn đề tài.
Phân công lao động trong một tổ chức là vấn đề hết sức quan trọng, các tổ
chức đứng vững, muốn khẳng định trong giai đoạn hiện nay, ngoài các công tác
hoạt động khác như về tài chính, maketing thì vấn đề phân công lao động luôn
luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng và được đặt trên hàng đặt trên hàng đầu,
nói về phân công lao động là nội dung có bản chất nhất của tổ chức lao động. Nó
chi phối toàn bộ nội dung còn lại của tổ chức lao động khoa học trong Công ty. Do
phân công lao động mà tất cả các cơ cấu lao động trong Công ty được hình thành
tạo nên bộ máy ví tất cả các bộ phận, chức năng cần thiết, với những tỷ lệ tương
ứng và theo yêu cầu sản xuất. Phân công lao động hợp lý là điều kiện để nâng cao
năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.
Mặt khác trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận và vị thế cạnh tranh trên thị
trường là mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp luôn luôn phải tìm mọi biện pháp
để giảm giá thành sản phẩm và mở rộng thị trường của mình… Phân công lao động
hợp lý sẽ góp phần làm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất làm giảm
giá thành sản xuất. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong các công ty nhỏ và
siêu nhỏ với nền sản xuất nhỏ, họ muốn cạnh tranh tồn tại và phát triển thì cần phải
có một nền sản xuất hợp lý, tổ chức lao động khoa học, phân công lao động tốt để
tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh với hàng loạt công ty, doanh
nghiệp ra đời rất nhiều, quy mô sản xuất rất đa dạng, có tiềm lực về kinh tế và cơ
sở vật chất. Để nghiên cứu những cơ sở lý luận, thực trạng về phân công lao trong
các doanh nghiệp hiện nay như thế nào và có những ưu điểm, hạn chế gì để tìm
giải pháp khắc phục.
Chính vì vậy, tôi đã tìm hiểu chủ đề: "Đánh giá thực trạng phân công lao động
trong Cơ Sở May Khả Mẫn”làm đề tài nghiên cứu.
I.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Đánh giá tình hình phân công lao động hiện tại cở sở may Khả Mẫn có những
thuận lợi, những mặt đã đạt được trong công tác phân công bố trí lao động, cũng
như tìm hiểu những mặt còn hạn chế còn tồn tại, để đề xuất các giải pháp và kiến
nghị giúp doanh nghiệp hoàn thiện cho bộ máy tổ chức nhân sự, góp phần nâng


cao năng suất và hiệu quả làm việc cho người lao động.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cở sở lý luận, cơ sở thực tiễn nghiên cứu
quá trình phân công lao động của Cơ sở May Khả Mẫn.
Phạm vi không gian nghiên cứu tập trung chủ yếu trong nội bộ Cơ sở May
Khả Mẫn.
Phạm vi thời gian: bắt đầu từ ngày 25/11/2012 đến ngày 08/12/2012.
1
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp quan sát từ thực tế, phương pháp
thu thập và phân tích các thông tin, số liệu từ sách báo, internet và từ nội bộ Công
ty.
Bằng phương pháp quan sát để thấy được thực tế phân công lao động trong
doanh nghiệp. Từ đó có những nhận định đưa các giải pháp để phân công lao động
cho hợp lý.
II. PHẦN NỘI DUNG
2
II.1 Cơ sở lý luận
 Tổng quan về doanh ngiệp nhỏ và rất nhỏ: Doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ là
những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Theo
tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có
số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10
đến dưới 50 người. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP
ngày 30/6/2009 của Chính phủ, qui định số lượng lao động trung bình hàng năm từ
10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người
lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ.
Bảng quy định số lượng lao động và vốn trong doanh nghiệp nhỏ
Quy mô
Khu vực

Doanh
nghiệp siêu
nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ
Số lao động
Tổng
nguồn vốn
Số lao động
I. Nông, lâm nghiệp và
thủy sản
10 người trở
xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
Từ trên 10 người đến 200
người
II. Công nghiệp và xây
dựng
10 người trở
xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
Từ trên 10 người đến 200
người
III. Thương mại và dịch
vụ
10 người trở
xuống
10 tỷ đồng
trở xuống

