ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 1
Môn ngữ văn
Thời gian làm bài:150 phút, không kể thòi gian giao đề.
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Những hiểu biết của anh chị về hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
Câu 2 (3 điểm) Anh (chị) hãy viết một đoạn văn với độ dài khoảng 1 trang giấy thi bàn về “Lời ăn tiếng nói
của học sinh văn minh, thanh lịch”.
II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN (5 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó.
Câu 3a : chương trình chuẩn (5 điểm)
Một nét độc đáo của truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” là dựng lên một tình huống có nhiều yếu tố bất ngờ,
mang ý nghĩa khám phá về cuộc sống với những triết lí sâu sắc.
Câu 3b : chương trình nâng cao (5 điểm)
Phân tích những ẩn dụ nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.
Gîi ý lµm bµi.
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào xây dựng cuộc
sống mới.(1 điểm)
- Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô,
những người kháng chiến từ căn cứ miền núi về lại miền xuôi. Cuộc chia tay lịch sử ấy đem lại cảm hứng cho Tố Hữu
viết bài Việt Bắc.(1 điểm)
Câu 2 (3 điểm)
Yêu cầu
+ Đoạn văn phải đảm bảo về hình thức: Viết hoa chữ cái đầu, thụt đầu dòng và chấm câu khi kết thúc đoạn.
+ Đoạn văn sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bình luận và phối hợp một số thao tác khác để giải quyết vấn đề,
+ Đoạn văn có thể viết tất cả các mặt của vấn đề như: lời nói, hành vi, quan hệ, ứng xử, …Hoặc cũng có thể chỉ viết về
một khía cạnh là cách nói năng
+ Đoạn văn phải nêu bật hai nội dung cơ bản sau:
- Thực trạng về cách nói năng của học sinh hiện nay.
- Đề xuất cách nói năng văn minh, thanh lịch (có thể nêu ý nghĩa và hướng tu dưỡng, rèn luyện.)
II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN (5 điểm)
Câu 3a : chương trình chuẩn (5 điểm)
YÊU CẦU
1/- Về kiến thức: thể hiện được những kiến thức chính xác, cụ thể về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
2/- Về kĩ năng: vận dụng thích hợp kiến thức đọc – hiểu về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và các thao tác lập luận
cần thiết để xây dựng một bài nghị luận có kết cấu chặt chẽ về luận điểm, luận cứ, có tính minh xác về hành văn.
3/- Về nội dung:Bài làm cần trình bày một số y cơ bản sau
a)- Một nghệ sĩ nhiếp ảnh đi săn tìm cái đẹp lại phát hiện ra cái không đẹp đằng sau cái vẻ bề ngoài tưởng là
đẹp.
ý nghĩa:
- Cái đẹp có sẵn trong cuộc sống. Nhưng phải biết kiên trì tìm kiếm mới có được.
- Có những cái chỉ đẹp khi được chiêm ngưỡng từ xa.
- Giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong không phải bao giờ cũng thống nhất. Đừng nhầm lẫn hiện
tượng cới bản chất.
- Cái đẹp có thể đem dến cho người nghệ sĩ nhiều xúc cảm tích cực, nhưng không thể vì nó mà làm ngơ trước
những sự thật tàn nhẫn của cưộc đời.
b)-Những người đàn ông tốt bụng nhiệt tình giúp đỡ người đàn bà giải thoát nỗi bất hạnh nhưng lại bị từ chối.
Ý nghĩa:
- Phải biết đặt đối tượng vào hoàn cảnh cụ thể mới hiểu đúng được nó.
- Không nên nhìn cuộc sống hời hợt, một chiều.
- Giải quyết những đau khổ và bất công đâu thể chỉ dựa trên lòng tốt và luật pháp.
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 2
Môn ngữ văn
Thời gian làm bài:150 phút, không kể thòi gian giao đề.
A. Phần chung: Cho tất cả thí sinh (5.0 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Anh (Chị) hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Lỗ Tấn
Câu 2: (3 điểm)
Viết một bài văn ngắn (từ 10 – 15 câu) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng: Đâu đó trong giờ học,
vẫn có những bạn học sinh nói chuyện riêng, không chú ý nghe thầy cô giảng bài.
B. Phần riêng (5.0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (3a hoặc 3b)
Câu 3a: Theo chương trình chuẩn (5.0 điểm)
Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
Câu 3b: Theo chương trình nâng cao (5.0 điểm)
Qua đoạn trích trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài ở sách giáo khoa Ngữ văn 12 nâng cao, tập
2; anh (chị) hãy phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài.
Gîi ý lµm bµi.
A. Phần chung
Câu 1: (2.0 điểm)
a. Yêu cầu và kiến thức
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau đây:
- Lỗ Tấn (1881 – 1936) tên khai sinh là Chu Thụ Nhân quê ở Chiết Giang, Trung Quốc.
- Ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ khi còn nhỏ và được sang Nhật học, nhưng Lỗ Tấn đã nhận thấy chữa
bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần nên ông đã chuyển sang viết văn.
- Ông là nhà văn cách mạng có ảnh hưởng lớn trên văn đàn Trung quốc thế kỉ XX.
- Các tác phẩm của Lỗ Tấn thường tập trung vào chủ đề: Phê phán bệnh tinh thần kìm hãm sự phát triển của
đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ, từ đó kêu gọi đồng bào tìm kiếm phương thuốc để cứu dân tộc.
- Tác phẩm tiêu biểu: Các tập truyện ngắn: Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới…; Tạp văn:
Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng.
Câu 2: (3.0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận, xã hội; bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi
về chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cachs khác nhau nhưng cần nêu bật được các
ý chính sau:
- Nội dung có thể xoay quanh ý kiến về tác hại của nói chuyện riêng trong giờ học; ý thức chưa tốt, không
nghe giảng, không hiểu bài, ảnh hưởng đến người khác.
- Rút ra bài bài học cho bản thân.
B. Phần riêng
Câu 3a: Theo chưong trình chuẩn (5.0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh biết vận dụng khả năng đọc - hiểu để làm bài văn nghị luận văn học phân tích nhân vật trong tác
phẩm văn xuôi; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở nắm vững tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, nghệ thuật xây dựng nhân vật, thí sinh có thể triển
khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được các nội dung cơ bản sau:
- Sự kiện bất ngờ “nhặt” được vợ đã làm thay đổi cuộc đời, số phận của Tràng. Có được vợ, Tràng như đã
thành một con người khác với những biểu hiện tâm trạng như: Lo lắng, vui mừng, hạnh phúc và ý thức về bổn phận
trách nhiệm đối với gia đình trong Tràng trỗi dậy.
- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật chân thực, sinh đọng, tinh tế.
- Qua sự biến đổi tâm trạng của nhân vật Tràng, thấy được vẻ đẹp tâm hồn, tính cách nhân vật (tình thương,
niềm khao khát hạnh phúc, niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai), tình cảm nhân đạo của nhà văn dành cho người lao
động nghèo khổ.
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 3
Môn ngữ văn
Thời gian làm bài:150 phút, không kể thòi gian giao đề.
I. Phần chung cho tất cả thí sinh:
Câu 1: ( 2 điểm ) Nêu ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Câu 2: ( 3 điểm ) Bác Hồ từng nói “Dân ta phải biết sử ta” nhưng theo thống kê gần đây của Bộ GD & ĐT thì thí sinh
thi môn lịch sử trong các kì thi Tốt nghiệp cũng như Đại học có điểm kém rất cao.Thử viết một bài viết ngắn ( không
quá 300 từ ) trình bày một số nguyên nhân của thực trang trên.
II. Phần riêng cho thí sinh học theo từng chương trình:
Câu 3a: ( 5 điểm )
( Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn )
Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau đây trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
( Theo Ngữ văn 12, tập một, sách giáo khoa chương trình chuẩn, NXB Giáo dục, trang 111)
Câu 3b: ( 5 điểm )
( Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao )
Giá trị nhân đạo sâu sắc trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
Gîi ý lµm bµi.
I. Phần chung cho tất cả các thí sinh:
Câu 1: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải nêu được những ý cơ bản sau đây:
- Chiếc thuyền ngoài xa: Là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình làng chài, ở đó,
họ có một lũ con và cuộc sống khó khăn đói kém đã làm con người thay đổi tâm tính. Tất cả những diều đó, nếu nhìn
từ xa, ở ngoài xa thì sẽ không thấy được. ( 1 điểm ).
- Chiếc thuyền ngoài xa còn là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, sự đơn độc của con
người trong cuộc đời, chính sự đơn độc, thiếu chia sẻ là nguyên nhân của sự bế tắc và lầm lạc. ( 1 điểm ).
Câu 2: Thí sinh viết một bài văn ( có hạn định số từ ) theo kiểu văn bản nghị luận (bàn) và chỉ bàn về nguyên nhân
của thực trạng HS thi vào các trường Đại học hoặcc thi Tốt nghiệp bộ môn Lịch sử có điểm kém rất cao. Sau đây là
một số gợi ý của người ra đề ( mang tính tham khảo):
- Thực trạng của việc dạy và học môn Lịch sử hiện nay ở trường phổ thông (0,5 điểm).
- Nêu một số nguyên nhân chính: ( 2 điểm)
+ Do quan niệm chạy theo một số ngành “hàng hiệu” của đại bộ phận phụ huynh và học sinh khi quyết định thi vào
các trường ĐH & CĐ.
+ Nhà nước không có đủ kinh phí để tổ chức những buổi học Lịch sử mang tính thực tế bằng cách đi tham quan, dã
ngoại…-> tiết Lịch sử thiếu sinh động, gây chán nản ở học sinh.
+ Thời lượng dành cho môn Lịch sử ở trường PT không nhiều mà khối lượng kiến thức thì đồ xộ (bao gồm Lịch sử
Việt Nam và Lịch sử thế giới) nên GV Lịch sử chỉ truyền đạt cho HS theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”…….
(Mỗi ý HS có thể đưa vài ví dụ cụ thể)
- Đưa ra một số nhận xét, đánh giá về thực trạng trên (0,5 điểm)
II. Phần riêng cho thí sinh học theo từng chương trình:
Câu 3a: (Dành cho thí sinh học theo chương trình chuẩn)
* Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận và vận dụng khả năng đọc hiểu để phát biểu cảm nhận về đoạn thơ trữ tình. Kết cấu
chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, thí sinh trình bày những cảm nhận của mình về
đoạn thơ mà đề ra
- Về nội dung:
+ Cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc với vẻ đẹp đa dạng trong thời gian, không gian khác nhau.
+ Con người Việt Bắc gắn bó hài hòa với thiên nhiên thơ mộng.
- Về nghệ thuật:
+ Hình ảnh đối xứng, đan cài, hòa hợp.
+ Giọng điệu ngọt ngào, sâu lắng, thiết tha,…
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 4
Môn ngữ văn
Thời gian làm bài:150 phút, không kể thòi gian giao đề.
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân).
Câu II. (3,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn thể hiện quan niệm của anh (chị) về lòng nhân đạo.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về nhân vật Việt trong “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
Gîi ý lµm bµi.
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
a) Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau:
Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”- được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám
nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết
truyện ngắn này.
