THUYỀN KAGO TRONG VĂN HÓA
TỘC NGƯỜI RAGLAI
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Raglai là một trong số năm tộc người thuộc ngữ hệ Malayo -Pôlinêdi ở
Việt Nam. Họ đã sinh sống lâu đời trên các vùng núi Nam Trường Sơn Tây
Nguyên, thuộc các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng.
Do địa bàn cư trú của người Raglai là vùng núi cao, hiểm trở, giao thông đi lại
khó khăn, từ trước tới nay người Raglai và văn hóa Raglai chưa được nghiên
cứu nhiều. Tài liệu khoa học về người Raglai tương đối ít so với tộc người
khác cùng ngữ hệ, trong lúc đó có nhiều vấn đề khoa học về tộc người Raglai
chưa được làm sáng tỏ, nhất là về lịch sử phát triển tộc người, quan hệ tộc
người, các đặc điểm sinh hoạt văn hóa, cấu trúc xã hội
Trong quá trình sinh tồn và phát triển người Raglai đã có những nghi lễ,
tập tục, tín ngưỡng văn hóa dân gian vô cùng phong phú và đa dạng, mà tiêu
biểu nhất là phong tục và tín ngưỡng “Vòng đời”. Bởi vì, con người sinh ra
luôn chịu sự tác động, có mối quan hệ ràng buộc với thiên nhiên, vũ trụ bao la,
với thế giới siêu hình bao quanh; khi sinh ra đời đã chịu sự nhập kiếp đầu thai,
khi lớn lên, mọi hoạt động đều chịu sự chi phối của cả hệ thống thần linh và cả
những vị thần hộ trì, những tổ sanh đến khi chết thì đã có thuyền đưa linh
tiễn về với thế giới ông bà, tổ tiên
Là một cán bộ công tác trong ngành Văn hoá -Thông tin gần hai mươi
năm, bản thân chúng tôi luôn có niềm say mê đối với việc sưu tầm, tìm hiểu
văn hóa tộc người Raglai, là nhằm tìm ra giải đáp, những giả thuyết về nguồn
gốc tộc người Raglai mà các học giả đã nêu ra ở các tài liệu nghiên cứu khoa
học của họ.
Xuất phát từ lý do nêu trên, với mảng đề tài này của luận văn tôi chọn
nghiên cứu biểu tượng thuyền Kago trong tâm thức tộc người Raglai.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là con thuyền Kago. Thuyền Kago thực chất là
con thuyền đưa linh làm bằng một khúc gỗ nguyên cây được đẽo dưới dạng
lâu thuyền và được sử dụng trong nghi lễ bỏ mả của tộc người Raglai; thuyền
Kago là thế giới tâm linh của con người hiện tại với thế giới bên kia và sự
ràng buộc giữa cái hiện thực và cái hư vô.
Nghiên cứu, tìm hiểu biểu tượng thuyền Kago trong tâm thức tộc người
Raglai là bước đầu phác thảo bức tranh toàn cảnh quá trình hình thành di cư
của tộc người Raglai vào thời kỳ đồ đá trong lịch sử loài người, những nhóm
người thuộc ngữ hệ Malayo - Polinêdi đã phân bố cư trú trên địa bàn rộng lớn
của quần đảo Đông Nam Á và hành trình đến Nam Trung Bộ nước ta; có
nhiều giả thiết cho rằng; tộc người Raglai di cư trên đường biển có thể bằng
loại thuyền đục thân cây
3. Lịch sử vấn đề
Một số công trình nghiên cứu văn hoá tộc người Raglai đã được công
bố.
- Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp trước và sau 1975:
Linh mục người Pháp Corentin Savary với tác phẩm Dictionnaire Roglai-
Vietnamien-Francais, TS ngôn ngữ học Ernest W.Lee, Max Cobbey, nhà dân
tộc học Charles Macdonald;
- Công trình “Người Raglai ở Việt Nam” của Nguyễn Tuấn Triết do
NXB Khoa học Xã hội phát hành năm 1991;
- Công trình nghiên cứu và biên soạn la tinh hóa chữ viết Raglai của
nhóm nghiên cứu dân gian Khánh Hoà (đề tài cấp tỉnh);
- Công trình nghiên cứu về người Raglai của các giáo sư nước ngoài
như: Hiroko Goda, Toh Goda;
- Tập “Những vấn đề văn hoá và ngôn ngữ Raglai” của Trung tâm
nghiên cứu Việt Nam - Đông Nan Á làm chủ công trình do NXB trường Đại
học Quốc gia TP Hồ Chí Minh xuất bản năm 2003;
- Các công trình sưu tầm luật tục, sử thi Raglai của các nhà nghiên cứu
Phan Đăng Nhật, Phan Văn Kính, Ngô Đức Thịnh, Phan An, Phan Văn
Dốp…;
- Công trình nghiên cứu về “Văn hoá và xã hội người Raglai” của nhóm
nghiên cứu Phan Xuân Biên (chủ biên) do quỹ TOYOTA FOUNDATION
Nhật Bản tài trợ;
- Công trình nghiên cứu về trang phục Raglai của nhóm nghiên cứu văn
hoá Ninh Thuận, nhóm nghiên cứu văn hoá dân gian Khánh Hoà thực hiện
Hai đợt hội thảo khoa học do Viện Khoa học Xã hội tại TP. Hồ Chí
Minh, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam- Đông Nam Á thuộc trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã được tổ
chức tại TP Nha Trang (9/1998) và TP. Hồ Chí Minh (12/2000) về văn hóa và
ngôn ngữ Raglai.
+ Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết về tín ngưỡng, nghi lễ, lễ hội, tập
tục, luật tục, trang phục…của người Raglai. Hoặc nói về người Raglai nhưng
chỉ để so sánh khi nghiên cứu tộc người Chăm, Ê Đê, Churu, Jarai, K’Ho,
Mạ… được đăng tải trong các tạp chí, kỷ yếu, trên internet của các nhà
nghiên cứu không chuyên, các học giả, các nhà báo.
Hầu hết các công trình nghiên cứu của tập thể, cá nhân các nhà nghiên
cứu (lẫn các nhà nghiên cứu không chuyên) chỉ tập trung ở phần mô tả hoặc
khái quát của người Raglai. Tuy nhiên chưa có công trình chuyên biệt để
nghiên cứu về Biểu tượng con thuyền Kago trong văn hóa tộc người một cách
đầy đủ và hoàn chỉnh.
Vì vậy, nghiên cứu biểu tượng con thuyền Kago trong tâm thức tộc
người Raglai là một đề tài hoàn toàn mới đối với chúng tôi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Biểu tượng thuyền Kago trong tâm thức của
tộc người Raglai.
- Về chủ thể: Nghiên cứu giới hạn chủ yếu trong tộc người Raglai và
một số tộc người khác trong cùng ngữ hệ.
- Về không gian: Trong phạm vi các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuận, Lâm Đồng và một số tỉnh ở Nam Tây Nguyên.
- Về thời gian: Nghiên cứu xuyên suốt quá trình hình thành và phát
triển con thuyền và thuyền Kago từ truyền thống đến hiện đại.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về khoa học, luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý
luận về văn hóa sông nước, văn hóa tâm linh và văn hóa Raglai trong truyền
thống văn hóa Đông Nam Á.
Về thực tiễn, luận văn này sẽ đóng góp một phần nhỏ giúp cho việc
quản lý văn hóa (cấp cơ sở) có cách nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn trong quá
trình sưu tầm, bảo tồn, phát triển di sản văn hóa và áp dụng vào việc giữ gìn di
sản văn hóa ở các vùng có người Raglai. Những luận cứ là cơ sở để nhận định
đúng đắn hơn với các hiện tượng “mê tín-dị đoan” hay “phi văn hóa” trong
cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người Raglai.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Nghiên cứu biểu tượng thuyền Kago trong tâm thức tộc người Raglai là
một bộ phận trong văn hóa thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai- Đa Đảo; vì vậy,
luận văn sẽ áp dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành kết hợp thành tựu
của nhiều ngành như: khảo cổ học, dân tộc học, nhân học, xã hội học, văn hóa
dân gian để tiếp cận đối tượng.
