Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Thực trạng chăn nuôi và một số đặc điểm dịch tễ, khả năng đáp ứng miễn dịch của vacxin H5N1 phòng bệnh cúm gia cầm tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 116 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

NGUYỄN THẾ TĨNH

THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,
KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA VACCIN H5N1 PHÕNG
BỆNH CÖM GIA CẦM TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP

Thái Ngun, năm 2008

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

NGUYỄN THẾ TĨNH

THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,
KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA VACCIN H5N1 PHÕNG


BỆNH CÖM GIA CẦM TẠI THÁI NGUYÊN

CHUYÊN NGÀNH THÚ Y
MÃ SỐ 60.62.50
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hƣớng dẫn khoa học: TS NGUYỄN VĂN QUANG
TS HOÀNG VĂN DŨNG

Thái Nguyên, năm 2008

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu do tơi trực tiếp làm
dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Nguyễn Văn Quang và Tiến sỹ Hồn Văn
Dũng. Các số liệu và kết quả trình bầy trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực, được rút ra từ tình hình thực tế hiện nay tại tỉnh Thái Nguyên và chưa hề
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành
luận văn này đều đã được cảm ơn. Các thơng tin và tài liệu trình bầy trong
luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Nguyễn Thế Tĩnh


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian dài học tập và nghiên cứu, với sự nỗ lực của bản thân
cùng với sự hướng dẫn và giúp đỡ quý báu của các Thầy cô giáo, các bạn bè
đồng nghiệp, đến nay đề tài nghiên cứu của tơi đã hồn thành. Nhân dịp này,
tơi xin bày tỏ lịng kính trọng sâu sắc và vơ cùng biết ơn tới hai người Thầy
hướng dẫn khoa học:
TS Nguyễn Văn Quang - Trưởng khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại
Học Nơng Lâm Thái Ngun.
TS Hồng Văn Dũng - Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Thái
Nguyên.
Những người Thầy uyên bác, mẫu mực, tận tình và chu đáo đã luôn cổ
vũ, động viên, hướng dẫn và chỉ bảo giúp tơi trong suốt q trình nghiên cứu
và hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới tập thể Cán bộ Công chức của Chi
cục Thú y tỉnh Thái Nguyên và Trạm Thú y huyện Định Hoá, Trạm Thú y
Thành phố Thái Nguyên, Trạm Thú y huyện Phú Bình đã ln cộng tác và
giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn tập thể Cán bộ Công chức của Viện Thú y Quốc
Gia và Trung tâm Chẩn đốn Thú y Trung Ương nơi tơi phân tích mẫu đã
cộng tác giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể Cán bộ Công chức Khoa Chăn
nuôi Thú y, Khoa Sau Đại Học - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã

giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu của mình.
Tơi xin trân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp gần xa và những
người thân trong gia đình đã cùng chung lo và ln cổ vũ động viên tơi hồn
thành tốt cơng trình nghiên cứu khoa học này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

Với những kiến thức ít ỏi của bản thân cùng với những yêu cầu rất lớn
của đề tài, đặc biệt là nội dung nghiên cứu còn khá mới mẻ ở nước ta hiện nay
nên trong quá trình nghiên cứu và những kết quả thu được của đề tài ắt hẳn
còn nhiều thiếu sót. Kính mong các Thầy cơ giáo, các Nhà khoa học và các
bạn bè đồng nghiệp tham gia đóng góp ý kiến để đề tài của tơi được hồn
chỉnh hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả

Nguyễn Thế Tĩnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HPAI

Hight Pathogenic Avian Influenza.

LPAI

Low Pathogenic Avian Influenza.

n

Số mẫu.

<

Nhỏ hơn.

>

Lớn hơn.



Lớn hơn hoặc bằng.



Nhỏ hơn hoặc bằng.


(+)

Dương tính.

(%)

Tỷ lệ phần trăm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình chăn ni gia cầm ở một số huyện, thành của
tỉnh Thái Nguyên

46

Bảng 3.2.

Quy mô đàn gà nuôi trong các nông hộ.

48

Bảng 3.3.


Quy mô đàn vịt nuôi trong các nông hộ.

49

Bảng 3.4.

Quy mô đàn ngan nuôi trong các nông hộ.

50

Bảng 3.5.

Tỷ lệ hộ nuôi gà ở các phương thức nuôi.

52

Bảng 3.6.

Tỷ lệ hộ nuôi vịt và ngan ở các phương thức nuôi.

53

Bảng 3.7.

Tỷ lệ hộ ni gà có tiêm phịng một số bệnh chính.

56

Bảng 3.8.


Tỷ lệ hộ ni vịt có tiêm phịng một số bệnh chính.

58

Bảng 3.9.

Tỷ lệ hộ ni ngan có tiêm phịng một số bệnh chính.

60

Bảng 3.10.

Tỷ lệ gia cầm được kiểm tra trong giết mổ và lưu thông.

62

Bảng 3.11.

Tỷ lệ xuất hiện bệnh cúm theo loại gia cầm.

66

Bảng 3.12.

Tỷ lệ xuất hiện bệnh cúm theo phương thức chăn nuôi.

68

Bảng 3.13.


Tỷ lệ xuất hiện bệnh cúm ở gia cầm theo quy mô đàn ni

69

Bảng 3.14.

Tỷ lệ phát hiện mẫu huyết thanh có kháng thể H5 ở gia
cầm chưa tiêm phòng theo đàn và theo cá thể.

Bảng 3.15.

Tỷ lệ phát hiện kháng thể cúm H5 ở cá thể gia cầm theo
phương thức chăn nuôi.

Bảng 3.16.

