Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Chương 4: thực trạng chăn nuôi heo ở Vĩnh Long pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.67 KB, 11 trang )

Đoàn Trung Hưng 3087444 Công nghệ giống vật nuôi K34
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI HEO Ở VĨNH LONG
4.1.1. Tình hình chung về chăn nuôi của tỉnh
Hiện nay, phong trào chăn nuôi ở Vĩnh Long phát triển mạnh hình thức
chăn nuôi gia đình chiếm tỷ lệ trên 85%, chủ yếu là phương thức chăn nuôi
quảng canh, riêng phương thức chăn nuôi bán công nghiệp quy mô vừa và chăn
nuôi công nghiệp tập trung quy mô lớn chỉ mới bắt đầu hình thành, còn hạn chế
về công nghệ và chất lượng sản phẩm. Ngành nông nghiệp đã xây dựng đề án
quy hoạch bốn vùng chăn nuôi tập trung gồm vùng chăn nuôi bò thịt ở 16 xã của
huyện Vũng Liêm và Trà Ôn; vùng chăn nuôi heo ở 22 xã của các huyện Bình
Minh, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm; vùng chăn nuôi gà ở 34 xã của các huyện
Long Hồ, Vũng Liêm, Bình Minh, Tam Bình, Trà Ôn và vùng chăn nuôi vịt tại
19 xã trên địa bàn các huyện Mang Thít, Long Hồ, Bình Minh, Tam Bình, Trà
Ôn. Từ nay, các huyện, xã khảo sát, xây dựng kế hoạch di dời các cơ sở chăn
nuôi không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y đến vùng quy hoạch chăn nuôi tập
trung. Trước mắt thực hiện di dời trại chăn nuôi heo Phước Thọ, trại bò - dê Tân
Ngãi (Thành phố Vĩnh Long) đến vùng quy họach chăn nuôi xã Tân An Luông
(huyện Vũng Liêm). Các huyện Mang Thít, Bình Minh, Tam Bình và Trà Ôn quy
hoạch vùng chăn nuôi thủy cầm theo hướng nuôi nhốt có quản lý hoặc nuôi chạy
đồng có kiểm soát trong bán kính 2 km, kiên quyết chấm dứt chăn nuôi gia cầm
trong các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung và nuôi vịt chạy
đồng không kiểm sóat trên các kênh rạch. Tại các vùng quy hoạch chăn nuôi tập
trung, tỉnh hỗ trợ xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ
môi trường, thực hiện chính sách ưu đãi giao cấp đất, cho thuê đất từ 30–50 năm
tạo điều kiện phát triển mạnh mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại quy mô sản
xuất hàng hóa với phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp chiếm
từ 55-60%.
Tỉnh Vĩnh Long tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giống vật nuôi, thực hiện các
chương trình “Sind hóa đàn bò”, “nạc hóa đàn heo”, xác định loại vật nuôi là


