Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Hoạt động của bộ truyền bánh răng hành tinh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.82 KB, 6 trang )

Hoạt động của bộ truyền bánh răng hành tinh
Ở đây, ta sẽ giải thích điều kiện của mỗi số bằng sơ đồ nguyên lý của bộ truyền
bánh răng hành tinh.

Hoạt động khi chuyển số
1. Số 1
(1) Trục sơ cấp làm quay bánh răng bao của bộ truyền hành tinh trước theo chiều kim
đồng hồ nhờ C1.
(2) Bánh răng hành tinh của bộ truyền hành tinh trước quay và chuyển động xung
quanh làm cho bánh răng mặt trời quay ngược chiều kim đồng hồ.
(3) Trong bánh răng hành tinh sau, cần dẫn sau được F2 cố định, nên bánh răng mặt
trời làm cho bánh răng bao của bộ truyền hành tinh sau quay theo chiều kim đồng hồ
thông qua bánh răng hành tinh của bộ truyền hành tinh sau.
(4) Cần dẫn trước và bánh răng bao của bộ truyền hành tinh sau làm cho trục thứ cấp
quay theo chiều kim đồng hồ. Bằng cách này tạo ra được tỷ số giảm tốc lớn.
Ngoài ra, ở dãy "L", B3 hoạt động và phanh bằng động cơ sẽ hoạt động. Độ dài của
mũi tên chỉ tốc độ quay và chiều rộng của mũi tên chỉ mô men.
Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và mũi tên càng rộng thì mô men càng lớn.
2. Số 2
(1) Trục sơ cấp làm quay bánh răng bao cảu bộ truyền hành tinh trước theo chiều kim
đồng hồ nhờ C1.
(2) Do bánh răng mặt trời bị B2 và F1 cố định nên công suất không được truyền tới bộ
truyền bánh răng hành tinh sau.
(3) Cần dẫn trước làm cho trục thứ cấp quay theo chiều kim đồng hồ. Tỷ số giảm tốc
thấp hơn so với số 1. Ngoài ra, ở dãy "2", B1 hoạt động và phanh bằng động cơ hoạt
động. Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay và chiều rộng của mũi tên chỉ mô men.
Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và mũi tên càng rộng thì mô men càng lớn.
3. Số 3
(1) Trục sơ cấp làm quay bánh răng bao của bộ hành tinh trước theo chiều kim đồng hồ
nhờ C1, và đồng thời làm quay bánh răng mặt trời theo chiều kim đồng hồ nhờ C2.
(2) Do bánh răng bao của bộ truyền hành tinh trước và bánh răng mặt trời quay với


nhau cùng một tốc độ nên toàn bộ truyền bánh răng hành tinh cũng quay với cùng tốc
độ và công suất được dẫn từ cần dẫn phía trước tới trục thứ cấp. Khi gài số ba, tỉ số
giảm tốc là 1.
Tuy ở số 3 tại dãy "D" phanh động cơ có hoạt động, nhưng do tỉ số giảm tốc là 1 lực
phanh động cơ tương đối nhỏ. Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay và chiều rộng của
mũi tên chỉ mô men.
Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và mũi tên càng rộng thì mô men càng lớn.
4. Số lùi
(1) Trục sơ cấp làm quay bánh răng mặt trời theo chiều kim đồng hồ nhờ C2
(2) ở bộ truyền bánh răng hành tinh sau do cần dẫn sau bị B3 cố định nên bánh răng
bao của bộ truyền hành tinh sau quay ngược chiều kim đồng hồ thông qua bánh răng
hành tinh của bộ truyền hành tinh sau, và trục thứ cấp được quay ngược chiều kim
đồng hồ.
Bằng cách này, trục thứ cấp được quay ngược lại, và xe lùi với một tỉ số giảm tốc lớn.
Việc phanh bằng động cơ xảy ra khi hộp số tự động được chuyển sang số lùi, vì số lùi
không sử dụng khớp một chiều để truyền lực dẫn động.
Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay và chiều rộng của mũi tên chỉ mô men.
Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và mũi tên càng rộng thì mô men càng lớn.
Dãy "P" hoặc "N"
Khi cần số ở "N" hoặc "P" thì li hợp số tiến (C1) và li hợp truyền thẳng (C2) không hoạt
động, vì vậy công suất từ trục thứ cấp không được truyền tới trục dẫn động bộ vi sai.
Ngoài ra, khi cần số ở "P" vấu hãm của khoá phanh đỗ sẽ ăn khớp với bánh răng đỗ xe
mà bánh răng này được nối với trục dẫn động bộ vi sai bằng then nên ngăn không cho
xe chuyển động.
CHÚ Ý:
Cơ cấu khoá đỗ xe cho xe FR
Khi cần số của một hộp số tự động của một xe FR ở dãy "P" thì vấu hãm của khoá
phanh đỗ được ăn khớp với bánh răng bao bộ truyền hành tinh trước hoặc sau mà
bánh răng bao này được nối bằng then với trục thứ cấp nên ngăn cản sự chuyển động
của xe.

Tuy nhiên, trên các xe 4WD loại FR thì không thể ngăn chuyển động của xe nếu cơ cấu
hộp số phụ ở vị trí số trung gian, dù hộp số tự động đã được đặt ở "P".
Vì lí do đó hãy nhớ gài phanh đỗ xe khi đỗ xe.

×