Đặt vấn đề nghiên cứu bản sắc văn hóa của tộc người Raglai, là nghiên
cứu nguồn gốc, lịch sử, cấu trúc quan hệ tộc người, sự hình thành và phát
triển; cũng như việc ứng xử với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội; vì
vậy, luận văn sử dụng phương pháp lịch sử áp dụng cái nhìn lịch đại và đồng
đại để quan sát, nghiên cứu tọa độ, chủ thể, không gian và thời gian văn hóa
của người Raglai.
Biểu tượng thuyền Kago là một trong yếu tố văn hóa có những ảnh
hưởng và tương đồng trong quá trình giao lưu văn hóa với các tộc người Ê Đê,
Churu, Chăm, Cơho ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; việc nghiên cứu phải
sử dụng phương pháp quan sát điền dã, miêu tả, tổng hợp số liệu, đồng thời
vận dụng phương pháp so sánh văn hóa giữa các tộc người nói trên, để làm
sáng tỏ những đặc trưng bản sắc văn hóa của tộc người Raglai trong cộng
đồng các dân tộc ở Việt Nam.
- Nguồn tài liệu: Nghiên cứu tài liệu của các tác giả trong và ngoài
nuớc đã viết và công bố về tộc người Raglai; các công trình nghiên cứu, biên
khảo, bài viết đăng tải trên các tạp chí, hội thảo, hội nghị, tổng kết và kết hợp
nghiên cứu tìm hiểu các di chỉ khảo cổ về tộc người Raglai của những đợt
phát hiện và khai quật
- Khảo sát điền dã một số địa bàn cư trú của tộc người Raglai sinh sống
để khai thác, thu thập một số tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn dự kiến gồm 3 chương
Chương Một: “Những vấn đề chung”. Chương này dung lượng dự
kiến khoảng 38 trang. Trình bày khái niệm con thuyền, thuyền Kago và văn
hóa biểu tượng làm cơ sở lý luận cho việc triển khai đề tài; Những nội dung
khái quát về tiến trình lịch sử con thuyền trong văn hóa Việt Nam và văn hóa
Đông Nam Á nói chung và hình ảnh con thuyền Kago trong văn hóa của
người Raglai nói riêng.
Chương Hai: “Thuyền Kago trong văn hóa vật thể của tộc người
Raglai ”. Chương này dự kiến thực hiện 38 trang. Gồm những nội dung về
những yếu tố văn hóa vật thể trong đời sống kinh tế, xã hội; văn hóa đảm bảo
đời sống của người Raglai.
Chương Ba: “Thuyền Kago trong văn hóa phi vật thể của ngưòi
Raglai”. Với dung lượng dự kiến 40 đến 50 trang, gồm những nội dung:
phong tục, tín ngưỡng dân gian của người Raglai trong một số nghi lễ, luật
tục, tập tục quan trọng của đời người, như lễ bỏ mả, lễ rước thuyền Kago
trong giao lưu và ảnh hưởng văn hóa
Nhằm giúp cho người đọc tìm hiểu thêm về văn hóa tâm linh của người
Raglai, đặc biệt là yếu tố văn hóa vật chất và tinh thần - một loại hình văn hóa
dân gian tiêu biểu của tộc người Raglai,
Phần phụ lục: bao gồm một số bài khấn cúng, bằng VCD và hình ảnh
minh họa cho một số vấn đề nêu lên trong chương Ba và nội dung tóm tắt các
Nghi lễ rước Thuyền Kago do chính học viên cùng với nhóm nghiên cứu
Raglai ở Khánh Hòa trực tiếp sưu tầm thực hiện.
Phần phụ lục dự kiến từ 70 đến 90 trang.
