Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

12 cách giúp trẻ vui sống pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.06 KB, 5 trang )

12 cách giúp trẻ vui sống
Các chuyên gia tâm lý khẳng định rằng những đứa trẻ có khả
năng vui sống thường có một số tính cách đặc thù – bao gồm
lòng tự trọng, tính lạc quan và khả năng tự chủ. Niềm vui sống
nuôi dưỡng tâm hồn trẻ và giúp trẻ thấm nhuần ý nghĩa tốt đẹp
của cuộc sống. Dưới đây là 12 cách hữu ích giúp trẻ thành công
trong tương lai.

1. Để trẻ tiếp cận với niềm vui thường ngày: Đừng áp đặt trẻ.
Hãy tạo khoảng không gian và thời gian thoải mái để trẻ tự do
chơi đùa và tưởng tượng. Điều đó giúp trẻ phát triển khả năng
tìm hiểu và khám phá theo cách riêng của mình. Bạn cũng có thể
tạo niềm vui cho trẻ khi cùng trẻ tổ chức sinh nhật cho búp bê
hay giúp trẻ may quần áo

2. Dạy trẻ biết quan tâm: “Từ khi còn rất nhỏ trẻ em đã thích
giúp người khác”. Hãy giúp trẻ nhận thấy mình là thành viên
quan trọng và có ích bằng cách tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với
mọi người. Hãy cùng trẻ chọn ra những món đồ chơi, quần áo cũ
để gửi tặng trẻ em nghèo.

3. Giúp trẻ rèn luyện thể chất: Bạn hãy khuyến khích con tham
gia các hoạt động thể lực trẻ yêu thích, vì các hoạt động này
không chỉ rèn luyện sức khỏe và khả năng chịu đựng mà còn
làm cho trẻ vui, giảm căng thẳng và giải tỏa năng lượng một
cách lành mạnh.

4. Hãy cùng trẻ cười lên: Bạn hãy kể chuyện vui cho trẻ nghe,
cùng hát với trẻ những bài hát thiếu nhi, tự dí dỏm về mình.
Cười có lợi cho trẻ và bạn vì khi cười bạn giải tỏa căng thẳng và
hít oxy vào cơ thể nhiều hơn, nhờ đó mà tinh thần phấn chấn.



5. Cần sáng tạo trong việc khen thưởng: Cha mẹ không nên
khen trẻ bằng cách nói đơn giản “tốt lắm”. Lời khen cần rõ ràng,
hợp lý và nêu được chi tiết sự tiến bộ của trẻ. Trẻ sẽ vui vẻ và cố
gắng hơn nếu bạn nói: “Con tô màu bức tranh này đẹp quá!”

6. Quan tâm đến chế độ ăn của trẻ: Trường hợp trẻ đói không
đúng vào giờ ăn (không phải do bệnh), hãy cho trẻ ăn tạm nhưng
phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng (như: sữa chua ít béo, trái cây
tươi hoặc khô ) Ăn uống đủ chất sẽ giảm phần nào tính hay
thay đổi ở trẻ và làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

7. Khơi dậy tính nghệ sĩ nơi trẻ: Bất kỳ hình thức nghệ thuật nào
cũng giúp con bạn giải tỏa tình cảm và làm đời sống nội tâm trẻ
thêm phong phú. Thông qua các hình thức nghệ thuật, trẻ sẽ
biểu lộ những cảm xúc về bản thân và về thế giới riêng của
mình. Được khen khi chơi các môn nghệ thuật hay biểu diễn văn
nghệ ở trường giúp trẻ cảm thấy hài lòng với chính mình.

8. Hãy mỉm cười với trẻ: “Mỗi ngày một người cần bốn lần ôm
để tồn tại, tám để duy trì sự sống và mười sáu để trưởng thành”.
Khi bạn nở một nụ cười thật tươi và ôm con vào lòng nghĩa là
bạn ngầm quả quyết với trẻ rằng trẻ đã làm rất tốt. Hãy nhớ rằng
nụ cười và những vòng tay âu yếm có ích cho cả bạn lẫn trẻ.

9. Lắng nghe: Trẻ rất muốn được cha mẹ chú ý vì đó là lúc trẻ
cảm thấy mình được quan tâm. Hãy tạm ngưng công việc và tập
trung nghe khi trẻ muốn nói. Đừng bao giờ ngắt lời trẻ, chấm
dứt câu chuyện hay nghe một cách qua loa – ngay cả khi bạn đã
nghe trẻ nói rất nhiều lần. Hãy trò chuyện và lắng nghe trẻ khi

bạn đưa trẻ đến trường hoặc khi bạn dỗ trẻ ngủ.

10. Đừng đòi hỏi ở trẻ sự hoàn hảo: Nếu bạn ấn định hay đòi hỏi
hoàn hảo về một công việc mà trẻ phải làm nghĩa là bạn đã làm
giảm lòng tin ở trẻ. Trước khi dạy trẻ làm việc tốt hơn, bạn nên
tự hỏi: Trẻ không làm tốt việc là do sức khỏe hay vì việc vượt
quá khả năng trẻ? Nếu đó không phải là sai sót thường xuyên thì
bạn đừng bận tâm nhiều về chuyện này nữa. Dần dần, trẻ sẽ tự
phấn đấu và làm việc tốt hơn.

11. Huấn luyện trẻ khả năng giải quyết vấn đề: Trẻ sẽ tự tin hơn
khi tự mình giải quyết thành công một khó khăn nào đó. Bắt đầu
từ những việc đơn giản như: cột dây giầy, băng qua đường an
toàn sau đó trẻ tiến dần đến khả năng tự giải quyết vấn đề lớn
hơn một cách độc lập. Bạn cũng có thể giúp trẻ bằng cách:
 Tìm hiểu và chỉ ra các bước giải quyết vấn đề của trẻ.
 Quyết định trợ giúp hay để trẻ tự giải quyết.
 Nếu trẻ cần hỗ trợ, phải đảm bảo sự hỗ trợ hợp lý và kịp
thời.
12. Cho trẻ cơ hội thể hiện khả năng của mình: Cậu bé rất mê
sách? Hãy cho trẻ đọc trong lúc bạn đang làm bếp. Con gái bạn
có năng khiếu về số? Khi bạn đi mua sắm, hãy để con bạn có dịp
trổ tài tính toán. Khi bạn chia sẻ với trẻ lòng nhiệt tình và cho trẻ
thấy bạn trân trọng những món quà nó tặng thì bạn đã làm tăng
lòng tự trọng của con mình.

Nguồn: Internet

×