Từ trên 10 người đến 50
người
 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ.
Các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ năng động, linh hoạt trước những thay đổi
của thị trường, đặc biệt nhu cầu nhỏ, lẻ có tính chất địa phương do doanh nghiệp
vừa và nhỏ có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng
nhanh, tăng giảm lao động một cách dễ dàng.
Nơi làm việc của người lao động có tính chất ổn định và ít bị đe dọa mất nơi
làm việc so với các doanh nghiệp lớn khi tình trạng suy thoái kinh tế diễn ra.
Tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất linh hoạt gọn nhẹ, các quyết định quản
lý thực hiện nhanh, công tác kiểm tra điều hành trực tiếp. Qua đó góp phần tiết
kiệm chi phí quản lý.
3
Vốn đầu tư ban đầu ít, hiệu quả cao, thu hồi nhanh, điều đó tạo sức hấp dẫn
trong đàu tư sản xuất kinh doanh mọi thành phần kinh tế vào khu vực này.
Tuy nhiên, nguồn tài chính của doanh nghiệp hạn chế, đặc biệt nguồn vốn tự
có cũng như bổ sung để thực hiện quá trình tích tụ, tập trung nhằm duy trì hoặc mở
rộng sản xuất kinh doanh.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ kỹ thuật thường yếu kếm lạc hậu,
nhà xưởng, nơi làm việc trực tiếp và trụ sở giao dịch, quản lý của đa phần các
doanh nghiệp là rất nhỏ, hẹp.
Trình độ quản lý nói chung và quản trị các mặt theo chức năng còn hạn chế.
Đa số các chủ doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ chưa được đào tạo bài bản, đặc biệt
kiến thức về kinh tế thị trường, về quản trị kinh doanh. Họ quản lý chủ yếu bằng
kinh nghiệm và thực tiễn là chủ yếu.
Hình thức sở hữu: chủ yếu là tư nhân.
Chất lượng lao động: thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, tận dụng lao động
nhàn rỗi tại địa phương.
Công nghệ: thủ công và nửa cơ khí.
Khả năng cạnh tranh : yếu.

 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ.
Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ thường
chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ
xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của họ
vào sự phát triển kinh tế.
Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp.
Cung cấp cho xã hội một khối lượng hàng hoá đáng kể về cả chất lượng, số
lượng và chủng loại.
Giữ vai trò quan trọng việc ươm mầm các nhà quản lý, các chủ doanh
nghiệp lớn tương lai.
Tăng nguồn tiết kiệm và đầu tư cho dân địa phương
Nhìn chung các doanh nghiệp vừa và nhỏ được mở ra ở địa phương nào đều
có công nhân và chủ doanh nghiệp là người ở địa phương đó. Khi các doanh
nghiệp loại đó được mở ra thì người dân lao động ở địa phương có công ăn việc
làm, có nguồn thu nhập. Kết cục là quỹ tiền tiết kiệm-đầu tư của địa phương đó
được bổ sung.
Làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn
Các công ty lớn và các tập đoàn không có được tính năng động của các đơn
vị kinh tế nhỏ hơn chúng vì một nguyên nhân đơn giản là quy mô của chúng quá
lớn. Cũng vậy, các đơn vị kinh tế càng to lớn thì càng thiếu tính linh hoạt, thiếu
khả năng phản ứng nhanh, nói cách khác là sức ì càng lớn.Một nền kinh tế đặt một
tỷ lệ quá lớn nguồn lao động và tài nguyên vào tay các doanh nghiệp quy mô lớn
sẽ trở nên chậm chạp, không bắt kịp và phản ứng kịp với các thay đổi trên thị
trường. Ngược lại, một nền kinh tế có một tỷ lệ thích hợp các doanh nghiệp vừa và
4
nhỏ sẽ trở nên “nhanh nhẹn” hơn, phản ứng kịp thời hơn. Tính hiệu quả của nền
kinh tế sẽ được nâng cao.
Phát huy và tận dụng các nguồn lực địa phương, giữ gìn và phát huy các
ngành nghề truyền góp phần tăng trưởng kinh tế.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ và rất nhỏ hầu hết tập trung ở các địa