hàng hóa chủ lực gồm heo siêu nạc, gia cầm chuyên thịt - chuyên trứng, bò thịt
và dê thịt. Tỉnh phấn đấu tập trung nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm
Tiểu luận Chăn nuôi thú y Trang 18
Đoàn Trung Hưng 3087444 Công nghệ giống vật nuôi K34
trong đó đàn heo nạc hóa chiếm từ 96-98% tổng đàn, đàn gia cầm giống cao sản
chiếm từ 83-86% tổng đàn.
4.1.2. Tình hình chung về chăn nuôi heo của tỉnh
4.1.2.1. Số đầu heo
Trong 8 năm (từ năm 2001-2008), tốc độ tăng đàn heo trung bình hàng năm
là 3,29%. Từ năm 2001 đến năm 2008, đàn heo tăng 64.650 con, tương ứng với
tỷ lệ tăng trong cả giai đoạn là 26,31%. Theo số liệu của Cục Thống kê Vĩnh
Long, tổng đàn heo của tỉnh năm 2008 là 310.397 con, phân bố không đều giữa
các địa phương, tập trung nhiều ở huyện Tam Bình 76.107 con, chiếm tỷ lệ
24,52% và huyện Trà Ôn 60.975 con, chiếm tỷ lệ 19,64% tổng đàn.
4.1.2.2. Sản lượng thịt heo
Cùng với tốc độ tăng đàn, sản lượng thịt heo hơi cũng có tăng trưởng và tỷ
lệ tăng trưởng bình quân cao hơn so với tốc độ tăng đàn bình quân. Cụ thể, năm
2001 sản lượng thịt heo hơi là 35.851 tấn, đến năm 2008 sản lượng thịt heo hơi là
49.247 tấn, tăng 13.396 tấn so với năm 2001. Tốc độ tăng sản lượng thịt heo hơi
bình quân hằng năm 4,67%.
4.1.2.3. Các cơ sở sản xuất giống heo
Tỉnh có một trại heo giống cấp 1 với quy mô ổn định 200 heo cấp giống
ông bà trong đó có 150 heo nái và 50 heo đực giống. Hàng năm, đã cung cấp
hàng trăm heo giống bố mẹ hậu bị, hàng ngàn heo con giống F1 và hàng chục
ngàn liều tinh chất lượng cho người chăn nuôi. Toàn tỉnh có 3.098 hộ nuôi heo
nái quy mô từ 2 con trở lên và 91 hộ nuôi heo đực giống.
4.1.2.4. Chất lượng giống
Chất lượng đàn heo luôn được cải thiện theo hướng nạc hóa với trên 90% là
giống heo lai từ 2-3 máu thông qua ứng dụng gieo tinh nhân tạo và thực hiện dự
án heo chất lượng cao từ năm 2003

4.1.2.5. Cơ cấu giống
Đàn heo nái là 40.513 con, chiếm tỷ lệ 12,94% tổng đàn, trong đó đàn nái
chất lượng chiếm trên 85% với các giống heo có năng suất và chất lượng cao như
Landrace, Yorkshire, Pietrain, Duroc, Master. Đàn heo đực giống 270 con, 100%
là heo ngoại và heo lai các giống Pietrain, các giống thuần Yorkshire, Landrace,
Duroc,
Tiểu luận Chăn nuôi thú y Trang 19
Đoàn Trung Hưng 3087444 Công nghệ giống vật nuôi K34
4.1.2.6. Cơ sở thụ tinh nhân tạo heo
Tỉnh có 16 cơ sở nuôi heo đực giống khai thác và thụ tinh nhân tạo với tổng
số heo đực là 107 con và năng lực sản xuất khoảng trện 82.000 liều tinh/năm.
4.1.2.7. Quản lý nhà nước về giống heo
Năm 2008, trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực quản lý giống nông
nghiệp giai đoạn 2008-2010”, ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã
bước đầu triển khai công tác quản lý Nhà nước về giống heo trên địa bàn tỉnh,
trước mắt tập trung quản lý heo đực giống theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN
về việc quản lý và sử dụng heo đực giống.
4.1.2.8. Phương thức chăn nuôi heo
Hiện chăn nuôi heo ở Vĩnh Long tồn tại 3 phương thức chăn nuôi: truyền
thống, gia trại và trang trại, công nghiệp. Trong đó, chăn nuôi gia trại, trang trại
đang có xu hướng phát triển.
* Những thành tựu về chăn nuôi heo mà Vĩnh Long đã đạt được trong
thời gian qua
Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi heo vẫn chiếm vị trí số một về giá trị
trong ngành chăn nuôi của tỉnh và luôn duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm
tương đối cao 3,21% về đầu con và 4,67% về sản lượng thịt heo xuất chuồng.
- Chất lượng heo giống được cải thiện theo hướng nạc hoá, tỷ lệ giống heo
lai chiếm trên 90% tổng đàn, cơ sở nuôi heo khai thác tinh và thụ tinh nhân tạo
được mở rộng cả về số lượng, chất lượng. Dự án cải tạo phẩm chất đàn heo địa
phương theo hướng nạc hóa thực hiện từ năm 2003 đến nay đã góp phần quan

