Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cơ sở khoa học của việc sử dụng cây thuốc và hợp chất chiết xuất từ thảo dược pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.67 KB, 6 trang )

Cơ sở khoa học của việc sử dụng cây thuốc và hợp chất
chiết xuất từ thảo dược trong phòng trị bệnh cho ĐVTS
Nguồn dược liệu trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng,
bao gồm thực vật, động vật và khoáng vật. Trong đó, dược
liệu từ thảo mộc vẫn có vị trí quan trọng nhất về thành
phần, chủng loại cũng như giá trị sử dụng.
Vì thế, từ thời kỳ thượng cổ, nhân dân ta đã biết dùng các
cây thuốc, vị thuốc nam để phòng, trị một số bệnh cho gia
súc, gia cầm và người, từ đó đã xây dựng được những học
thuyết và tích lũy được những kinh nghiệm quý báu về
phương pháp chẩn trị đông y. Tiến theo khoa học hiện đại
về vật lý, hóa học, sinh học, …các ngành nhân y, thú y
cũng sớm cho ra đời các nghiên cứu chuyên đề về cây
thuốc nam, vị thuốc nam cho gia súc, gia cầm và người.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản việc nghiên
cứu và sử dụng cây thuốc nam và các hợp chất chiết xuất từ
thảo dược còn rất mới. Do đó việc nghiên cứu có hệ thống
việc sử dụng cây thuốc, vị thuốc trong phòng trị bệnh cho
ĐVTS là rất cần thiết. Việc nghiên cứu có hệ thống bao
gồm:
- Nghiên cứu về dược lý: nghiên cứu về cơ chế tác dụng
của cây thuốc, vị thuốc trên đối tượng sử dụng về sinh lý,
bệnh lý.
- Nghiên cứu về thành phần hóa học, các hoạt chất có tác
dụng sinh học có trong cây thuốc, vị thuốc thảo mộc.
- Nghiên cứu về dược liệu: phân loại học cây thuốc,
phương pháp trồng, thu hoạch và chế biến.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình tách chiết các hoạt chất và
các dạng bào chế thích hợp cho từng loài thảo dược.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược trong
phòng trị bệnh ở động vật thuỷ sản trên thế giới


Nghiên cứu và ứng dụng các loại thảo dược có hiệu quả tốt
trong việc phòng trị bệnh cho con người đã được nghiên
cứu từ rất lâu và hiện đang rất phát triển (Nguyễn Thị Vân
Thái và ctv, 2003). Tuy nhiên việc nghiên cứu và cho ra
đời các loaị sản phẩm thuốc từ thảo dược có tác dụng
phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản nói riêng thì còn
rất nhiều khiêm tốn. Nghiên cứu và sử dụng kháng sinh
thảo dược đã thực sự có những lợi ích thiết thực ví như chi
phí thấp, dễ sử dụng, không gây hại đến môi trường nuôi
cũng như môi trường xung quanh, tạo ra sản phẩm đạt tiêu
chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Lợi ích cuối cùng của
việc sử dụng thảo mộc đó là dễ tìm kiếm ngoài tự nhiên
hoặc nông dân có thể tự trồng được. Chính vì vậy hiện đã
có rất nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu ứng
dụng thảo mộc vào trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản,
trong số đó phải kể đến Ấn Độ, sự quan tâm đó thể hiện
qua các kết quả nghiên cứu và sản phẩm đạt được.
Ở Ấn Độ đã tiến hành nghiên cứu trong qui mô phòng thí
nghiệm với 3 loại thảo mộc Ocimum sanctum(os), withania
somniera (ws) và Myristik fragrans(mf) có ảnh hưởng
kháng lại loài vi khuẩn vibrio harvey gây bệnh trên cá song
Epinephelus tauvina.[26]. Thí nghiệm được tiến hành với
cá Song có trọng lượng 30±0,5g, 3 loại thảo mộc nêu trên
được tách chiết trộn vào thức ăn cho cá ăn với các nồng độ
tăng dần (100, 200, 400 và 800mg/kg thức ăn). Các lô thí
nghiệm đối chứng cho thấy tỷ lệ cá chết lên đến 100%, các
lô thí nghiệm cho ăn với nồng độ 100, 200 đã giảm tỷ lệ
chết 5%. Vậy bước đầu đã có kết quả tốt trong việc sử dụng
Os, Ws, Mf có tính kháng vi khuẩn vibrio harvey. Một
nghiên cứu khác cho thấy chất chiết từ lá ổi và quả ổi có tác