phương, tận dụng các ngành nghề ở địa phương để phát triển sản xuất nên các
ngành nghể truyền thống ở địa phương sẽ phát triển, góp phần giải quyết công ăn,
việc làm tại địa phương làm cho địa phương đó phát triển về kinh tế xã hội.
II.2 Các vấn đề về phân công lao động.
• Khái niệm về phân công lao động
Phân công lao động : là việc phân chia quá trình lao động thành nhiều việc
nhỏ giao mỗi phần việc cho một nhóm người lao động chịu trách nhiệm thực hiện.
• Các hình thức của phân công lao động trong nội bộ doanh nghiệp:
- Phân công lao động theo chức năng là hình thức phân công lao động tách riêng
các bước công việc khác nhau thành những chức năng lao động nhất định, căn cứ
vào vị trí và chức năng chính của người lao động thực hiện.
- Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc là hình thức phân công
lao động trong đó tách riêng các công việc khác nhau tùy theo tính chất phức tạp
của nó.
- Phân công lao động theo nghề.
• Yêu cầu của phân công lao động:
- Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung và hình thức của phân công lao động với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất, với những yêu cầu cụ thể của kỹ thuật và
công nghệ, với các tỷ lệ khách quan trong sản xuất .
- Đảm bảo sự phù hợp giữa những khả năng và phẩm chất của con người với những
yêu cầu của công việc.
- Đảm bảo sự phù hợp giữa công việc được phân công với đặc điểm và khả năng
của con người, phân công lao động phải nhằm mục đích phát triển toàn diện con
người.
- Phân công lao động không thể tùy tiện, mà phải dựa trên cơ sở của quy trình công
nghệ và trang bị kỹ thuật.
• Nội dung của phân công lao động:
- Xác định những yêu cầu kỹ thuật của công việc mà con người phải đáp ứng.
- Xây dựng danh mục những nghề nghiệp của doanh nghiệp, thực hiện việc hướng
nghiệp, tuyển chọn cán bộ, công nhân một cách khách quan theo những yêu cầu

của sản xuất.
- Thực hiện bố trí cán bộ, công nhân theo đúng những yêu cầu của công việc, áp
dụng những phương pháp huấn luyện có hiệu quả.
II.3 Thực trạng phân công lao động của Cơ sở May Khả Mẫn.
II.3.1 Tổng quan về Cơ sở May Khả Mẫn.
5
Tên đăng ký kinh doanh: Cơ sở May Khả Mẫn.
Địa chỉ: Phường Thuận Giao, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
Loại hình doanh nghiệp: Tư nhân.
Người đại diện: Ông Cao Khả Mẫn - Chủ Cơ Sở.
Số vốn điều lệ của cơ sở May là 10 tỷ đồng.
Số máy móc trang thiết bị gồm có: 5 máy may,2 máy ủi.
Loại hình: Nhà sản xuất - dịch vụ.
Mã số thuế: 8015075394
Năm thành lập: 2012
Số nhân viên: 17 người.
Ngành nghề kinh doanh: ngành nghề kinh doanh chính của Cơ sở May Khả Mẫn
là gia công may các đơn đặt hàng của các công ty và sản xuất may mặc các trang
phục công sở, nhận may các đồng phục cho các cơ quan xí nghiệp. Ngoài ra, Cơ sở
còn nhận may các bộ áo đôi nam nữ cho các dịp lễ trong năm.Thị trường mà Cơ sở
May Khả Mẫn là toàn quốc, sẽ nhận các đơn đặt hàng trong cả nước.
• Tình hình phân công lao động tại cơ sở May Khả Mẫn:
Trong cơ sở May Khả Mẫn có tất cả 17 công nhân làm việc, trong đó số lao
động được phân công như sau:
⋅ 10 công nhân cắt, may
⋅ 2 công nhân nam bốc xếp hàng.
⋅ 2 công nhân gấp xếp hàng.
⋅ 2 công nhân ủi.
⋅ 1 công nhân cắt chỉ.
Cơ sở May Khả Mẫn đã áp dụng hình thức phân công lao động theo đối

