Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Ung thư thực quản - Phần 2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.99 KB, 12 trang )

Ung thư thực quản
Phần 2

Ung thư thực quản có ba giai đoạn:
• Thời kỳ 0: Tế bào bất thường được tìm thấy tại lớp màng lót của
thực quản. Giai đoạn này có tên “carcinoma in situ”.
• Thời kỳ I: Tế bào ung thư ăn lậm qua màng lót, đến lớp submucosa.
(Xem hình vẽ).
• Thời kỳ II: Một trong những tình trạng sau:
-Tế bào ung thư ăn lậm qua màng lót, qua lớp submucosa và đã lan
đến hạch bạch huyết.
-Hoặc, ung thư lậm sâu đến lớp cơ trơn, lan đến hạch bạch huyết.
-Hoặc, ung thư ăn lậm qua thành thực quản, lớp ngoài cùng.
• Thời kỳ III: Một trong những tình trạng sau:
-Ung thư ăn lậm qua thành thực quản, lớp ngoài cùng, và lan đến hạch
bạch huyết.
-Hoặc, ung thư đã lan đến các bộ phận lân cận như khí quản. ung thư
có thể lan đến hạch bạch huyết.
• Thời kỳ IV: Ung thư đã lan đến các bộ phận xa hơn như gan.
Chữa trị: Giải phẫu, Xạ Trị và Hóa Chất
Có nhiều cách chữa trị chứng ung thư thực quản: giải phẫu, xạ trị và /
hoặc hóa chất. Bác sĩ có thể dùng một, hai, hoặc cả ba cách chữa trị kể trên.
Thí dụ: Xạ trị dùng chung với hóa chất sau khi giải phẫu. Cách chữa trị được
xem là thích hợp cho bệnh nhân tùy thuộc những yếu tố sau:
• Vị trí của khối u tại thực quản
• Mức lan tràn của khối u
• Khối u đã lan đến hạch bạch huyết hoặc đến các bộ phận khác
• Triệu chứng
• Tình trạng sức khỏe toàn diện của bệnh nhân
Ung thư thực quản còn là một chứng nan y, khó chữa trị. Do đó, bác sĩ
có thể khuyến khích bệnh nhân tham dự một cuộc thử nghiệm lâm sàng, tìm


kiếm và thí nghiệm những cách trị liệu mới. Thử nghiệm lâm sàng quan
trọng cho bệnh nhân trong mọi giai đoạn của ung thư thực quản. Xin xem
thêm tiết mục Tham Gia Thử Nghiệm Lâm Sàng
Quý vị có thể nhờ bác sĩ giới thiệu một chuyên viên trong ngành trị
liệu này như bác sĩ chuyên môn về bệnh tiêu hóa (gastroenterologist), bác sĩ
chuyên môn chữa trị ung thư thực quản như bác sĩ giải phẫu lồng ngực
(thoracic (chest) surgeons), bác sĩ giải phẫu ung thư (thoracic surgical
oncologists), bác sĩ chữa trị ung thư (medical oncologists) hoặc bác sĩ
chuyên về xạ trị (radiation oncologists). Những chuyên viên khác có thể bao
gồm điều dưỡng chuyên về ung thư hoặc cả chuyên viên về dinh dưỡng. Nếu
bộ phận hô hấp bị nghẽn vì khối ung thư, bệnh nhân có thể cần chuyên viên
về hô hấp (respiratory therapist). Nếu thực quản bị nghẽn gây khó khăn khi
nuốt thức ăn hoặc nước miếng, bệnh nhân sẽ cần chuyên viên về phát âm
(speech pathologist).
Nhóm chuyên viên trị liệu có thể bàn thảo cách chữa trị thích hợp, kết
quả mong đợi, và biến chứng nếu có. Cách trị liệu ung thư thường gây hư
hoại những tế bào và mô bình thường nên bệnh nhân thường chịu phản ứng
phụ. Trước khi bắt đầu cuộc trị liệu, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ về
phản ứng phụ và cách trị liệu ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày ra sao. Bác
sĩ và bệnh nhân có thể thẩm định và lựa chọn cách chữa trị thích hợp nhất.
Quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu cuộc trị liệu:
• Tôi bị ung thư ở thời kỳ nào? Ung thư đã lan chưa? Có lan đến hạch
bạch huyết chưa?
• Có những cách chữa trị nào cho căn bệnh của tôi? Bác sĩ nghĩ rằng
cách trị liệu nào thích hợp nhất? Lý do?
• Tôi có được chữa trị bằng nhiều phương cách hay không?
• Lợi ích của mỗi cách chữa trị này là những gì?
• Phản ứng phụ và những rủi ro của mỗi cách chữa trị này bao gồm
những gì? Ta có thể giảm thiểu phản ứng phụ hay không?
• Tôi có cần làm gì để sửa soạn cho việc chữa trị không?