73

Tỷ lệ phát hiện kháng thể cúm H5 ở đàn gia cầm chưa
tiêm phịng theo phương thức chăn ni.

Bảng 3.17.

75

Tỷ lệ phát hiện virus cúm H5 trong mẫu swab của gia cầm
nuôi tại Thái Nguyên.

Bảng 3.18.


76

Tỷ lệ phát hiện virus cúm H5 trong mẫu swab của gia cầm
theo phương thức chăn nuôi.

Bảng 3.19.

72

78

Tỷ lệ phát hiện kháng thể ở gà sau khi tiêm vaccin H5N1
21 ngày theo đàn và theo cá thể.

Bảng 3.20.

81

Hiệu giá kháng thể ở gà sau tiêm vaccin H5N1 21 ngày.

83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8


Bảng 3.21.

Khả năng bảo hộ đàn gà chống cúm của vaccin H5N1.

Bảng 3.22.

Tỷ lệ phát hiện kháng thể ở vịt sau khi tiêm vaccin H5N1
21 ngày theo đàn và theo cá thể.

Bảng 3.23.

84
86

Hiệu giá kháng thể ở vịt sau khi tiêm vaccin H5N1 21 87
ngày.

Bảng 3.24.

Khả năng bảo hộ đàn vịt chống cúm của vaccin H5N1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

89




9


DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh 1.

Tiêu bản mẫu swab âm tính.

77

Ảnh 2.

Tiêu bản mẫu swab dương tính.

Ảnh 3.

Lấy mẫu huyết thanh của vịt.

104

Ảnh 4.

Lấy mẫu huyết thanh của gà.

104

Ảnh 5.

Lấy mẫu huyết thanh của gà.

77

105


Ảnh 6.

Lấy mẫu huyết thanh của ngan.

105

Ảnh 7.

Tiêm phòng cúm H5N1 cho vịt.

106

Ảnh 8.

Tiêm phòng cúm H5N1 cho gà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

106




10

CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƢỢC CƠNG BỐ CỦA ĐỀ TÀI
Tên cơng trình: “Lưu hành virus cúm và đáp ứng miễn dịch vacxin
phòng cúm của gia cầm tỉnh Thái Nguyên”.
Tên tác giả: Nguyễn Thế Tĩnh, Nguyễn Văn Quang, Hồng Văn Dũng.

Cơng trình đã được duyệt và sẽ đăng trên Tạp chí khoa học kỹ thuật thú
y số 4/2008 (có giấy xác nhận của Ban biên tập kèm theo).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh cúm gia cầm (Avian Influenza) là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy
hiểm do virus cúm type A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra cho các lồi
lơng vũ như gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, các lồi chim, một số động vật có
vú và con người. Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh và mạnh. Thời gian ủ
bệnh trung bình từ vài giờ đến 3 ngày. Triệu chứng lâm sàng biểu hiện ở
nhiều dạng khác nhau, có dạng tỷ lệ chết rất cao, có dạng khơng biểu hiện
triệu chứng và tỷ lệ chết có thể lên đến 100% số gia cầm mắc bệnh
(Horimoto, 2001) [43].
Những năm gần đây, bệnh liên tục bùng phát ở nhiều địa phương trong
cả nước với nhiều quy mô khác nhau, trong đó có tỉnh Thái Nguyên, đã làm
chết và tiêu hủy hàng triệu con gia cầm các loại, gây thiệt hại rất lớn về kinh
tế và ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm. Đồng thời
gây lo lắng cho cộng đồng về nguy cơ lây nhiễm dịch cúm A – H5N1 ở
người. Nhiều tác giả cho rằng, sự xuất hiện của bệnh có liên quan và ảnh
hưởng rất lớn từ phương thức chăn nuôi và công tác vệ sinh thú y trong giết
mổ và lưu thơng gia cầm. Để tìm hiểu tình hình thực tế ở địa phương nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả cho cơng tác phịng chống dịch cúm gia cầm,
chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng chăn nuôi và một số

đặc điểm dịch tễ, khả năng đáp ứng miễn dịch của vacxin H5N1 phòng
bệnh cúm gia cầm tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá về thực trạng chăn nuôi, lưu thông giết mổ gia cầm ở một số
huyện thành của tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12

- Tình hình dịch cúm gia cầm ở Thái Nguyên từ năm 2004 đến nay.
- Sự lưu hành virus cúm trên đàn gia cầm tại tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định hiệu giá kháng thể ở gà và vịt sau tiêm phòng vaccin H5N1
(Trung Quốc).
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đánh giá về thực trạng chăn nuôi, lưu thông và giết mổ gia cầm và
ảnh hưởng của nó đến cơng tác phịng chống dịch cúm tại Thái Nguyên.
- Bổ sung một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cúm gia cầm.
- Xác định tỷ lệ lưu hành virus cúm trên đàn gia cầm ở Thái Nguyên.
- Đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vaccin phòng cúm H5N1
của gia cầm ở tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất những giải pháp thực tế nhằm hạn chế sự tái bùng phát và lây
lan dịch bệnh cúm trên đàn gia cầm của tỉnh Thái Nguyên nói riêng cũng như
các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung.
4. Địa điểm nghiên cứu
- Các cơ sở và hộ chăn nuôi gia cầm của tỉnh Thái Nguyên.
- Chi cục Thú y Thái Nguyên.