Câu II. (3,0 điểm)
a) Yêu cầu về kỹ năng:
- Chỉ viết một đoạn văn
- Viết đúng kiểu văn bản nghị luận
- Nghị luận phải hướng về lòng nhân đạo
b) Yêu cầu về kiến thức:
Tuỳ thuộc vào quan niệm riêng, thí sinh có cách trình bày khác nhau. Sau đây là một vài ý tham khảo:
- Đoạn văn phải thể hiện rõ thế nào là lòng nhân đạo.
- Đưa ra một vài ví dụ về hoàn cảnh mà ta cần thể hiện lòng nhân đạo.
- Xót thương và tìm cách giúp đỡ
- Lòng nhân đạo cần được phát huy rộng rãi.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận, kiểu bài phân tích nhân vật văn học. Kết cấu bài viết chặt
chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt…
b) Yêu cầu về kiến thức: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài, thí sinh cần làm rõ những ý cơ bản sau:
- Sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng người đàn bà hàng chài lại có ngoại hình xấu. Cuộc sống lam lũ, vất
vả, lo toan khiến những nét thô kệch càng trở nên đậm nét.
- Tâm hồn cao đẹp của người đàn bà hàng chài: có sức chịu đựng, nhân hậu, bao dung, giàu đức hy sinh và lòng
vị tha.
+ Khi bị chồng đánh, chị nhẫn nhục chịu đựng, không kêu rên, không chống trả, nhưng cũng không chạy trốn.
Chị coi đó là lẽ đương nhiên vì trong cuộc mưu sinh ở biển cần có người đàn ông biết nghề, khoẻ mạnh.
+ Chị là người rất tự trọng, không muốn bất cứ ai chứng kiến, thương xót cho mình.
+ Khi ở toà án huyện, người đàn bà đã đem đến cho Đẩu và Phùng những xúc cảm mới:
* Chị chấp nhận đau khổ, sống cho các con chứ không phải cho mình.
* Cách ứng xử nhân bản: bị chồng đánh, chỉ xin chồng đánh ở trên bờ, đừng để các con nhìn thấy. Chị đã cảm
nhận và san sẻ nỗi đau với chồng, cảm thông và tha thứ cho chồng. Trong khổ đau, người đàn bà vẫn chắc lọc được
niềm hạnh phúc nhỏ nhoi.
- Câu chuyện của người đàn bà giúp ta thấu hiểu: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận sự việc, hiện
tượng của cuộc sống.
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 5
Môn ngữ văn
Thời gian làm bài:150 phút, không kể thòi gian giao đề.
I. Phần chung cho tất cả thí sinh :
Câu 1 : (2 điểm)
Tóm tắt truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn (phần trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục,
2008).
Câu 2 : (3 điểm)
Người Trung Quốc có câu : “Việc hôm nay chớ để ngày mai”. Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 từ trở
lại) bàn luận về câu nói trên.
II. Phần riêng.
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó. ( câu 3a hoặc 3b).
Câu 3a (Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn) : (5 điểm)
Phân tích giá trị nhân đạo của truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Câu 3b ( Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao) : (5 điểm)
Phân tích giá trị tư tưởng của tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) để làm nổi rõ ý nghĩa của sự sống khi đối mặt với cái
chết.
Gîi ý lµm bµi.
I.Phần chung cho tất cả thí sinh :
Câu 1 :
a). Thí sinh viết một đoạn văn ngắn gọn tóm tắt những nội dung cơ bản của truyện ngắn Thuốc (Lỗ Tấn). Cần phải
đảm bão những nội dung sau :
- Sáng sớm mùa thu, lão Hoa, chủ quán trà đến pháp trường mua thuốc chữa bệnh lao cho con. Thuốc là chiếc
bánh bao tẩm máu của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du.
- Bà Hoa cho can ăn bánh với niềm tin chắc rằng con sẽ hết bệnh nay mai.
- Những người khách trong quán trà bàn về thuốc, về hạ Du và cho rằng Hạ Du là điên.
- Buổi sáng thanh minh năm sau, bà Hoa và bà mẹ Hạ Du cùng đến thăm mộ con, họ đồng cảm và ngạc nhiên
khi thấy vòng hoa trên mộ của Hạ Du.
Câu 2 :
a). Yêu càu về kĩ năng.
Thí sinh thể hiện biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không
mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ.
b). Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí, thiết thực,
chặt chẽ và có sức thuyết phục. Cần nêu được các ý sau :
- Câu nói thể hiện tác phong lao động, tính khẩn trương và tinh thần hăng say trong lao động.
- Câu nói thể hiện một quan niệm đúng đắn, hiện đại phù hợp với lý tưởng sống trong thời đại ngày nay.
- Câu nói là bài học cho tất cả mọi người để lao động và sống, đồng thời bắt kịp với bước tiến của thời đại.
I. Phần riêng
Câu 3a : (Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn)
a). Yêu cầu kĩ năng
- Viết đúng thao tác phân tích và đúng kiểu bài văn nghị luận văn học.
- Chỉ ra và phân tích được những đặc điểm thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
b). Yêu cầu về nội dung
Thí sinh cần phải phân tích làm rõ các nội dung thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm như sau :
- Trước hết, Vợ chồng A Phủ tập trung tố cáo tội ác bọn thống trị chúa đất phong kiến và thực dân pháp vùng
Tây Bắc đang chà đạp lên quyền sống của con người.
- Thông qua Vợ Chồng A Phủ, Tô Hoài thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức và
khốn khổ.
- Một phương diện khác, Vợ Chồng A Phủ là bản ca ca ngợi, đề cao khát vọng sống của con người ( Mị và A
Phủ ).
- Con đường giải phóng con người ra khỏi gông cùm nô lệ - làm cách mạng - được tìm thấy trong Vợ Chồng A
Phủ.
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 6
Môn ngữ văn
Thời gian làm bài:150 phút, không kể thòi gian giao đề.
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 ĐIỂM)
Câu I: (2.0 điểm)
Anh/chị hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Lỗ Tấn.
Câu II: (3.0 điểm)
Nhạc sĩ S.Gu-nô người Pháp nói:Năm hai mươi tuổi tôi nói: “Tôi và Mô-da”.Năm ba nươi tuổi,tôi nói: “Mô-da và
tôi”.Năm bốn mươi tuổi,tôi nói: “Chỉ có Mô-da”.
Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.
II.PHẦN RIÊNG (5.0 ĐIỂM)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó.
(Câu IIIa hoặc IIIb)
Câu IIIa.Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mặt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Ngữ văn 12,tập một,NXB Giáo dục,2008,tr.89)
Câu IIIb. Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm)
Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ than xác anh hàng thịt trong
đoạn trích của vở kịch Hồn Trương Ba,da hàng thịt của tác giả Lưu Quang Vũ (Ngữ văn 12 Nâng cao,tập một).
Gîi ý lµm bµi.
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH :
Câu I: (2.0 điểm) A.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau,song cần nêu bật được các ý chính sau đây:
-Lỗ Tấn (1881-1936) tên khai sinh là Chu Thụ Nhân,quê ở Chiết Giang,Trung Quốc.
-Ông ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc từ khi còn nhỏ và được sang Nhật học,nhưng Lỗ Tấn đã nhận thấy chữa
bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần nên ông đã chuyển sang viết văn.
-Ông là nhà văn cách mạng có ảnh hưởng lớn trên văn đàn Trung Quốc thế kỉ XX.
-Các tác phẩm của Lỗ Tấn thường tập trung vào chủ đề:Phê phán căn bệnh tinh thần kìm hãm sự phát triển của đất
nước Trung Hoa lúc bấy giờ,từ đó kêu gọi đồng bào kiếm tìm phương thuốc để cứu dân tộc.
-Tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn:các tập truyện ngắn Gào thét,Bàng hoàng,Chuyện cũ viết lại,…;tạp văn Nấm mồ,Cỏ
dại,Gió nóng,…
B.Cách cho điểm:
-Điểm 2:Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên,có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 1:Trình bày được một nửa yêu cầu trên,còn mắc một số lỗi diễn đạt.
-Điểm 0:Hoàn toàn lạc đề.
Câu II: (3.0 điểm)
A.Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội;bài làm có kết cấu chặt chẽ,diễn đạt lưu loát,không mắc lỗi về
chính tả,dùng từ và ngữ pháp.
B.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí ,thiết thực
,chặt chẽ và có sức thuyết phục.Cần nêu bật được các ý sau:
-Sự trưởng thành trong nhận thức,bài học về đức tính khiêm tốn của mỗi con người.
-Nhận thức cuộc sống theo chiều dài của sự chiêm nghiệm,càng trải nghiệm trong cuộc sống,con người càng
chín chắn hơn trong nhận thức.
-Bài học về sự khiêm tốn,thận trọng và chín chắn,không nên chủ quan,phiến diện khi đánh giá con người và đời
sống,luôn tu dưỡng rèn luyện để trở thành con người toàn vẹn.
II.PHẦN RIÊNG:
Câu IIIa.Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm)
A.Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích tác phẩm trữ tình;bài làm có kết cấu chặt chẽ,diễn
đạt lưu loát,không mắc lỗi về chính tả,dùng từ và ngữ pháp.
B.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh dựa trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng,phát hiện và phân tích những đặc
sắc về nghệ thuật (cách dùng từ Hán Việt,xây dựng hình ảnh,…)để làm nổi bật giá trị của đoạn thơ.Thí sinh có thể
triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:
-Hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến:là những anh hùng trận mạc nhưng cũng là những tâm
hồn lãng mạn,những trái tim khao khát,rạo rực yêu thương,đầy mơ mộng.
-Hình ảnh người lính Tây Tiến chói ngời vẻ đẹp lí tưởng,coi cái chết nhẹ tựa long hồng.Lời thơ nói về
hi sinh,mất mát nhưng không bi lụy mà mang đậm chất bi tráng.
-Nghệ thuật dùng từ Hán Việt,bút pháp lãng mạn.
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 7
Môn ngữ văn
Thời gian làm bài:150 phút, không kể thòi gian giao đề.
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1: ( 2,0 điểm)
Anh / chị hãy tóm tắt ngắn gọn truyện Thuốc của Lỗ Tấn .
Câu 2: (3, 0 điểm)
Viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ ) nêu suy nghĩ của anh / chị về ý kiến sau của Ăng -ghen:
“Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị ”.
II. PHẦN RIÊNG ( 5, 0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó ( câu 3a hoặ 3b)
Câu 3a: Theo chương trình Chuẩn ( 5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau đây sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về , ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung …
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, trang109)
Câu 3b: Theo chương trình Nâng cao ( 5,0 điểm)
Vẻ đẹp của dòng sông Hương trong bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Gîi ý lµm bµi.