• Tôi có cần ở lại bệnh viện không? Nếu có, bao nhiêu lâu?
• Việc chữa trị có tốn kém lắm không? Bảo hiểm của tôi có trang trải
những phí tổn này không?
• Bác sĩ có thể giới thiệu một bác sĩ chuyên môn khác cho tôi xin ý
kiến thứ nhì không? Thử nghiệm lâm sàng có phải là cách chữa trị cho tôi
không?
• Sau khi trị liệu, tôi có phải khám bệnh đình kỳ thường xuyên không?
Giải phẫu
Có nhiều loại giải phẫu để chữa trị ung thư thực quản. Phương pháp
giải phẫu tùy thuộc về trí của khối ung thư. Bác sĩ có thể cắt bộ một phận
hoặc toàn thể thực quản. Thông thường, bác sĩ cắt bộ phận ung thư tại thực
quản, hạch bạch huyết và những mô lân cận. Một phần dạ dày hoặc cả dạ
dày cũng có thể bị cắt bỏ. Bệnh nhân và bác sĩ có thể thảo luận và quyết định
cách chữa trị thích hợp nhất.
Bác sĩ mở lồng ngực và khoang bụng để cắt bỏ khối ung thư. Trong
hầu hết mọi trường hợp, bác sĩ nối dạ dày với phần còn lại của thực quản
hoặc dùng một đoạn ruột non (hoặc ruột già) có thể được dùng để nối dạ dày
và phần còn lại của thực quản. Bác sĩ cũng có thể nối ruột non với phần còn
lại của thực quản nếu dạ dày bị cắt bỏ.
Trong khi mổ, bác sĩ có thể đặt một ống truyền thức ăn vào ruột non;
ống này giúp chuyển chất nuôi cơ thể trong khi vết cắt lành lặn. Đọc thêm ở
phần Dinh Dưỡng về cách ăn uống hậu giải phẫu.
Bệnh nhân có thể đau đớn vài ngày hậu giải phẫu và có thể dùng
thuốc giảm đau. Trước khi giải phẫu, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ về
cách giảm đau. Hậu giải phẫu, bác sĩ có thể gia giảm thuốc giảm đau để giúp
bệnh nhân dễ chịu hơn.
Các chuyên viên chăm sóc sức khỏe sẽ tìm kiếm dấu vết của việc thức
ăn thoát ra từ đường tiêu hóa, nơi vừa được cắt vá; dấu vết của viêm phổi
hoặc nhiễm trùng, khó thở, xuất huyết hoặc những biến chứng khác cần
được chữa trị kịp thời.

Thời gian cần thiết để phục hồi tùy thuộc vào cá nhân và tùy theo loại
giải phẫu. Bệnh nhân có thể nằm bệnh viện khoảng 1 tuần lễ.
Quý vị có thể hỏi bác sĩ của mình về cuộc giải phẫu:
• Bác sĩ sẽ thực hiện cách giải phẫu nào cho tôi?
• Bác sĩ có cắt bỏ hạch bạch huyết không? Cắt bỏ những mô khác?
Cắt bỏ dạ dày? Lý do tại sao?
• Tôi sẽ ra sao sau khi mổ?
• Tôi có cần ăn uống kiêng khem gì không?
• Nếu đau đớn, có thể dùng thuốc gì?
• Tôi sẽ ở lại bệnh viện bao nhiêu lâu?
• Tôi có gặp trở ngại trong việc ăn uống không? Có cần ăn uống qua
ống dẫn không? Nếu cần thì phải dùng ống dẫn bao nhiêu lâu? Làm thế nào
để chăm sóc ống dẫn thức ăn? Ai sẽ là người giúp đỡ khi tôi gặp trở ngại?
• Tôi có bị phản ứng phụ lâu dài hay không?
• Khi nào thì tôi có thể trở lại sinh hoạt bình thường?
Xạ Trị
Xạ trị (Radiation therapy hoặc radiotherapy) là việc dùng quang tuyến
cao năng lượng để diệt tế bào ung thư và chỉ ảnh hưởng đến tế bào tại nơi
chữa trị.
Xạ trị có thể được dùng trước hoặc sau khi giải phẫu, hoặc thay cho
giải phẫu. Xạ trị thường được dùng chung với hoá chất trị liệu để chữa ung
thư thực quản.
Bác sĩ dùng 2 loại xạ trị, một số bệnh nhân cần cả hai loại xạ trị:
• Ngoại xạ trị (External radiation therapy): Tia phóng xạ xuất phát từ
máy phát xạ bên ngoài cơ thể, nhắm đến khối ung thư. bệnh nhân có thể đến
bệnh viện hoặc trung tâm Y khoa để chữa trị. Việc ccữa trị thường kéo dài 5
ngày mỗi tuần trong nhiều tuần lễ.
• Nội xạ trị (Internal radiation therapy hoặc brachytherapy): Bác sĩ
gây tê tại cuống họng ben và dùng thuốc an thần để giúp bệnh nhân dễ chịu;
sau đó chuyển một ống vào thực quản. Phóng xạ đến từ ống này. Khi bác sĩ

