Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Yêu cầu bức thiết của DH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.08 KB, 6 trang )

TINH GIẢN, VỮNG CHẮC
YÊU CẦU BỨC THIẾT CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
Nguyễn Lương Phùng
THPT chuyên Phan Bội Châu - NA
I. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CHUNG
Tinh giản, vững chắc là một yêu cầu bức thiết trong quá trình dạy học, đặc biệt là với
thực tế hiện nay. Qua quá trình giảng dạy chúng ta thấy rằng, để đạt được điều đó quả
không dễ chút nào. Bởi lẽ, tinh giản, vững chắc liên quan đến nhiều yếu tố trong giảng
dạy, đòi hỏi người thầy phải dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu, tìm tòi, rút kinh
nghiệm thì mới dần dần thành công.
Nhiệm vụ của học sinh THPT là phải tiếp nhận và xử lí thông tin của trên mười môn
học, mỗi buổi học chính khoá 5 tiết, ngoài ra thời gian tham gia luyện thi rất nhiều. Học
sinh hầu như không có thời gian tự học, ôn lại kiến thức, đặc biệt là các môn không liên
quan đến thi đại học của từng em. Thế là học sinh chỉ nhớ được một số điều qua tiết học
trên lớp. Rõ ràng nếu người thầy không chịu đối diện với thực tế, tiến hành giờ dạy một
cách siêu hình, tham kiến thức, yêu cầu quá nhiều, giờ giảng ôm đồm, nặng nề, tạo ra sự
mệt mỏi, ức chế của học sinh thì sự cố gắng, những điều cao siêu, lý luận sắc sảo mà
thầy giáo trình bày trong giờ dạy sẽ không đọng lại trong đầu học sinh. Học sinh không
hào hứng đón chờ tiết dạy, vì thế công sức và tâm huyết của người thầy sẽ đi vào chốn
hư không.
Thực tế cho thấy không ít người hiểu được tầm quan trọng, sự cần thiết phải dạy học
theo tinh thần tinh giản, vững chắc song lại thể hiện không đúng với yêu cầu của nó. Để
tinh giản, giờ dạy được tiến hành một cách sơ sài, bỏ bớt kiến thức kể cả kiến thức cốt
lõi. Những hiểu biết đọng lại trong vở ghi và nhận thức của học sinh rất đơn sơ, vụn vặt,
những mẫu câu cụt lủn, không có tính hệ thống. Làm như thế là một sự nhầm lẫn.
Điều đó cho thấy thực hiện các tiết dạy theo tinh thần tinh giản và vững chắc là yêu
cầu bức thiết của quá trình dạy học. Tuy nhiên để thực hiện được điều này một cách
hiệu quả lại đòi hỏi người thầy rất nhiều thời gian nghiên cứu, soạn bài, hiểu sâu, biết
rộng, sự linh hoạt, sắc sảo, tính kiên trì và tâm huyết với nghề.
Tinh giản thể hiện ở chỗ: các nội dung kiến thức được trình bày ngắn gọn, vừa đủ,
không đưa vào các vấn đề phức tạp không cần thiết, không phù hợp với yêu cầu bài dạy


và trình độ học sinh. Lời giảng của người thầy phải chậm rãi, rõ ràng, ngắn gọn, dễ
hiểu, tránh diễn đạt dài dòng, nói nhanh, nói đi, nói lại về một vấn đề nào đó . Các ví dụ
và hình ảnh minh họa cho bài giảng phải thật điển hình số lượng vừa đủ, nếu đưa vào
quá nhiều giờ giảng sẽ trở nên ôm đồm nặng nề, tốn phí thời gian không cần thiết. Có
giáo viên tưởng rằng, đưa được nhiều câu hỏi, nhiều tranh ảnh, ví dụ sẽ làm cho sự
thành công của bài giảng tăng lên. Thật là nhầm lẫn
Giờ dạy tinh giản còn thể hiện ở chỗ, dành nhiều thời gian cho sự phối hợp hoạt động
của thầy và trò, cho việc khắc họa, khám phá kiến thức cốt lõi. Hoạt động luyện tập,
1
cũng cố bài dạy cũng tập trung vào khu vực này. Các kiến thức không phải trọng tâm
không cần dành nhiều thời gian để giảng giải, cũng cố, luyện tập, khai thác, thậm chí có
thể cho học sinh tự học, tự đọc. Kết thúc tiết học, thầy giáo và học sinh phải có cảm
giác thoải mái, nhẹ nhõm thì giờ dạy mới thực sự thành công.