tượng: đó là hình thức phân công trong đó một công nhân hay một nhóm công
nhân thực hiện một tổ họp các công việc tương đối trọn vẹn, chuyên chế tạo một
sản phẩm hoặc một chi tiết nhất định của sản phẩm.
 Đây là hình thức phân công lao động đơn giản, dễ tổ chức nhưng cho năng suất lao
động cao, thường áp dụng trong sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ hoặc thủ công.
Ngoài ra, cơ sở may Khả Mẫn là 1 doanh nghiệp rất nhỏ cho nên quá trình
phân công lao động rất linh hoạt, tất cả lao động có thể làm thay cho công việc của
nhau khi rãnh rỗi ở 1 công đoạn nào đó do tính chất công việc đơn giản và chưa có
sự chuyên môn hóa trong thực hiện công việc. Do đó tiết kiệm được thời gian hao
phí không cần thiết.
Tuy nhiên, là một cơ sở may mới thành lập đầu năm 2012, cho nên quá trình phân
công lao động vẫn chưa cụ thể, kinh nghiệm trong quá trình quản lý còn yếu kém.
Công nhân làm việc nhiều khi có thể được nghỉ sớm hay về muộn tùy theo số
lượng công việc của cơ sở May. Tính chất công việc trong cơ sở May Khả Mẫn là
không thường xuyên, có những thời điểm đơn đặt hàng nhiều thì lao động làm tăng
ca nhiều, còn khi tình hình kinh doanh, sản xuất của cơ sở bị ngừng trệ thì số công
nhân được rút bớt nghỉ việc tạm thời.
6
II.3.2 Đánh giá thực trạng phân công lao động trong cơ sở May Khả Mẫn.
• Thuận lợi.
Cơ sở May Khả Mẫn là một doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ có tổ chức quản lý
gọn nhẹ, không quá phức tạp, quá trình phân công lao động có thể linh hoạt theo
nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra, quá trình phân công lao động tại cơ
sở May dễ dàng vì đặc điểm lao động tại doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ có thể làm
được tất cả các công việc của nhau. Do đó, khi có 1 bộ phận nào đó thiếu hoặc
thừa lao động thì có thể dễ dàng điều chuyển lao động sang bộ phận đó. Ngoài ra,
với bộ máy quản lý đơn giản, lao động không cần phải đào tạo chuyên sâu cho nên
doanh nghiệp sẽ tiết kiệm một khoản đầu tư khá lớn.
Phần lớn lao động tại cơ sở May Khả Mẫn là lao động phổ thông, tại địa
phương nên quá trình tuyển dụng lao động cũng tương đối dễ dàng, và dễ dàng

phân công bố trí công việc vào bất kì việc trí nào của cơ sở khi thiếu việc.
Công tác quản lý đơn giản vì lao động là dân tại địa phương hầu hết quen biết
với chủ doanh nghiệp nên công tác quản lý có phần tình cảm, chủ doanh nghiệp có
thể bố trí công việc theo yêu cầu của người lao động, hoặc có thể bố trí lao động
theo yêu cầu của doanh nghiệp.
• Khó khăn.
Phần lớn người lao động là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nên trình độ
tay nghề chưa được nâng cao, quá trình phân công việc gặp khó khăn vì cấp bậc
công nhân sẽ nhỏ hơn cấp bậc công việc. Điều này gây ra khó khăn lớn cho việc tổ
chức sản xuất, chuyên môn hóa công ty để tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó,
do trình độ tay nghề thấp, tác phong công nghiệp rất hạn chế dẫn đến việc người
lao động không nắm rõ nội quy, quy chế của doanh nghiệp sẽ dẫn đến người lao
động nghỉ không phép, nghỉ tự do. Điều này, làm cho công tác quản lý, công tác tổ
chức nhân sự phân công lao động gặp rất nhiều khó khăn.
Công tác quản lý phân công lao động chưa rõ ràng, do phần lớn chủ doanh
nghiệp chưa được đào tạo chuyên sâu, mà chỉ từ đúc kết kinh nghiệm thực tế. Cho
nên khi phân công lao động dẫn đến sự chồng chéo công việc, quá nhiều người tập
trung một công việc, còn một số công đoạn thì lại thiếu nhân lực. Điều này do có
nguyên nhân từ chính trình độ của chủ doanh nghiệp và đặc biệt là tình trạng thiếu
minh bạch, còn có sự phân biệt đối xử trong việc cung cấp thông tin về tình hình
lao động cho các cơ quan quản lý. Nhìn chung nền tảng tri thức quản lý và chiến
lược còn nhiều hạn chế; hoạt động chủ yếu dựa vào tri thức vận hành; nguồn bổ
sung tri thức hạn hẹp.
Do hạn hẹp về trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp nên quá trình phân công
công việc cho người lao động không có khoa học, không thể bố trí đúng người
đúng việc do đó làm giảm năng suất lao động, cũng như tạo động lực lao động cho
người lao động.
II.4 Giải pháp để khắc phục những khó khăn trong quá trình phân công lao động
tại cơ sở May Khả Mẫn.
7

