Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Nhiễm bẩn trong sản phẩm công nghiệp thực phẩm potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175 KB, 18 trang )

1) Hãy cho biết quá trình nhiễm bẩn sản phẩm trong công nghiệp thực phẩm và
biện pháp phòng ngừa?
QUÁ TRÌNH NHIỄM BẨN SẢN PHẨM
• TRỰC TIẾP
– Đường ruột: ví dụ 1 gram phân người chứa Enterobacteria 7.9,
Enterococci 5.8, Lactobacilli 6.5, Clostridia 5.7, and Bacteroides 9.8. Công nhân
mắc bệnh đường ruột và không bị bệnh đường ruột đều có thể là mối nguy cho
sản xuất
– Da: bề mặt da không bằng phẳng và có rất nhiều cấu trúc liên
quan đến bề mặt da. Số lượng VSV trên da có thể từ 10
2
đến 10
7
cfu/cm
2
.
-Tóc là nguồn quan trọng trong lây nhiễm VSV. Tóc chứa 30% Staph. aureus, 20%
E. coli and 10% Streptococcus spp trên tóc.
• Miệng và mũi: 1 số lượng lớn VSV được tìm thấy trong miệng:
răng chứa 10
11
VSV/gram. Nước miếng chứa 10
9
cfu/ml. Cổ họng và mũi chứa ít
VSV hơn so với miệng: từ dưới 10% đến hơn 40% người lớn có chứa Staph.
Aureus trong khoang mũi
• Tai và mắt: từ 8–22% số người được kiểm tra có chứa Staph.
aureus và từ 1–16% số người được kiểm tra có chứa Streptococci
• Gián tiếp
- Con người là tác nhân mang vi sinh vật từ nơi này sang nơi khác trong khu
vực sản xuất


- Dụng cụ lao động: quần áo, giày ủng, khăn lau, thớt, dao…
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
• Khám sức khoẻ: người lao động không bị bệnh có khả năng mang vi
khuẩn lây nhiễm
• Vệ sinh cá nhân:
– Giữ vệ sinh cá nhân
– Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ
– Tránh những thói quen xấu về vệ sinh
• Khám sức khoẻ: người lao động không bị bệnh có khả năng mang vi
khuẩn lây nhiễm
• Vệ sinh cá nhân:
– Giữ vệ sinh cá nhân
– Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ
– Tránh những thói quen xấu về vệ sinh
– Không được mang móng tay giả, lông mi giả và móng tay được
trang điểm phải được che
– Đồng hồ, đồ trang sức, đồ cá nhân phải được cất giữ ở ngoài nơi
sản xuất
– Rửa tay thường xuyên và giữ tay sạch sẽ
- Thức ăn nước uống phải được dùng nơi quy định
- Không ăn kẹo cao su ở nơi sản xuất
Không được hút thuốc nơi sản xuất
- Không được khạc nhổ ở nơi sản xuất
- Vết trầy xướt hoặc vết thương ngoài da phải được băng bó và báo cáo
- Công nhân mắc bệnh truyền nhiễm cần phải báo cáo cho người có trách
nhiệm
2) Phân biệt tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp? cho ví dụ? Hãy cho biết mục
đích ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động cũng như quan điểm về lao động lành
mạnh?
TAI NẠN LAO ĐỘNG

• Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, do tác động
đột ngột từ bên ngoài, làm chết người hay làm tổn thương, hoặc phá huỷ chức
năng bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể. Nhiễm độc đột ngột cũng là
tai nạn lao động.
BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Là sự suy yếu dần sức khỏe của người lao động gây nên bệnh tật, do tác động
cuả các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động lên cơ thể người lao động
MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG
• Mục tiêu của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về
khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có
hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày
càng được cải thiện tốt hơn, để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
QUAN ĐIỂM VỀ LAO ĐỘNG LÀNH MẠNH
• Theo Karasek và Theorell (1990)
-An toàn chỗ làm việc và nghề nghiệp
-Vùng xung quanh an toàn (không có các yếu tố nguy hiểm)
-Không chịu tải đơn điệu
Người lao động tự đánh giá được ý nghĩa và chất lượng lao động của mình
-Giúp đỡ lẫn nhau trong lao động (thay vì cách biệt, ganh đua, giành giật lẫn
nhau)
-Khắc phục được những xung đột và sốc
-Cân bằng giữa cống hiến và hưởng thụ
- Cân bằng giữa lao động và nghĩ ngơi
3) Hãy cho biết quyền và nghĩa vụ của người lao động? Quy định bảo hộ lao
động nữ và lao động nữ có thai và cho con bú?
a.Nghĩa vụ:
-Chấp hành các quy định, các nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động
có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao
-Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cung
cấp, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường

-Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp
cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao
động
b.Quyền của người lao động
 Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn,
vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá
nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động
 Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy
ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải
báo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ chối trở lại nơi làm việc nói trên nếu
những nguy cơ đó chưa được khắc phục
 Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người
sử dụng lao động vi phạm quy định nhà nước hoặc không thực hiện đúng cam kết
về ATLĐ, VSLĐ trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động
BẢO HỘ LAO ĐỘNG NỮ
1.Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm những công việc
nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới
chức năng sinh đẻ và nuôi con. Thông tư 03/TT-LB của liên bộ LĐTB và XH và Y
tế quy định 8 điều kiện lao động không được sử dụng lao động nữ là:
Nơi có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển
-Trong hầm lò
-Nơi cheo leo nguy hiểm
-Nơi làm việc không phù hợp với thần kinh, tâm lý phụ nữ
-Ngâm mình thường xuyên dưới nước, ngâm mình dưới nước bẩn, dễ bị nhiễm
trùng
-Nặng nhọc quá sức (mức tiêu hao năng lượng trung bình trên 5 Kcal/phút, nhịp
tim trung bình 120 nhịp/phút)
-Tiếp xúc với phóng xạ
-Trực tiếp tiếp xúc với chất gây biến đổi gen

ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ CÓ THAI VÀ ĐANG CHO CON BÚ
Tiếp xúc với điện từ trường ở mức quá giới hạn cho phép
-Trực tiếp tiếp xúc với một số hoá chất mà sự tích lũy của nó trong cơ thể ảnh
hưởng xấu đến chuyển hoá tế bào dễ gây sẩy thai, đẻ non, nhiễm trùng nhau thai,
khuyết tật bẩm sinh, ảnh hưởng xấu tới nguồn sữa mẹ, viêm nhiễm đường hô hấp
Nhiệt độ không khí từ 45
0
C trở lên về mùa hè và từ 40
0
C trở lên về mùa đông
hoặc chịu ành hưởng bức xạ nhiệt cao
-Trong môi trường có độ rung cao hơn tiêu chuẩn cho phép
-Tư thế làm việc gò bó hoặc thiếu dưỡng khí
2) Hãy cho biết nghĩa vụ và quyền của người sử dụng lao động? Quy định về
thời gian làm việc và thời gian nghĩ ngơi của người lao động?
a) nghĩa vụ:
1.Khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch
biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động
2.Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an
toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của nhà
nước
3.Cử người giám sát việc thực hiện các quy định,nội dung,biện pháp an toàn lao
động,vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ sở xây
dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưói an toàn vệ sinh viên
4.Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động với từng loại
máy,thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm
việc theo tiêu chuẩn của quy định nhà nươc
Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định biện pháp an toàn, vệ
sinh lao động đối với người lao động
6.Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn, chế độ quy

định
7. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an
toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện an toàn lao động với sở Lao
động-Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động
b.Quyền của người sử dụng lao động
 Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an
toàn lao động, VSLĐ
 Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc
thực hiện ATLĐ, VSLĐ
 Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của
thanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động nhưng vẫn phải nghiêm chỉnh chấp
hành quyết định đó
NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BHLĐ
1) Thời gian làm việc: (điều 68, 70, 71, 72, 80, 81 chương XII Bộ luật lao động,)
+ Thời gian làm việc không quá 8 giờ trong 1 ngày hoặc 48 giờ trong 1 tuần
+Người sử dụng lao động có quyền quy định giờ làm việc theo ngày, hoặc
theo tuần và ngày nghỉ hàng tuần phù hợp với điều kiện kinh doanh sản xuất
nhưng không được trái quy định trên và phải thông báo cho người lao động biết
Thời gian làm việc hàng ngày được rút ngắn 1 đến 2 giờ đối với
những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm theo danh mục
của Bộ LĐTB và XH (Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ; 915/LĐTBXH-QĐ và
1692/LĐTBXH-QĐ)
+ Đối với công việc có điều kiện lao động loại V (chỉ tiêu điều kiện lao động vượt
mức cho phép rất nhiều lần) và loại VI (lao động rất nặng nhọc, rất độc hại và rất
căng thẳng thần kinh, tâm lý xúc cảm). Trạng thái chức năng cơ thể ở mức cao
của ngưỡng bệnh lý. Cần thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong ca, người lao động được
rút ngắn thời giờ làm việc nhưng được trả đủ lương và phụ cấp (nếu có) và các
chế độ khác theo quy định
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ nhưng