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1: ( 2,0 điểm)
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải nêu được những tình tiết chính sau:
- Sáng sớm mùa thu, lão Hoa Thuyên, chủ quán trà đến pháp trường mua thuốc chữa bệnh cho con . Thuốc là
chiếc bánh bao tẩm máu của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du .(0,5 điểm)
- Bà Hoa cho con ăn bánh với niềm tin chắc chắn con sẽ khỏi bệnh. (0,5 điểm)
- Những người khách trong quán trà bàn về thuốc, về Hạ Du và cho anh là điên.(0,5 điểm)
- Buổi sáng bình minh năm sau, bà Hoa và mẹ Hạ Du cùng đến thăm mộ con, họ đồng cảm và ngạc nhiên khi
thấy vòng hoa trên mộ Hạ Du.(0,5 điểm)
Câu 2 : (3 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả , lỗi dùng
từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu bật được các
ý chính sau:
-Nhấn mạnh và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người là sự khiêm tốn và giản dị. Nó giúp con người
tránh khỏi thói hợm hĩnh, kiêu ngạo để hoàn thiện mình.
-Con người nên học lối sống khiêm tốn và giản dị để hoà đồng với xã hội, với mọi người. Giản dị trong cách
sống, trong hành động, ngôn ngữ…
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Câu 3a: Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
a.Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận và vận dụng khả năng đọc-hiểu để phát biểu cảm nhận về đoạn thơ trữ tình.
Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
b.Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, thí sinh cần trình bày được những cảm
xúc, ấn tượng về cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ.
- Về nội dung:
+ Cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc với vẻ đẹp đa dạng trong thời gian, không gian khác nhau.
+ Con người Việt Bắc luôn gắn bó hài hòa với thiên nhiên thơ mộng.
- Về nghệ thuật:
+ Hình ảnh đối xứng, đan cài, hòa hợp.
+ Thể thơ lục bát đậm đà màu sắc dân tộc.
+ Giọng điệu ngọt ngào, sâu lắng, thiết tha …
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 8
Môn ngữ văn
Thời gian làm bài:150 phút, không kể thòi gian giao đề.
I. Phần chung cho tất cả các thí sinh :
Câu 1 : (2 điểm)
Hê-minh-uê, nhà văn Mỹ đã nhận giải thưởng Nô – ben vào năm nào ? Cho biết mục đích sáng tác của ông ?
Câu 2 : (3 điểm)
Viết một đoạn văn (10 – 15 câu) trình bày những ảnh hưởng của Internet đối với học sinh.
II. Phần riêng cho thí sinh theo từng chương trình :
Câu 3a (dành cho thí sinh theo học chương trình chuẩn) : (5 điểm)
Phân tích câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện trong tác phẩm “chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn
Minh Châu.
Câu 3b (dành cho thí sinh theo học chương trình nâng cao) : (5 điểm)
Phân tích nhân vật Hồn Trương Ba để thấy được một nhân vật bi kịch.
Gîi ý lµm bµi.
I. Phần chung cho tất cả các thí sinh
Câu 1 :
- Hê-minh-uê nhận giải thưởng Nô – ben năm 1965. (1 điểm)
- Mục đích sáng tác của Hê-minh-uê là “Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”. (1 điểm)
Câu 2 :
- Thí sinh chỉ viết một đoạn văn (có hạn định về số câu : 10 – 15 câu) theo kiểu văn bản nghị luận trình bày
những ảnh hưởng của Internet đối với học sinh. Sau đây là một số gợi ý để tham khảo về cách cho điểm :
- Sự xuất hiện của Internet trong đời sống con người là một ghi nhận của sự tiến bộ xã hội, trong đó, lứa tuổi
học sinh, sinh viên là chịu ảnh hưởng nhiều nhất. (1 điểm)
- Tính chất hai mặt của Internet : tích cực và tiêu cực. (1 điểm)
- Cách sử dụng Internet có hiệu quả. (1 điểm)
II. Phần dành riêng cho thí sinh học theo từng chương trình
Câu 3a (dành cho thí sinh theo chương trình chuẩn)
1. Yêu cầu chung :
- Viết đúng thao tác phân tích thuộc kiểu văn bản nghị luận.
- Chỉ ra và phân tích được những đặc điểm tính cách của người đàn bà, chánh án Đẩu và nhiếp ảnh Phùng…
2. Yêu cầu cụ thể :
- Biết được việc làm và tâm trạng của người đàn bà (cam chịu, hy sinh vì con, sợ sệt vì phải bỏ chồng…
Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam).
- Chánh án Đẩu đã nhận ra không thể nhìn nhận sự việc hiện tượng của đời sống một cách dễ dãi, đơn giản.
- Nhiếp ảnh Phùng đã khám phá hiện thực ở phương diện đa chiều.
(Khi phân tích phối hợp với thao tác chứng minh, phải trích dẫn nguyên văn hoặc bình luận phải chuẩn xác)
ĐỀ 9:
i. phÇn chung
Câu 1: (2 điểm)
Trình bày vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hê-minh-uê.
Câu 2: (3 điểm)
Có một nhà xã hội học, trong khi đi tìm hiểu thực tế cho đề tài của mình sắp viết thì gặp một trường hợp khá
thú vị:
Anh A và anh B đều có một người cha nghiện ngập và vũ phu. Sau này, anh A trở thành một chàng trai luôn đi
đầu trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình. Còn anh B thì lại là một phiên bản của cha anh.
Nhà xã hội học đã đặt cùng một câu hỏi cho cả hai người: "Điều gì khiến anh trở nên như thế ?”
Và nhà xã hội học đã nhận được cùng một câu trả lời: "Có một người cha như thế, nên tôi phải như thế".
Anh, chị hãy viết một bài luận ngắn (không quá 400 từ), trình bày suy nghĩ của mình về câu chuyện trên.
ii. phÇn riªng:
Câu 3a: (5 điểm) Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn
Phân tích nhân vật Chiến trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi.
Câu 3b: (5 điểm) Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao
Anh, chị hãy phân tích đoạn văn sau:
"Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà.
Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho
Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng
trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm.
Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có
lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm là ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn
nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi ”
(Trích "Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ Văn 12, tập 2)
Gîi ý lµm bµi.
i. phÇn chung
Câu 1: (2 điểm) HS cần nêu được các ý:
- Huê-minh-uê (1899-1961) (0,25đ) là nhà văn vĩ đại người Mỹ, (0,25đ)
- Ông tham gia cả hai cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất và thứ hai (chống phát xít).(0,25đ), tự nhận là “thế hệ mất
mát” (0,25đ)
- Huê-minh-uê là nhà văn đề xướng và thực thi nguyên lí “Tảng băng trôi” trong sáng tác văn chương (0,25đ))đạt giải
Nobel văn học năm 1954. (0,25đ)
- Tác phẩm tiêu biểu: Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả. (Viết 1 tác phẩm : không cho điểm,
viết được 2 tác phẩm : (0,25đ) , 3 tác phẩm : (0,5đ)
Câu 2: (3 điểm)
- Yêu cầu về hình thức: Viết được kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Yêu cầu về nội dung: Bài làm có thể có nhiều cách diễn đạt, nhưng phải đảm bảo được hai ý sau:
+ Một trong những nền tảng quan trọng hình thành nên nhân cách con người là gia đình. (Ở bầu thì tròn, ở
ống thì dài - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng)
+ Sức mạnh của con người nằm ở ý chí và nghị lực. Chính nó mới là yếu tố quyết định làm nên nhân cách
con người
ii. phÇn riªng
Câu 3a: (5 điểm) Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn
- Yêu cầu về hình thức: Viết được một bài văn nghị luận về phân tích nhân vật, linh hoạt trong thao tác lập luận.
- Yêu cầu về nội dung: Các ý chính cần đạt:
1. Vẻ đẹp của một cô gái đời thường:
- Cô 18 tuổi, đôi lúc tính khí còn trẻ con (Tranh công bắt ếch, vết đạn bắn tàu giặc) song có cái duyên dáng của thiếu
nữ mới lớn (Bịt miệng cười khi chú Năm cất giọng hò, chéo khăn hờ ngang miệng, thích soi gương - đi đánh giặc còn
cái gương trong túi, ).
- Thương em, biết nhường nhịn em; biết tính toán việc nhà.
- Thương cha mẹ (tâm trạng cô khi khiêng bàn thờ má gửi trước ngày tòng quân ).
- Chăm chỉ: đọc chưa thạo nhưng chăm chỉ đánh vần cuốn sổ gia đình.
Chiến là hình ảnh sinh động của cô gái Việt Nam trong cuộc sống đời thường những năm chiến tranh chống Mỹ.
2. Vẻ đẹp của phẩm chất người anh hùng:
- Gan góc: có thể ngồi lì suốt buổi chiều để đánh vần cuốn sổ ghi công gia đình của chú Năm.
- Dũng cảm: cùng em bắn cháy tàu giặc.
- Quyết tâm lên đường trả thù cho ba má: "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một
câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à".
- Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được nghệ thuật miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng người mẹ. Nhưng
nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một "dòng sông" thì Chiến là khúc sông sau - cô giống mẹ nhưng cũng rất khác
mẹ ở hành động quyết định vào bộ đội, quyết định cầm súng đi trả thù cho gia đình, quê hương.
3. Chiến mang trong mình vẻ đẹp người con gái Việt Nam thời chống Mỹ: trẻ trung, duyên dáng nhưng cũng rất mực
anh hùng. Cô tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam. Nghệ thuật thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ anh hùng thời chống Mỹ.
ĐỀ 10:
I.PHẦN CHUNG :(5,0 điểm)
Câu 1: (2điểm)
Theo anh/ chị , tiểu sử và sự nghiệp của Hê-minh-uê có những điểm gì đáng lưu ý?
Câu 2: (3 điểm)
Viết một văn bản ngắn( không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau của Nguyễn Hiến Lê:
“ Tự học là một nhu cầu của thời đại”
II. PHẦN riªng: ( 5,0 điểm)
Câu 3a( Dành cho thí sinh học chương trình Chuẩn) : ( 5 điểm)
Vẻ đẹp nhân vật Việt qua ngòi bút của Nguyễn Thi trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình.
Câu 3b( Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao) : ( 5điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ dưới đây:
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
( Sách Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một- NXB Giáo dục, năm 2008)
Gîi ý lµm bµi.
I.PHẦN CHUNG :
Câu 1 (2 điểm)
a. Yêu cầu về kiến thức.
Học sinh có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách khác nhau miễn là nêu được những ý chính sau đây:
+ Hê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn Mĩ.
+ Ông thích thiên nhiên hoang dại, thích phiêu lưu mạo hiểm và đã từng tham gia hai cuộc chiến tranh thế giới
lần thứ nhất và lần thứ hai.
+ Sự nghiệp văn học của Hê-minh-uê khá đồ sộ, trong đó có những tác phẩm tiêu biểu như: Giã từ vũ khí,
Ông già và biển cả…(chỉ cần kể đúng tên 2 tác phẩm của nhà văn).
+ Hê-minh-uê là người đề xướng và thực thi nguyên lí “tảng băng trôi”, (đại thể: nhà văn không trực tiếp phát
ngôn cho ý tưởng của mình, mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc có thể rút ra phần ẩn ý).
+ 1954, ông được nhận giải thưởng Nô ben về văn học.
Câu 2: ( 3 điểm)
a.Yêu cầu về kỹ năng:
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn
đạt.
b.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lý, thiết thực, chặt chẽ và
có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
+ Trình bày cách hiểu vấn đề:
• Thế nào là tự học?
• Tự học là nhu cầu của thời đại ?
+ Suy nghĩ về vấn đề :
• Vai trò của tự học đối với quá trình chiếm lĩnh tri thức, đối với sự tiến bộ của mỗi người.