Phân công lao động cóvai trò hết sức quan trọng không chỉ với cơ sở May
Khả Mẫn mà đối với bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào bởi vì phân công lao động
hợp lý sẽ có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của sản xuất tăng năng
suất lao động. Do phân công lao động mà có thể chuyên môn hoá được công nhân,
chuyên hoá được công cụ lao động, cho phép tạo ra những công cụ chuyên dùng có
năng suất lao động cao, người công nhân có thể làm một loạt bước công việc,
không mất thời gian và việc điều chỉnh thiết bị thay dông cụ để làm những công
việc khác nhau.
Nhờ chuyên môn hoá sẽ giới hạn được phạm vi hoạt động, người công nhân
sẽ nhanh chóng quen với công việc, có những kỹ năng, kỹ xảo giảm nhẹ được thời
gian đào tạo, đồng thời sẽ sử dụng triệt để khả năng của từng người. Vì vậy, đứng
trước những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải chúng ta cần phải đề ra các
giải pháp để khắc phục.
 Trước hết, chúng ta cần phải nâng cao trình độ của người quản lý, người chủ doanh
nghiệp bằng cách tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn để người quản lý có đủ năng
lực quản lý công việc, sử dụng con người một cách hợp lý.
 Nâng cao trình độ tay nghề của công nhân bằng các khóa học hay cho tham gia các
cuộc thi tay nghề, nâng cao mức độ thành thạo trong công việc để sau đó thực hiện
chuyên môn hóa công việc được thuận lợi làm tăng năng suất lao động cho người
lao động.
 Phân công lao động trong doanh nghiệp cần phải chú ý đến cấp bậc công nhân và
cấp bậc công việc của người lao động có hợp lý hay không để có những điều chỉnh
cho phù hợp. Nếu không sẽ không mang lại hiệu quả sản xuất, công nhân sẽ nhàm
chán, thiếu động lực lao động.
 Xây dựng bản phân công công việc, phân công người lao động dựa trên những
năng lực của người lao động, người lao động có thể làm được gì, những mặtcòn
hạn chế… để bố trí lao động phù hợp.
 Xác định cơ cấu lao động hợp lý: Xác định cơ cấu lao động hợp lý là cơ sở để đảm
bảo tính cân đối trong sản xuất. Song tính cân đối này lại luôn bị phá vỡ bởi tính
cân đối khác. Do đó việc xác định cơ cấu lao động luôn luôn phải chính xác cho

mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ nhất định. Xác định cơ cấu lao động hợp lý còn cho
phép tăng năng suất lao động, hạn chế sự dư thừa lao động không cần thiết, đem lại
hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
 Trong quá trình tuyển dụng lao động, cơ sở May có thể tuyển lao động từ các
trường công nhân kỹ thuật in để bổ xung biện pháp này có ưu việt hơn vì số này có
kiến thức sẽ nhanh chóng tiếp thu đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Hoặc có thể tuyển
dụng lao động từ ngoài vào những yêu cầu khi tuyển chọn người vào phải đúng với
yêu cầu của sản xuất của doanh nghiệp.
 Cần tổ chức và phục vụ nơi làm việc sẽ góp phần quan trọng trong bất cứ quá trình
sản xuất nào. Nó sẽ tạo điều kiện để phân công lao động hợp lý, tạo điều kiện
thuận lợi cho người lao động nâng cao năng suất lao động.
 Đối xử công bằng . Phân công công việc phải gắn liền với kết quả thiết kế và phân
tích công việc
8
 Ngoài ra, cơ sơ May Khả Mẫn cần quan tâm hơn về phục vụ, nơi làm việc như :
Nơi thay quần áo của công nhân khu vệ sinh riêng cho công nhân, cần nghiên cứu
bổ xung mét sã trang thiết bị để giảm cường độ lao động thủ công, tăng thêm xe
nâng hàng và vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu trang bị hệ thống phun nước
làm mát các nhà xưởng. Trang bị các thùng nước uống tại các phân xưởng sản xuất
cần can thiệp giữ gìn vệ sinh môi trường tạo điều kiện cho người lao động có môi
trường làm việc tốt, đem lại hiệu quả cho sản xuất.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
III.1 Kết luận.
Phân công lao động có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm, cũng như tổ chức nơi làm việc hợp lý cho người lao động
trong các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ. Chính nhờ có sự phân công lao động hợp lý
9
sẽ góp phần thực hiện chuyên môn hóa trong công việc, hoàn thiện công tác tổ
chức, quản lý nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, trình độ tổ chức phân công lao động cao sẽ giúp doanh nghiệp