- Viện Thú y Quốc gia.
- Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung Ương.
5. Thời gian nghiên cứu đề tài
- Từ tháng 1 năm 2007 đến ngày 15 tháng 2 năm 2008.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình chăn ni gia cầm ở Thái Nguyên và định hƣớng
phát triển trong thời gian tới
1.1.1. Tình hình chăn ni gia cầm những năm qua
Theo niên giám của Cục thống kê Thái Nguyên thì năm 2005, tồn tỉnh
có 180 xã, phường, thị trấn, 2.370 thơn xóm, khoảng 231.392 hộ và trên 80%
số hộ có chăn nuôi gia cầm. Tổng đàn gia cầm là 4.669.374 con, trong đó có
3.858.317 con gà, 811.057 con vịt, ngan và ngỗng. Có khoảng 86 trang trại
chăn ni gia cầm tập trung với quy mô từ 500 con gia cầm trở lên bằng
3,7%, trong đó có 20 trang trại chăn nuôi với quy mô từ 6.000 – 8.000 con gia
cầm một lứa, cịn lại hầu hết là chăn ni nhỏ lẻ, thủ công thuộc các nông hộ.
Tại thời điểm ngày 1 tháng 8 năm 2007, tổng đàn gia cầm của tỉnh Thái
Nguyên là 5.070.959 con, trong đó có 4.196.808 con gà chiếm 82,8%,
874.151 con vịt và ngan bằng 17,2%. Có khoảng 231.403 hộ trong đó có
khoảng 80% số hộ có chăn ni gia cầm và có khoảng trên 200 hộ và trang
trại chăn nuôi với quy mô trên 500 con bằng khoảng 8,6%, chủ yếu ở Thành
phố Thái Nguyên và các huyện phía Nam như Phổ n, Sơng Cơng, Phú Bình

và một số huyện khác như Phú Lương, Đồng Hỷ …. Tổng đàn gia cầm lớn
nhất là ở huyện Phú Bình với 1.099.022 con, tiếp theo là huyện Phổ Yên với
747.093 con và thấp nhất là ở Thị xã Sông Cơng với 268.670 con. Riêng
Thành phố Thái Ngun có 538.218 con và huyện Định Hố có 691.528 con.
Trong khi ở nước ta, tổng đàn gia cầm trước dịch cúm gia cầm cuối năm 2003
là 254,06 triệu con nhưng sang năm 2004, sau khi dịch cúm gia cầm xảy ra thì
tổng đàn gia cầm đã giảm đi 14,23% và chỉ còn 218,15 triệu con. Trong đó
miền Nam giảm 25,69% và miền Bắc giảm 6,43%. Trong khoảng 80% hộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14

nơng dân chăn ni gia cầm thì có 15% ni theo phương thức nuôi nhốt,
20% nuôi theo phương thức bán chăn thả và 65% nuôi theo phương thức chăn
thả tự do (Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Sơn, 2005) [13].
1.1.2. Định hướng phát triển trong thời gian tới
Những năm qua, do ảnh hưởng của dịch cúm nên ngành chăn nuôi gia
cầm ở Thái Nguyên được quan tâm hơn từ các ban ngành chức năng và chính
quyền các cấp cũng như người chăn nuôi. Những năm trước dịch cúm, ngành
chăn nuôi gia cầm vẫn chủ yếu là nhỏ lẻ, thủ công và chăn thả tự do trong các
nơng hộ thì từ năm 2005 đến nay ngành chăn nuôi gia cầm đang chuyển dần
sang chăn nuôi theo quy mô nuôi nhốt, mặc dù cịn chậm nhưng cũng rất đáng
khích lệ. Theo kế hoạch phát triển chăn nuôi gia cầm năm 2004 – 2005 của
tỉnh Thái Nguyên là chuyển dịch cơ cấu và quy mô chăn nuôi theo hướng tập
trung, giảm tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ và thủ công, xây dựng vùng và cơ sở chăn
ni an tồn sinh học nhằm kiểm soát và khống chế được dịch cúm gia cầm.

Phấn đấu đến năm 2005 khôi phục lại sự phát triển của ngành chăn nuôi gia
cầm đặc biệt là chăn nuôi gà.
Mục tiêu phát triển giai đoạn 2006 - 2010 là phấn đấu đạt tỷ trọng sản
xuất chăn nuôi gia cầm hàng hố theo quy mơ trang trại, gia trại chiếm
khoảng trên 30%. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng số đầu con từ 7 – 7,5%,
trong đó đối với gà là khoảng từ 9,5 – 10% và vịt ngan từ 4,5 – 5%. Tổng số
đàn gia cầm đến năm 2010 là khoảng 6.980.000 con, trong đó gà là 5.780.000
con và vịt ngan là 1.200.000 con. Phấn đấu kiểm soát được dịch cúm gia cầm.
Quy hoạch và kiểm soát các cơ sở giống gia cầm, chăn nuôi gia cầm tập trung
như trang trại công nghiệp và bán công nghiệp cho các địa phương mang tính
hàng hố theo hướng an tồn sinh học.
Quy hoạch và xây dựng các cơ sở giết mổ và chế biến gia cầm tập trung
cũng như chợ đầu mối cho các huyện, thành, thị. Kiểm soát chặt chẽ việc kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15

doanh, lưu thông và giết mổ. Động viên và khuyến khích người chăn ni và
các cơ sở chăn ni gia cầm đăng ký sản xuất giống, đăng ký tiêu chuẩn chất
lượng và thương hiệu giống của cơ sở mình sản xuất và kinh doanh. Tổ chức
lại thị trường tiêu thụ gia cầm và nâng cao ý thức của người dân trong việc sử
dụng thực phẩm an toàn dịch bệnh.
Nâng cao tỷ lệ tiêm phòng một số bệnh cho đàn gia cầm, đối với bệnh
cúm gia cầm phải tiêm phòng triệt để số gia cầm trong diện tiêm. Tăng cường
và thực hiện nghiêm ngặt công tác vệ sinh sát trùng tiêu độc. Thường xuyên
kiểm tra phát hiện dịch bệnh, bao vây, khống chế và dập tắt dịch bệnh ngay