•Điều kiện tự học trong điều kiện thông tin toàn cầu hiện nay…
+ Phương hướng của bản thân.
II. PHẦN riªng:
Câu 3a:( Dành cho thí sinh học chương trình Chuẩn):( 5 điểm)
a.Yêu cầu về kỹ năng:
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc-hiểu để trình bày cảm nhận vẻ đẹp một
nhân vật trong truyện ngắn. Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ ,
ngữ pháp.
b.Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm Những đứa con trong gia đình và nghệ thuật khắc họa nhân vật của ngòi bút
Nguyễn Thi, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần có các ý cơ bản sau:
+ Việt xuất thân trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, chịu nhiều đau thương mất mát; có lòng căm
thù giặc sâu sắc, quyết tâm đi bộ đội, chiến đấu dũng cảm, giàu tình cảm, tính tình hồn nhiên…( dẫn chứng)
=>hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ bước vào cuộc chiến đấu rất sớm; hồn nhiên, trẻ con trong các
mối quan hệ gia đình và xã hội nhưng cực kỳ nghiêm túc trong suy nghĩ về kẻ thù và cuộc kháng chiến chống xâm
lượcViệt là hiện thân cho sức trẻ chủ động tiến công kẻ thù.
+ Trong dòng sông truyền thống của gia đình, Việt là khúc sông đi xa hơn cả. Kế tục và phát huy truyền thống
của gia đình, Việt còn tiến xa và lập nhiều chiến công mới trên con đường chiến đấu giải phóng quê hương.
+ Nhân vật Việt được khắc họa chân thực, tự nhiên bằng ngòi bút tinh tế và sâu sắc của Nguyễn Thi: vừa tiêu
biểu cho vẻ đẹp tâm hồn người nông dân Nam bộ hồn hậu, bộc trực, yêu nước thương nhà, thủy chung son sắt với cách
mạng…, vừa là hình ảnh tuổi trẻ Việt Nam anh hùng thời chống Mỹ, lại vừa mang nét độc đáo, ấn tượng…( dẫn
chứng)
Câu 3b.( Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao): (5 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học và vận dụng khả năng đọc –hiểu để phát biểu cảm nhận về đoạn
thơ trữ tình. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca: những nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra đời, giá trị đặc sắc về
nội dung và nghệ thuật, vị trí đoạn trích… làm rõ sự cảm nhận (tức là sự hiểu biết và tình cảm, xúc cảm của bản thân)
về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách nhưng cần nêu được:
Về nội dung:
- Đoạn thơ diễn tả cái chết bi tráng, đột ngột của người nghệ sĩ Lor-ca đấu tranh cho tự do và cách tân nghệ thuật:
(6 dòng thơ đầu)
+ Mỗi tiếng ghi ta là một hình dung về cái chết thảm khốc của Lor-ca.
+ Mỗi tiếng ghi ta còn là một cảm nhận, một nỗi niềm của con người trước cái chết ấy.
- Đoạn thơ thể hiện niềm tiếc thương sâu sắc và niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tên tuổi và sự nghiệp Lor-ca(
4 dòng thơ cuối):
+ Niềm tiếc thương đối với Lor-ca, người nghệ sĩ với khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật.
+ Niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca.
Về nghệ thuật: Phát hiện và phân tích hiệu quả của các thủ pháp nghệ thuật:
- Điệp từ: tiếng ghi ta.
- Thủ pháp chuyển đổi cảm giác(rất đặc trưng của trường phái thơ tượng trưng)
- Hình ảnh tượng trưng,siêu thực: bầu trời ,cô gái, nâu,lá xanh, tròn bọt nước vỡ tan, ròng ròng máu chảy,chôn
cất tiếng đàn, giọt nước mắt vầng trăng, đáy giếng…
- Kết hợp giữa thi ảnh và âm thanh.
- Câu thơ không vần, không dấu chấm, dấu phẩy; không viết hoa; phân câu theo một trật tự khác thường: tiếng
ghi ta ròng ròng - máu chảy
ĐỀ 11:
I. Phần chung: (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.
Câu 2: (3 điểm)
Em ơi Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời
(Đất Nước – Trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, 2008)
Dựa vào những câu thơ trên, anh (chị) hãy phát biểu trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) ý kiến cá nhân
về trách nhiệm của thế hệ thanh niên hiện nay với đất nước.
II. Phần riêng: (5 điểm)
Câu 3a: Theo chương trình Chuẩn (5 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật vẻ đẹp
tâm hồn của người phụ nữ nông dân nghèo khổ này.
Gîi ý lµm bµi.
I. Phần chung: (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a) Yêu cầu về kiến thức:
Cần nêu bật được các ý:
- Về nội dung, thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị:
+ Thơ Tố Hữu tập trung biểu hiện những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn, nói cách khác là hướng tới
cái ta chung.
+ Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.
+ Giọng thơ mang đậm chất tâm tình, ngọt ngào.
- Về nghệ thuật biểu hiện, thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà:
+ Thể thơ đa dạng; đặc biệt thành công ở thể thơ truyền thống.
+ Ngôn ngữ thơ: thường dùng cách nói dân gian, phát huy tính nhạc trong thơ.
b) Cách cho điểm:
- Điểm 2: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, có thể còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 1: Trình bày được một nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Câu 2: (3 điểm)
a) Yêu cầu về kỹ năng:
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi
chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý sau:
- Đất nước kết tinh, hoá thân trong mỗi con người; con người phải có tinh thần cống hiến, có trách nhiệm đối với
sự trường tồn của quê hương, xứ sở.
- Suy nghĩ của cá nhân về lời nhắn nhủ trong những câu thơ trên. Cần nêu ý kiến riêng của bản thân, có sự lý
giải khác nhau nhưng cần phải logíc, thuyết phục.
II. Phần riêng: (5 điểm)
Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn: (5 điểm)
a) Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi, diễn đạt lưu loát, kết cấu
bài viết chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thiên truyện, thí
sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:
- Những biểu hiện tâm trạng của bà cụ Tứ khi thấy con trai mình có vợ: vừa mừng, vừa lo, mà sự lo lắng thì
nhiều hơn cả vì bà cụ đã trải đời, đã biết thế nào là cái đói, cái nghèo.
- Cùng với cái mừng, cái lo cũng là cái tủi với tâm trạng vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình.
- Sự cảm thgông, tấm lòng thương xót của bà cụ dành cho người con dâu mới trong cảnh tủi cực.
- Tâm trạng bà mẹ: phức tạp, đầy mâu thuẫn,
- Nghệ thuật thể hiện tâm trạng: chân thực, tinh tế.
- Tấm lòng nhân hậu, niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai ở người mẹ,
Câu 3b. Theo chương trình Nâng cao: (5 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
Biết làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc-hiểu để phân tích nhân vật văn học. Kết cấu bài viết
chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Cần nêu được một số nội dung cơ bản sau:
- Bà Hiền là một người phụ nữ Hà thành truyền thống được khẳng định trước hết ở bản lĩnh của một con người
luôn dám là mình, luôn quyết định được những công việc hệ trọng của bản thân (lấy chồng, sinh con, )
- Là hiện thân của nét văn hoá truyền thống của đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến (thể hiện phong thái, cách sống,
ứng xử trong cuộc sống hằng ngày)
- Nhận xét khái quát về nhân vật.
- Bằng bút pháp hiện thực, tác giả xây dựng nhân vật sống động, phù hợp với thực tế.
ĐỀ 12:
I. Phần chung ( 5đ).
Câu 1: ( 2đ )
Cho biết ý nghóa nhan đề ‘ Chiếc Thuyền ngoài xa’ của Nguyễn Minh Châu?
Câu 2: ( 3đ )
Phải chăng cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho
tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”? (Nooc – Man Ku Sin, theo những vòng tay âu yếm – NXB true 2003 )
II. PHẦN RIÊNG ( 5đ) Thí sinh học trương trình nào, chỉ làm câu dành riêng cho trương trình đó ( Câu 3a hoặc
Câu 3b)
Câu 3a: Theo chương trình chuẩn ( 5đ )
Phân tích ý nghóa biểu tượng của hình ảnh xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Câu 3b: Theo chương trình nâng cao (5đ )
Anh ( Chò ) hãy trình bày suy nghó của mình về nhân vật Người đàn bà trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài
xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Gỵi ý lµm bµi.
I.Phần chung ( 5đ )
Câu 1 ( 2đ )
a) Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý nghóa cơ bản sau nay;
_ Chiếc thuyền là biểu tượng cảu bức tranh thiên nhiên về biển và cuộc sống sinh hoạt của người dân làng
chài.
- Chiếc thuyền ngoài xa là mot hình ảnh gợi cảm, có sức ám ảnh về sự bấp bênh dập dềnh của những thân
phận, những cuộc đời trôi nổi bên sông nước.
- Chiếc thuyền ngoài xa biểu hiện cho mối quan hệ giữ nghệ thuật và đời sống.
Câu 2 ( 3đ )
a) Yêu cầu về kỹ năng.
Biết cách làm bài văn nghò luận, trình bày vấn đề ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt
tốt. Khong mace các loại lỗi
b) Yêu cầu về kiến thức.
Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng can nêu được những ý chính sau:
- Giải thích câu nói:
+ Một tâm hồn tàn lụi là tâm hồn như thế nào? Nêu những biểu hiện của người có tâm hồn tàn lụi từ mức độ
nhỏ đến lớn.
+ Tại sao khi đang sống mà để tâm hồn tàn lụi là mất mát lớn nhất ( hơn cả cái chết )?
+ Điều đó có đúng không? Đúng ở chỗ nào? Vì sao? Nó có ý nghóa gì?
- Chứng minh.
+ Nhận xét đó được thể hiện trong cuộc sống, trong Văn Học nghệ thuật?
+ Bài học rút ra cho bản thân từ ý kiến trên.
II. Phần riêng ( 5đ )
Câu 3a: Theo chương trình chuan ( 5đ )
a) Yêu cầu về kỹ năng.
Biết cách làm bài văn nghò luận, vận dụng khả năng đọc hiểu để phân tích ý nghóa hình tượng trong tác
phẩm Văn Học. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn dạt tốt, không mace lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức.
Trên cơ sở name vững tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành thí sinh có thể trình bày cảm nhận
theo các cách khác nhau nhưng can nêu được những ý sau:
- Giới thiệu chung về tác phẩm.
- Phân tích ý nghóa của hình tượng xà nu.
+ Xà nu sinh sôi nay nở rất nhanh, rất khỏe, nó là loài cây ham ánh sáng cứng cáp và vươn mình lean che chở
cho làng Xô Man. Tất cả những phẩm chất ấy thể hiện rõ sức sống bất diệt của Xà nu.
+ Cả Rừng xà nu, hàng ngàn cây, không cây nào không bò thong, xà nu vì thế là biểu tượng cho sự mất mát
đau thong của cả dân tộc trong chiến tranh.
+ Xà nu còn là biểu tượng cho tư thế luôn luôn sẵn sàng chiến đấu.
+ Xà nu là hình ảnh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
ĐỀ 13:
I.PHẦN CHUNG:
Câu 1 : (2,0 điểm)
Anh/chị hãy xác định vấn đề cốt lõi mà bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003 của Cô –
phi An – nan hướng tới?