B. NỘI DUNG DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
7. Bố cục luận văn
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. 1. Khái niệm thuyền và thuyền Kago
a. Thuyền
b. Thuyền Kago
c. Thuyền trong văn hóa biểu tượng
1.2. Tọa độ CHỦ THỂ: Thuyền trong văn hóa Raglai và các tộc người khác
(cùng ngữ hệ, Việt Nam, Đông Nam Á)
1.3. Tọa độ THỜI GIAN: Tiến trình lịch sử con thuyền
1.4. Tọa độ KHÔNG GIAN: Con thuyền trong văn hóa biển và văn hóa rừng
Chương 2: THUYỀN KAGO TRONG VĂN HÓA VẬT THỂ CỦA NGƯỜI
RAGLAI
2.1. Nhà ở và kiến trúc
2.2. Trang phục và trang sức
2.3. Ẩm thực
2.4. Nghề thủ công
Chương 3: THUYỀN KAGO TRONG VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA
NGƯỜI RAGLAI
3.1. Ngữ văn dân gian
3.1.1. Ngôn ngữ
3.1.2. Văn chương
3.2. Nghệ thuật
3.2.1. Nghệ thuật thanh sắc
3.2.2. Nghệ thuật hình khối
3.3. Phong tục, tín ngưỡng, nghi lễ dân gian
3.3.1. Phong tục
3.3.2. Tín ngưỡng
3.3.3. Nghi lễ
3.3.4. Trò chơi dân gian
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Quy ước phiên âm tiếng Raglai.
2. Trích đoạn rước thuyền Kago trong lễ Bỏ Ma của Raglai
3. Hình ảnh, VCD minh họa cho luận văn.
C. NHỮNG CHUẨN BỊ
CHO VIỆC THỰC HIỆN LUẬN VĂN
Hướng thực hiện đề tài
Đề tài này tôi đã ấp ủ lâu này từ khi mới đặt chân về công tác tại Khánh
Sơn, Khánh Vĩnh cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với đồng bào hơn 12 năm, từ
những năm học đại học tôi đã có đề tài tốt nghiệp “Tín ngưỡng vòng đời của
* Đối với tài liệu (ngôn ngữ viết) sưu tầm từ Internet, các tài liệu văn
bản khác… sau khi xử lý tư liệu từ phần mềm M.Word (theo đúng Font, kích
thước trang văn bản…), chúng tôi quản lý bằng M.Access theo chủ đề. Mặt
khác sử dụng một file M.Word riêng để nhanh chóng tìm các khái niệm cơ bản
(như một trang tự điển) bằng lệnh Document map.
* Đối với tài liệu ảnh sưu tầm từ Internet, trong các trang sách, báo hay
của bản thân trong quá trình điền dã: Sau khi xử lý bố cục ảnh bằng phần mềm
Adobe Photoshop (vẫn giữ nguyên định dạng ban đầu), quản lý các file này
bằng chương trình ACD See. Mặt khác chuyển sang định dạng JPG để giảm
dung lượng tài liệu khi chèn vào các trang gởi thông tin qua email.
* Đối với tài liệu âm thanh sưu tầm từ Internet hay trong quá trình sưu
tầm, sau khi lưu trữ băng, đĩa từ và chuyển sang các định dạng mp3, midi,
wav để tiện đưa vào các tài liệu khi cần thiết minh họa.
* Đối với phiếu phỏng vấn điều tra xã hội học: 300 phiếu phỏng vấn về
đề tài luận văn chúng tôi trực tiếp đi cơ sở lấy ý kiến các đối tượng là người
Raglai theo tỷ lệ như sau (mẫu kèm theo đề cương này). Đối tượng được chọn
ngẫu nhiên ở các địa bàn Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận:
+ Từ 50 tuổi trở lên: 100 phiếu bao gồm:
- Cán bộ đang công tác hoặc đã nghỉ hưu, già làng biết chữ và nói thông
thạo tiếng Việt (Kinh): 50%
- Những người không biết chữ (người phỏng vấn đánh dấu thay theo
câu trả lời của người được phỏng vấn): 50%.
+ Từ 30 đến dưới 50 tuổi: 100 phiếu, bao gồm:
- Cán bộ đang công tác hoặc là nông dân Raglai biết đọc biết viết tiếng
Việt: 50 %.