khi dịch xảy ra ….
1.1.3. Một số giống gia cầm và phương thức chăn ni phổ biến ở
Thái Ngun
Qua q trình điều tra và thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy, đàn gia
cầm ở Thái Nguyên hiện nay là rất phong phú về giống loài gia cầm. Trong số
các loài gia cầm phổ biến hiện nay thì gà chiếm đa số với nhiều giống khác
nhau, chủ yếu và phổ biến nhất vẫn là các giống gà địa phương như gà ri, gà
chọi, gà hồ …. Các giống gà nhập nội như gà sao, gà lương phượng, gà ai cập
và một số giống gà khác nhưng số lượng không nhiều. Một số giống vịt phổ
biến hiện nay như vịt cỏ, vịt siêu trứng, vịt khoang tầu, vịt bơ … trong đó vịt
khoang tầu và vịt bơ chiếm đa số do có trọng lượng lớn và khả năng tăng
trưởng nhanh, còn các giống vịt khác như vịt bầu bến, vịt bầu quỳ gần như
không cịn. Đối với đàn ngan thì hiện nay chủ yếu và khá phổ biến là giống
ngan pháp, các giống như ngan sen, ngan trâu, ngan ré mặc dù có khả năng
chống chịu bệnh tật tốt hơn nhưng khả năng tăng trưởng chậm và trọng lượng
thấp nên hiện nay hầu như khơng cịn phổ biến.
Cũng giống như nhiều địa phương khác trong cả nước, ở Thái Nguyên
hiện nay ngành chăn nuôi gia cầm phổ biến ở 3 phương thức chăn nuôi chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16

là nuôi nhốt, nuôi bán chăn thả và nuôi chăn thả. Trong đó ở chăn ni gà thì
vẫn phổ biến ở cả 3 phương thức chăn ni nói trên và chủ yếu là chăn thả tự
do với khoảng 50%, ít nhất là ở phương thức nuôi nhốt tập trung công nghiệp
và bán công nghiệp với chỉ khoảng 18 – 34%. Còn ở vịt và ngan hiện nay chỉ

còn phổ biến ở ở phương thức nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả nhưng chủ yếu
là nuôi nhốt với khoảng trên 80% ở ngan và 60% ở vịt.
Đối với quy mô đàn ni hiện nay thì đã tăng dần cả về số đầu con và
quy mô nuôi nhốt so với những năm trước đây khi chưa xảy ra dịch cúm gia
cầm. Ở quy mô chăn nuôi từ 200 con trở lên đã chiếm khoảng 17 – 20% ở gà
và từ 7 – 9% ở vịt và ngan. Những quy mô chăn nuôi này chủ yếu tập trung ở
Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Lương và các huyện phía Nam như
Phổ Yên, Sơng Cơng và Phú Bình. Cịn lại vẫn chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ và
thủ công tại các nông hộ dải rác khắp các thơn xóm trong tỉnh.
1.2. Những hiểu biết chung về bệnh cúm gia cầm
1.2.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của bệnh
Bệnh cúm gia cầm (Avian Influenza) trong lịch sử cịn có tên gọi là
Fowl Plague, đã được Porroncito mô tả lần đầu tiên ở Italia vào năm 1878 và
Ông nhận định một cách sáng suốt rằng tương lai nó sẽ là một bệnh quan
trọng và nguy hiểm. Nhưng sau đó 23 năm, năm 1901 Centai và Savunozzi
mới xác định được căn nguyên siêu nhỏ (Filterable agent) là yếu tố gây bệnh.
Từ đó, mãi đến năm 1955 virus gây bệnh mới được Achafer xác định virus
thuộc type A thông qua kháng nguyên bề mặt H7N1 và H7N7.
Bệnh được Beard.C.W mô tả khá kỹ ở Mỹ vào năm 1971 qua đợt dịch
trên gà tây. Những năm tiếp theo, bệnh được phát hiện ở Nam Mỹ, Bắc Mỹ,
Nam Phi, Trung cận Đông, Châu Âu, Vương Quốc Anh và Liên Xơ cũ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




17

Các cơng trình nghiên cứu có hệ thống và chi tiết về bệnh này cũng lần

lượt được công bố ở nhiều nơi trên Thế giới như Úc năm 1975, Anh năm
1979, Mỹ năm 1983 – 1984, AiLen năm 1983 – 1984 và nhiều Quốc gia khác.
Việc các vụ dịch liên tục bùng nổ ở khắp các Châu lục trên Thế giới đã
thôi thúc Hiệp hội các nhà chăn nuôi gia cầm tổ chức Hội thảo lần đầu tiên
vào năm 1981 về chuyên đề Bệnh Cúm Gà. Hội thảo tiếp tục được tổ chức lần
hai tại Ailen năm 1987 và lần ba cũng tại Ailen năm 1992. Từ đó đến nay
bệnh ngày càng xảy ra với quy mô lớn hơn và nguy hiểm hơn nên luôn được
coi là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng trong các Hội nghị về
dịch tễ ở khắp nơi trên Thế giới.
Bệnh được tổ chức Dịch tễ Thế giới (OIE) liệt vào danh sách một trong
bốn bệnh đỏ đặc biệt nguy hiểm đối với ngành chăn ni trên tồn Thế giới
do bệnh ngày càng trở nên phổ biến và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người
chăn nuôi đồng thời làm chết nhiều gia cầm và hạn chế thương mại giữa các
nước. Đặc biệt nguy hiểm là bệnh có khả năng lây nhiễm sang con người và
cả một số lồi động vật có vú khác như lợn, hải cẩu, cầy hương.
Tại Pakistan tháng 10/1994, Newe.C.W và cộng sự đã công bố dịch
cúm do virus H7 gây ra ở gà từ 7-66 tuần tuổi, làm chết 63% gà trong ổ dịch.
Năm 1997, dịch cúm gia cầm xảy ra tại Hồng Kông – Trung Quốc có
thể coi là một đại dịch trong chăn ni gia cầm và gây thiệt hại to lớn về mọi
mặt cho đặc khu này với hàng chục người bị tử vong do dịch cúm gà. Cũng
như vậy, tại Italia năm 2001 đã có gần 400 cơ sở chăn ni gia cầm bị dịch,
làm chết và tiêu huỷ 14 triệu con gia cầm các loại.
1.2.2. Tình hình bệnh cúm gia cầm
* Tình hình trong nước
Tại Việt Nam, dịch cúm gia cầm xuất hiện lần đầu tiên vào cuối tháng
12 năm 2003 tại tỉnh Hà Tây, Tiền Giang, Long An sau đó nhanh chóng phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