Câu 2 : (3,0 điểm)
Viết một đoạn văn, trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng “nghiện” in – tơ - nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay.
II.PHẦN RIÊNG:.
Câu 3a. (Dành cho thí sinh học chương trình Chuẩn) : (5, 0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về giá trị hiện thực trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (giai đoạn Mị ở Hồng
Ngài).
Câu 3b. (Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao) : (5,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về những xung đột trong Hồi 7, vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang
Vũ.
Gîi ý lµm bµi.
I. PHẦN CHUNG
Câu 1 (2,0 điểm)
Yêu cầu về kiến thức : Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được các ý sau :
- Chúng ta phải có những nỗ lực cao nhất để ngăn chặn đại dịch AIDS.
- Chúng ta có thể làm được điều này trên cơ sở tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương và ý thức tự bảo vệ
cuộc sống của mình.
Câu 2 (3,0 điểm)
a) Yêu cầu
- Chỉ viết một đoạn văn.
- Phải viết đúng kiểu văn bản nghị luận.
- Phải nghị luận đúng vấn đề nghiện in – tơ – net trong nhiều bạn trẻ hiện nay. Sau đây là một số ý tham khảo
; thí sinh ít nhất phải nêu được một luận điểm và tìm các luận cứ, kết hợp với các thao tác lập luận để nghị luận :
+ Nêu hiện tượng : hiện nay có nhiều bạn trẻ nghiện in – tơ – net.
+ Nguyên nhân.
+ Phê phán những tác hại của hiện tượng ; nêu những tấm gương học tốt và biết sử dụng in – tơ – net vào việc
có ích, phù hợp.
II. PHẦN RIÊNG:
Câu 3a. (5,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận văn học. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.
- Vận dụng khả năng đọc hiểu để làm sáng tỏ giá trị hiện thực của truyện.
b) Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm, thí sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Sau đây
là một số ý chính cần đạt :
- Bộ mặt của giai cấp thống trị thể hiện tập trung qua hai nhân vật thống lí Pá Tra và A Sử.
- Bức tranh về đời sống của người dân lao động bị áp bức qua hai nhân vật Mị và A Phủ.
Câu 3b. (5,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận văn học. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.
- Vận dụng khả năng đọc hiểu để làm sáng tỏ nội dung tư tưởng cơ bản của Hồi kịch (cũng là của vở kịch)
thông qua việc tìm hiểu các xung đột.
b) Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm sáng tỏ các xung đột trong Hồi 7. Sau
đây là một số ý chính cần đạt :
- Xung đột giữa hồn Trương Ba với xác anh Hàng thịt : cuộc đấu tranh trong bản thân con người để chống
lại tác động xấu của thể xác làm tha hóa linh hồn.
- Xung đột giữa hồn Trương Ba với những người thân trong gia đình : hậu quả tất yếu của việc sống không
có bản lĩnh và sống giả dối.
- Bi kịch của hồn Trương Ba : sống mà không được là chính mình.
- Sự giải quyết mâu thuẫn của hồn Trương Ba (chọn cái chết) : vạch ra con đường sống đúng đắn và cao cả
cho con người : Hãy sống chân thật với chính con người của mình, sống vì mọi người, vì sự tốt đẹp của con người.
ĐỀ 14
I. PHẦN CHUNG:(5 điểm)
Dành cho tất cả các thí sinh
Câu 1: (2 điểm)
Trình bày ý nghĩa lịch sử trọng đại của bản “ Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh?
Câu 2: (3 điểm)
Nhà thơ người Bunggari Đi-mit Rô-va có một nhận xét về dân tộc ta như sau: “…một đặc trưng dân tộc của người
Việt Nam, một đặc trưng có lẽ đã cứu đất nước này qua những chặng đường hiểm nghèo nhất của lịch sử, ấy là tấm
lòng nhân hậu, thủy chung thấm vào từng người qua dòng sữa mẹ”.(Ngày phán xử cuối cùng – Bản dịch của Phạm
Hồng Giang)
Anh/chị hãy trình bày ý kiến của mình về nhận xét trên của nhà thơ người Bunggari.
II. PHẦN RIÊNG:(5 điểm) Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn hoặc nâng cao
A. Theo chương trình chuẩn: Thí sinh chọn câu 3a hoặc 3b
Câu 3a: (5 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Câu 3b: (5 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.
Gîi ý lµm bµi
I. PHẦN CHUNG:(5 điểm):
Câu 1: (2 điểm)
Học sinh cơ bản trình bày được các ý sau:
- Đánh dấu thắng lợi vĩ đại của một dân tộc đã chiến thắng thực dân, phát xít, lật đổ chế độ phong kiến, mở ra kỉ
nguyên mới độc lập ,tự do, lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.
- Bản tuyên ngôn vừa giải quyết được nhiệm vụ độc lập cho dân tộc vừa giải quyết được nhiệm vụ dân chủ cho
nhân dân .
Câu 2: (3 điểm)
* Yêu cầu chung:
- Viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 30 dòng) trình bày những suy nghĩ của mình về một trong những
đặc trưng của dân tộc Việt Nam là lòng nhân hậu, thủy chung.
. - Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
Học sinh trình bày ý kiến riêng của mình, miễn là đáp ứng được các nội dung sau:
- Hiểu và giải thích khái niệm “nhân hậu, thủy chung”.
- Ý nghĩa, giá trị lớn lao của “nhân hậu, thủy chung” đối với đất nước qua những chặng đường hiểm nghèo của
lịch sử.
- Bài học rút ra cho bản thân.
II. PHẦN RIÊNG:(5 điểm)
Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn hoặc nâng cao
A. Theo chương trình chuẩn: Thí sinh chọn câu 3a hoặc 3b
Câu 3a: (5 điểm)
* Yêu cầu chung:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ trữ tình.
- Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
Học sinh cơ bản trình bày được các ý sau:
- Nội dung:
+ Cảnh thiên nhiên hiểm trở, dữ dội.
+ Cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng.
+ Hình ảnh người lính oai hùng, trẻ trung, tinh nghịch.
- Nghệ thuật:
Bằng bút pháp lãng mạn, kết hợp với từ láy, điệp ngữ và phối hợp nhiều thanh trắc đã khắc họa được vẻ đẹp
thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc.
* Biểu điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 3-4: Đáp ứng hơn phân nửa các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 1-2: Đáp ứng phân nửa các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả.
- Điểm 0: Học sinh không làm bài hoặc lạc đề
Câu 3b: (5 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận nêu cảm nhận( phân tích, phát biểu cảm nghĩ hoặc bình luận) về nhân vật
trong tác phẩm văn học.
- Viết bài văn có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
Chữ viết cẩn thận, rõ ràng.
* Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, thí sinh có thể chỉ ra và cảm nhận vẻ
đẹp của Người lái đò trong tác phẩm này theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Cảm nhận vẻ đẹp người lái đò:
+ Vẻ đẹp ngoại hình của người lao động gắn với sông nước.
+Vẻ đẹp tài hoa trong nghệ thuật vượt thác ghềnh.
+ Vẻ đẹp trí dũng của người lao động m.
+ Vẻ đẹp tâm hồn …
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc.
- Nhận xét khái quát: ông lái đò là hình tượng đẹp của người lao động mới, hội tụ những tinh hoa và phẩm chất
của người nghệ sĩ trong nghề chở đò dọc, người anh hùng bình dị trong cuộc sống hàng ngày .
ĐỀ 15
Môn ngữ văn
I.PHẦN CHUNG ( 5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Anh/chị hiểu như thế nào về nguyên lí “Tảng băng trôi” của Hê-minh-uê.
Thông qua hình ảnh ông già ®¸nh c¸ Xan ti a go trong truyện ngắn Ông già và biển cả, nhà văn muốn gửi đến
người đọc điều gì ?
Câu 2: (3 điểm)
Trình bày trong một bài văn ngắn suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau:
“Có ba điều làm hỏng con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ.”
II. PHẦN RIÊNG (5 điểm)
Câu 3a: Theo chương trình Chuẩn (5 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
Câu 3b: Theo chương trình Nâng cao (5 điểm)
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
của Nguyễn Minh Châu.
Gîi ý lµm bµi
I. PHẦN CHUNG ( 5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể diễn đạt bằngnhiều cách khác nhau, song cần nêu bật được các ý chính sau:
- Lấy hình ảnh “tảng băng trôi”, phần nổi thì ít, phần chìm thì nhiều, Hê-minh-uê muốn nêu yêu cầu đối với
một nhà văn hay một tác phẩm văn học: không trực tiếp, công khai phát ngôn mà thông qua việc xây dựng hình
tượng, ngôn ngữ có nhiều sức gợi tạo ra những khoảng trống để người đọc tự rút ra ý nghĩa tác phẩm.
- Thông qua hình ảnh ông già quật cường, bằng kĩ thuật điêu luyện, đã chiến thắng con cá to lớn và hung dữ
trong truyện ngắn Ông già và biển cả, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: Hãy tin vào con người, “con
người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại” (Hê-minh-uê).
Câu 2: (3 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi
về chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí, thiết
thực, chặt chẽ và có sức thuyết phục. Cần nêu bật được các ý sau:
- Tác hại của rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ đến: sức khỏe, phương diện tinh thần, đời sống tâm lí,
nhân cách, hiệu quả công việc…
- Nêu biện pháp từ bỏ những thói hư tật xấu: rèn luyện ý chí, nhân cách, siêng năng lao động, học tập,
có lối sống lành mạnh…
II. PHẦN RIÊNG (5 điểm)
Câu 3a: Theo chương trình Chuẩn (5 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm văn xuôi, diễn đạt lưu
loát, kết cấu bài viết chặt chẽ, khôn gmắc lỗi chính t ả, dùng tữ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thiên truyện, thí
sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:
- Những biểu hiện tâm trạng của bà cụ Tứ khi thấy con trai mình có vợ: vừa mừng, vừa lo, mà sự lo lắng nhiều
hơn cả vì bà cụ đã trải đời, đã biết thế nào là cái đói, cái nghèo.
- Cùng với cái mừng cái lo là cái tủi với tâm trạng “vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”.
- Sự cảm thông, tấm lòng thuương xót của bà cụ dành cho người con dâu mới trong cảnh tủi cực.
- Tâm trạng bà mẹ: phức tạp, đầy mâu thuẫn…
- Nghệ thuật thể hiện tâm trạng: chân thực, tinh tế.
- Tấm lòngnhân hậu, niềm lạc quan tin tưởng ở tương lai của người mẹ….
ĐỀ 16
A. Phần chung cho tất cả thí sinh: (5điểm)
Câu 1: (2điểm)
Vì sao nhà văn Lỗ Tấn được tôn vinh là “linh hồn dân tộc” Trung Hoa ?
Câu 2: (3 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) trình bày ý kiến của mình về hậu quả từ các cuộc xung
đột đẫm máu ( xung đột về chính trị, sắc tộc, tôn giáo…) ở một số nước trên thế giới hiện nay.
B. Phần riêng cho thí sinh học theo từng chương trình:
Câu 3a (Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn) :(5 điểm).