không được quá 4 giờ trong 1 ngày. Không được quá 200 giờ 1 năm, trừ 1 số
truờng hợp đặc biệt không quá 300 giờ 1 năm. Đối với công việc nặng nhọc độc
hại không được quá 3 giờ 1 ngày
+Thời gian làm việc đêm được quy định như sau
Từ Huế ra Bắc 22h đến 6h
Từ Đà Nẵng vào Nam 21h đến 5h
THỜI GIAN NGHỈ NGƠI
 Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ, tính
vào giờ làm việc
 Người làm việc ca đêm phải được nghỉ ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm
việc. Đối với công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm ngoài việc được rút ngắn
thời gian làm việc 1 đến 2 giờ thì người lao động vẫn được nghỉ ít nhất 30 phút
nếu làm việc ban ngày và 45 phút nếu làm việc ban đêm
 Người lao động theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang
ca khác
 Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục).
Trong trường hợp do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì phải đảm bảo
cho người lao động được nghỉ 4 ngày trong 1 tháng
 Các quy định về nghỉ lễ, nghỉ hàng năm được quy định trong các điều
73, 74, 75, 76, 77 của Bộ luật lao động
5)Hãy cho biết các yếu tố gây hại trong quá trình sản xuất và các biện pháp phòng
ngừa tác hại nghề nghiệp?
CÁC YẾU TỐ GÂY HẠI TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
1)Tác hại liên quan đến quá trình sản xuất:
+Yếu tố vật lý và hoá học:
- Điều kiện khí hậu trong sản xuất không phù hợp
- Bức xạ điện từ, bức xạ cao tần và siêu cao tần, tia hồng ngoại, tử
ngoại…Các chất phóng xạ và tia phóng xạ
- Tiếng ồn và rung động
- Áp suất cao hoặc áp suất thấp

- Bụi và các chất độc hại trong sản xuất
+Yếu tố sinh vật:
- Vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm mốc gây bệnh
2)Tác hại liên quan đến tổ chức lao động
 Thời gian làm việc liên tục
 Cường độ lao động quá cao
 Tư thế làm việc gò bó, không thoải mái
 Sự hoạt động khẩn trương
 Công cụ lao động không phù hợp với cơ thể
3)Tác hại liên quan đến điều kiện vệ sinh và an toàn
 Bố trí hệ thống chiếu sáng không hợp lý
 Làm việc ngoài trời có thời tiết xấu
 Phân xưởng chật chội và sắp xếp nơi làm việc lộn xộn, mất trật tự
 Thiếu thiết bị thông gió, chống bụi, chống ồn, chống nóng, chống hơi khí
độc
 Thiếu trang thiết bị phòng hộ hoặc có nhưng sử dụng và bảo quản chưa
tốt
Việc thực hiện quy tắc vệ sinh an toàn lao động chưa triệt để
CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP
- Biện pháp kỹ thuật công nghệ: cải tiến đổi mới kỹ thuật công nghệ
- Biện pháp kỹ thuật vệ sinh: cải thiện thông gió, ánh sáng, chống rung, chống bụi
để cải thiện điều kiện làm việc
- Biện pháp phòng hộ cá nhân: đây là biện pháp bổ trợ nhưng đóng vai trò chủ yếu
khi các biện pháp kỹ thuật công nghệ và biện pháp kỹ thuật vệ sinh chưa được
thực hiện
- Biện pháp tổ chức lao động: tổ chức lao động phù hợp với đặc điểm công nhân,
cải tiên công cụ lao động để giảm tải cho công nhân
-Biện pháp y tế bảo vệ sức khoẻ: khám tuyển để kiểm tra , phân loại công nhân để
đảm bảo sức khoẻ của công nhân trong sản xuất
6)Hãy cho biết các biến đổi sinh lý trong cơ thể người lao động? Quá trình điều

hòa thân nhiệt ở người diễn ra như thế nào?
 Hệ thống hô hấp, tim mạch phải hoạt động khẩn trương: nhịp thở 16-18
lần/phút -> 30-40 lần phút; lượng không khí phổi 6-8 lít/phút -> 60 lít/phút, nhịp tim
60 -70 lần/phút -> 90 – 150 lần phút hoặc cao hơn.
 Lao động càng nặng -> sinh nhiệt trong cơ thể càng nhiều -> thân nhiệt
tăng lên hơn bình thường -> ra nhiều mồ hôi
 Axít lactic tăng nhiều -> thận phải làm việc khẩn trương -> đào tiết cặn