Để thể hiện một tiết dạy theo tinh thần tinh giản và vững chắc cần phải lưu tâm một số
điều sau:
- Xác định đúng mục tiêu, kiến thức cốt lõi của từng bài, từng phần.
- Những điều cần đọng lại trong vở ghi của học sinh.
- Nội dung cần có sự phối làm việc giữa thầy và trò.
- Những nội dung chỉ cần trình bày lướt qua hoặc học sinh tự đọc tại lớp
- Nội dung kiến thức cần vận dụng, luyện tập tại lớp.
- Sự sinh động của giờ dạy
1. Xác định mục tiêu của bài
Mục tiêu là đích cần đạt được của bài dạy. Điều này được cụ thể bằng các kiến thức
cốt lõi.
Kiến thức cốt lõi là những kiến thức cần thiết, tối thiểu, cô đọng nhất người học cần
có, là các mắt xích gắn bó hữu cơ trong hệ thống kiến thức của chương trình.
Từ những kiến thức cốt lõi tuỳ vào yêu cầu, mục tiêu của từng người học mà chủ yếu
chỉ cần nắm được ở mức đó, hay mở rộng và hiểu sâu thêm qua con đường tự học, qua
các lớp bồi dưỡng
Việc xác định mục tiêu, kiến thức cốt lõi của bài học tưởng là đơn giản nhưng thực tế

không phải như vậy. Nhiều người cho rằng, cứ khai thác, làm rõ tất cả những điều trình
bày trong bài học là được. Quan niệm này thể hiện người thầy chưa có nhiều gia công,
trăn trở để nâng cao hiệu quả của tiết học. Vì làm như thế sẽ dẫn tới giờ dạy rất ôm
đồm, nặng nề, học sinh và người thầy phải làm việc căng ra, mệt mỏi, tiến trình giờ dạy
được thực hiện một cách vội vã. Người thầy thường đi tới nhận xét, nội dung kiến thức
bài học quá nhiều, phải làm việc rất cật lực và thời gian cần cho thực hiện tiết giảng quá
ít. Giờ dạy như thế sẽ để lại cho học sinh dấu ấn mờ nhạt và đi vào sự quyên lãng nhanh
chóng. Không những thế còn tạo cho các em một cảm nhận nặng nề, sự ức chế và không
hào hứng chào đón giờ dạy tiếp theo của thầy.
Có ý kiến cho rằng cứ theo đúng hướng dẫn trong sách giáo viên đi kèm là đạt được
mục tiêu bài dạy. Nếu thế cũng dễ đi tới kết cục như nói ở trên, bởi lẽ những yêu cầu
nêu trong sách giáo viên là cho đối tượng người học lý tưởng, toàn tâm, toàn ý dành
nhiều gian cho môn học, ngoài ra còn phải ôn luyện, vừa học tại lớp vừa nghiên cứu học
hỏi ở nhà thì may ra mới thực hiện được điều đó. Thực tế cho thấy ngày nay những môn
học nào mà các em học sinh không có nhu cầu thi đại học thì những yêu cầu đó chỉ có
trong giấc mơ của những người thầy giàu cảm xúc.
Để xác định được kiến thức cốt lõi cần dựa vào nội dung, vị trí của bài học trong
chương, trong toàn bộ hệ thống chương trình, dựa vào hướng dẫn của sách giáo viên,
những điều cần ghi nhớ, câu hỏi cuối bài, và cũng cần dựa vào đối tượng, yêu cầu người
học, hiểu biết và kinh nghiệm người thầy
2
2. Những điều cần đọng lại trong vở ghi của học sinh:
Đây chính là những kiến thức cốt lõi tối thiểu của bài, lời văn phải ngắn gọn, súc tích,
đảm bảo được yêu cầu văn phạm, học sinh dễ học, dễ nhớ. Đương nhiên việc học và ôn
tập phải kết hợp vở ghi và sách giáo khoa mà mỗi học sinh đều có. Chúng ta biết rằng,
đối với những môn mà không có nhu cầu thi đại học, học sinh hầu như chỉ học được
những điều có được trong vở ghi. Không thể nói trong vở ghi chỉ cần các mục, một số ý
sơ lược còn chủ yếu học sinh phải học theo sách giáo khoa. Đó chỉ là những suy nghĩ có
tính chất sách vở và giáo điều, bởi lẽ không phải tất cả nội dung trong sách giáo khoa
học sinh đều phải nhớ. Mặt khác đọc sách giáo khoa và tự tách ra được các kiến thức

cốt lõi cần ghi nhớ là không tưởng đối với đại đa số học sinh.