Qua số phận hai nhân vật Mị và A phủ, hãy phát biểu ý kiến của anh (chị) về giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng
A Phủ của nhà văn Tô Hoài.
Câu 3b (Dành cho thí sinh chương trình nâng cao): (5 điểm)
Hãy trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà
văn Ngyễn Khải.
Gîi ý lµm bµi
I.Phần chung :
Câu 1:(2điểm)
Thí sinh trình bày được những ý cơ bản sau:(gợi ý mang tính tham khảo)
-Vì nhà văn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại:nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp
bằng sắt”, còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”(1điểm)
-Nhà văn chủ trương dùng ngòi bút của mình để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi
người tìm phương thuốc chạy chữa.(1điểm)
Câu2: (3điểm)
*Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách viết bài văn NLXH (Viết ngắn không quá 400 từ), kết cấu chặt chẽ, văn mạch
lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
*Yêu cầu kiến thức:Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý chính sau:
(mang tính tham khảo)
-Ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, nền hòa bình của đất nước.(đất nước
chậm phát triển vì hậu quả của nội chiến, tranh giành quyền lực)
-Đời sống người dân bị ảnh hưởng : mất mát người thân, đói khổ.
-Ảnh hưởng đến nền hòa bình chung của thế giới (người ngoại quốc bị bắt làm con tin, khủng bố…).
II.Phần riêng :
Câu 3a (Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn): (5điểm)
*Yêu cầu kỹ năng: Biết vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận.Chỉ ra và phân tích được những giá trị nhân
đạo của tác phẩm, kết cấu chặt chẽ ,văn mạch lạc, không sai lỗi chính tả,dung từ, ngữ pháp.
*Yêu cầu về kiến thức:Thí sinh nêu được những ý cơ bản sau:(mang tính tham khảo)
-Cảm thông, thương sót cho số phận bất hạnh bị áp bức,bóc lột của Mị và A Phủ bởi giai cấp phong kiến miền
núi.
-Thấu hiểu, trân trọng những đức tính cao quý của con người trong nghịch cảnh :ca ngợi sức sống tiềm tàng,
mãnh liệt, lòng yêu sống, ham sống của Mị và A Phủ.
-Phê phán những thế lực chà đạp lên con người.(thế lực phong kiến miền núi,thế lực thần quyền…)
-Giải phóng cho Mị và A Phủ, cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn.
ĐỀ 17
A.PHẦN CHUNG (5,0 điểm )
Câu 1.(2,0 điểm ) Kể lại cốt truyện Thuốc và cho biết nhân vật chính của truyện.Có thể chia nhân vật của truyện thành
mấy nhóm, các nhóm khác nhau ở chỗ nào?
Câu 2.(3,0 điểm ) Bàn về tính trung thực.
B.PHẦN RIÊNG (5,0 điểm )Thí sinh học chương trình nào thì được làm câu dành riêng cho chương trình đó (Câu 3.
a hoặc 3. b )
Câu 3.a.CTC(5,0 điểm)
Cảm nhận của anh / chị về nghệ thuật miêu tả tiếng đàn của nhà thơ Thanh Thảo qua tác phẩm “ Đàn ghi ta của Lor-
ca”.
Câu 3.b. CTNC (5,0 điểm)
Nét độc đáo trong cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân qua hình tượng người lái đò (Nguyễn
Tuân – Người lái đò sông Đa ø( trích)) . HẾT
Gỵi ý lµm bµi
A.PHẦN CHUNG (5,0 điểm )
Câu 1.(2,0 điểm )
• Kể lại cốt truyện (1,0 điểm )
+Lão Hoa đến pháp trường mua bánh bao tẩm máu người chiến sĩ Hạ Du chữa bệnh lao cho con trai.
+Lão Hoa cho con ăn bánh và tin sẽ khỏi bệnh.
+Những người khách trong qn bàn về hiệu quả của vị thuốc, về Hạ Du .
+Buổi sáng thanh minh năm sau, bà Hoa và bà Hạ đến thăm mộ con, họ ngạc nhiên khi thấy vòng hoa trên mộ Hạ Du.
• Chỉ ra nhân vật chính : Hạ Du.
• Các nhân vật truyện chia làm 2 nhóm : Nhóm những người dân ngu muội,lạc hậu và Hạ Du -người cách mạng
hy sinh.
Câu 2.(3,0 điểm ) Bàn về tính trung thực.
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý sau đây:
1. Giải thích khái niệm : Trung thực là thành thật, thẳng thắn, không làm sai lệch sự thật.
2. Bình luận về vai trò của trung thực :
Trong cuộc sống, nhờ trung thực mà con người hiểu nhau, không nghi kò nhau.
Trong học tập, nhờ trung thực mà học sinh biết được sức học của mình, từ đó mà cố gắng
nhiều hơn.
Trung thực giúp mọi người thấy được khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm.
Trung thực với bản thân, chúng ta đã tự rèn luyện, hình thành cho mình một nhân cách cao
đẹp.
3.Mở rộng, liên hệ:
Cần trung thực với chính bản thân mình, với mọi người. Cần tự rèn luyện mình thành một con
người trung thực.
Kêu gọi mọi người cùng sống trung thực./.
B.PHẦN RIÊNG (5,0 điểm )
Thí sinh học chương trình nào thì được làm câu dành riêng cho chương trình đó (Câu 3. a hoặc 3. b )
Câu 3.a.CTC(5,0 điểm
Cảm nhận của anh / chị về nghệ thuật miêu tả tiếng đàn của nhà thơ Thanh Thảo qua tác phẩm “ Đàn ghi ta của Lor-
ca”
I. u cầu về kỹ năng:
- Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, biết cách chọn và phân tích dẫn chứng làm sáng rõ trọng tâm.
- Văn trong sáng, lưu lốt, giàu hình ảnh, cảm xúc, khơng mắc lỗi diễn đạt.
II. u cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Thanh Thảo và tác phẩm “ Đàn ghi ta của Lor-ca”, học sinh trình bày
những cảm nhận về hình ảnh tiếng đàn. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau miễn là đáp ứng được
những ý chính sau:
1. Sự cách tân của Thanh Thảo theo trường phái thơ tượng trưng với những biểu hiện về kết cấu, hình thức nghệ
thuật, sự hài hòa giữa thơ và nhạc
• những tiếng đàn bọt nước : tiéng đàn nổi lên tròn trịa ,trẻ trung, nhảy nhót , nở bùng rồi lại tan đi, tan đi rồi laị
nở bùng như những giọt nước mà cơn mưa rào to làm nảy lên trên mặt sân tiếng đàn thanh xn , sinh sơi
nảy nở.
• tiếng ghi ta nâu: từ màu nâu của chiếc đàn Tây Ban Nha truyền thống vẫn vang lên âm thanh vẻ đẹp của thiên
nhiên và con người mà tâm hồn Lor-ca hướng tới ngay cả trước họng súng qn thù .
• tiếng ghi ta lá xanh biết mấy: tiếng ghi ta màu lá xanh ,màu của sự sống,của tình u .
• tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan;tiếng ca đẹp nhưng đã bị đập vỡ oà trong cái đẹp …
2 .Sự kết hợp của nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh… với sự chuyển đổi cảm giác theo thuyết
tương giao khi miêu tả tiếng đàn.
• Không ai chôn cất tiếng đàn (hoán dụ)
• tiếng đàn như … > có sự hoá thân đẹp đẽ của người nghệ sĩ
• tiếng li-la li-la li – la : tiếng đàn thánh thoát vang lên kết thúc bài thơ .linh hồn bất tử của Lor – ca vẫn ca
hát, mãi mãi hát ca “li – la li –la ” là biểu tượng tượng thanh của tiếng hát trẻ trung, thanh xuân, đầy sức
sống của người “nghệ sĩ du ca”Tây Ban Nha
3.Ý nghĩa của hình tượng tiếng đàn ghi- ta.
+ Tiếng đàn ấy là tâm hồn ,cuộc đời Lor-ca ,làm cho tên tuồi ông sống mãi.
+Sự sáng tạo tiếng đàn là cách thể hiện sự ca ngợi, ngưỡng mộ với cái chết đầy bi phẫn của người nghệ sĩ,
chiến sĩ Lor- ca – một con người tài hoa và cao cả của đất nước Tây Ban Nha.
ĐỀ 18
A. Phần chung:(5 điểm)
Câu 1:(2điểm)
Giải thích ý nghĩa nhan đề “Thuốc” của Lỗ Tấn.
Câu 2:(3điểm)
Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng nêu ý kiến của anh (chị) về vấn đề tác hại của việc hút thuốc lá.
B.Phần riêng:(5điểm)
Câu 3a dành cho ban khoa học tự nhiên (5 điểm)
Anh(chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến cho rằng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn
Minh Châu có giá trị nhân đạo sâu sắc?
Câu 3b dành cho ban khoa học xã hội (5 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật cô Hiền trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn
Khải.
Gîi ý lµm bµi
Câu 1:(2 điểm)
Cho 2 điểm khi HS nêu được 2 ý:
- “Thuốc” phê phán sự lạc hậu, ngu muội, u mê của nhân dân Trung Quốc về mặt khoa học: tập quán chữa
bệnh phản khoa học, dùng bánh bao chấm máu người trị bệnh lao. Đây là chủ đề chống mê tín dị đoan.(1điểm)
- “Thuốc” phê phán sự lạc hậu, ngu muội của quần chúng về mặt chính trị và bệnh xa rời quần chúng của các
chiến sĩ cách mạng dẫn đến bi kịch quần chúng không ủng hộ cách mạng. Phải có một phương thuốc khác đó
là cách mạng vô sản.(1 điểm)
Câu 2:(3 điểm)
-Yêu cầu về kĩ năng:
HS biết lập luận, biết viết 1 đoạn văn bàn về vấn đề xã hội, diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu.
-Yêu cầu về kiến thức:
Nêu suy nghĩ về :+Tình trạng hút thuốc lá phổ biến hiện nay.
+Nguyên nhân.
+Tác hại.
+Biện pháp khắc phục.
Cho 3 điểm khi trình bày được các ý trên. Nếu viết trên 1 đoạn, diễn đạt còn hạn chế, chưa đủ ý tùy mức độ cho điểm.
Câu 3a:(5điểm)
1/Yêu cầu về kĩ năng:
Đề bài đòi hỏi HS biết cách phân tích truyện ngắn theo định hướng nêu ở đề bài; biết cách làm bài nghị luận
văn học, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ rang, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Chữ viết cẩn
thận.
2/Yêu cầu về kiến thức:
Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện ở các
ý: Phản ánh chân thực cuộc sống lam lũ của người dân hàng chài, phân tích cụ thể tâm trạng, tính cách của các
nhân vật:
-Người chồng vũ phu, nạn nhân của hoàn cảnh khắc nghiệt.
-Người vợ nhẫn nhịn, hi sinh vì chồng vì con, khát vọng hạnh phúc đời thường.
-Nỗi lo lắng trước nạn bạo lực gia đình ảnh hưởng đến thế hệ trẻ.
ĐỀ. 19
I. PHẦN CHUNG (5 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Anh (chò) hiểu thế nào về nguyên lí “tảng băng trôi” của Ơ-nít Hê-minh-uê (Ernest Hemingway) ?