- Nông dân Raglai mù chữ hoặc tái mù chữ: 50%.
+ Từ 16 tuổi đến dưới 30 tuổi: 100 phiếu, bao gồm:
- Sinh viên, học sinh hoặc cán bộ, CNVC người Raglai đang công tác
trong các cơ quan nhà nước, các công ty, đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa, Ninh Thuận. 50% phiếu.
- Thanh niên, nông dân mù chữ hoặc tái mù chữ: 50% phiếu.
Phiếu phỏng vấn được xử lý bằng phần mềm SPSS để truy xuất và trích
lọc kết quả.
Trong quá trình khảo sát, điền dã, thuận lợi đối với chúng tôi là nghe,
hiểu và phiên âm được ngôn ngữ của người Raglai qua mẫu tự la tinh.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. ARNOLD TOYNBEE 2002: Nghiên cưú về lịch sử - Một cách thức
diễn giải. – H: NXB Thế Giới, 449 trang.
2. ANNE DE HAUTECLOQUE – HOWE 2004: Người Ê Đê -Một xã hội
mẫu quyền. –H: NXB Văn hoá Dân tộc, 396 trang.
3. BỘ VĂN HOÁ -THÔNG TIN 2003: Văn bản của Đảng và Nhà nước
về công tác Văn hóa-Thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi, - H:
Cty In và văn hoá phẩm, 607 trang.
4. BỘ VĂN HÓA-THÔNG TIN 1995: Nếp sống - phong tục Tây Nguyên
–H, Nxb Văn hóa-Thông tin, 174 trang.
5. BUÔN KRÔNG THỊ TUYẾT NHUNG 2006: Văn hóa mẫu hệ trong
sử thi Ê Đê (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn). -TP. HCM:310 trang.
6. BÙI VĂN NGUYÊN 2001: Việt Nam và cội nguồn trăm họ. –H: NXB
Khoa học Xã hội, 294 trang.
7. CÔN GIANG: Lễ bỏ Mả các dân tộc Tây Nguyên, Tạp chí Tri thức và
khoa học số 7/2003 trang 17 –18.
8. ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ (1977), (III), tỉnh Khánh Hòa, Nxb
Thuận Hóa
9. ĐÀO DUY ANH 1955/2002:Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ
XIX. –H: NXB VHTT, 559 trang.
10. ĐỊA CHÍ KHÁNH HÒA 2003 –H: NXBCTQG, 604 trang.
11. ĐINH GIA KHÁNH 1993: Văn hoá dân gian Việt Nam trong bối cảnh
văn hoá Đông Nam Á –H : NXB KHXH, 372 trang.
12. ĐINH HY: Trang phục cổ truyền của người Raglai, Tạp chí VHTT số
207/2001 trang 23-29.
13. E.B TYLOR 2000: Văn hóa nguyên thủy. –H: Tạp chí Văn hóa nghệ
thuật, 1046 trang.
14. FR.CORENTIN SAVARY- Sa- ai CAO THỐNG 1973: Dictionnaire
Roglai- Vietnamien- Francais. –Khánh Hòa: Trung tâm Thượng Diên
Khánh, 159tr.
15. HÀ VĂN TĂNG, TRƯƠNG THÌN (đcb) 1999: Tín ngưỡng và mê tín,
-H: NXB Thanh Niên,247 trang.
16. HẢI LIÊN 2001: Trang phục cổ truyền Raglai –H:Nxb Đại học quốc
gia 256 trang.
17. HOÀNG VĂN TRỤ 1997: Dân ca các dân tộc thiểu số Việt Nam. –H:
NXB Văn hóa dân tộc, 669 tr.
18. HỒ SĨ VỊNH 2003:Ứng xử của người dân đô thị với thiên nhiên.//In
trong: Văn hóa nghệ thuật, số 2-2003.
19. HOMÈRE 1997: Anh hùng ca Iliade (tập 1-2).–H: NXB Văn học, 383
+ 401 trang.
20. HUỲNH KHÁI VINH 1997: Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di
sản văn hoá dân tộc. -H: NXB Chính trị quốc gia, 145 trang.
