Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đại hội V của Đảng pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.38 KB, 3 trang )

Kinh Tế - XH Đại Hội V của Đảng (từ ngày 27 đến 31-3-1982)
1. Hoàn cảnh :
- Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam V diễn ra trong bối cảnh kinh tế đất nước sau 5
năm Kháng chiến chống Mỹ đang gặp những trì trê nghiêm trọng.
• Một phần do sau những năm liên tục chiến tranh, việc khắc phục hậu quả chiến tranh
rất phức tạp và kéo dài.
• Đặc biệt, những sai lầm, khuyết điểm trong việc duy trì mô hình kế hoạch hoá tập
trung quan liêu, bao cấp quá lâu, cộng với hậu quả do hai cuộc chiến tranh biên giới
làm khó khăn lại càng trở nên gay gắt.
• Sản xuất công nghiệp không đạt chỉ tiêu do Đại hội IV đề ra. Lưu thông, phân phối
trở nên rối ren, cán cân thương mại chênh lệch, nhập gấp 4-5 lần xuất.
• Giá cả tăng vọt. Đời sống của nhân dân và cán bộ, công nhân viên, lực lượng vũ trang
trở nên rất khó khăn. Nhiều nhu cầu thiết yếu, tối thiểu như lương thực, hàng tiêu
dùng thiếu gay gắt. Nạn đói diễn ra ở nhiều nơi. Vấn đề công ăn, việc làm, tệ nạn xã
hội trở nên nhức nhối.
- Trong khi đó, tình hình quốc tế có nhiều căng thẳng :
• Việt Nam đang đóng quân ở Campuchia
• Sau Chiến tranh biên giới Tây Nam từ năm 1979 và quan hệ Việt Nam – Trung
Quốc bị đổ vỡ sau Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979.
• Trung Quốc tiến hành hoạt động phá hoại biên giới trên bộ và trên biển thừơng
xuyên.
- Thời gian từ Đại hội IV đến Đại hội V của Đảng là giai đoạn cả nước bước vào
thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, cả nước tập trung xây dựng kinh tế.
2. Đường lối – chủ trương :
- Đại hội đã thảo luận, đánh giá tình hình trong nước và quốc tế và đề ra nhiệm vụ
cách mạng trong thời kì kế tiếp là xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa, hai nhiệm vụ chiến lược này quan hệ mật thiết với nhau
- Đại hội khẳng định tiếp tục đừơng lối chung tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
và đừơng lối xây dựng kinh tế trong thời kì quá độ do Đại hội Đảng Cộng sản Việt
Nam IV đề ra Đại hội lần thứ V vạch ra chiến lược kinh tế-xã hội, những kế hoạch


phát triển, những chủ trương, chính sách và biện pháp thích hợp trong từng chặng
đường.
Đại hội đã vạch ra chiến lược kinh tế - xã hội, những kế hoạch phát triển, những
chủ trương, chính sách và biện pháp thực thi trong từng chặng đường. (theo Kế
họach 5 năm 1981-1985).Chặng đường trước mắt bao gồm những năm 1980.
Những mục tiêu kinh tế và xã hội tổng quát cho những năm đó là:
• Ổn định dần dần, tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của
nhân dân.
• Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, chủ yếu nhằm
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
• Hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở các tỉnh miền Nam, hoàn thiện
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, củng cố quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa trong cả nước.
• Đáp ứng nhu cầu của công cuộc phòng thủ đất nước, củng cố quốc phòng, giữ
vững an ninh trật tự.
- Đại hội đã thông qua những nhiệm vụ kinh tế, văn hóa và xã hội, tăng cường Nhà
nước xã hội chủ nghĩa, chính sách đối ngoại, nhiệm vụ nâng cao sức chiến đấu của
Đảng
3. Kết quả - đánh giá :
- Tích cực :
• Thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội lần thứ V của Đảng đề ra, nhân
dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đã ngăn chặn
được đà giảm sút của những năm 1976-1980, và từ năm 1981-1985 đã đạt được
nhiều tiến bộ rõ rệt. Nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,9% so với 1,9% thời
kỳ 1976-1980. Sản lượng lương thực có bước phát triển quan trọng, mức bình
quân hàng năm từ 13,4 triệu tấn trong thời kỳ 1976-1980 đã tăng lên 17 triệu tấn
trong thời kỳ 1981-1985. Sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9,5% so với 0,6%
thời kỳ 1976-1980. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm 6,4% so với
0,4% trong 5 năm trước đó.

• Cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội tiếp tục được tăng cường: Đã hoàn thành
hàng trăm công trình tương đối lớn và hàng nghìn công trình nhỏ và vừa, trong đó có một
số cơ sở quan trọng về điện, dầu khí, xi măng, cơ khí, dệt, đường, thuỷ lợi, giao thông.
Năng lực sản xuất tăng thêm 456 nghìn kW điện, 2,5 triệu tấn than, 2,4 triệu tấn xi măng,
33 nghìn tấn sợi, 58 nghìn tấn giấy; thêm 309 nghìn ha được tưới nước, 186 nghìn ha
được tiêu nước.
• Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã tiến thêm một bước. Nhà nước và nhân dân
đã cố gắng chăm lo bảo đảm các nhu cầu của quốc phòng và an ninh. Sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc và nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia giành thêm thắng
lợi.
• Đại hội đã định hướng xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chọn giá và
lương làm khâu đột phá có tính quyết định để chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch
toán kinh tế kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
- Hạn chế :
• Kế hoạch 5 năm lần này chưa thực hiện được mục tiêu do Đại hội V đề ra là cơ
bản ổn định tình hình kinh tế-xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Đất nước vẫn bị
bao vây, cấm vận. Trong quá trình thực hiện những biện pháp cải cách, đã phạm
một số sai lầm làm trầm trọng thêm tình hình khủng hoảng kinh tế-xã hội.
(Do tư tưởng chủ quan nóng vội, giáo điều sai lầm trong cả chủ trương cải tạo,
quản lí kinh tế khi đưa ồ ạt nông dân miền Nam, Tây Nguyên vào làm ăn tập thể,
thể hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong quản lí của Đảng và Nhà nước. Kinh tế Việt
Nam mất cân đối lớn, kinh tế quốc doanh và tập thể luôn thua lỗ nặng, không phát
huy tác dụng. Kinh tế tư nhân và cá thể vẫn bị ngăm cấm triệt để. Sản xúât chậm
phát triển, thu nhập quốc dân, năng súât thấp, đời sống nhân dân khó khăn, xã hội
nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực. )
• Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ năm đã có những tìm tòi bước đi trên con
đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trước hết là về mặt kinh tế. Song, Đại hội chưa
thấy được sự cần thiết phải duy trì nền kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ
quá độ, chưa xác định được những quan điểm cụ thể về kết hợp kế hoạch với thị
trường, công tác quản lý lưu thông, phân phối vẫn một chiều do kế hoạch nhà

nước quyết định, chưa có những chính sách, giải pháp cụ thể và đồng bộ để giải
phóng các lực lượng sản xuất trong nông nghiệp.

×