18

tán và lây lan ra các tỉnh thành khác với diễn biến hết sức phức tạp. Ngay
trong đợt dịch này (từ tháng 12/2003 đến ngày 27/02/2004), bình qn mỗi
ngày có khoảng 150 – 230 xã của 15 – 20 huyện phát sinh ổ dịch mới thuộc
57 tỉnh thành trong cả Nước, làm chết và tiêu huỷ hàng ngày từ 2 – 3 triệu con
gia cầm các loại, có ngày lên tới 4 triệu con (Cục Thú y, 2004) [6]. Tổng số
xã, phường có dịch là 2.574 (chiếm 24,6% số xã phường trong cả nước) thuộc
381 quận, huyện, thị xã (chiếm 60%), số gia cầm chết và tiêu huỷ là 43,9 triệu
con, chiếm 16,79% tổng đàn, trong đó gà chiếm 30,4 triệu con, thuỷ cầm
chiếm 13,5 triệu con, ngồi ra cịn có 14,76 triệu con chim cút và các loại
chim khác bị chết và tiêu huỷ (Phạm Sỹ Lăng, 2005) [16]. Thiệt hại ước tính
khoảng 1.300 tỷ đồng (Nguyễn Tiến Dũng, 2006) [12]
Dịch tái phát đợt hai từ tháng 4 – 11 năm 2004 ở 46 xã, phường tại 32
quận, huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh thành, làm chết và tiêu huỷ 84.078 con,
trong đó 55.999 con gà, 8.132 con vịt và 19.947 con chim cút (Phạm Sỹ Lăng,
2005) [16]. Đợt ba dịch tái phát từ tháng 12 năm 2004 đến tháng 6 năm 2005
ở 15 tỉnh phía Bắc và 21 tỉnh phía Nam với 670 xã, 182 huyện, tiêu huỷ
1.847.213 con (Trần Công Xuân và cộng sự, 2005) [30].
Từ đầu tháng 10 năm 2005 đến ngày 25 tháng 12 năm 2005 dịch đã tái
phát và xuất hiện ở 285 xã phường của 100 huyện thuộc 24 tỉnh thành. Tổng
số gia cầm chết và tiêu huỷ là 3.735.620 con gia cầm các loại. Đến ngày 08
tháng 01 năm 2006 tất cả các tỉnh thành trong cả Nước đã tạm thời khống chế
được dịch (Tô Long Thành, 2006) [27].
Sau gần một năm Việt Nam khơng có dịch thì ngày 6 tháng 12 năm
2006 dịch cúm gia cầm lại tái phát trở lại ở các địa phương thuộc hai tỉnh là
Bạc Liêu và Cà Mau, đưa Việt Nam trở thành nước lần thứ tư xuất hiện dịch
(Lê Văn Năm, 2007) [21]. Sau đó phát tán và lây lan ra 9 tỉnh thành khác, đã

có 83 xã phường của 33 quận huyện thuộc 11 tỉnh thành. Tổng số gia cầm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




19

mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 103.094 con, trong đó có 13.622 con gà và
89.472 con vịt ngan. Dịch xảy ra ở quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu ở vịt dưới 3 tháng
tuổi do ấp nở gia cầm trái phép chưa được tiêm vaccin, ngoài Cà Mau và Bạc
Liêu thì hầu hết các tỉnh chỉ xảy ra ổ dịch ở quy mô rất nhỏ (1 hoặc 2 hộ) nên
đã ngay lập tức được dập tắt. Đợt 2, dịch xảy ra vào tháng 5 năm 2007 tại
Nghệ An rồi lây lan ra 167 xã phường của 70 quận huyện, thuộc 23 tỉnh
thành, làm chết và tiêu huỷ 294.849 con gia cầm, trong đó có 21.525 con gà
bằng 7,31%, 264.549 con vịt bằng 89,71% và 8.775 con ngan bằng 2,98%.
Nặng nhất là Nam Định với 26 xã phường thuộc 6 huyện thành và Nghệ An
26 xã phường thuộc 5 huyện thành. Riêng tỉnh Đồng Tháp, dịch đã 3 lần xuất
hiện trên đàn gia cầm (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thơn, 2007) [3].
Năm 2008, chỉ tính đến tháng 2 đã có 17 tỉnh thành trong cả nước xuất
hiện dịch, làm chết hàng triệu con gia cầm.
* Tình hình dịch cúm tại Thái Nguyên
Riêng tỉnh Thái Nguyên, đến nay dịch cúm gia cầm đã 4 lần xuất hiện
và ở những quy mô khác nhau. Lần đầu tiên vào ngày 27 tháng 01 năm 2004
tại xã Kha Sơn, huyện Phú Bình sau đó lây lan rất nhanh ra 8/9 huyện thành
thị trong tỉnh, với tổng số 1.258 hộ có dịch, thuộc 163 xóm ở 48 xã. Làm chết
và tiêu huỷ 172.288 con gia cầm các loại chiếm 3,58% so với tổng đàn và
13.760 quả trứng. Ngày 08/4/2004 tỉnh Thái Nguyên đã công bố hết dịch cúm
gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 2005 dịch đã tái phát trở lại ở tỉnh Thái