trọng vào cải tạo đàn giống ở địa phương.
- Phương thức chăn nuôi bước đầu đã có những sự thay đổi rõ rệt, mô hình
chăn nuôi nhỏ lẻ truyền thống giảm dần, thay vào đó là mô hình chăn nuôi gia
trại, đã đưa hiệu quả chăn nuôi của người dân ngày càng cao so với trước. Đặc
biệt, chăn nuôi heo trang trại những năm gần đây đang phát triển với các công
nghệ tiên tiến được áp dụng.
* Những tồn tại
Bên cạnh những thành tựu và tiến bộ kể trên, ngành chăn nuôi heo Vĩnh
Long trong thời gian qua vẫn còn một số mặt tồn tại thể hiện ở các lĩnh sau đây:
- Giá thành thịt heo hơi sản xuất trong tỉnh vẫn còn cao.
Tiểu luận Chăn nuôi thú y Trang 20
Đoàn Trung Hưng 3087444 Công nghệ giống vật nuôi K34
- Mặc dù năng suất được cải thiện, nhưng so với các tỉnh trong khu vực
đồng bằng sông Cửu Long và cả nước thì chất lượng giống heo của tỉnh vẫn còn
thấp.
- Quản lý giống heo vẫn còn nhiều bất cập do thiếu sự đồng bộ về hệ thống
tổ chức, quản lý Nhà nước về giống vật nuôi.
- Việc xử lý chất thải trong chăn nuôi heo chưa được quan tâm đúng mức.
Hầu hết các chất thải chăn nuôi chưa được xử lý trước khi sử dụng hoặc xả ra tự
nhiên. Và đó là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Số
hộ chăn nuôi ứng dụng mô hình biogas và ủ phân sinh học rất thấp.
- Chuồng trại, trang thiết bị dùng trong chăn nuôi heo về cơ bản vẫn còn lạc
hậu, chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật tập trung ở phương thức chăn nuôi truyền
thống và chăn nuôi gia trại.
- Sản xuất chưa gắn chặt với chế biến, giết mổ. Các cơ sở giết mổ đạt tiêu
chuẩn vệ sinh thú y chưa nhiều, công nghệ giết mổ thủ công, chưa đảm bảo tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi heo còn phức tạp, một số bệnh nguy
hiểm như bệnh lở mồm long móng, bệnh tai xanh chưa được kiểm soát triệt để,
còn xảy ra ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi.

* Nguyên nhân
- Chăn nuôi heo vẫn sản xuất trong tình trạng tự phát, phân tán, tận dụng,
quy mô nhỏ, lẻ (85-90%), chăn nuôi hàng hóa quy mô lớn, tập trung phát triển
chậm (10-15%).
- Sự phát triển chăn nuôi heo trang trại, tập trung thời gian qua còn mang
tính tự phát, thiếu quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung. Mặc dù, tỉnh có quan tâm
và ban hành chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại (bao gồm cả trang trại
chăn nuôi) nhưng việc triển khai thực hiện đạt hiệu quả không như mong muốn.
- Do giá thức ăn tăng cao, năng suất chăn nuôi thấp, dẫn đến giá thành sản
xuất thịt heo cao trong khi giá thịt heo trên thị trường luôn biến động giảm là
những yếu tố có tác động bất lợi đến ngành chăn nuôi heo.
- Công tác vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi nói chung, trong chăn nuôi
heo nói riêng vẫn còn những bất cập.
Tiểu luận Chăn nuôi thú y Trang 21
Đoàn Trung Hưng 3087444 Công nghệ giống vật nuôi K34
- Nông dân thiếu vốn, thiếu đất để đầu tư xây dựng những trại chăn nuôi
heo quy mô lớn.
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI
HEO
4.2.1. Giải pháp về thị trường
Để có thể phát triển đàn heo cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại thu nhập
cao, cần sự hợp tác giữa Chính phủ, các nhà máy chế biến, thị trường tiêu thụ và
các hộ chăn nuôi heo. Chính phủ có vai trò khai thông thị trường thông qua các
hiệp định thương mại song phương cũng như đa phương để heo của chúng ta có
thể cạnh tranh được trên thế giới. Cung cấp nguồn vốn vay cho các hộ chăn nuôi.
Các xí nghiệp chế biến thịt phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong
khâu giết mổ. Còn đối với các hộ chăn nuôi heo trực tiếp cần phải đảm bảo việc
chăn nuôi heo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh phòng tránh bệnh.
Trong một vài năm gần đây, các hộ chăn nuôi heo ở tỉnh, đa số sản phẩm
được các hộ bán ra thị trường cho những cá nhân giết mổ để bán trực tiếp, một số

