Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nhượng quyền thương mại - vừa làm vừa lo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.33 KB, 2 trang )

Nhượng quyền thương mại - vừa làm vừa lo
Tập đoàn Nam An đang sở hữu nhiều nhà hàng Việt Nam cao cấp và chuỗi 12 tiệm Phở 24 trong,
ngoài nước theo hình thức nhượng quyền thương mại. Cũng vì thế mà Giám đốc điều hành Lý Quí
Trung luôn ở trong tư thế chuẩn bị cho các vụ kiện vi phạm bản quyền.
Chỉ trong vòng 2 năm, thương hiệu Phở 24 của tập đoàn Nam An đã phát triển được chuỗi 12 tiệm
theo hình thức nhượng quyền thương mại (franchise) tại TP HCM, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội và
Indonesia. Theo đúng nguyên tắc franchise, các tiệm Phở 24 đều phải tuân thủ những quy định
kinh doanh chung, từ cách trang trí nội thất, vật dụng đến quy trình nấu phở... Thế nhưng mới đây,
Nam An phát hiện một cửa hàng nhượng quyền (franchisee) làm trái quy định khi tìm cách tiết
giảm chi phí hoạt động bằng việc giảm số lượng thịt trong tô phở, tắt máy lạnh..., khiến nhiều
khách hàng phàn nàn. "Cũng may trường hợp này được phát hiện sớm trước khi gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến toàn bộ uy tín của chuỗi thương hiệu Phở 24", ông Lý Quí Trung cho biết.
Theo ông Trung, sự cố này thường xuyên xảy ra đối với loại hình franchise. Một dạng "tai nạn"
khác cũng thường gặp là thương hiệu "nhái", một loại hàng giả thương hiệu. Ông Nguyễn Trần
Quang, chuyên gia tư vấn thương hiệu Công ty cà phê Trung Nguyên cho biết, là công ty trong
nước đầu tiên áp dụng mô hình kinh doanh franchise, đến nay Trung Nguyên đã có 1.000 cửa
hàng nhượng quyền trong và ngoài nước, nhưng "cũng đã có đến vài trăm cửa hàng Trung
Nguyên giả mà không thể xử lý được", ông Quang nói.
Rủi ro trong chuỗi nhượng quyền thương mại không nhỏ. Ông Albert Kong, Chủ tịch Công ty
Asiawide Franchise cho rằng, bên cạnh những thế mạnh như hiệu quả kinh doanh cao, tiềm lực tài
chính mạnh, nhiều cơ hội lấn sân sang các lĩnh vực khác, mặt trái của franchise chính là nguy cơ
đánh mất uy tín của một thương hiệu, mất quyền kiểm soát doanh nghiệp và mối nguy từ những
đối thủ tiềm tàng cũng như người nhượng quyền không trung thực.
Ông Lý Quí Trung cho biết, để đề phòng rủi ro, tập đoàn Nam An đã đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn
hiệu và biểu tượng Phở 24 tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới. "Chúng tôi quan tâm đến
vấn đề bản quyền kể cả đối với những chi tiết nhỏ nhặt nhất như bàn ghế, cách bày trí nhà hàng,
cách trình bày thức ăn, quy trình nấu phở..., tất cả đều được đăng ký sở hữu bản quyền", ông
Trung "bật mí". Có thể tạm yên tâm kinh doanh nhưng ở khía cạnh nào đó, ông vẫn thấy bất lực
trước hàng "nhái" vì sự nhiêu khê, rắc rối trong quá trình khiếu kiện ở Việt Nam.
Luật sư Fred Burke, Công ty Baker & McKenzie cho rằng, các nhà nhượng quyền thương mại
(franchisor) phải luôn chuẩn bị cẩn thận các hợp đồng chuyển nhượng để tránh phiền phức khiếu


kiện về sau. Theo luật sư Fred Burke, cần phải phân biệt rõ giữa hợp đồng franchise hay đơn giản
chỉ là hợp đồng cung cấp dịch vụ, chuyển giao công nghệ, hợp đồng thương mại... để có những
quy định cụ thể và xác định cơ quan Nhà nước sẽ phải đến để đăng ký hợp đồng.
Tham gia loại hình kinh doanh franchise, các franchisee phải trả phí nhượng quyền ban đầu (phí
hành chính chuyển giao công thức kinh doanh, đào tạo) thanh toán một lần và phí hàng tháng (duy
trì sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu, dịch vụ hỗ trợ...). Mức phí do các bên thỏa thuận. Tổng chi phí
đầu tư cho cửa hàng Phở 24 tại Việt Nam khoảng 50.000 - 60.000 USD bao gồm phí nhượng
quyền, chi phí xây dựng cải tạo mặt bằng, trang trí nội thất, mua sắm trang thiết bị.
"Không có một hợp đồng mẫu nào cho loại hình franchise. Có thể đó là tổng hợp các loại hợp
đồng hoặc từng loại hợp đồng riêng lẻ", ông Fred Burke nói. Ông cũng cho rằng, nhất thiết phải
đăng ký hợp đồng tại các cơ quan Nhà nước để đảm bảo giá trị. Chẳng hạn, hợp đồng franchise
thuộc loại chuyển giao công nghệ sẽ phải đến đăng ký tại Bộ Công nghiệp. Hợp đồng franchise
đúng nghĩa, theo ông Fred Burk, hiện nay Luật thương mại vừa được thông qua tháng 6 có quy
định, nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thi hành nên chưa thực hiện đăng ký được.
Luật sư Fred Burk cũng nhắc nhở các franchisor, khi soạn thảo hợp đồng phải hết sức cẩn trọng,
chính xác nhằm đảm bảo quyền lợi của mình trong hoạt động chuyển nhượng thương hiệu. Ông
cho biết: "Có 4 rủi ro cho hợp đồng franchise, đặc biệt là khi không đăng ký. Đó là khả năng vô
hiệu hợp đồng; không lấy được tiền bản quyền; không tính được phí chuyển nhượng; phạt hợp
đồng". Các franchisor gặp rất nhiều khó khăn đối với loại hợp đồng franchise, đặc biệt là những vụ
kiện thương mại trong trường hợp hợp đồng soạn thảo không đảm bảo đầy đủ.
Cũng vì lý do này, Công ty bất động sản Hoàng Quân tại TP HCM tỏ ra hết sức dè dặt khi có nhiều
lời đề nghị được nhượng quyền thương hiệu Hoàng Quân và chuyển giao công nghệ kinh doanh
bất động sản. "Tiêu chí nào để quản lý các nhà nhận chuyển nhượng này và bảo vệ thương hiệu?
Chúng tôi không đủ tự tin và kiến thức để triển khai nhượng quyền thương hiệu", đại diện Công ty
Hoàng Quân băn khoăn.

×