 Sau lao động -> thời kỳ hồi phục: thời gian từ khi kết thúc công việc đến
khi các chỉ số sinh lý của cơ thể về mức ban đầu
 Thời kỳ hồi phục của mỗi người:
– Sự tích luỹ các sản phẩm dị hoá chưa bị oxy hoá
– Tình trạng rèn luyện thích nghi
 Để kiểm tra mức độ gắng sức về thể lực trong khi lao động và sự hồi
phục: phương pháp đếm mạch
 Lúc đầu năng suất lao động tăng theo thời gian -> Năng suất lao động
đạt cao nhất sau 1 giờ đến 1 giờ rưỡi làm việc -> Duy trì ở mức cao trong một thời
gian dài
 Nếu năng suất lao động bị giảm xuống -> thời kỳ mệt mỏi
 Sau khi nghỉ ngơi -> có thể tăng trở lại mức tối đa (nếu quá mệt mỏi mới
nghĩ ngơi thì năng suất lao động không đạt mức như cũ nữa)
 Làm việc căng thẳng kéo dài sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, năng suất lao
động giảm, thao tác kỹ thuật sai sót, nhầm lẫn -> gia tăng tai nạn lao động
=> chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong năng
suất lao động
ĐIỀU HOÀ THÂN NHIỆT Ở NGƯỜI
 Nhiệt độ cơ thể người: 37
0
C ± 0,5
0

C -> do 2 trung tâm chỉ huy điều nhiệt
điều khiển
 Để duy trì thân nhiệt ở điều kiện vi khí hậu nóng: giãn mạch ngoại biên
và tăng cường tiết mồ hôi. Điều kiện vi khí hậu lạnh: sinh nhiệt và hạn chế quá
trình thải nhiệt để duy trì cân bằng nhiệt.
 Thăng bằng nhiệt chỉ có thể thực hiện trong phạm vi điều nhiệt gồm 2
vùng: điều nhiệt hoá học và điều nhiệt lý học
- Điều nhiệt hoá học: là quá trình biến đổi sinh nhiệt do sự oxy hoá các chất dinh
dưỡng. Biến đổi chuyển hoá thay đổi theo nhiệt độ không khí bên ngoài và trạng
thái lao động hay nghĩ ngơi của cơ thể. Qúa trình chuyển hoá tăng khi nhiệt độ bên
ngoài thấp và lao động nặng, giảm khi nhiệt độ môi trường cao và cơ thể nghỉ ngơi
- Điều nhiệt lý học: là tất cả các quá trình biến đổi thải nhiệt của cơ thể gồm truyền
nhiệt, đối lưu, bức xạ và bay mồ h
7)Vi khí hậu là gì? Ảnh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể người?
 Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian
thu hẹp gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và vận tốc chuyển động
không khí. Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào tính chất của quá
trình công nghệ và khí hậu địa phương
ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CƠ THỂ NGƯỜI
1. Ảnh hưởng của vi khí hậu nóng
a. Biến đổi về sinh lý: nhiệt độ da rất nhạy cảm với nhiệt độ không khí bên ngoài.
Biến đổi về cảm giác nhiệt của da như sau:
28 – 29
0
C: cảm giác lạnh
29 – 30
0
C: cảm giác mát
30 – 31
0

C: cảm giác dễ chịu
31,5 – 32,5
0
C: cảm giác nóng
32,5 – 33,5
0
C: cảm giác rất nóng
33,5
0
C: cảm giác cực nóng
Thân nhiệt (ở dưới lưỡi) nếu thấy tăng thêm 0,3 – 1
0
C là cơ
thể có sự tích nhiệt. Thân nhiệt 38,5
0
C được coi là nhiệt báo động, có sự nguy
hiểm
b. Chuyển hoá nước: cơ thể có sự cân bằng giữa lượng nước ăn
uống và thải ra: ăn uống vào từ 2,5 – 3 lít và thải ra 1,5 qua thận và 0,2 qua phân
còn lại là theo mồ hôi và hơi thở để ra ngoài. Làm việc trong điều kiện nóng bức,
lượng nước thải ra 5 -7 lít trong một ca làm -> rối loạn cơ thể
c. Bệnh lý: trong điều kiện vi khí hậu nóng, các bệnh thường tăng lên
gấp đôi so với lúc bình thường. Rối loạn bệnh lý do vi khí hậu nóng thường là
chứng say sóng, co giật, làm con người buồn nôn, chóng mặt, đau đầu và đau thắt
lưng. Thân nhiệt lên cao 39 – 40
0
C, mạch nhanh, nhịp thở nhanh. Trường hợp
nặng cơ thể bị choáng, mạch nhỏ, thở nông.
2) Ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh
- Lạnh làm cho cơ thể mất nhiều nhiệt, nhịp tim nhịp thở giảm và tiêu thụ