Để có nội dung đọng lại trong vở ghi của học sinh đạt yêu cầu đang còn là vấn đề
cần có nhiều trao đổi. Những điều kiêng kị như đọc cho học sinh chép hoặc giảng giải
xong giáo viên quay lại ghi bảng để cho học sinh nhìn chép. Có người cho rằng, thầy
giáo cứ tập trung vào việc giảng bài còn học sinh phải tự biết các kiến thức cần thiết để
ghi chép, đó chỉ là những suy nghĩ đầy chất lãng mạn. Yêu cầu của vấn đề này là phải
kết hợp một cách hài hoà các hoạt động trong tiết dạy, giữa sự trả lời của học trò, lời
giảng và ghi bảng của thầy định hướng cho viêc ghi chép của học trò. Để làm tốt việc
này quả cũng cần có thời gian để ý, lưu tâm vận dụng, rút kinh nghiệm thì kết quả sẽ
mới ngày càng tốt
Có những giờ dạy thầy giáo chuẩn bị công phu, giờ giảng rất sinh động, học sinh học
tập hào hứng, song trong vở ghi lại rất sơ sài, chủ yếu là các mục bài, một số ý nào đó.
Thế là bài giảng như làn gió mát thoảng qua rồi dần dần đi vào quên lãng, còn các học
trò mà chúng ta đã gửi gắm vào đó lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm khi cần ôn bài
biết dựa vào đâu? vở ghi ư, sơ sài quá, sách giáo khoa ư, dài dòng quá chúng em phải
học hàng chục môn lấy thời gian đâu?
Nói thế để thấy rằng, những điều để lại trong vở ghi của học sinh là rất quan trọng,
mỗi người thầy phải lưu tâm.
3. Những nội dung kiến thức cần có sự phối hợp làm việc giữa thầy và trò:
Những hoạt động phối hợp giữa thầy và trò để khám phá kiến thức chủ yếu tập trung
vào các nội dung liên quan trực tiếp đến các kiến thức cốt lõi của bài, điều này có tác
dụng quan trọng đối với việc làm cho giờ dạy tinh giản, vững chắc. Một điều đáng lưu ý
là, nhiều khi các nội dung không phải trọng tâm lại dễ đưa ra các ví dụ minh hoạ, các
câu hỏi để dẫn dắt học sinh tìm hiểu kiến thức đã làm cho người dạy dễ sa đà vào đó
gây tốn phí thời gian một cách không cần thiết, từ đó dẫn tới thời gian dành cho nội
dung trọng tâm eo hẹp, việc khắc hoạ kiến thức ở khu vực này trở nên khó khăn, không
vững chắc, giờ giảng ôm đồm, nặng nề và được thực hiện một cách vội vã
Sự phối hợp hoạt động giữa thầy và trò chủ yếu thực hiện thông qua các câu hỏi.
Dưới sự dẫn dắt của thầy, học sinh dần dần tìm hiểu, khám phá kiến thức. Điều này vừa
phát huy tính tích cực của học sinh vừa làm cho giờ dạy trở nên hào hứng và sinh động.

Điểm cốt lõi là xây dựng được nội dung kiến thức thành hệ thống các tình huống có vấn
đề để kích thích tư duy và định hướng quá trình nhận thức. Mức độ thành công của yêu
cầu được quyết định bởi chất lượng câu hỏi và nghệ thuật của người thầy dẫn dắt học
3
sinh giải quyết vấn đề. Việc xây dựng các câu hỏi có giá trị phát huy tính tích cực của
học sinh mặc dù được đặt ra từ rất lâu nhưng đến nay vẫn còn là một câu chuyện dài.