Nguyên với 5 điểm có dịch thuộc 5 xóm ở 5 xã tại hai huyện là Phú Lương và
Thị xã Sông Công. Làm chết và tiêu huỷ 12.513 con gia cầm các loại. Đến
ngày 17/12/2005 dịch cúm đã được khống chế trên địa bàn tồn tỉnh. Từ đó
đến tháng 7 năm 2007, do làm tốt cơng tác phịng chống và tiêm phòng vaccin
nên dịch cúm gia cầm đã tạm thời được khống chế, đặc biệt là năm 2006 dịch
đã không xuất hiện trở lại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




20

Năm 2007, dịch xuất hiện trở lại ở Thái Nguyên vào ngày 23 tháng 8
tại gia đình Bà Nguyễn Thị Nga – xóm Phú Thịnh – Xã Thuận Thành - huyện
Phổ Yên với tổng đàn có gia cầm mắc bệnh, ốm, chết và tiêu huỷ là 185 con,
trong đó gồm 150 con vịt và 35 con gà.
Những ngày đầu năm 2008 (từ 1/1 đến 15/2) dịch đã xảy ra tại 5 hộ và
1 trại gà tại Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công với 5 ổ dịch thuộc
4 xã phường, tổng số gia cầm chết và tiêu huỷ là 5.789 con, trong đó có 4.228
con gà, 834 con vịt, 725 con ngan và 2 con gia cầm khác.
1.2.3. Căn nguyên gây bệnh
* Đặc điểm về hình thái, cấu tạo và kích thước
Virus gây bệnh cúm gia cầm có tên khoa học là Influenza virus, thuộc
họ Orthomyxovirus, là họ virus đa hình thái, có vỏ ngồi, genom là ARN sợi
đơn, âm, phân đoạn (Swayne D.E, Suarez D.L, 2000) [48]. Trước đây, các
virus Orthomyxo và Paramyxo đều được xếp chung vào một họ là
Myxoviridae do chúng có cấu trúc và khả năng gây bệnh giống nhau, nhưng
về sau được tách thành hai họ riêng là Orthomyxoviridae và Paramyxoviridae

do phát hiện thấy chúng có nhiều đặc điểm cơ bản khơng giống nhau. Chữ
“myxo” có nghĩa là chất nhầy, nguồn gốc của phần này là do phần ngồi của
protein của virus có mang các loại đường và phần ngọn của các mạch nối
đường chính là một loại acid: Acid Sialic hay cịn gọi là acid neuraminidic.
Chữ “ortho” có nghĩa là chính thống, nói lên loại myxovirus được phát hiện
và đặt tên trước.
Có ba type virus cúm được ký hiệu là A, B và C được phân biệt với
nhau qua bản chất kháng nguyên NP (Nucleoprotein) và M (Matric antigen).
Type A gây cúm ở tất cả các loài gia cầm, type B và C gây cúm điển hình ở
người và động vật (Lê Văn Năm, 2004) [18]. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu
cũng đã tìm thấy virus cúm type A ở người, lợn, ngựa và một số động vật có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




21

vú khác. Theo Nguyễn Tiến Dũng (2006) [12] thì virus cúm thuộc họ
Orthomyxoviridae được chia làm 5 giống khác nhau dựa trên cấu trúc kháng
nguyên của hai loại protein NP và M, đó là Influenza A, Influenza B,
Influenza C, Thogotovirus và Isavirus.
Virus cúm có kích thước trung bình, đường kính 80-120nm, dài 200300nm, trọng lượng phân tử 4,6 – 6,4dal, trên kính hiển vi điện tử tương phản
âm có dạng gần như hình cầu hoặc hạt mỏng, một số ít virus có dạng hình sợi
có thể dài một vài naromet (nm), vỏ bọc là Glycoprotein gồm protein gây
ngưng kết hồng cầu (kháng nguyên bề mặt) - Haemagglutinin (viết tắt là H)
và protein enzim có thụ thể - Neuraminidae (viết tắt là N). Đây là kháng
ngun có vai trị quan trọng trong miễn dịch bảo hộ và có tính đa dạng cao.
Hình thái vi cấu trúc của căn nguyên bệnh được Kawaoka (1988) và

Murphy mô tả khá chi tiết và nhấn mạnh rằng ARN của virus là một sợi đơn,
âm và chia thành 8 đoạn kế tiếp nhau mang 10 mật mã cho 10 loại virion
protein khác nhau là HA, NA, NP, NS1, NS2, M1, M2, PB1, PB2 và PA.
Đoạn NS1 và NS2 dễ dàng tách được ở tế bào bị nhiễm. Tất cả 8 đoạn của sợi
ARN có thể tách và phân biệt rõ ràng thông qua biện pháp điện di
polyacrilamid gel. Các protein có vỏ bọc nhân nối 8 đoạn này với nhau, được
bọc bên ngoài bằng các protein và có màng lipid ở ngồi cùng. Thành phần
chính protein của virus chủ yếu là glycoprotein. Lipid tập trung ở màng virus
và chủ yếu là lipid có gốc phospho, số cịn lại là cholesterol, glucolipid và
một số ít hydrocacbon gồm các loại men như galactose, mannose, ribose,
fructose, glucosamin.
Người ta lấy hai loại protein bề mặt là H (Haemagglutinin) và N
(Neuraminidae) để phân loại virus cúm type A. Theo các tác giả Tô Long
Thành (2004) [24], Ilaria Capua và Stefano Marangon (2004) [31], Nguyễn
Tiến Dũng và cộng sự (2005) [10], Hoàng Thuỷ Long và Nguyễn Thị Hồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




