Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tiểu luận về CNXH khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.78 KB, 6 trang )

BẰNG LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC VÀ
THỰC TIỄN SỤP ĐỔ CNXH Ở LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU ĐỂ LÀM
RÕ VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRONG VIỆC THỰC HIỆN
SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN. LIÊN HỆ VỚI
VAI TRÒ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG CÁCH MẠNG
CNXH Ở VIỆT NAM.
o0o
BÀI LÀM:
Trước sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu,
đã bộc lộ sự dao động và hoài nghi về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân. Bọn cơ hội, xét lại và các thế lực chống cộng có cơ hội để phủ nhận sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và
CNXH. Vì vậy, để làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, nhất
là trong bối cảnh lịch sử mới đang được đặt ra một cách bức thiết trên cả
phương diện lý luận lẫn thực tiễn.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam
đã chỉ rõ ý nghĩa và nội dung căn bản, cụ thể của sứ mệnh lịch sử giai cấp
công nhân Việt Nam thể hiện trong giai đoạn mới: “Lợi ích giai cấp công
nhân thống nhất với lợi ích của toàn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập
dân tộc gắn với CNXH, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.”
Trong học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân các nhà
sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa các
điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan, đồng thời phát huy những
nhân tố chủ quan như những điều kiện tiên quyết trực tiếp để giai cấp công
nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Trước hết, ta biết rằng giai cấp công nhân là giai cấp của những người
lao động sản xuất của cải vật chất trong lĩnh vực công nghiệp với trình độ kỹ
thuật và công nghệ ngày càng hiện đại. Sản phẩm thặng dư do họ làm ra là
nguồn gốc giàu có và phát triển của xã hội.
Dưới chế độ TBCN, giai cấp công nhân là giai cấp những người lao


động làm thuê cho nhà tư bản, là giai cấp hoàn toàn không có tư liệu sản xuất,
phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống. Vì vậy, trong sản xuất, họ
là giai cấp bị phu thuộc và trong phân phối là giai cấp bị bóc lột giá trị thặng
dư, là giai cấp đối lập trực tiếp về lợi ích với giai cấp tư sản.
Khi nghiên cứu xã hội tư bản, Mác-Ăngghen đã vạch rõ mâu thuẫn cơ
bản gắn liền với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đó là mâu thuẫn giữa
lực lượng sản xuất có tổ chức xã hội hoá ngày càng cao với chiếm hữu tư
nhân TBCN về tư liệu sản xuất, biểu hiện thành mâu thuẫn xã hội giữa giai
cấp vô sản và giai cấp tư sản. Mâu thuẫn này tất yếu dẫn đến cách mạng
XHCN, thiết lập phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Ở đây, giai cấp
công nhân là người thực hiện sứ mệnh lịch sử, sứ mệnh đó là lật đổ giai cấp tư
sản, thủ tiêu chế độ TBCN, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng chế
độ CSCN trên phạm vi một nước cũng như là trên phạm vi toàn thế giới. Để
thực hiện hoàn thành sứ mệnh ấy, giai cấp công nhân phải tiến hành cách
mạng thông qua các giai đoạn là phải tổ chức ra chính đảng của mình, lật đổ
sự thống trị của giai cấp tư sản để giành lấy chính quyền, thiết lập chuyên
chính vô sản, đồng thời tiến hành công cuộc cải tạo XHCN, xây dựng xã hội
mới theo những nguyên tắc XHCN và CN Cộng sản.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chính là do địa vị kinh tế - xã
hội của giai cấp công nhân. Trong đó, việc phát huy những nhân tố chủ quan
được xem là những điều kiện quyết định trực tiếp để giai cấp công nhân hoàn
thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Giai cấp công nhân là lực lượng tiên tiến nhất, cơ bản nhất của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Do đó, nó sẽ là người quyết định phá
vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, hình thành phương thức sản xuất mới,
phương thức cộng sản chủ nghĩa, làm nền tảng cho xã hội cộng sản ra đời.
Những nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh
lịch sử của mình, trên cơ sở những tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, có
thể khái quát dựa trên 3 điều kiện cơ bản sau:

Điều quan trọng trước hết là đưa ý thức giai cấp, ý thức vô sản vào
quần chúng công nhân, biến cuộc đấu tranh tự phát của công nhân chống áp
bức, bóc lột của bọn chủ xí nghiệp thành cuộc đấu tranh tự giác, chống lại chế
độ tư bản. Chính điều này Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra rằng, việc hình
thành ý thức của giai cấp công nhân là một quá trình liên tục. Trong bất cứ
thời kỳ lịch sử nào cũng không được coi quá trình đó là hoàn tất, vì thành
phần giai cấp công nhân luôn luôn đổi mới, điều kiện sinh hoạt và hoạt động
của họ cũng như sách lược của giai cấp tư sản đối với công nhân luôn thay
đổi. Vì vậy, việc rèn luyện ý thức giai cấp chân chính của giai cấp công nhân
là quá trình đấu tranh thường xuyên và quyết liệt giữa hai hệ tư tưởng tư sản
và vô sản. Nhiệm vụ giáo dục ý thức giai cấp cho giai cấp công nhân hiện nay
là vấn đề bức xúc không những ở những nước giai cấp chưa giành được chính
quyền mà còn ở những nước giành chính quyền.
Gắn liền với việc đưa ý thức giai cấp, ý thức vô sản vào quần chúng
công nhân, biến các cuộc đấu tranh từ tự phát của công nhân đã nêu trên là
điều kiện khác vô cùng quan trọng thứ hai, đó là giai cấp công nhân phải từng
bước xây dựng chính Đảng của mình để lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính
quyền và lãnh đạo xây dựng xã hội mới. Đó là Đảng Cộng sản, đội tiên phong
của giai cấp công nhânm, trung thành với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân. Chỉ có Đảng Cộng sản mới có thể lãnh đạo giai cấp công nhân và
phong trào công nhân chuyển từ hình thức đấu tranh tự phát sang tự giác. Gắn
phong trào đấu tranh với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, làm cho công nhân nhận
thức được lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đặc trưng của đấu
tranh tự giác là dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, là việc giai cấp công
nhân đấu tranh để giải phóng mình và quần chúng nhân dân lao động, đấu
tranh lật đổ giai cấp tư sản giành chính quyền, nắm chính quyền, cải tạo xã
hội cũ, xây dựng một xã hội mới, xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Do
đó, vũ khí quan trọng nhất ở đây chính là tổ chức mà hình thành cao nhất là
Đảng Cộng sản, nếu không có một Đảng theo học thuyết cách mạng và khoa
học của chủ nghĩa Mác-Lênin thì không những giai cấp công nhân không

vươn tới cuộc đấu tranh giai cấp có ý thức mà cũng không thể trở thành giai
cấp lãnh đạo quần chúng, lao động bị áp bức, bóc lột, lật đổ giai cấp tư sản,
cải tạo xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn cách mạng Pháp 1848-1850 và Công xã
Pari 1871 đã chứng minh điều này. Sự thất bại của giai cấp công nhân là do
chưa có một Đảng theo học thuyết cách mạng và khoa học lãnh đạo. Cách
mạng Tháng Mười Nga (1917) thành công rực rỡ là một minh chứng cho việc
lãnh đạo của Đảng theo học thuyết CM và khoa học là học thuyết Mác-Lênin.
Thật vậy, vai trò tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng của
Đảng được thể hiện rõ ở các mặt như: giác ngộ giai cấp công nhân và nhân
dân lao động, bằng lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, đã vận dụng lý luận đó
vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Bên cạnh đó, Đảng đã đề ra cương lĩnh
chính trị, vạch ra cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động con đường đấu
tranh cách mạng đúng đắn, tổ chức quần chúng nhân dân đấu tranh từ thấp
đến cao và giành được chính quyền. Khi giành được chính quyền, lãnh đạo
chính quyền và toàn xã hội thực hiện đường lối của Đảng đề ra để xã hội
thành xã hội mới.
Ngoài hai nhân tố vừa nêu trên, nhân tố chủ quan thứ ba có tính chất
quyết định để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh của mình đó là việc phải
xây dựng ý thức đoàn kết quốc tế. Các-Mác cho rằng: nếu giai cấp công nhân
chỉ dựa vào lực lượng chủ yếu của mình, của từng nước thì không thể giải
phóng được dân tộc, vì giai cấp tư sản có tiềm lực và sức mạnh về kinh tế,
quân sự, khi phong trào công nhân đoàn kết được trên phạm vi cả nước và
quốc tế thì giai cấp công nhân mới phát triển và thắng lợi trong cuộc đấu
tranh của mình. Ngược lại, khi đoàn kết quốc tế giảm sút thì giai cấp công
nhân cũng bị giảm sút.
Như vậy, phong trào công nhân luôn luôn tồn tại hai xu hướng đoàn
kết thống nhất và chia rẽ nội nộ. Chừng nào còn giai cấp tư sản thì xu hướng
đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản còn phát
triển. Song, chừng nào có chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa thì chưa thể loại trừ
được xu hướng chia rẽ trong nộ bộ phong trào công nhân. Nhưng theo sự phát

