Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thế nào là Nhượng quyền Thương mại ? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.79 KB, 3 trang )


Thế nào là Nhượng quyền
Thương mại ?

Nhượng quyền kinh doanh (NQKD) tiếng Anh gọi là franchise là một
thuật ngữ còn khá mới đối với người Việt Nam nhưng thực tế nó đã phổ
biến trên thế giới gần một trăm năm nay. Thực chất, franchise là một
phương thức nhân rộng mô hình kinh doanh có khởi nguồn tại Mỹ, vào
giữa thế kỷ 19. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên
thế giới năm 2000 là khoảng 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 DN từ 75
ngành khác nhau. Tại Mỹ, hoạt động nhượng quyền chiếm trên 40% tổng
mức bán lẻ, thu hút được trên 8 triệu người lao động trong khu vực này
và bình quân cứ 12 phút lại có 1 franchise mới ra đời.
Cụm từ NQKD này chỉ thể hiện được một khía cạnh của loại hình kinh
doanh này nên tôi xin được phép sử dụng nguyên mẫu tiếng Anh là
franchise trong một số ngữ cảnh để thể hiện đầy đủ ý nghĩa chuyên môn.
Dưới góc độ kinh tế, franchise là một hợp đồng hay thỏa thuận chung
giữa 2 đối tác: một bên gọi là bên nhượng quyền hay chủ thương hiệu


(franchiser) còn bên kia là bên được nhượng quyền hay mua quyền kinh
doanh (franchisee).
Franchise được 2 bên thực hiện trong một thời gian nhất định, thông
thường từ 5-10 năm và bên mua quyền kinh doanh sẽ phải trả cho bên
nhượng quyền kinh doanh một khoản tiền gọi là phí NQKD. Phí NQKD
có thể được trả một lần hoặc dựa trên doanh thu hàng tháng. Sau đó bên
mua sẽ được phép kinh doanh dựa trên việc sử dụng thương hiệu và sản
phẩm của công ty đó.
Theo thống kê của Hội đồng nhượng quyền kinh doanh thế giới (WFC)
vào năm 2004 thì hiện nay Việt Nam chỉ có khoảng 70 hệ thống
Franchise, trong số đó đa số là các thương hiệu của nước ngoài như:


KFC, Lotteria, Jollibee, Baskin-Robbins… và một số ít các thương hiệu
Việt Nam như cà phê Trung Nguyên, Phở 24, bánh Kinh Đô, cà phê
Highlands…
Franchise là một loại hình kinh doanh theo hệ thống và chuỗi, thường có
mặt ở tất cả các quốc gia có thị trường tiêu dùng lớn mạnh. Vì vậy, các hệ
thống franchise thường rất phát triển ở các quốc gia có nền kinh tế tương
đối phát triển. Ở khu vực Đông Nam Á, các quốc gia như Thái Lan,
Malaysia, Singapore, Indonesia cũng có rất nhiều hệ thống franchise đang
kinh doanh. Riêng Việt Nam vì mới mở cửa trong những năm gần đây
nên chưa chưa có nhiều thương hiệu nước ngoài xâm nhập.


Vũ Minh Quân



×