Câu 2. (3 điểm)
Nói năng có văn hoá là sự thể hiện đồng thời cả hai yếu tố nhân cách và trình độ.
Hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá mười (10) câu) nói lên suy nghó của anh (chò) về ý kiến
trên.
II. PHẦN RIÊNG (5 điểm)
Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó
Câu 3 a. (Theo chương trình Chuẩn)
Cảm nhận của anh (chò) về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Câu 3 b. (Theo chương trình Nâng cao)
Cảm nhận của anh (chò) về cảnh thiên nhiên và con người Tây Bắc qua đoạn thơ sau trong bài thơ Tây
Tiến của Quang Dũng:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
Gỵi ý lµm bµi
I. PHẦN CHUNG (5 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
a. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý sau đây:
Dựa vào hiện tượng vật lí, khi một tảng băng trôi trên đại dương, chỉ có một phần nổi lên bề mặt, bảy
phần chìm khuất, Hê-minh-uê nêu lên nguyên lí “tảng băng trôi”.
- Nguyên lí “tảng băng trôi”- theo Hê-minh-uê - được thực hiện khi nhà văn hiểu biết cặn kẽ mọi vấn đề
mình muốn tái hiện, rồi loại bỏ hết các chi tiết không cần thiết, chỉ giữ lại những phần cốt lõi và sắp xếp sao đó
để khi tiếp xúc với nó, độc giả vẫn có thể hiểu được những gì tác giả đã bỏ đi, không có trong văn bản.
- Nhiệm vụ của người đọc, khi tiếp xúc với tác phẩm của Hê-minh-uê là phải vận dụng kinh nghiệm,
hiểu biết của mình để tái hiện những “khoảng trống” tác giả cố tình bỏ qua, để hiểu hết những gì tác giả chưa nói
hết. Ý nghóa của truyện vì thế sẽ được mở rộng rất nhiều.
Câu 2. (3 điểm)
a. Yêu cầu về kó năng
Biết cách viết đoạn văn nghò luận xã hội, kết cấu chặt chẽ; không mắc lỗi diễn đạt.
b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý sau đây:
+ Giải thích khái niệm:
Nói năng có văn hoá là nói năng đúng phong cách ngôn ngữ (có trình độ) và đúng về mặt tư cách
đạo đức (có nhân cách).
+ Những biểu hiện của việc nói năng có văn hoá:
- Trình độ sử dụng ngôn ngữ là sự sử dụng tổng hợp các phương tiện ngôn ngữ theo phong cách ngôn
ngữ thích hợp. Sử dụng ngôn ngữ không đúng phong cách cũng rất dễ bò chê trách.
- Nói năng có văn hoá là một biểu hiện về mặt ngôn ngữ của người có tư cách đạo đức tốt.
- Những câu nói sai về mặt tư cách đạo đức bao giờ cũng bò xem là những câu nói thiếu văn hoá.
- Cách nói năng có văn hoá thường mang tính lòch sự, khiêm tốn, chân thành; lời nói thường có đặc
tính giản dò, rõ ràng, dễ hiểu.
+ Mở rộng, liên hệ:
- Cần rèn luyện bản thân mình trở thành người nói năng có văn hoá.
II. PHẦN RIÊNG (5 điểm)
Câu 3 a. (Theo chương trình Chuẩn)
a. Yêu cầu về kó năng
Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: thực chất thí sinh phải biết cách phân tích nhân vật (cây xà nu) trong
truyện ngắn, đồng thời nêu được cảm nhận của bản thân.
b. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (hoàn cảnh ra đời,
những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm …), thí sinh lựa chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để
thể hiện rõ những hiểu biết và cảm xúc của mình về hình tượng cây xà nu trong tác phẩm.
Đại thể cần làm rõ những ý chính sau:
- Cây xà nu là hình tượng xuyên suốt, được miêu tả công phu, đậm nét trong toàn bộ tác phẩm.
- Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống của nhân dân làng Xô Man.
- Cây xà nu là biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của dân làng Xô Man.
Qua hình tượng cây xà nu, người đọc hiểu biết thêm cuộc sống của đồng bào Tây Nguyên và nhất là
thêm yêu quý, tự hào về những phẩm chất cao đẹp của họ.
ĐỀ 20
I. Phần chung :
Câu 1 (2 điểm) : Anh/ chị hãy trình bày ngắn gọn những hiểu biết của mình về cuộc đời nhà văn Sơ – lơ –
khốp. Nêu tên hai tác phẩm tiêu biểu của ơng.
Câu 2 (3 điểm) : Viết một đoạn văn (khơng q 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của A. Lin-
Cơn : “Xin hãy dạy cho con tơi chấp nhận: thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử”
II. Phần riêng :
Câu 3a (dành riêng cho thí sinh học chương trình chuẩn): (5 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng Đất Nước trong chương Đất Nước (trích trường ca Mặt
đường khát vọng ) của Nguyễn Khoa Điềm.
Câu 3b (dành cho thí sinh học chương trình nâng cao ): (5 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh /chị về nhân Việt Trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Gỵi ý lµm bµi
I.Phần chung cho tất cả các thí sinh:
Câu 1:
a/ u cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau:
- M.Sơ- lơ- khốp (1905 – 1984) sinh tại một thị trấn của vùng Sơng Đơng.
- Là nhà văn Xơ Viết lỗi lạc, tham gia cách mạng khá sớm.
- Từng làm nhiều nghề để kiếm sống và ln tự học.
- Ơng được vinh dự nhận giải thửng No-ben về văn học năm 1965.
- Tác phẩm tiêu biểu: + Sơng đơng êm đềm.
- + Số phận con người
Câu 2:
a/ u cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ và lỗi
ngữ pháp.
b/ u cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể nêu ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu bật được các ý chính
sau:
- Trong cuộc sống, con người ta đơi khi phải biết chấp nhận để có thể đem lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống.
- Câu nói của A. Lin- cơn, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng giải phóng dân tộc Mỹ, hướng con người (đặc biệt là
thế hệ học sinh) đến sự trung thực trong học tập, thi cử.
- Là một người trung thực, dù bị trượt trong thi cử ta vẫn có thể học lại để có thể có kiến thức thật sự cho
mình.
- Gian lận trong thi cử giúp ta đỗ trong kì thi nào đó nhưng ta khơng có kiến thức và đến một lúc nào đó ta sẽ bị
đào thải.
- Thí sinh trình bày suy nghĩ, thái độ của bản thân.
II.Phần riêng cho thí sinh học theo từng chương trình:
Câu 3a: (Dành riêng cho thí sinh học theo chương trình chuẩn)
a/ u cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng dọc hiểu để phát biểu cảm nhận về hình tượng nghệ thuật
trong bài thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt.
b/ u cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, thí sinh nắm được những đặc sắc
về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Thí sinh cần trình bày được những cảm xúc, ấn tượng riêng của mình về
vẻ đẹp của hình tượng Đất nước:
- Vẻ đẹp theo chiều dài thời gian; chiều rộng khơng gian; chiều sâu của bề dày văn hóa, của sự gắn bó thiêng
liêng và máu thịt…
- Vẻ đẹp gắn với những phong cảnh q hương bình dị mà quen thuộc. Đó là hiện thân của dáng hình, lối sống,
khát vọng của hân dân.
- Vẻ đẹp bao trùm của hình tượng Đất Nước chính là vẻ đẹp hình tượng Đất Nước Nhân Dân làm nên gương
mặt giản dị thân thương mà sâu sắc.
- Vẻ đẹp gắn với truyền thống u nước, gắn với những chiến cơng hiển hách, những hy sinh thầm lặng nhưng
vĩ đại của biết bao thế hệ người dân.
- Tác giả đã sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian, giọng điệu mượt mà mà sâu lắng làm cho hình ảnh Đất
Nước vừa gần gũi vừa thiêng liêng.
§Ị: 21
A. Phần chung : (5.0 điểm)
Câu 1 : (2.0 điểm)
Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn.
Câu 2 : (3.0 điểm)
Viết một bài nghị luận ngắn (khơng q 400 từ) bàn về vấn đề văn hố ứng xử của thế hệ trẻ ngày nay.
B. Phần riêng : (5.0 điểm) Thí sinh học chương trình nào thì làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc
3.b)
Câu 3.a : Theo chương trình chuẩn (5.0 điểm)
Giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân).
Câu 3.b : Theo chương trình nâng cao (5.0 điểm)
Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ qua đoạn thơ sau :
“…Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc
Qn xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sơng Mã gầm lên khúc độc hành …”
(Tây Tiến – Quang Dũng, SGK Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo Dục, 2008).
Gỵi ý lµm bµi
A. Phần chung : (5.0 điểm)
Câu 1 : (2.0 điểm)
- Thuốc được hiểu theo nghóa đen : phương thuốc để chữa bệnh thể xác cho con người (bánh bao tẩm máu người
có thể chữa được bệnh lao – theo quan niệm mang tính mê tín dò đoan của một số người dân Trung Quốc lúc bấy
giờ). (0.5 điểm)
- Thuốc được hiểu theo nghóa bóng : phương thuốc để chữa căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Quốc : (1.5
điểm)
+ Căn bệnh ngu muội, lạc hậu, óc mê tín dò đoan.
+ Thái độ thờ ơ, lãnh đạm với Cách mạng của quần chúng.
+ Sự sai lạc trong đường lối hoạt động của Cách mạng tư sản Tân Hợi : xa rời quần chúng, hoạt động đơn lẻ…
Câu 2 : (3.0 điểm)
- Thí sinh viết một bài nghị luận xã hội ngắn (khơng q 400 từ); có thể sử dụng nhiều thao tác nghị luận khác nhau,
nhưng phải đảm bảo được những ý cơ bản sau :
+ Thực trạng vấn đề.
+ Ngun nhân của thực trạng.
+ Các kiến nghị, giải pháp nhằm cải thiện vấn đề…
B. Phần riêng : (5.0 điểm)
Câu 3.a : Theo chương trình chuẩn (5.0 điểm)
* Ý chính cần đạt :
- Sự cảm thương, chia sẻ chân thành của tác giả trước những mảnh đời bất hạnh : tình cảnh đói kém, chết chóc
khủng khiếp năm 1945.
- Tố cáo bọn thực dân, phát xít đã gây nên tình cảnh thê thảm.
- Phát hiện, khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của con người :
+ Tấm lòng nhân hậu, sự yêu thương, cưu mang, đùm bọc lẫn nhau.
+ Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.
+ Tinh thần lạc quan, hướng về tương lai …
- Hé mở hy vọng cho cuộc đời mới của nhân vật…
§Ò: 22
I. PHẦN CHUNG (5 điểm)
Câu 1: cho biết vài nét tiêu biểu về nhà văm M.A.Sô-lô-khôp (2 đ)
Câu 2: Sau khi tốt nghiệp THPT, con đường vào đại học có phải là lựa chọn duy nhất của anh (chị) ? (Viết thành một
bài văn nghị luận xã hội ngắn, không quá 30 dòng) (3 đ).