Có nhiều cách sử dụng câu hỏi cần tránh và hạn chế:
- Câu hỏi không định hướng, đó là những câu hỏi mập mờ, không thể hiện rõ ràng
những điều cần hỏi, làm cho học sinh lúng túng mất nhiều thời gian suy nghĩ không
hiểu thầy định hỏi điều gì, kết quả là không trả lời được hoặc đoán mò. Loại câu hỏi này
cũng gây khó khăn không kém cho người thầy, bởi lẽ sự trả lời một cách vô hướng của
học trò làm cho thầy giáo loay hoay tìm cách để giải tỏa, và thường dẫn đến kết cục là
thầy giáo phải tự trả lời. Sự phối hợp hoạt động giữa thầy và trò trong bối cảnh như vậy
thật là nhọc nhằn, mất thời gian, không những thế còn làm phức tạp hóa quá trình dạy
học
- Câu hỏi lớn, nội dung trả lời gồm nhiều ý song không có hệ thống câu hỏi gợi mở,
dẫn dắt đi kèm cũng gây khó khăn cho học trò. Học trò khó có thể hình dung được, để
trả lời câu hỏi đó cần phải nêu được những ý nào, vì thế thường trả lời không đạt yêu
cầu hoặc không trả lời được
- Câu hỏi vụn vặt, đơn giản không có giá trị phát huy hoạt động tư duy hoặc chỉ cần
trả lời như, có ạ, không ạ sẽ làm cho sự phối hợp hoạt động giữa thầy và trò được thực
hiện một cách nhạt nhẽo, hình thức, không tạo được dấu ấn, và làm tầm thường hóa quá
trình dạy học là một cảm giác có thật trong tâm khảm học trò
- Câu hỏi mà nội dung trả lời có sẵn trong sách giáo khoa, học sinh không cần tư
duy, chỉ tìm kiếm xem nội dung mà thầy hỏi có ở vị trí nào rồi đọc đúng là đạt yêu cầu.
Kiểu dạng câu hỏi này mang lại những hậu quả tai hại, rèn cho học sinh cách học lười
nhác, hời hợt và dần dần rời xa những hoạt động có tính chất tích cực, độc lập. Từ đó
hình thành thói quen, cứ mỗi lần thầy giáo đưa ra câu hỏi học sinh không động não gì
mà nhanh chóng giở sách giáo khoa tìm xem câu trả lời có ở đâu. Đáng lưu ý là hình
như nhiều giáo viên và học sinh ưa dùng loại câu hỏi này vì thấy sự phối hợp hoạt động

giữa thầy và trò thật nhịp nhàng, đơn giản, khoẻ khoắn, mất ít thời gian soạn bài, thậm
chí không soạn bài, đến giờ lên lớp thầy và trò giở sách ra cùng xem, thầy nhìn vào sách
nêu câu hỏi, trò nhìn vào sách để tìm nội dung trả lời và đọc cho đúng là ổn. Thật là tai
hại, cung cách này sẽ tạo ra những mẫu người ít có khả năng hoạt động độc lập, ngại
động não, lười tư duy, luôn trông chờ vào những thứ có trong sách giáo khoa, những
câu trả lời, những bài tập giải sẵn của thầy. Thời gian nghe giảng thật nhiều nhưng vốn
tri thức có được của người học vẫn ít, vì đó là kết quả của những quá trình nghe nhìn và
ghi nhớ chứ chủ yếu không phải là kết quả của quá trình tư duy
- Một xu hướng cũng nên tránh trong giảng dạy là đưa ra quá nhiều câu hỏi. Điều này
dễ tạo ra các câu hỏi ít có giá trị và làm cho bài giảng nát vụn ra, mất tính hệ thống, làm
học sinh mệt mỏi, mất nhiều thời gian không cần thiết. Thực tế cho thấy, một bộ phận
giáo viên khi soạn bài, cố gắng đưa thật nhiều câu hỏi và vui mừng khi làm được điều
đó. Nhưng bình tĩnh suy xét lại xem, đâu trong số đó là những câu hỏi thật sự có tác
dụng phát huy trí lực học sinh chúng ta mới thực sự giật mình, nhiều khi không tìm thấy
hoặc rất hiếm thấy.