21. HUỲNH KHÁI VINH, NGUYỄN THANH TUẤN 1997: Bàn về
khoan dung trong văn hoá, -H: NXB Chính trị quốc gia, 375 trang.
22. KHÁNH HÒA DIỆN MÃO MỘT VÙNG ĐẤT1998: tập 1 - Bảo tàng
Khánh Hòa, 225 trang.
23. KHÁNH HÒA DIỆN MÃO MỘT VÙNG ĐẤT 2000, tập 2 Bảo tàng
Khánh Hòa & Phân hội văn nghệ dân gian Khánh Hòa, 259 trang.
24. KHÁNH HÒA DIỆN MÃO MỘT VÙNG ĐẤT 2001, tập 3- Bảo tàng
Khánh Hòa & Phân hội văn nghệ dân gian Khánh Hòa 302 trang.
25. KHÁNH HÒA DIỆN MÃO MỘT VÙNG ĐẤT 2002, tập 4- Bảo tàng
Khánh Hòa & Phân hội văn nghệ dân gian Khánh Hòa 306 trang.
26. INSARA 1999: Các vấn đề Văn hoá Xã hội Chăm. –H: NXB VHDT,
211 trang.
27. LÊ NGỌC CANH 1998: Múa tín ngưỡng dân gian Việt Nam. – H:
NXB KHXH, 286 trang.
28. LÊ NGỌC CANH, TÔ ĐÔNG HẢI 1995: Nghệ thuật biểu diễn truyền
thống Chăm. H: NXB Văn hoá Dân tộc, 342 trang
29. LÊ NGỌC TRÀ (tập hợp và giới thiệu) 2001: Văn hóa Việt Nam -Đặc
trưng và cách tiếp cận. –H: NXB Giáo Dục, 340tr.
30. LÊ TRƯỜNG PHÁT 2000: Thi pháp văn học dân gian. –H: NXB
Giáo dục, 152 trang.
31. LƯU HÙNG 1996: Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên –H: NXBDT, 319
trang
32. LƯU TRẦN TIÊU 2000: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
phi vật thể. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 10.
33. NGÔ VĂN DOANH 1993: Nhà mồ và tượng mồ Gia-rai, Bơhnar. Sở
Văn hóa- Thông tin và Thể thao tỉnh Gialai - Viện Đông Nam Á
34. NGÔ ĐỨC THỊNH-FRANK PROSCHAN (đcb) 2005:Folklore thế
giới- Một số công trình nghiên cứu cơ bản. –H, Nxb Khoa học Xã hội,
818 tr.
35. NGÔ ĐỨC THỊNH 2004:Văn hóa vùng & phân vùng văn hóa ở Việt
Nam. –TpHCM: NXB Trẻ, 425 trang.
36. NGÔ ĐỨC THỊNH 2006: Văn hóa – Văn hoá tộc người và văn hoá
Việt Nam. –H: NXB Khoa học Xã hội, 861 trang.
37. NGUYỄN CÔNG BẰNG (1999) Khai quật di chỉ Hòa Diêm, kết quả
và nhậ thức mới về tiền, sơ sử Khánh Hòa, NPHMVKCH năm 1998, -
H: Ncb Khoa học xã hội tr 724- 727.
38. NGUYỄN CÔNG BẰNG 2005: Tháp Bà Nha Trang. –H, Nxb Khoa
học xã hội, 296 trang.
39. NGUYỄN ĐĂNG DUY 2004: Nhận diện Văn hóa các dân tộc thiểu số
Việt Nam. –H, Nxb Văn hóa dân tộc, 538 trang.
40. NGUYỄN ĐÌNH TƯ 2003: Non nước Khánh Hòa. - Bến Tre, NXB
Thanh Niên, 403 trang.
41. NGUYỄN KHOA ĐIỀM (cb), ĐÌNH QUANG, TRƯỜNG LƯU, HỒ
SĨ VỊNH, PHAN HỒNG GIANG, PHẠM VIỆT LONG 2001: Xây
dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn
hoá dân tộc. – H: NXB Chính trị Quốc gia, 270 trang.