hộ chăn nuôi có quy mô lớn thì ký hợp đồng với các chủ mua và kinh doanh lớn.
Bên cạnh đó có nhiều hộ chăn nuôi chưa ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, vì
vậy ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất của hộ chăn nuôi. Do vậy trong
những năm tới, tỉnh cần tiến hành sớm ký kết hợp đồng với các trung tâm tiêu
thụ có khoảng cách địa lý gần nhất so với tỉnh. Có được thị trường ổn định như
vậy thì các hộ mới có thể mạnh dạn áp dụng công nghệ vào sản xuất, mở rộng
quy mô chăn nuôi heo.
4.2.2. Giải pháp về vốn
Tiểu luận Chăn nuôi thú y Trang 22
Hình 4. Nhà máy giết mổ gia súc hiện đại
Đoàn Trung Hưng 3087444 Công nghệ giống vật nuôi K34
Tất cả các hộ chăn nuôi heo dù theo quy mô lớn hay nhỏ đều thiếu vốn và
có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất. Hiện nay theo đánh giá của các hộ vay
ngân hàng không khó nữa, thủ tục đơn giản nhưng số lượng tiền vay rất ít và thời
gian vay lại ngắn. Hầu hết các hộ gia đình chăn nuôi heo với quy mô nhỏ thường
thiếu vốn để mở rộng quy mô phát triển đàn heo nên khi mua giống, thức ăn họ
đều phải mua chịu với giá cao. Vì vậy tạo điều kiện cho các hộ mở rộng quy mô
đàn heo, tôi xin đề xuất một vài giải pháp sau:
- Thực hiện tốt chính sách cho vay vốn, cho nông dân vay với số lượng
tương đối và vay vốn trung hạn, dài hạn.
- Đối với các hộ, ngoài nguồn vốn tự có của hộ gia đình cần phải biết phát
huy các nguồn vốn và điều quan trọng nhất là phải sử dụng đồng vốn như thế nào
cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất từ nguồn vốn đó.
- Tăng cường mối liên kết giữa người chăn nuôi với các thành phần có liên
quan đến sản phẩm của ngành hàng (nhu cầu giết mổ, chế biến, cung ứng đầu
vào cho chăn nuôi,….) nhằm huy động vốn vào sản xuất đạt hiệu quả cao.
4.2.3. Giải pháp về giống
Giống là một khâu rất quan trọng trong quá trình chăn nuôi. Nếu lựa chọn
được giống tốt thì quá trình chăn nuôi s} thuận lợi hơn và ngược lại. Hiện nay
trên thị trường có nhiều giống heo có phẩm chất tốt (bao gồm cả giống heo