oxy tăng
- Lạnh làm co cơ vân, cơ trơn, gây hiện tượng nổi da gà, các mạch máu
co thắt sinh cảm giác tê cóng chân tay, vận động khó khăn
- Viêm dây thần kinh, viêm khớp, viêm phế quản, hen và một số bệnh
mãn tính khác do máu lưu thông kém và sự đề kháng của cơ thể
3) Ảnh hưởng của bức xạ nhiệt
- Trong các phân xưởng nóng bức, bức xạ nhiệt chủ do các tia hồng
ngoại có bước sóng đến 10 μm, khi vật thể hấp thụ những tia này thường toả ra
nhiệt.
- Bức xạ nhiệt phụ thuộc vào độ dài bước sóng, cường độ dòng bức xạ,
thời gian chiếu xạ, diện tích bề mặt chiếu, vùng bị chiếu, gián đoạn hay liên tục,
góc chiếu, luồng bức xạ và quần áo. Các tia hồng ngoại trong vùng ánh sáng thấy
được và các tia hồng ngoại có bước sóng 1,5 μm có thể thấm sâu vào cơ thể ít bị
da hấp thụ
8)Hãy cho biết tác dụng của dòng điện lên cơ thể người? nguyên nhân gây chết
của dòng điện? Nguyên tắc chung để đảm bảo an toàn điện?
TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN LÊN CƠ THỂ NGƯỜI
 Khi chạm vật có điện áp người bị tai nạn hay không là do có dòng điện
đi qua cơ thể người
 Dòng điện qua cơ thể người gây nên phản ứng sinh lý phức tạp: như
hủy hoại bộ phận thần kinh điều khiển giác quan bên trong của người làm tê liệt cơ
thịt, sưng màng phổi, hủy hoại cơ quan hô hấp và tuần hoàn máu. Chưa có giả
thuyết nào giải thích hoàn chỉnh về tác dụng dòng điện lên cơ thể người…
Một trong những yếu tố chính gây tai nạn là dòng điện (điện áp) và đường đi của
dòng điện
Sự tổn thương do dòng điện gây nên có thể chia làm 3 loại:
-Tổn thương do chạm phải vật dẫn điện có mang điện áp
-Tổn thương do chạm phải những bộ phận bằng kim loại hay vỏ thiết bi có
mang điện áp và bị hư cách điện
-Tổn thương do điện áp bước xuất hiện ở chổ bị hư hỏng cách điện hay chỗ

dòng điện đi vào đất
 .

Nói chung, dòng điện có thể tác động vào cơ thể người qua một mạch
điện kín hay bằng tác động bên ngoài như phóng điện hồ quang. Tác hại của dòng
điện gây nên và hậu quả của nó phụ thuộc vào độ lớn và loại dòng điện, điện trở
của người, đường đi của dòng điện vào cơ thể người, thời gian tác dụng và sức
khoẻ người
 Trị số của dòng điện gây chết người vẫn còn tranh cãi. Trường hợp
chung thì dòng điện có thể làm chết người có trị số độ 100mA. Tuy nhiên vẫn có
trường hợp trị số dòng điện chỉ khoảng 5-10mA đã làm chết người vì còn tuỳ thuộc
vào môi trường xảy ra tai nạn và trạng thái sức khoẻ nạn nhân
 Chúng ta cũng cần chú ý tới yếu tố thời gian tác dụng của dòng điện.
Thời gian tác dụng càng lâu thì càng nguy hiểm cho nạn nhân.
NGUYÊN NHÂN GÂY CHẾT NGUỜI CỦA DÒNG ĐIỆN
Nguyên nhân gây chết người có thể do dòng điện hủy hoại các cơ quan làm việc,
gây ngừng thở, gây thay đổi hiện tượng sinh hoá và cũng có thể là do bỏng
(phỏng) trầm trọng
Một số lớn tai nạn là khi dòng điện đi qua tim làm cho sự co giãn cơ tim trong cơ
thể người bị rối loạn đưa đến đình trệ lưu thông máu trong cơ thể
Khi dòng điện qua não sẽ can thiệp vào quá trình kiểm soát hệ thần kinh làm đình
trệ hoạt động của não, đặc biệt là hệ thần kinh kiểm soát ở tim và phổi.
Mức độ kích thích hệ thần kinh và khả năng chịu đựng của nó ảnh hưởng quyết
định đến nguồn gốc của tổn thương. Đối với từng người mức độ tác dụng của
dòng điện và sức khoẻ của mỗi người khác nhau do đó trị số dòng điện bé cũng
gây chết người
Ngoài ra phản xạ khi bị giật cũng làm cho người bị điện giật gặp tai nạn vì những
nguyên nhân khác như té ngã…
NGUYÊN TẮC CHUNG ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐIỆN
 Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của mạng điện để tránh nguy