42. NGUYỄN VĂN KHÁNH (Cb) 1999: Văn hóa phi vật thể Khánh Hòa.
–H, Nxb Văn hóa dân tộc, 324 trang.
43. NGUYỄN VĂN KHÁNH 2003: Tổng quan về tiềm năng và trữ lượng
văn hóa vật, phi vật thể ở Khánh Hòa (Diện mạo Khánh Hòa một vùng
đất) trang 320 - 326 –H,Nxb Chính trị Quốc gia.
44. NGUYỄN VĂN KHÁNH (cb) 2003: Diễn mạo Khánh Hòa một vùng
đất. –H, Nxb Chính trị quốc gia.
45. NGUYỄN THẾ SANG, CHAMALIAQ RIYA TIẺNQ 1997: Thành
ngữ, tục ngữ Raglai . (tập bản thảo).
46. NGUYỄN THẾ SANG 2001: Akhàt Jucar Raglai . – H: NXB Văn hóa
Dân tộc, 872 trang.
47. NGUYỄN THẾ SANG: Văn học dân gian - Thể loại và trữ lượng-
(Diện mạo Khánh Hòa một vùng đất) trang 256 -260, Nxb Chính trị
2003.
48. NGUYỄN THẾ SANG: Tục cưới của người Raglai - Việc tang của
người Raglai (Diện mạo Khánh Hòa một vùng đất) trang 256 -260, H-
Nxb Chính trị 2003.
49. NGUYỄN THỊ KIM HOA (cb) LÊ MÔ YNGAO, TRƯƠNG HOÀNG
THẠCH, NAY YBAN, KSO YLÔI 2005: KĐam Drual KĐăm Đroăl
(sử thi Ê Đê). –H: NXB Văn hoá Dân tộc, 416 trang.
50. NGUYỄN THỊ KIM VÂN 2007: Đến với lịch sử - văn hóa Bắc Tây
Nguyên. Nxb Đà Nẵng, 340 trang.
51. NGUYỄN VĂN TRỤ 1997: Dân ca các dân tộc thiểu số Việt Nam. –
H: NXB Văn hoá Dân tộc, 669 trang.
52. NÔNG QUỐC CHẤN 1996 (cb) nhiều tác giả: Văn hóa và sự phát
triển các dân tộc ở Việt Nam. –H: Nxb Văn hóa Dân tộc, 389 trang.
53. PHAN ĐĂNG NHẬT 1999: Vùng sử thi Tây Nguyên. –H: NXB Khoa
học Xã hội, 307trang.
54. PHẠM MINH THẢO 2004: Tục tang ma. –H: NXB Văn hoá Thông
tin, 344 trang.
55. PHAN NGỌC 2005: Văn hoá Việt Nam và các tiếp cận mới. – H: NXB
VHTT, 245 trang.
56. PHAN THU HIỀN 1999: Sử thi Ấn Độ (tập 1) Mahabharata. TP
HCM: NXB Giáo Dục, 352 trang.
57. PHAN XUÂN BIÊN (cb), Phan An, Phan Văn Dốp, Võ Công Nguyên,
Nguyễn Văn Hụê 1998: Văn hóa và xã hội người Raglai ở Việt Nam. –
HCM: Nxb KHXH, 346 trang.
58. STEPHEN OPPENHEIMER 2005: Địa đàng ở Phương Đông. – H:
NXB Lao Động, 787 trang.
59. TẠP CHÍ VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT 2002: Tuyển tập V.IA.PROPP. –
H: NXB VHTT, 754 trang.
60. TRẦN NGỌC THÊM 1996/2004: Tìm về Bản sắc Văn hóa Việt Nam. –
Tp HCM: NXB Tổng hợp (tái bản lần thứ 4), 690 trang.
61. TRẦN NGỌC THÊM 1999: Cơ sở Văn hoá Việt Nam (tái bản lần thứ
2). – Tp HCM: NXB Giáo Dục, 334 trang.