lấy ống phóng xạ ra khỏi cơ thể, việc chữa trị hoàn tất. Phản ứng phụ tùy
thuộc vào lượng và loại xạ trị. Ngoại xạ trị đến ngực và bụng thường gây rát
cổ, khó nuốt hoặc đau đớn tại vùng bụng, bệnh nhân có thể buồn nôn và ói
mửa. Bác sĩ có thể dùng thuốc men để làm giảm các triệu chứng kể trên.
Vùng da nơi chiếu xạ trị sẽ đỏ rát, khó chịu. Hiếm khi xạ trị tại ngực gây hư
hoại phổi, tim hoặc cột sống.
Bệnh nhân thường rất mệt mỏi trong khi xạ trị, nhất là những tuần lễ
sau chót của cuộc chữa trị. Sự mệt mỏi mất sức sẽ kéo dài nhiều tuần lễ sau
đó. Nghỉ ngơi, dưỡng sức là việc quan trọng nhưng bác sĩ thường cổ võ việc
vận động cơ thể càng nhiều càng tốt.
Xạ trị có thể dẫn đến việc khó nuốt. Thí dụ, đôi khi xạ trị có thể hủy
hoại thực quản và gây khó nuốt, hoạt xạ trị có thể làm thu nhỏ thực quản.
Trước khi chữa trị, bác sĩ có thể đặt một ống plastic vào thực quản để ngăn
sự thu hẹp thực quản. Nếu xạ trị gây khó nuốt, sẽ ảnh hưởng đến sự dinh
dưỡng. Bệnh nhân nên thảo luận với chuyên viên về dinh dưỡng và xem
thêm phần Dinh Dưỡng.
Quý vị có thể tìm đọc thêm chi tiết trong tập tài liệu Radiation
Therapy and You của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ.
Quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu cuộc xạ trị:
• Tại sao tôi cần loại chữa trị này?
• Bác sĩ chọn loại xạ trị nào cho tôi? Cả hai loại xạ trị có cần thiết
không?
• Khi nào thì việc chữa trị bắt đầu? Khi nào thì xong? Chữa trị bao
nhiêu lần?
• Tôi sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Tôi có cần vào bệnh viện không? Tôi
cần làm gì để tự chăm sóc trong khi và sau khi chữa trị?
• Tôi có thể tự đến nơi chữa trị hay không?
• Làm thế nào để biết là xạ trị có hiệu quả hay không?
• Có phản ứng phụ nào lâu dài hay không?
Hóa chất trị liệu