hiểm khi tiếp xúc bất ngờ vào vật dẫn điện
 Phải chọn đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính các
thiết bị điện cũng như thắp sáng theo đúng quy định
 Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm
việc
 Tổ chức kiểm tra, vận hành và sửa chửa theo đúng các quy tắc an
toàn
 Phải thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện của các thiết bị cũng
như hệ thống điện
9)Hãy cho biết ảnh hưởng của tiếng ồn đối với người lao động? Cho biết 2 trong 4
biện pháp chống ồn và rung động?
Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động đến con người
1. Tiếng ồn
Tiếng ồn tác động trước hết đến hệ thần kinh trung ương -> tim mạch -> thính
giác.
Tác hại của tiếng ồn phụ thuộc vào mức ồn, ngoài ra tần số lặp lại của tiếng ồn,
đặc điểm của nó cũng ảnh hưởng lớn.
cơ thể…
Tiếng ồn phổ liên tục gây tác dụng khó chịu ít hơn phổ gián đoạn.
Tiếng ồn có các thành phần tần số cao khó chịu hơn tiếng ồn có tần số thấp
Khó chịu nhất là tiếng ồn thay đổi cả về tần số và cường độ
Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể còn phụ thuộc vào hướng và lượng của
năng lượng âm tới, thời gian tác dụng của nó trong 1 ngày làm việc
Phụ thuộc vào độ nhạy cảm riêng của từng người, vào lứa tuổi, nam hay nữ, trạng
thái
CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG
Biện pháp chung:
Nghiên cứu các biện pháp quy hoạch xây dựng chống tiếng ồn và rung động; cần
hạn chế sự lan truyền tiếng ồn trong phạm vi xí nghiệp và ngăn chặn sự lan truyền
của tiếng ồn ra vùng xung quanh (trồng cây xanh, khoảng cách giữa xí nghiệp và

khu nhà ở phải hợp lý, đặt nhà máy có tiếng ồn ở nơi cuối hướng gió chính, cấm
bóp còi xe, xây tường chắn âm, làm đường bằng phẳng…)
Giảm tiếng ồn và rung động tại nơi xuất hiện
+Hiện đại hoá thiết bị và hoàn thiện quy trình công nghệ
-Thay đổi tính đàn hồi và khối lượng các bộ phận máy móc để thay đổi tần số
dao động riêng tránh hiện tượng cộng hưởng
-Thay thép bằng chất dẻo, fibrôlit,vv mạ crôm hoặc quét mặt các chi tiết bằng
sơn hoặc kim loại ít vang hơn khi va chạm
+Quy hoạch thời gian làm việc cho xưởng -Bọc các thiết bị chịu rung động
bằng các vật liệu hút hoặc giảm rung động có nội ma sát lớn như cao su, tôn,
amiăng, chất dẻo, matít đặt biệt…
+Tự động hoá toàn bộ quá trình công nghệ và áp dụng điều khiển từ xa
Hút rung động: để hút rung động người ta dùng các vật liệu đàh hồi dẻo có tổn thất
trong lớn để phủ các mặt cấu kiện dao động của máy. Có 2 loại lớp phủ hút rung
động: loại cứng (ví dụ tấm dẻo có môđun đàn hồi từ 10
4
-10
5
N/cm
2
) và mềm (chất
dẻo, cao su,matít Có môđun đàn hồi khoảng 10
3
N/cm
2
). Lớp phủ cứng có tác
dụng chủ yếu đối với tần số rung động thâp và trung bình trong khi đó lớp phủ
mềm có tác dụng chủ yếu đối với tần số rung động cao)
3) Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền: chủ yếu áp dụng nguyên tắc hút âm và
cách âm