ngoại, heo lai và heo nội) nhưng lựa chọn được con giống phù hợp với điều kiện
khí hậu và môi trường của tỉnh là rất khó. Vì vậy, người chăn nuôi nên mua
giống ở những trại giống có uy tín và đã tiêm vắc xin phòng bệnh.
Hiện nay, ở tỉnh có các giống heo: heo nhập ngoại, heo lai kinh tế, heo địa
phương, trong đó heo nhập ngoại và heo lai kinh tế ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ
không biết xuất xứ từ đâu, nên rất khó trong việc quản lý giống heo và chăn nuôi.
Để giải quyết vấn đề này cần phải có sự tham gia của các cơ quan quản lý Nhà
nước và khuyến nông cơ sở để cung cấp giống đảm bảo chất lượng, mở các lớp
tập huấn kỹ thuật chọn giống heo cho các hộ gia đình, hoặc khuyến khích các hộ
tự gây giống để chăn nuôi.
~ các hộ chăn nuôi heo thịt và heo thịt xuất khẩu thì công tác giống heo
cần phải quan tâm nhiều hơn và có sự tham gia của các trung tâm giống heo,
Tiểu luận Chăn nuôi thú y Trang 23
Đoàn Trung Hưng 3087444 Công nghệ giống vật nuôi K34
công ty giống tránh hiện tượng các hộ nông dân tự để giống heo từ các hộ gia
đình không đạt tiêu chuẩn an toàn cũng như xuất khẩu.
- Đối với các trung tâm giống, viện nghiên cứu cần đưa ra các giống có
chất lượng, có cơ sở khoa học, tạo điều kiện tốt cho việc hỗ trợ, mua bán của các
tổ chức.
- Cán bộ thú y các cấp là người trung gian giúp cho các hộ dân tiếp cận
được những giống tốt có hiệu quả kinh tế.
- Đối với bà con nông dân, phải nhạy b•n, năng động, học hỏi, sáng tạo,
hợp tác với nhau, thông tin nhanh để lựa chọn các giống tốt, phù hợp nhằm kích
thích chăn nuôi phát triển đem lại lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi.
4.2.4. Giải pháp về thức ăn
Hiện nay thức ăn cho heo trên thị trường rất đa dạng và phong phú, có rất
nhiều công ty, doanh nghiệp, tư nhân cung ứng các loại thức ăn cho từng loại
heo, có cả khẩu phần với từng lứa tuổi heo. Do đó các hộ nên mua những loại
thức ăn phù hợp để việc chăn nuôi mang lại hiệu quả.
Vấn đề đặt ra hiện nay là giá thức ăn chăn nuôi thường xuyên biến động

và thường ở mức cao. Giá thức ăn cao là do thuế nhập khẩu áp dụng đối với các
loại nguyên liệu thô đang quá cao (bắp từ 0% lên 5%, bột cá, bột xương thịt 0%
lên 5%, cám mì 0% lên 5%, bột mì từ 10% lên 15%, dầu cá 5% lên 7%, mức thuế
được áp dụng từ ngày 01/01/2010 theo Bộ Tài chình). Bên cạnh đó, sản lượng
của các loại nguyên liệu trên phục vụ cho công nghiệp sản xuất thức ăn chăn
nuôi lại không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của ngành này. Vì vậy, phải tạo ra
Tiểu luận Chăn nuôi thú y Trang 24
Hình 5. Hình ảnh về trại heo giống
Đoàn Trung Hưng 3087444 Công nghệ giống vật nuôi K34
vùng chuyên canh sản xuất các cây
nguyên liệu (ngô, đậu tương, sắn, lúa,
….) với năng suất cây trồng cao,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong quy
hoạch phát triển dài hạn.
Tỉnh Vĩnh Long cũng đã có
vùng trồng cây hoa màu nhưng năng
suất chưa cao. Tỉnh nên khuyến khích
các hộ trồng thêm các loại cây làm
nguyên liệu sản xuất chăn nuôi. Tuy
vậy chỉ có những hộ vừa và nhỏ sử
dụng thức ăn từ trồng trọt còn các hộ
có quy mô lớn thì vẫn dùng thức ăn
mua trên thị trường. Vì vậy, tỉnh cần có những biện pháp giải quyết vấn đề trên.
Việc tăng giá nguyên liệu thức ăn s} dẫn đến đầu vào của ngành chăn nuôi
lại tăng lên. Vì vậy, một lần nữa vấn đề về sản xuất nguyên liệu cho thức ăn chăn
nuôi lại được đặt ra. Hiện Việt Nam đang phải nhập khẩu rất lớn các loại bắp,
đậu, bột cá, và theo các kỹ sư nông nghiệp, nếu như thế, triển vọng về một
tương lai sáng sủa cho ngành chăn nuôi vẫn chưa rõ ràng.
4.2.5. Giải pháp về kỹ thuật chăn nuôi
Trên thực tế cho thấy các hộ chăn nuôi heo dù với quy mô nào đi nữa thì