22

Hạnh (2005) [17], Bùi Quý Huy (2004) [15], Phạm Sỹ Lăng (2005) [16] có 15
loại protein H khác nhau về tính kháng nguyên được ký hiệu từ H1 đến H15
và có 9 loại protein N cũng khác nhau về tính kháng nguyên được ký hiệu từ
N1 đến N9. Theo Lê Văn Năm (2007) [21], Lisa F.P. Ng và cộng sự (2007)
[44] có 16 loại protein H và 9 loại protein N. Năm 2005, Fouchier và cộng sự
[42] đã phân lập được protein H16 từ Hải Âu đen ở Hà Lan và Thuỵ Điển do
đó có tổng là 16 subtype HA (Nguyễn Tiến Dũng, 2006) [12]. Như vậy, từ 9

protein N và 16 protein H có thể tạo ra 144 loại virus cúm type A khác nhau.
Protein Haemagglutinin hay HA là một glucoprotein dưới dạng Trimer.
Mỗi monomer gồm hai phần là HA1 và HA2. Hai phần của protein này được
nối với nhau bằng một chuỗi các acid amine trong đó có arginin. Tại vị trí này
các men cắt protein có sẵn trong cơ thể (trên các màng niêm mạc) của ký chủ
sẽ cắt HA ra làm đôi, tạo điều kiện cho virus bám vào thụ thể của tế bào ký
chủ. Do vậy đoạn này được gọi là cleavage site của HA. Do các enzym
protease chỉ cắt protein tại các acid amine basic nên nếu vị trí này càng nhiều
acid amine basic thì khả năng bị cắt đơi của HA lại càng cao dẫn đến khả
năng để virus bám vào thụ thể tế bào và bắt đầu quá trình xâm nhập vào tế
bào càng lớn. Dựa trên cơ sở này người ta đã phân loại virus có độc lực cao là
loại virus có nhiều acid amine basic tại vị trí cleavage site và ngược lại.
Protein NA chính là một loại enzym có tên là Neuraminidae. Khi virus
xâm nhập vào cơ thể, các mạch đường của protein HA và thụ thể của tế bào sẽ
liên kết với nhau, gắn virus vào bề mặt tế bào. Sau đó nhờ NA cắt mối liên kết
này đi làm cho virus có thể vào bên trong, tiếp theo HA được cắt đơi hoặc nếu
khơng như vậy thì virus sẽ bị rời ra khỏi tế bào.
Thành phần hoá học của virus gồm: ARN chiếm từ 0,8-1,1%, protein
chiếm 70-75%, lipid 20-24% và 5-8% là hydrocacbon. Lipid tập trung ở màng
virus và chủ yếu là lipid có gốc phospho. Số cịn lại là cholesterol, glucolipid

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




23

và một ít hydrocacbon gồm các men như galactose, mannose, ribose, fructose
và glucosamin. Thành phần chính protein của virus chủ yếu là glycoprotein.

Acid nhân của virus gồm 8 đoạn gen có cấu tạo là RNA chuỗi đơn âm.
Chính vì bản chất các đoạn gen của virus cúm là RNA do đó khơng có cơ chế
tự sửa chữa khi sao chép sai lệch nên chúng rất rễ bị biến đổi. Đây là điểm
đặc biệt nguy hiểm cho chăn nuôi gia cầm và đe dọa sức khoẻ con người.
Theo Voyles (2002) 50 thì có 8 đoạn ARN sợi đơn, có chiều âm, đặc
tính này cho phép sự tổ hợp di truyền trong một tế bào bị nhiễm hai hay nhiều
virus và tạo ra nhiều loại virus mới khác với virus ban đầu.
1.3. Đặc tính sinh học của virus cúm gia cầm
1.3.1. Đặc tính về ni cấy và lưu giữ virus
Virus cúm gia cầm phát triển tốt trong xoang niệu nang của phôi trứng
gà ấp 9 - 11 ngày tuổi. Tiêm 0,1 - 0,3ml huyễn dịch bệnh phẩm như não, phổi,
ruột, khí quản vào xoang niệu mô của phôi gà 9 - 11 ngày tuổi, hàn kín lại rồi
tiếp tục cho ấp ở 37 oC trong 2 - 3 ngày. Một số ít chủng virus có độc lực cao
có thể làm chết phơi trong vòng 18 - 24 giờ, nước trứng thu hoạch để ở 4oC
qua một đêm, virus nhân lên trong nước trứng có hiện tượng ngưng kết hồng
cầu gà. Nếu khơng gây ngưng kết thì cần lấy nước trứng nói trên tiêm lần sau
cho phôi trứng gà 9 - 11 ngày tuổi. Khả năng gây bệnh của virus rất cao nếu
bảo quản nước phơi đó ở nhiệt độ âm 70oC (-70oC) hoặc khi cho đông khô.
Virus cúm phát triển tốt trong tế bào xơ phôi gà CEF (Chicken Embryo
Fibrolast) và tế bào dịng có nguồn gốc thận chó MDCK (Madin - Darby Canine - Kidney cells) với điều kiện môi trường ni cấy khơng có trypsin.
1.3.2. Sức đề kháng của virus
Virus cúm gia cầm tương đối nhạy cảm với các chất hố học như
formalin, ete, sodium desoxycholat, hydroxylamone.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