Hầu như mọi bệnh nhân bị ung thư thực quản đều dùng hóa chất trị
liệu. Đây là cách chữa dùng hóa chất để diệt tế bào ung thư. Loại hóa chất trị
liệu dùng để chữa ung thư thực quản thường được chuyển vào tĩnh mạch
(intravenous). Bệnh nhân có thể được chữa trị tại bệnh viện, trung tâm y
khoa, phòng mạch bác sĩ hoặc tại nhà. Một vài bệnh nhân cần được chữa trị
tại bệnh viện.
Hóa chất trị liệu được dùng theo chu kỳ, mỗi chu kỳ là một thời gian
chữa trị theo sau là thời gian nghỉ ngơi. Phản ứng phụ tùy thuộc vào loại
thuốc và lượng thuốc. Hóa chất trị liệu diệt các tế bào tăng trưởng nhanh
nhưng cũng có thể gây hư hoại những tế bào khỏe mạnh có chu kỳ tăng
trưởng nhanh:
• Tế bào máu: Khi hóa chất trị liệu hạ thấp lượng tế bào khỏe mạnh,
cơ thể dễ bị nhiễm trùng, bầm tím hoặc xuất huyết dễ dàng, mệt mỏi và mất
sức. Bác sĩ cần theo dõi số lượng tế bào máu, khi lượng tế bào máu xuống
qúa thấp, bác sĩ có thể ngưng hóa chất trị liệu một thời gian hoạt giảm lượng
thuốc. Đôi khi bác sĩ dùng các loại thuốc gia tăng lượng tế bào máu.
• Tế bào tại chân tóc: Hóa chất trị liệu có thể gây rụng tóc. Nếu tóc
rụng, sẽ mọc trở lại nhưng tóc mới có thể khác màu và khác thể chất so với
tóc cũ.
• Tế bào lót bộ phận tiêu hóa: Hóa chất trị liệu gây biếng ăn, buồn nôn
và ói mửa, tiêu chảy, lở miệng môi. Bác sĩ có thể dùng thuốc men hoặc
những phương cách giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.
Những phản ứng phụ khác có thể bao gồm nổi mề đay trên da, đau
khớp xương, cảm giác kim châm hoặc tê dại tại chân tay, giảm thính giác,
sưng phù chân cẳng. Bác sĩ có thể dùng vài phương cách giúp bệnh nhân dễ
chịu hơn. Hầu hết những tc này sẽ chấm dứt khi việc chữa trị hoàn tất.
Quý vị có thể đọc thêm chi tiết về hóa chất trị liệu trong tập tài liệu
Chemotherapy and You do Viện Ung Thư Quốc Gia ấn hành.
Quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu hóa chất trị liệu:
• Tôi sẽ được chữa trị bằng những thứ thuốc nào?

• Khi nào thì bắt đầu? Khi nào thì xong? Bao nhiều lần chữa trị?
• Làm thế nào để biết rằng việc chữa trị có hiệu quả?
• Có phản ứng phụ nào lâu dài hay không? Triệu chứng nào thì tôi cần
báo tin với bác sĩ? Tôi có thể phòng ngừa những phản ứng phụ này không?
Ý kiến thứ nhì
Trước khi bắt đầu việc chữa trị, quý vị có thể tìm một trung tâm y
khoa dày kinh nghiệm chữa trị ung thư thực quản; tham khảo một bác sĩ
khác để lấy ý kiến về chẩn đoán và chữa trị. Nhiều hãng bảo hiểm sẽ trả chi
phí này nếu quý vị hoặc bác sĩ yêu cầu.
Quý vị nên tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia về các cách chữa
trị khác nhau, phản ứng phụ và kết quả. Nhiều người cho rằng việc tham
khảo ý kiến thứ nhì làm phật lòng bác sĩ của mình, sự e ngại này không thực
tế.
Khi thu nhận ý kiến thứ nhì, có thể cũng tương tự như ý kiến thứ nhất
hoặc khác biệt với ý kiến thứ nhất; bất kể trường hợp nào, bệnh nhân cũng
thu góp nhiều dữ kiện hơn, chọn lựa và tự quyết định việc chữa trị.
Quý vị cần một thời gian để thu góp tài liệu, y sử, các kết quả thử
nghiệm và sắp xếp buổi tham khảo với một bác sĩ khác. Việc chờ đợi thường
không ảnh hưởng đến kết quả của việc chữa trị. Để an tâm hơn, quý vị có thể
thảo luận về việc chờ đợi này với bác sĩ của mình.
Nhiều cách để tìm một bác sĩ cho ý kiến thứ nhì: Hỏi bác sĩ của mình,
hỏi chi tiết tại bệnh viện, những tổ chức y tế địa phương, trường Y khoa…
để lấy tên một vị bác sĩ chuyên khoa. Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ qua
dịch vụ NCI's Cancer Information Service (số điện thoại miễn phí 1-800-4-
CANCER) có thể cung cấp tin tức, dữ kiện về một trung tâm Y Khoa gần
nơi quý vị cư ngụ.

×