Vật liệu hút âm chia làm 4 loại:
+Vật liệu có nhiều lỗ nhỏ
+Vật liệu có nhiều lỗ nhỏ đặt sau tấm đục lỗ
+Kết cấu cộng hưởng
+Những tấm hút đơn
Vật liệu hút âm có nhiều lỗ hút âm mạnh ở tần số cao, ngược lại kết cấu cộng
hưởng hút âm mạnh ở tần số thấp
=> dựa trên nguyên tắc là khi sóng âm truyền đến bề mặt kết cấu nào đó thì kết
cấu đó trở thành 1 nguồn âm mới. Công suất nguồn âm càng yếu đi bao nhiêu thì
vật liệu càng cách âm tốt.
 Khả năng cách âm của kết cấu phụ thụôc vào nội ma sát của vật liệu, độ
cứng và trọng lượng của kết cấu, điều kiện liên kết cũng như thành phần tần số
của tiếng ồn
 Trong thực tế sản xuất người ta ứng dụng phối hợp cả hút âm và cách
âm
 Vật liệu làm vỏ cách âm thường là gỗ, chất dẻo, kim loại, kính ở
 Liên kết giữa vỏ cách âm và máy không làm cứng để hạn chế dao động
từ máy truyền qua vỏ, có lúc dùng vỏ 2 lớp ở giữa là không khí
 Trường hợp không thể bọc kín được thì người ta dùng buồng hở hoặc
tấm phản xạ để chống lại tiếng ồn và rung động. Loại phòng chống này đặt giữa
nguồn ồn và người lao động
 Ngoài ra chỏm hút âm được treo giữa các nguồn âm mạnh
10)Hãy cho biết quá trình xâm nhập của chất độc vào cơ thể người qua đường hô
hấp? Sự chuyển hóa và thải bỏ chất độc diễn ra như thế nào trong cơ thể người?
Cho biết nguyên tắc và biện pháp cơ bản phòng ngừa tác hại của hóa chất?
QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP Đường hô hấp:
– Đường xâm nhập thông thường và nguy hiểm nhất với người lao động
vì nó chiếm phần lớn nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và 95% bệnh nghề
nghiệp
– Hệ hô hấp gồm đường hô hấp trên (mũi, miệng, họng), đường thở (khí

quản, phế nang, cuống phổi) và vùng trao đổi khí (phế nang)
– Khi thở mà thiếu trang thiết bị bảo hộ đúng cách không khí chứa hóa
chất dạng hơi hay bụi sẽ kích thích các bộ phận của hệ hô hấp, tới phế nang phổi
để lắng đọng hoặc khuyếch tán qua thành mao mạch để gây bệnh. Tùy thuộc vào
bản chất của chúng mà gây tác hại nhanh hay chậm.
– Các khí và hơi hòa tan trong nước như NH
3
, HCHO, SO
2
, Cl
2
, axít, kiềm
dễ dàng phân rã trong nước và niêm mạc đường hô hấp trên, kích thích màng
nhầy mũi, miệng, họng, phế quản dẫn đến viêm đường hô hấp trên, ho có đàm và
gây hen phế quản
– Các khí và hơi ít hòa tan trong nước như NO
2
, Ozon, COCl
2
, được
hấp thụ ở phế nang, phản ứng với biểu mô và gây tổn tương ở phổi hoặc lưu hành
trong máu dẫn tới nhiễm độc
– Các khí và hơi có khả năng hòa tan trong mỡ như benzen, dung môi
hữu cơ có clo, hóa chất trừ sâu, CS
2
,