24


Virus không bền vững với nhiệt độ: Ở 50 - 60oC chỉ trong vài phút là
virus mất hết độc tính, ở 70oC virus nhanh chóng bị tiêu diệt. Ở nhiệt độ thấp,
virus có thể tồn tại trong phân ít nhất là 3 tháng. Trong nước, virus có thể
sống tới 4 ngày ở nhiệt độ 30 oC và trên 30 ngày ở nhiệt độ 0 oC. Đặc biệt là
virus có thể tồn tại không hạn định ở nơi nguyên liệu bị đông lạnh. Trong điều
kiện lạnh ở 4oC virus vẫn giữ được khả năng gây bệnh trong phân tới 30 – 35
ngày và 7 ngày ở nhiệt độ 20 oC. Virus giữ tính gây bệnh lâu nhất trong vịng
48 giờ trên bề mặt các vật thể (Bean và cộng sự, 1982) [34].
Trong phủ tạng gia cầm, virus tồn tại 24-29 ngày, dưới ánh sáng mặt
trời chiếu trực tiếp sống được 40 giờ, trong điều kiện chiếu ở mức bình
thường sống được 15 ngày. Theo WHO (2004) [52] nghiên cứu gần đây nhất
thấy rằng virus H5N1 phân lập từ vịt có thể sống sót được 6 ngày ở 37oC.
Do virus cúm gia cầm có vỏ bọc ngồi là lipid nên chúng rất mẫn cảm
với các chất tẩy rửa như formaldehyde,

- propiolacton, ethanol. Sau khi tẩy

vỏ bằng các chất như phenolic, NH4+, natri hydrochlorit, acid lỗng và
hydroxylamine có thể phá huỷ virus cúm gia cầm. Người ta thường dùng các
chất này như là các chất sát trùng hữu hiệu để tổng vệ sinh tẩy uế chuồng trại,
dụng cụ và các thiết bị dùng trong chăn ni khi cơ sở chăn ni có dịch hoặc
có nguy cơ bị đe doạ bởi các loại dịch bênh, đặc biệt là dịch cúm gia cầm.
1.3.3. Độc lực và phân loại virus cúm gia cầm
Độc lực hay còn gọi là khả năng gây bệnh của virus hay của một sinh
vật. Tuy nhiên, cần chú ý phân biệt độc lực với khả năng gây nhiễm và tính dễ
lây ở chỗ độc lực là khả năng gây ra vết thương, các triệu chứng và khả năng
gây nguy hiểm đến tính mạng sống của ký chủ. Virus cúm H5N1 có tính lây
nhiễm cho người thấp nhưng khi ở người đã bị nhiễm thì phát bệnh rất nặng
và có tỷ lệ tử vong cao, tức là nó có độc lực cao đối với con người. Độc lực

của virus được xác định bằng hai phương pháp:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




25

- Độc lực của virus cúm thường được xác định thơng qua trình tự các
nucleotide của cleavage site. Do các enzym proteasa chỉ cắt protein tại các
acid amine basic nên nếu vị trí này càng nhiều acid amine basic thì khả năng
bị cắt đôi của HA càng lớn, dẫn đến khả năng để virus bám vào thụ thể tế bào
và bắt đầu quá trình xâm nhập vào tế bào càng lớn. Dựa vào đó người ta phân
loại virus cúm có độc lực cao là loại virus cúm có nhiều acid amine basic tại
vị trí cleavage site và ngược lại là loại virus có độc lực thấp là loại virus có ít
acid amin basic tại vị trí cleavage site.
- Phương pháp thứ hai thực tế là các xét nghiệm trong phòng thí
nghiệm nhưng được tiến hành trên động vật. Trong phương pháp này, để xác
định độc lực của virus cúm trên gia cầm người ta dùng phương pháp xác định
hệ số độc lực khi tiêm tĩnh mạch – IVPI (Intra Venous Pathogenicity Index).
Tức là tiêm virus cúm vào tĩnh mạch cho gà 6 tuần tuổi. Quan sát triệu chứng
lâm sàng số gà chết vào từng ngày và tính điểm theo phương pháp tính của
Reed & M (cao nhất là 3 điểm). Sau 10 ngày nếu kết quả tính tốn cho thấy
chỉ số này từ 1,2 trở lên thì virus được coi là có độc lực cao – HPAI (Hight
Pathogenic Avian Influenza). Ngược lại, nếu kết quả này là nhỏ hơn 1,2 thì
virus được coi là có độc lực thấp - LPAI (Low Pathogenic Avian Influenza).
Ngoài ra, trên thực tế, trong nhiều trường hợp bệnh lý, một số virus
cúm được coi là có độc lực trung bình.
* Nhóm virus có độc lực cao (HPAI): Tại Hội thảo Thế giới đầu tiên

về bệnh cúm gà năm 1981, Bankowski và cộng sự đã thông báo rằng virus
cúm gà có kháng nguyên bề mặt H7 thuộc loại virus có độc lực cao. Nhưng ở
Pensylvania (Mỹ) người ta đã chứng kiến trận dịch cúm gà đã gây chết 75%
số đầu con, nhưng khi phân lập virus gây bệnh là H5N2 lại khơng có kháng
ngun bề mặt H7. Điều này đã gây nhiều tranh cãi giữa các Nhà khoa học.
Để giải quyết một cách khoa học, các Nhà khoa học đã thống nhất dựa vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×