đều đòi hỏi về mặt kỹ thuật. Từ khâu chọn giống, chuồng trại, thức ăn,… đều
phải quan tâm. Giải quyết vấn đề này cần có sự tham gia của các tổ chức Chính
phủ và phi Chính phủ, từ cấp tỉnh tới cấp địa phương. Vì vậy, tỉnh cần mở nhiều
lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ gia đình. Ngoài ra cần phải hợp tác
với các công ty giống, công ty thức ăn, viện nghiên cứu, các trường kỹ thuật
nông nghiệp,… tổ chức các lớp tập huấn để học hỏi. Cho người chăn nuôi đi
tham quan một số hộ chăn nuôi điển hình để học hỏi.
4.2.6. Giải pháp về thú y và phòng dịch bệnh
Hiện nay, Vĩnh Long đang gặp khó khăn trong công tác quản lý tiêm
phòng, phòng chống dịch bệnh vì người nuôi chưa hợp tác trong việc thực hiện
đăng ký chăn nuôi, cơ quan chức năng không thực hiện được kịp thời việc thẩm
Tiểu luận Chăn nuôi thú y Trang 25
Hình 6. Thức ăn chăn nuôi
Hình 7. Heo bị bệnh tai xanh
Đoàn Trung Hưng 3087444 Công nghệ giống vật nuôi K34
định điều kiện vệ sinh thú y tái nhập đàn và quản lý. Trong tháng 05/2010, cùng
với việc tăng cường tuyên truyền khuyến cáo và tạo điều kiện cho các hộ chuyển
đổi quy mô chăn thả gia cầm, Chi cục Thú y Vĩnh Long tập trung thực hiện công
tác tiêm phòng đợt 01/2010 cho đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tăng
cường giám sát và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tai xanh trên
gia súc.
Toàn tỉnh Vĩnh Long, số lượng cán bộ thú y tương đối nhiều nhưng chỉ
tập trung ở Chi cục Thú y và các trạm thú y thuộc các huyện và rất hạn chế ở các
xã. Vì vậy, các hộ chăn nuôi gia đình vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn trong
công tác phòng dịch bệnh. Heo thường mắc bệnh khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Hiện nay dịch tai xanh đang diễn biến hết sức phức tạp. Khi mắc bệnh này, các
hộ gia đình không có cách chữa và kết quả là tử vong hoặc phải bán chạy. Tỉnh
cũng có đợt kiểm tra, tiêm phòng dịch bệnh định kỳ cho các hộ chăn nuôi heo
nhưng hiệu quả chưa cao và dịch bệnh vẫn còn xuất hiện trong tỉnh.
Để đàn heo phát triển mạnh khỏe, tăng trưởng tốt và hạn chế tối đa khả

năng mắc bệnh thì cán bộ thú y cần phải làm là:
+ Tiêm phòng các loại bệnh heo
thường gặp theo độ tuổi.
+ Tăng cường công tác bồi
dưƒng, nâng cao hiểu biết cho bà con để
họ có thể tự chữa trị các bệnh thông
thường cho heo.
+ Tổ chức phổ biến kiến thức
phòng trị bệnh ở các hộ chăn nuôi một
cách thường xuyên kịp thời để hộ sơ cứu
trước khi cán bộ khuyến nông đến.
+ Khi mắc các dịch bệnh lớn thì các cán bộ đến tận nơi xem x•t và đánh
giá tình hình rồi đưa ra những biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Ngoài ra cũng nên có chính sách tăng cường, khuyến khích cán bộ thú y,
bác sĩ thú y về các vùng nông thôn để phục vụ cho bà con, xây dựng và mở cửa
hàng bán thuốc thú y nhằm đảm bảo nhu cầu và lợi ích của các hộ chăn nuôi heo.
Tiểu luận Chăn nuôi thú y Trang 26
Đoàn Trung Hưng 3087444 Công nghệ giống vật nuôi K34
4.2.7. Giải pháp về thông tin
Việc tìm hiểu về giá cả đầu vào và đầu ra trên thị trường là rất quan trọng
để hộ gia đình có thể chủ động trong việc mở rộng hay thu hẹp quy mô đàn heo,
mua và bán vào thời kỳ nào là thuận lợi. Vì thế thông tin thị trường là rất quan
trọng.
Hầu như các xã ở Vĩnh Long đều có bộ phận truyền thanh hoạt động, đó
là một trong những phương tiện giúp các hộ cập nhật tin tức một cách nhanh nhất
để chủ động trong sản xuất nói chung và cũng như trong chăn nuôi nói riêng. Bên
cạnh đó Đài Truyền hình Vĩnh Long luôn cập nhật tin tức về giá cả thị trường
hàng ngày, góp phần giúp người chăn nuôi nắm bắt được giá cả đầu vào và đầu
ra để tăng hiệu quả chăn nuôi.
Tỉnh nên xây dựng những thư viện ở các xã phục vụ cho công tác khoa