giảm thiểu những tổn thất và hao phí thời gian không sản xuất, nhờ áp dụng những
phương pháp và bố trí lao động hợp lý, tác dụng giảm nhẹ lao động và an toàn lao
động, đảm bảo sức khoẻ người lao động và phát triển con người toàn diện, thu hút
con người tự giác tham gia vào lao động cũng như nâng cao trình độ văn hoá sản
xuất thông qua việc áp dụng các phương pháp lao động an toàn và ít mệt mỏi nhất,
áp dụng các chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, loại trừ những yếu tố môi trường
độc hại, tạo ra những điều kiện lao động thuận lợi ở từng bộ phận sản xuất và tại
từng nơi làm việc, bố trí người lao động thực hiện những công việc phù hợp với
khả năng và sở trường của họ…Từ đó chất lượng lao động trong doanh nghiệp sẽ
được cải thiện, tạo tiền đề nâng cao năng suất lao động, mở rộng sản xuất, phát
triển doanh nghiệp.
III.2 Kiến nghị.
 Các chủ doanh nghiệp phải tích cực tham gia vào các lớp đào tạo để nâng cao
trình độ tri thức quản lý; cần tham gia các hiệp hội ngành nghề để chia sẻ tri thức
và kinh nghiệm với các doanh nghiệp khác trong cùng một ngành nghề. Chủ doanh
nghiệp nên thiết lập các liên kết với các nguồn tri thức như các đại học, các viện
hoặc trung tâm nghiên cứu. Các chủ doanh nghiệp cần chủ động theo dõi và quản
lý các thông tin có liên quan đến doanh nghiệp thông qua các phương tiện truyền
thông đại chúng, internet, các hiệp hội, các hội chợ, triển lãm.
 Chủ doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi thói quen ra quyết định, việc ra quyết
định quản lý điều hành doanh nghiệp nên dựa vào thông tin, không dựa nhiều vào
cảm tính, kinh nghiệm.
 Xây dựng và hoàn thiện cấu trúc tổ chức có tính hệ thống, khoa học, phù hợp với
quy mô của doanh nghiệp. Cấu trúc có thể đơn giản đảm bảo thực hiện được các
chức năng cơ bản cho hoạt động của doanh nghiệp. Hình thành hệ thống quản lý
chuyên nghiệp, tách rời chức năng của chủ doanh nghiệp và nhà quản lý doanh
nghiệp. Chú trọng phân tách các chức năng một cách rõ ràng, giảm thiểu sự chồng
chéo công việc giữa các bộ phận. Phân công lao lao động, công việc và trách
nhiệm của mỗi thành viên phải rõ ràng.
 Về việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Trong phát triển của các doanh

nghiệp nhỏ và rất nhỏ hiện nay nguồn nhân lực là yếu tố biến động nhiều nhất.
Doanh nghiệp cần chuẩn hóa lại nguồn nhân lực theo dòng sản phẩm và thị
trường, và cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp. Kỹ năng, năng suất làm việc của
nhân viên cần thiết được quy hoạch để khai thác có hiệu quả. Giảm thiểu các
nhân viên không phù hợp với công việc. Nâng cao trình độ nhân viên thông qua
các chương trình đào tạo. Tạo văn hóa lắng nghe nhân viên để nhân viên phát huy
sáng tạo trong giải quyết công việc và gắn bó nhiều hơn với doanh nghiệp. Khuyến
khích nhân viên tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
10
11

×