4
Mỗi tiết dạy đưa ra nhiều hay ít câu hỏi, còn tùy thuộc vào từng bài và đối tượng học
sinh. Điều quan trọng là đưa ra được các câu hỏi cần thiết, vừa đủ, chất lượng, có tác
dụng thiết thực tạo được các tình huống có vấn đề, kích thích tư duy của học sinh khám
phá kiến thức.
4. Những nội dung kiến thức chỉ cần trình bày lướt qua hoặc học sinh tự đọc tại lớp
Đó là những nội dung không phải kiến thức cốt lõi, đơn giản, học sinh dễ dàng tiếp
thu và đọc hiểu. Để tạo thuận lợi và làm cho việc đọc hiệu quả, giáo viên nên đưa ra các
câu hỏi định hướng những điều cần thu lượm. Ví dụ như: khi đọc phần này các em cần
trả lời được các câu hỏi sau , cần thiết cho một số em trình bày lại yêu cầu đó. Một
điều cần lưu ý là không nên làm cho học sinh cảm giác, đọc một nội dung nào đó trong
sách giáo khoa là một việc làm có tính chất qua chuyện, mà là một hoạt động có tác
dụng bổ trợ, tăng thêm hiểu biết những điều liên quan đến các kiến thức cốt lõi của bài
Như đã trình bày ở trên, nhiều khi những nội dung không phải là kiến thức trọng tâm
lại dễ trình bày, dễ đặt câu hỏi, có nhiều ví dụ minh hoạ, nếu chúng ta sa đà say sưa sẽ

mất nhiều thời gian không cần thiết, làm eo hẹp thời gian dành cho việc khám phá, tìm
hiểu các kiến thức trọng tâm. Từ đó yêu cầu khắc sâu các kiến thức cốt lõi sẽ không đạt
được, thậm chí bỏ qua vì thiếu thời gian
5. Những nội dung kiến thức cần vận dụng luyện tập tại lớp.
Thường được thực hiện cuối tiết học nhằm cũng cố, khắc sâu các kiến thức cốt lõi của
bài thông qua một số câu hỏi và bài tập ngắn gọn, súc tích
Một số người thực hiện cũng cố bài học bằng cách nhắc lại vắn tắt hoặc hệ thống lại
toàn bộ các kiến thức có trong bài. Điều này không đúng với yêu cầu của việc cũng cố
bài học, không đúng với yêu cầu của việc dạy học theo tinh thần tinh giản, vững chắc,
làm cho việc cũng cố kiến thức được thực hiện một cách khiên cưỡng, không có ý
nghĩa, tạo ít dấu ấn trong nhận thức của học sinh và cũng làm tốn thời gian không cần
thiết
6. Sự sinh động của giờ dạy
Việc tạo cho giờ dạy có tính sinh động có ý nghĩa cực kì quan trọng góp phần vào sự
vững chắc, chúng ta đã từng chứng kiến cùng một bài dạy được trình bày với cung cách
giống nhau song do sự khác nhau trong trạng thái tâm lí mà có lớp giờ giảng rất sinh
động, học sinh tiếp thu hào hứng, đưa lại hiệu quả cao. Có lớp giờ giảng diễn ra một
cách nhạt nhẽo, buồn tẻ, nặng nề, mặc dù hoàn thành nhưng hiệu quả rất thấp, những
dấu ấn của bài giảng để lại trong trí não học sinh mờ nhạt
Sự sinh động trong tiết học liên quan đến rất nhiều yếu tố: chuẩn bị bài kĩ lưỡng, nắm
chắc, hiểu sâu, biết rộng những điều trình bày, lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm đối
với học sinh. Thầy giáo phải luôn có tâm thế hào hứng đón chờ giờ dạy, thả hồn vào giờ
dạy, lời nói, cử chỉ, ánh mắt thân thiện giao hòa với học sinh, có lòng bao dung, xử lí
một cách mềm dẻo, có chừng mực đối với các tình huống không bình thường mà học
sinh có thể bộc lộ trong giờ dạy. Sự hào hứng trong lời giảng của thầy sẽ khơi dậy, lôi
cuốn sự hào hứng tiếp thu và xây dựng bài vì thế các kiến thức, dấu ấn của tiết giảng để
lại đậm nét trong tâm trí học sinh
5
II. MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×