C
6
H

5
OH,

C
2
H
5
OH dễ dàng khuếch tán và
hấp thụ qua các màng phế nang, mao mạch nhất là tại nơi vận tốc lưu chuyển máu
lớn như tim, hệ thần kinh gây tổn thương nguy hiểm
– Bụi có đường kính < 1/7000 mm, có thể đi tới phế nang phổi dễ dàng để
lắng tại đó gây bệnh bụi phổi hoặc khuếch tán vào máu tới gan, thận, mật và lắng
tại đó gây sỏi
– Hạt bụi < 10 µm có thể lắng đọng dọc phế quản gây viêm phế quản
SỰ CHUYỂN HÓA CHẤT ĐỘC
1. Sự vận chuyển chất độc
- Sau khi đi vào cơ thể bẳng bất cứ con đường nào thì chất độc sẽ lưu lại
máu, bạch huyết hoặc vài thể dịch khác. Trong đó máu vận chuyển phần lớn chất
độc dưới dạng phân tử và ion là chính. Trong máu chất độc có thể ở dạng tự do
hay kết hợp với thành phần máu như gắn với hồng cầu hoặc các thành phần của
huyết tương.
- Việc khử độc trong máu phụ thuộc vào ái lực liên kết của chất độc đó
với các thành phần của máu. Phần lớn các chất độc đều có ái lực với huyết tương,
một số phân bố giữa hồng cầu và huyết tương. Thủy ngân, crom, kẽm có thể liên
kết với protein của huyết tương tạo thành những phức axit hữu cơ gây biến đổi
thành phần máu.
2. Sự phân bố và tích lũy:
- Sự phân bố của các chất độc phụ thuộc vào nồng độ của chúng, tỷ lệ
lưu lượng máu, tỷ lệ xâm nhập qua màng tế bào và ái lực của chúng đối với cơ
quan nội tạng. Tính ái lực của của một số chất đối với các cơ quan nội tạng phụ

thuộc vào tỷ lệ giữa sự hấp thu và tỷ lệ thải chất độc. Tỷ lệ giữa sự hấp thu > tỷ lệ
thải chất độc = nhiễm độc
- Các Ion hóa trị 6, 7 như Po, Cl, Br dễ khuếch tán trong các thể dịch và
sẽ được phân bố đồng nhất vào các mô và các cơ quan trong cơ thể. Nhiều hạt
keo kích thước lớn của asen, vàng sẽ tích lũy ở gan, thận. Những chất dễ hòa
tan trong mỡ như Benzen, thuốc trừ sâu, dung môi hữu cơ có chứa clo có ái lực
lớn với mô và các cơ quan có chứa nhiều chất béo như tuyến nội tiết và thần kinh
- Các nguyên tố kim loại kiềm và kiềm thổ, halogen, một số chất béo có
ái lực đặc biệt với xương mà bám và tích lũy vào xương làm thay đổi tính chất của
nó.
- Một số kim loại nặng như Pb, Zn, Cd, Hg bám và tích lũy vào móng và
tóc (nhóm –SH trong keratin) nên có thể phát hiện ra chúng nhờ phân tích mẫu
móng và tóc
. Sự thải bỏ chất độc:
- Việc đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể theo cơ chế như sự hấp thu
chúng. Theo tốc độ đào thải nhanh hay chậm với cơ thể, có thể chia ra làm 2 hệ
thống cơ quan đào thải chất độc: “hệ thống trao đổi nhanh” (huyết tương, các thể
dịch) có thể đào thải 30% lượng độc của cơ thể. “Hệ thống trao đổi chậm”: mô mỡ,
thận, mật, gan, ruột, dịch tế bào, xương và các cơ quan khác.
- Sự thải độc có thể nhờ sự thở (chất độc dạng khí và dễ nay hơi như
rượu, xăng, ete ), nước tiểu (con đường đào thải chính thứ nhất, qua cơ chế lọc
tiểu cầu, vận chuyển và khuếch tán qua các ống thận), chất bài tiết từ gan, mật,
ruột (con đường đào thải chính thứ hai), nước bọt, mồ hôi (qua da), tóc, sữa
- Các kim loại tan trong mỡ như thủy ngân, crom, chì thải qua da, sữa,
nước bọt, tóc
Đường bài tiết chất độc ra ngoài có giá trị trong việc chẩn đoán, điều trị giải độc kịp
thời
NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP CƠ BẢN PHÒNG NGỪA TÁC HẠI CỦA HÓA
CHẤT
1) Hạn chế hoặc thay thế hóa chất độc hại

2) Che chắn hoặc cách ly nguồn hóa chất nguy hiểm
3) Thông gió
4) Các phương pháp bảo vệ sức khỏe người lao động
5) Kế hoạch khẩn cấp
6) Tổ chức cấp cứu
7) Sơ tán, sơ cứu thông thường
8) Lập quy trình xử lý hóa chất rò rỉ hoặc tràn đổ

×