II. PHẦN RIÊNG (Thí sinh ban A và ban cơ bản làm câu 3.a; Thí sinh ban C làm câu 3.b).
Câu 3.a. Cảm nhận của anh (chị) về sự thật ở đằng sau bức ảnh đẹp qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu (5 đ)
Câu 3.b. Cảm nhận của anh (chị) về nét đẹp kinh thành của nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “Một người Hà Nội”
của Nguyễn Khải (5 đ)
Gîi ý lµm bµi
A. ĐÁP ÁN
I. Phần chung:
Câu 1: Học sinh trình bày đủ các ý
- M. A. Sô-lô-Khôp (1905- 1984) là nhà văn Nga lỗi lạc, đã vinh dự nhận giải thưởng Nô-ben về văn học năm
1965.
- Sô-lô-Khôp sinh tại thảo nguyên sông Đông. Học xong phổ thông ông tham gia công tác cách mạng ở địa phương
một thời gian ngắn rồi năm 1922 ông lên Mat-xcơ-va vừa kiếm sống vừa học theo đuổi “mộng văn chương” nhưng
không thành. Từ năm 1925, ông trở về sông Đông, viết về con người và vùng đất quê hương. Tác phẩm của ông dần
dần nổi tiếng khắp nước Nga và thế giới.
- Tác phẩm chính: “Sông Đông êm đềm”(Tiểu thuyết, 1940), “Đất vỡ hoang” (Tiểu thuyết, 1956), “Số phận con
người” (Truyện ngắn, 1957).
Câu 2: Học sinh làm hoàn chỉnh một bài văn nghị luận xã hội ngắn, có thể theo định hướng như sau:
A. Mở bài: Nêu được luận đề “Vào đại học không phải là con đường lựa chọn duy nhất của tôi sau khi tốt nghiệp
THPT”.
B. Thân bài: Đặt ra được một số luận điểm và đưa ra được các luận cứ để bảo vệ luận điểm của bản thân.
1. Vào đại học là con đường lập thân, lập nghiệp tốt, ai cũng mơ ước nhưng không phải ai cũng có khả năng đạt
được.
2. Có nhiều con đường khác để lập thân, lập nghiệp như học nghề, làm công nhân, làm kinh tế tư nhân… vẫn có thể
thành đạt trong cuộc sống.
3. Lựa chọn ngành nghề đúng, lựa chọn con đường lập thân, lập nghiệp đúng sẽ định hướng tốt cho tương lai của
bản thân.
C. Kết bài: Nêu được bài học chọn ngành, chọn nghề.
II. Phần riêng.
Câu 3.a. Học sinh làm hoàn chỉnh một bài văn nghị luận văn học, gồm ba phần, đảm bảo các nội dung sau:
A. Mở bài: Giới thiệu được nhà văn Nguyễn Minh Châu, một cây bút tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học
Việt Nam từ sau năm 1975. Giới thiệu được truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” một truyện ngắn sáng tác năm
1983, có sự đổi mới thực sự về cảm hứng nghệ thuật và cách thức thể hiện. Định hướng được nội dung sẽ viết ở phần
thân bài là cách nhìn, cách miêu tả cuộc sống của nhà văn rất dân chủ, tôn trọng sự thực như nó vốn có ở đời.
B. Thân bài: (có thể có các ý)
1. Bức ảnh nghệ thuật “Chiếc thuyền ngoài xa” thật đẹp. Đó là cái đẹp toàn bích, toàn mĩ, cái đẹp “trời cho” mà
người nghệ sĩ bất ngờ phát hiện ra và may mắn ghi lại được.
2. Nhưng đằng sau bức ảnh đẹp đó là một bức tranh đời sống thật đáng buồn. Gia đình một làng chài nghèo khổ sống
trong cảnh bạo hành nội bộ. Chồng đánh vợ thường xuyên, tàn nhẫn, vợ cam chịu, không thể bỏ chồng, con bênh mẹ,
có hành vi tấn công cha. Nhưng người ta cứ phải sống, cứ phải tồn tại. Một hiện thực chân thực đến nhức nhối không
phải ít trong đời sống hiện nay đòi hỏi cả xã hội phải quan tâm, cùng tháo gỡ.
3.Với cách cảm nhận mới mẻ, cách viết rất dân chủ, nhà văn đã cho người đọc một cái nhìn nhiều chiều, sâu sắc về
đời sống.
- Ở góc nhìn của người nghệ sĩ (Phùng) thì anh nhận ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Nghệ thuật phải hài
hoà với đời sống. Bức ảnh đẹp thật, đáng say mê thật, nhưng đời sống những con người đằng trong bức ảnh chưa đẹp,
người nghệ sĩ phải biết đau đớn, cảm thông.
- Ở góc nhìn của người thực thi pháp luật (Chánh án Đẩu) thì anh nhận ra khoảng cách giữa lí thuyết hành pháp và
hiện thực đời sống. Có những việc trong đời sống không thể cứng nhắc giải quyết bằng pháp luật hiện hành được.
Pháp luật cũng phải xuất phát từ cuộc sống, sửa đổi cho phù hợp với đời sống.
- Ở góc nhìn của người đọc thì có thể họ lên án người chồng vũ phu, họ cảm thông cho sự cam chịu của người đàn bà
bị chồng hành hạ, họ thấy được nỗi buồn của những đứa con còn trẻ dại phải chịu đựng cảnh cha mẹ bạo hành… tất cả
tuỳ ở quyết định của người đọc.
C. Kết bài: Ghi nhận được giá trị hiện thực chân thực của tác phẩm.
§Ò: 23
I. PHẦN CHUNG: (5,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Suy nghĩ của anh (chị) về tình huống truyện độc đáo trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
Câu 2: (3,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn bàn về vấn đề làm thế nào để môi trường chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp.
II. PHẦN RIÊNG: (5,0 điểm)
Câu 3a: Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây tiến của Quang Dũng.
Câu 3b:Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)
Đọc truyện ngằn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có người nhận xét : “ Tnú là nhân vật mang tầm vóc sử
thi nhưng cũng rất chân thực, đời thường”
Anh (chị) hãy phân tích nhân vật Tnú để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Gîi ý lµm bµi
I. PHẦN CHUNG:
Câu 1: (2,0 điểm)
* Yêu cầu:Học sinh cần nêu được các ý chính sau:
- Tình huống truyện góp phần tô đậm giá trị hiện thực, lên án bọn thực dân phát xít đẫ đẩy nhân dân ta vào
nạn đói khủng khiếp khiến cho cái giá con người trở nên rẻ rúng.
- Từ tình huống ấy mà giá trị nhân đạo được nâng lên, lấp lánh tính nhân văn. Nhà văn yêu thương, trân
trọng đối với khát vọng của người dân nghèo trong cảnh ngộ bi thảm nhất.
* Biểu điểm:
- Điểm 2: Trình bày được các ý trên.
- Điểm 1: Trình bày được nửa số ý các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không trình bày được ý nào.
Câu 2: (3,0 điểm)
1. Yêu cầu:
- Chỉ viết một đoạn văn.
- Viết đúng kiểu văn nghị luận (bàn)
- Phải nghị luận đúng về các giải pháp để cho môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp:
+ Xử lí rác thải và phân loại rác.
+ Không chặt phá rừng bừa bãi.
+ Hạn chế khí thải công nghiệp.
+ Xử lí nước thải công nghiệp, tránh ô nhiễm nguồn nước sạch.
II. PHẦN RIÊNG:
Câu 3a: Chương trình chuẩn.
1. Yêu cầu:
- Về văn bản:
+ Biết cách làm bài văn nghị luận văn học: phân tích thơ.
+ Bài làm cấu trúc đa dạng, linh hoạt trong phân tích, trình bày, diễn đạt.Văn viết rõ ràng, có cảm xúc.
- Về nội dung: Cơ bản nghị luận được các nội dung sau:
+ Vẻ đẹp hào hùng: tinh thần dũng cảm, can trường, ý chí vượt khó khăn; thái độ bình thản, tư thế hiên
ngang…
+ Vẻ đẹp hào hoa: tinh tế, lãng mạn; nỗi nhớ niềm thương quê hương; khao khát lí tưởng và mộng anh hùng.
§Ò: 24
I. Phần chung :
Câu 1: (2 điểm)
Nêu vắn tắt ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn.
Câu 2: (3 điểm)
Viết một đoạn văn (10 đến 15 câu) bàn về vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam hiện nay.
II. Phần riêng :
Câu 3a (Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn): (5 điểm)
Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài
Câu 3b (Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao): (5 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân
Gîi ý lµm bµi
I. Phần chung :
Câu 1: Thí sinh nêu vắn tắt ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn:
- Nghĩa đen:
Là thứ thuốc chữa bệnh lao của những người dân Trung Quốc u mê, lạc hậu, mê tín dị đoan: Lấy máu người
tẩm bánh bao để chữa bệnh lao. Thực chất đây là một thứ “thuốc độc”. (1 điểm)
- Nghĩa bóng:
+ Cần có một loại thuốc để chữa bệnh vô tâm, vô cảm, đớn hèn của nhân dân Trung Quốc thời bấy giờ. (0,5
điểm)
+ Cần có một loại thuốc để chữa bệnh xa rời quần chúng của những người làm cách mạng. (0,5 điểm)
* Trên đây chỉ là gợi ý của người ra đề, giám khảo có thể linh hoạt cho điểm những bài làm sáng tạo nhưng
hợp lí.
Câu 2: Thí sinh viết một đoạn văn theo kiểu văn bản nghị luận và chỉ bàn về vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở
Việt Nam hiện nay. Sau đây là một số gợi ý của người ra đề:
- Thực trạng: Rất phổ biến và nghiêm trọng ở cả thành thị lẫn nông thôn. (1 điểm)
- Nguyên nhân: Ý thức bảo vệ nguồn nước của con người còn kém. Chất thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh
hoạt, không qua xử lí mà được xả trực tiếp vào nguồn nước. (1 điểm)
- Giải pháp: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng. Các ngành chức năng
cần có những biện pháp mạnh đối với những hành vi cố ý gây ô nhiễm nguồn nước. (1 điểm)
II. Phần riêng:
Câu 3a: (Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn)
A/. Yêu cầu chung:
Viết đúng kiểu văn bản nghị luận văn học, làm nổi bật được hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ
chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
B/. Yêu cần cụ thể:
Phân tích nhân vật Mị ở hai thời điểm trước và sau khi trở thành con dâu gạt nợ:
- Mị trước khi trở thành con dâu gạt nợ: Là cô gái xinh đẹp, hiếu thảo, bản lĩnh, tài năng,
- Mị khi trở thành con dâu gạt nợ:
+ Phản kháng: Trốn về nhà bố đẻ, định dùng lá ngón tự tử.
+ Cam chịu: Làm nô lệ, tê liệt về tinh thần.
+ Nhẫn nhục: Chịu đựng sự hành hạ của A Sử.
+ Phản kháng quyết liệt: Cắt sợi dây cởi trói cho A Phủ và bỏ trốn theo A Phủ.
Câu 3b: (Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao)
A/. Yêu cầu chung:
Viết đúng kiểu văn bản nghị luận văn học, làm nổi bật được diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ
nhặt” của nhà văn Kim Lân.
B/. Yêu cầu cụ thể:
Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ:
- Ngạc nhiên.
- Tủi.
- Mừng.
- Lo
- Thương.
- Hi vọng.