62. TRẦN NGỌC THÊM 2005: Lý luận Văn hoá học (tập bài giảng cho
HVCH). – Tp HCM, 105 trang.
63. TRẦN QUÂN 2001: Lễ bỏ Mả của người Raglai ở Ninh Thuận, Tạp
chí VHTT số 207, trang 26 –30.
64. TRẦN QUANG TRÂN 2001:Nghiên cứu về Việt Nam trước công
nguyên. - TP HCM: NXB Thanh Niên (in lần thứ 2), 176 trang.
65. TRẦN QUỐC VƯỢNG, CAO XUÂN PHỔ (cb) Biển với người Việt
cổ - H, Nxb Văn hóa – Thông tin.
66. TRẦN QUỐC VƯỢNG (1998), Về một giải văn hóa Nam Đảo ven bờ
biển Đông, Tạp chí Đông Nam Á, (2), tr. 58-60.
67. TRUNG TÂM NGHIÊN CƯÚ QUỐC HỌC 2002: Bản sắc dân tộc
trong văn hoá văn nghệ (in lần thứ 2), - Tp HCM: NXB Văn học, 847
trang.
68. TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM – ĐÔNG NAM Á (NHIỀU
TÁC GIẢ) 2003: Những vấn đề Văn hoá và ngôn ngữ Raglai. –Tp
HCM: NXB ĐHQG Tp Hồ Chí Minh, 289 trang.
69. SỬ VĂN NGỌC 2001: Lễ ăn lúa mới của người Raglai, Tạp chí VHTT
số 207 trang 18-19.
70. VĂN NGHỆ DÂN GIAN KHÁNH HÒA 2006: Tác giả -Tác phẩm:
Hội Văn học - Nghệ thuật Khánh Hòa, 511 trang.
71. VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 2004: Kho tàng sử thi Tây
Nguyên- Sử thi Akhàt Jucar Raglai UDAI-UJÀC , -H: NXB Khoa học
Xã hội, 1190 trang.
72. VIỆN NGHIÊN CƯÚ VĂN HOÁ 2006: Nghi lễ và phong tục các
tộc người ở Tây Nguyên, -H: NXB Khoa học Xã hội, 463 trang.
73. VIỆN VĂN VĂN HÓA –THÔNG TIN 2006: Kiệt tác truyền khẩu –
và Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại - Không gian văn hóa công
chiêng Tây Nguyên –H: Nxb Thế giới, 219 trang.
74. VIỆN VĂN HÓA- THÔNG TIN 2006: Các nhạc cụ gõ bằng đồng -
Những gía trị văn hóa – H, Nxb Văn hóa dân tộc 384 trang.
75. VŨ DƯƠNG NINH (cb), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh
Ngọc Bảo 2006 (tái bản lần thứ tám): Lịch sử văn minh thế giới – H:
NXB Giáo Dục, 371 trang.
76. Một số bài báo, công trình của học viên đã được công bố hoặc được
công nhận, đang in ấn:
77. LÊ VĂN HOA, 2002 Tín ngưỡng vòng đời của tộc người Raglai, khóa
luận tốt nghiệp cử nhân văn hóa, 96 trang.
78. HOÀNG HOA (Lê Văn Hoa) 2001: Nguồn gốc cơ cấu tộc người
Raglai.Tạp chí Trầm Hương số 27, Tr 11 - 13.
79. HOÀNG HOA (Lê Văn Hoa) 2002: Tín ngưỡng vòng đời của tộc
người Raglai: Tạp chí Trầm Hương số 28, Tr 15 - 17.
80. HOÀNG HOA (Lê Văn Hoa) 2003: Tìm hiểu nguồn gốc, cơ cấu tộc
người Raglai: Tạp chí VHTT Khánh Hòa số 56 Tr 14 - 15.
81. HOÀNG HOA (Lê Văn Hoa) 2004: Lễ đền ơn đáp nghĩa tộc người
Raglai: Tạp chí VHTT Khánh Hòa số 22 Tr 18 - 19.
(Dự kiến tổng cộng có khoảng 150 tài liệu tham khảo).
***