triển khách quan của lịch sử thì xu hướng đoàn kết thống nhất giai cấp công
nhân là xu hướng chủ đạo.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xoá bỏ xã hội cũ, xây dựng
xã hội mới – Xã hội chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa. Sự nghiệp vĩ đại ấy
phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo thì giai cấp công nhân mới có thể hoàn thành
được. Để đảm đương được nhiệm vụ đó, Đảng Cộng sản phải thực sự là Đảng
Mác-Lênin chân chính, một Đảng thật sự cách mạng, mang tính chất tiên
phong, tính giai cấp công nhân và tính quốc tế của Đảng Cộng sản cho thấy
Đảng là một bộ phận của giai cấp, gắn liền với giai cấp, đồng thời Đảng là
một bộ phận tiên phong của giai cấp, là lãnh đạo chính trị của giai cấp công
nhân và dân tộc, là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân.
Để thực hiện được vai trò lãnh đạo, trên thực tế, Đảng phải không
ngừng tự đổi mới mình, đảm bảo vững mạnh về tư tưởng chính trị và tổ chức,
không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao ý chí cách mạng, tăng cường lập
trường giai cấp, không ngừng nâng cao kiến thức toàn diện, nhất là trình độ lý
luận, thường xuyên tổng kết kinh nghiệm nhằm hiểu thực tiễn sâu sắc, đủ sức
đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn, đồng thời phải tiến hành đấu
tranh chống những hiện tượng sai trái trong Đảng nhằm bảo đảm chất cách
mạng và khoa học, sự trong sạch, tính chiến đấu của Đảng. Từ tính chất và vai
trò của Đảng cho thấy, Đảng Cộng sản là nhân tố bảo đảm cho giai cấp công
nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. Do vậy, sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân gắn liền tuyệt đối với vai trò của Đảng Cộng sản.
Từ tính chất, vai trò của Đảng Cộng sản đã nêu trên, ta thấy rằng
Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố bảo đảm cho giai cấp công nhân Việt
Nam hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Sứ mệnh ấy gắn liền tuyệt đối với
vai trò của Đảng Cộng sản. Thật vậy, ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã thực hiện vai trò lãnh đạo với tinh thần trách nhiệm cao với giai
cấp và dân tộc, Đảng đã đề ra cương lĩnh đúng đắn cho cách mạng Việt Nam,
vạch ra đường lối khác về chất so với những con đường cứu nước do các nhà
yêu nước đương thời vạch ra và đã bế tắc thất bại.