dụng chống lại các loài vi khuẩn Staphilococcus, Shigella,
Salmonella, Pacilus, E. Coli, Cloestridium và
Pseudomonas[25]
Năm 2004, Hasnabana đã nghiên cứu sử dụng Azadirachta
indik, Allium sativum và Poligonum hidropiper là 3 loại
thảo mộc dùng để kháng khuẩn [18]. Kết thảo mộc đối với
tính miễn dịch của cá chép Ấn Độ. Thí nghiệm tiến hành
trên cá có trọng lượng (200±17g) cho ăn thức ăn có chứa
0,5% rễ cây Achyranthes astera (Amaranthaceae) sau 4
tuần cho ăn nhận thấy cá có khả năng sinh ra kháng thể
(Vasudeva rao.y; Romesh.m, Syngh a và Chakrabarti,
2004).[23].
Ở Trung Quốc, người ta đã nghiên cứu hiệu quả của 2 loại
thảo mộc (Astragalus radix và Scutellavia radiis) lên tính
miễn dịch không đặc hiệu của cá Rô phi. Kết quả cho thấy
Astragalus radix cho ăn với nồng độ 0,1 và 0,5% trong thời
gian 3 tuần là nồng độ và thời điểm có hiệu quả tối ưu nhất.
Riêng Scutellavia radiis cần có thêm thí nghiệm để tìm ra
nồng độ và thời gian cho ăn thích hợp. Năm 2007 cũng tại
Trung Quốc thêm một nghiên cứu khác về tính miễn dịch
của cá Chép, trộn lẫn một số loại thảo mộc với nhau như
Astragalus mempranaceus (phần rễ và thân), Poligonum
multiflorum (phần rễ), Isatis tinctoria (phần rễ),
Glycyrrhida grabra (phần thân) cho cá Chép ăn 0,5% và
1% trong thời gian 30 ngày, kết quả cho thấy thảo dược
giúp tính miễn dịch của cá tăng lên đáng kể (Chuntao
Yuan, Dongmei Li, Wei Chen, Fangfang Sun, Guanghong
Wu, Yi Gong, Fianqing Tang, Meifang và Xiaodong Han,
2007).[22]
Hiện ở Trung Quốc sản phẩm có nguồn gốc từ tỏi (Allium

sativum) dạng bột mịn trắng đã được sử dụng rộng rãi và có
hiệu quả cao trong việc phòng và trị bệnh cho ĐVTS nuôi.
Theo kết quả nghiên cứu của Muohan Thakảe, 2004. Khi
ông tiến hành nghiên cứu tính kháng khuẩn của cây nghệ
(Curcuma longa), gừng (Zingiber officinale), hạt tiêu đen
(Piper nigrum), cây quế (Cinnamomum cassia), cây húng
tây (Thymus vulgaris), Laurus nobilis (Bay leaf), và cây
đinh hương (Syzgium aromaticum) với một số loài vi
khuẩn cụ thể như E.coli, S.typhimurium, E.faecium, và
E.faecalis bằng phương pháp kháng sinh đồ. Kết quả chỉ rõ
dịch tách chiết từ nghệ có tính kháng E.coli,
S.typhimurium, và E.faecalis với nồng độ 130 mg/khoanh,
cũng phương pháp tương tự húng tây có tính kháng khuẩn
tại nồng độ đạt 30 mg/khoanh, nhưng cả hai loại thảo mộc
này lại không có hiệu quả đối với E.faecium, các thảo mộc
còn lại chỉ rõ không có hoạt tính kháng 4 loài vi khuẩn
được chọn đưa vào nghiên cứu các bước tiếp theo về thử
tác dụng độc trên nhiều loài động vật thuỷ sản thì định
hương có ảnh hưởng đến sự tăng trọng.

×