học kỹ thuật, tuyên truyền những kiến thức tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con
phục vụ cho sản xuất.
Nêu cao vai trò của bộ phận truyền thông khuyến nông, tạo điều kiện tốt
nhất để các hộ nắm được tình hình thực tế, tránh gặp rủi ro trong sản xuất.
Tỉnh nên thường xuyên mở các lớp tập huấn về chăn nuôi. Đó s} là cơ hội
cho những người chăn nuôi có thể thảo luận và trực tiếp nêu ra những khó khăn,
vướng mắc của họ trong quá trình chăn nuôi để các cán bộ khuyến nông có thể
giải đáp cho họ một cách chính xác và đầy đủ.
4.2.8. Giải pháp về môi trường, sản xuất thực phẩm sạch
Bên cạnh lợi ích về kinh tế thì chăn nuôi với quy mô lớn còn tạo ra một
lượng chất thải lớn nếu không xử lý tốt s} gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng
rất lớn đến sức khỏe cộng đồng.
Vĩnh Long có khu chăn nuôi là khu vực trong đồng và ngoài đồng. ~ khu
vực ngoài đồng một số hộ dùng phân để bón cây trồng. Còn khu vực trong đồng,
đa số hộ chăn nuôi heo kết hợp với nuôi thả cá với quy mô vừa và nhỏ, nên đa số
phân thải ra từ heo đều dùng làm thức ăn cho cá, tiêu thụ hiệu quả từ chăn nuôi
heo - cá cũng khá cao, vừa giải quyết được ô nhiễm môi trường. Vì vậy, tỉnh nên
khuyến khích các hộ chăn nuôi theo kiểu kết hợp heo - cá, dùng hố phân biogas
để đảm bảo tốt môi trường, xây chuồng trại theo hướng cách xa nguồn nước cũng
như nhà ở.
Tiểu luận Chăn nuôi thú y Trang 27
Đoàn Trung Hưng 3087444 Công nghệ giống vật nuôi K34
Đối với môi trường chăn nuôi heo, nên tạo cho heo một môi trường sống
thích hợp, vệ sinh chuồng trại sạch s} làm tăng hiệu quả kinh tế, tránh các bệnh
lây lan, truyền nhiễm do khâu vệ sinh chăm sóc, hạn chế thấp nhất các rủi ro về
bệnh tật có thể xảy ra.
Đối với những hộ chăn nuôi theo kiểu tận dụng, không có điều kiện chuồng
trại, nhóm hộ này cần phải xây dựng chuồng trại riêng biệt và độc lập. Số lượng
phân thải ra phải được chuyên chở ngay vào những thời vụ gieo cấy, tránh ảnh
hưởng tới môi trường xung quanh.

Như chúng ta đã biết phân và nước tiểu của vật nuôi hay nước dùng để rửa
chuồng trại là những chất gây ra ô nhiễm môi trường vì trong phân và nước tiểu
có chứa nitrat. Muốn khắc phục tình trạng này thì nên dùng túi hay hố biogas s}
giảm được ô nhiễm môi trường, gia súc s} mau lớn và tạo được môi trường sống
tốt không chỉ cho gia súc mà cho cả người chăn nuôi bởi chúng ta đã hạn chế
được một lượng đáng kể khí metan.
Tóm lại, môi trường có tầm quan trọng trong sản xuất, ảnh hưởng tới khối
lượng sản phẩm, tâm lí người tiêu dùng, đặc biệt là tác động trực tiếp lên cuộc
sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Chính vì vậy, phát triển nông nghiệp
phải gắn bó với phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng bảo vệ môi trường
sinh thái.
Tiểu luận Chăn nuôi thú y Trang 28

×