Đảng lãnh đạo nhân dân ta hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân
chủ nhân dân, đưa cả nước quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng chính là đại
biểu trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
luôn lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Mặc dù có lúc Đảng cũng va vấp
những sai lầm, khiếm khuyết, nhưng Đảng đã kịp thời nhìn ra và lãnh đạo
công cuộc đổi mới, đưa đất nước từng bước thoát ra tình trạng khủng hoảng
kinh tế, bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tình hình kinh tế xã
hội đã chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh
vực, tạo thế đi lên cho đất nước, khẳng định con đường Đảng vạch ra là đúng
đắn.
Ngày nay, ngoài việc trang bị lý luận cho giai cấp công nhân, Đảng ta
còn thường xuyên đổi mới, nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, giữ vững
đoàn kết, thống nhất, đấu tranh có hiệu quả. Chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội,
chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất đạo
đức, năng lực chuyên môn và sức chiến đấu cao, tiêu biểu cho bản chất, lương
tâm và trí tuệ của giai cấp công nhân.
Hiện nay, việc xác định vai trò, nhiệm vụ lịch sử của giai cấp công
nhân, xây dựng giai cấp công nhân ngày càng vững mạnh về số lượng và chất
lượng là vấn đề rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến bản chất cách mạng của
Đảng, đến chế độ xã hội chủ nghĩa của nhà nước ta. Giai cấp công nhân là
giai cấp lãnh đạo cách mạng, cùng với Đảng của mình đề xướng sự nghiệp
đổi mới, nhưng thực trạng đời sống của giai cấp công nhân còn ở mức trung
bình so với toàn xã hội và không ổn định, môi trường lao động chưa hoàn
toàn thuận lợi, điều kiện lao động chưa tốt, có hiện tượng phân hoá trong thu
nhập của giai cấp công nhân ở các khu vực Nhà nước, vi phạm luật lao động
ở các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Tình hình đó làm cho nhiều công nhân
cảm thấy vai trò làm chủ của mình là khái niệm trừu tượng, hình thức.
Nhìn thấy được điều đó, nhiều năm qua, trung ương Đảng đã có nhiều
NQ quan trọng về công tác dân vận. Đặc biệt, Đại hội VIII của Đảng đặt vấn

đề xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh ở vị trí hàng đầu trong việc nghiên
cứu ban hành chính sách cụ thể đối với các tầng lớp xã hội nhằm tạo ra động
lực thúc đẩy phong trào công nghiệp trong thời kỳ mới. Giữ vững và tăng
cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, trở thành nhiệm vụ trung tâm,
hàng đầu.
Trước mắt phải khẩn trương giải quyết việc làm và đời sống cho giai
cấp công nhân, nhằm từng bước khắc phục sự phân hoá trong thu nhập của
giai cấp công nhân, đồng thời tăng cường bồi dưỡng tay nghề, giáo dục ý
thức, tổ chức kỷ luật để xây dựng giai cấp công nhân nước ta sao cho thể hiện
được vai trò lực lượng chủ đạo trong xây dựng kinh tế, xây dựng đất nước
trong giai đoạn hiện nay.
Về lâu dài, để hoàn thành sự nghiệp cách mạng của Đảng, của giai cấp
mình, giai cấp công nhân phải phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất để tiến
hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong mọi ngành kinh tế quốc
dân. Xây dựng được cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, thông qua
đó xây dựng đội ngũ công nhân hiện đại. Mặt khác, thường xuyên xây dựng
cơ chế gắn bó máu thịt giữa Đảng và giai cấp công nhân, làm cho giai cấp
luôn là người giám sát hoạtđộng của Đảng và Nhà nước.
Tóm lại, mặc dù số lượng còn ít, chất lượng còn hạn chế, giai cấp
công nhân Việt Nam thông qua sự lãnh đạo của Đảng là giai cấp duy nhất
lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, là giai cấp duy nhất
đang lãnh đạo nhân dân ta đi lên chủ nghĩa xã hội, hoàn thành sứ mệnh lịch sử
của giai cấp. Chúng ta có đầy đủ nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn
thành sứ mệnh lịch sử của mình. Chúng ta có Đảng Cộng sản vững mạnh, trì
trệ lãnh đạo cách mạng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×