Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 3 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.53 KB, 111 trang )

ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM 3
(Các vùng kinh tế)
Chương 6.
TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÁC VÙNG KINH TẾ.
A. VÙNG KINH TẾ
1. Tính chất khách quan của vùng kinh tế
Khi LLSX XH phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của phân công LĐXH. Phân công
LĐXH được biểu hiện ở 2 hình thức cơ bản là phân công lao động theo ngành và phân công lao
động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ dẫn tới hình thành các không gian kinh tế
đặc thù - Các vùng kinh tế.
Vùng kinh tế (cũng giống như bất kỳ thực thể kinh tế nào đó) hình thành, hoạt động &
phát triển đều có tính qui luật. Con người (có thể) & cần phải nhận thức được những qui luật vận
động của nó, để trên cơ sở đó mà cải tạo & xây dựng vùng phát triển một cách hướng đích.
Vùng là sản phẩm của quá trình phát triển phân công lao động theo lãnh thổ, vùng kinh tế
hình thành & hoạt động phù hợp với với những đặc trưng cơ bản của một hình thái KT-XH nhất
định. Nhưng cần hiểu rằng, không phải ở mọi hình thái KT-XH trong lịch sử đều tồn tại vùng
kinh tế. Cụ thể:
- Thời kỳ trước Tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế tự nhiên là chủ yếu, LLSX còn kém phát
triển, PCLĐXH theo lãnh thổ còn thô sơ, chưa có những tiền đề vật chất cần thiết cho việc hình
thành vùng kinh tế.
- Đến thời kỳ TBCN, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển mang tính chất phổ biến.
Thời kỳ công trường thủ công là thời kỳ bắt đầu phát triển mạnh nền sản xuất hàng hóa, nhiều
ngành mới xuất hiện, số lượng các ngành riêng biệt & độc lập tăng lên, thị trường được mở rộng
đã hình thành các vùng SX CMH' thúc đẩy mạnh mẽ sự PCLĐ theo lãnh thổ. Công trường thủ
công không chỉ tạo ra từng khu vực rộng lớn mà còn CMH' những khu vực đó nữa (sự phân công
theo hàng hóa). Như vậy, đến thời kỳ công trường thủ công thì vùng kinh tế mới được hình
thành Chủ nghĩa tư bản càng phát triển càng thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ phát
triển, mỗi vùng nhất định chuyên sản xuất một bộ phận của sản phẩm được hình thành, và ta thấy
"có mối quan hệ chặt chẽ giữa phân công (nói chung) và phân công (khu vực); Tức là một khu
vực nhất định chuyên chế tạo một sản phẩm, đôi khi chuyên làm một loại sản phẩm, thậm chí làm
một bộ phận nào đó của sản phẩm". Chính PTSX Tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ tính chất cô lập


nền kinh tế tự nhiên của chế độ phong kiến, làm cho các mối liên hệ kinh tế giữa các thị trường
dân tộc phát triển, thúc đẩy nhanh chóng thị trường thương mại quốc tế cùng với sự bành trướng
của thị trường thế giới. Như vậy, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những mối liên hệ có ý nghĩa thế giới
& tạo ra sự phân công lao động quốc tế rất nhiều vẻ, sự phân công lao động quốc tế này cũng tác
động mạnh đến sự phân công lao động theo lãnh thổ ở trong từng khu vực và ở từng nước tư bản.
1
- Sang hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa, lực lượng sản xuất tiếp tục được phát triển,
phân công lao động (nói chung) & phân công lao động theo lãnh thổ (nói riêng) càng trở nên sâu
sắc. Vùng kinh tế được hình thành nhưng khác tư bản chủ nghĩa ở chỗ là dựa trên cơ sở nhận
thức tính qui luật khách quan của sự hình thành & phát triển vùng kinh tế và trên cơ sở vận dụng
một cách sáng tạo các qui luật kinh tế vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước mình (Tư bản chủ
nghĩa, vùng kinh tế được hình thành dưới áp lực của tự do cạnh tranh & lợi nhuận). Nhà nước xã
hội chủ nghĩa tác động có ý thức vào quá trình hình thành & phát triển vùng kinh tế, phục vụ cho
các mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước; Nhà nước XHCN không chỉ có khả năng xây dựng
những vùng kinh tế mới, mà còn có khả năng cải tạo những vùng kinh tế cũ một cách khoa học
phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia.
2. Các yếu tố tạo vùng kinh tế
• Phân công lao động theo lãnh thổ (PCLĐ)
Phân công lao động theo lãnh thổ vừa là cơ sở - vừa là động lực của sự hình thành vùng
kinh tế. Phân công lao động theo lãnh thổ được biểu hiện bằng sự tập trung các loại sản xuất
riêng biệt trên một lãnh thổ nhất định; bằng việc CMH' sản xuất của dân cư dựa vào những điều
kiện & đặc điểm sản xuất đặc thù của lãnh thổ đó; Mỗi phạm vi lãnh thổ có chức năng sản xuất
đặc thù - đó là một vùng kinh tế; Các vùng kinh tế thông qua mối liên hệ kinh tế - liên kết với
nhau trong một hệ thống phân công lao động theo lãnh thổ thống nhất. Như vậy, vùng kinh tế là
sự biểu hiện cụ thể của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ & sự phân công lao động xã hội
theo lãnh thổ là yếu tố tạo vùng cơ bản nhất.
• Yếu tố tự nhiên. Môi trường tự nhiên là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp - thường xuyên -
vĩnh viễn tới quá trình phát triển & phân bố sản xuất; từ đó ảnh hưởng tới phương hướng - qui
mô và cơ cấu sản xuất của vùng kinh tế. Những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng quan trọng nhất là:
- Nguồn tài nguyên khoáng sản & năng lượng. Mỗi loại tài nguyên khoáng sản có thể

đóng nhiều vai trò khác nhau & có tác động đến sự hình thành & phát triển vùng kinh tế về nhiều
mặt, (ví dụ, than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, vừa là nhiên liệu, nhưng cũng là nguồn nguyên liệu
để sản xuất ra hàng trăm loại sản phẩm hóa chất khác nhau). Ảnh hưởng của tài nguyên khoáng
sản đối với việc hình thành vùng kinh tế ở các mặt trữ lượng, chất lượng, sự phân bố, điều kiện
khai thác, mức độ sử dụng Việc đánh giá sự ảnh hưởng của nó cần xem xét dưới góc độ tổng
hợp, tìm ra ảnh hưởng "trội" để có thể xác định khả năng CMH' sản xuất của vùng.
Các nguồn tài nguyên rừng, hải sản & nông sản cũng ảnh hưởng quan trọng đến sự hình
thành & phát triển vùng kinh tế. Cụ thể, các vùng rừng có trữ lượng gỗ lớn có khả năng hình
thành & phát triển các ngành sản xuất CMH' gắn với tài nguyên rừng. Các nguồn cá biển, cá
nước ngọt, các đặc hải sản cho phép hình thành các vùng CMH' về CB' - khai thác - nuôi trồng
các loại thủy sản đặc biệt (tôm, cua, bào ngư, trai ngọc,.v.v.).
- Đất đai. Vùng kinh tế là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia; Khái niệm vùng gắn liền
với khái niệm phạm vi nhất định của diện tích đất đai; Đất đai là TLSX cơ bản trong nông
nghiệp, có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp & hình thành các vùng chuyên canh;
2
Yếu tố tạo vùng quan trọng của đất đai là thổ nhưỡng, vì vậy cần đánh giá ý nghĩa kinh tế của thổ
nhưỡng để tạo ra các vùng chuyên canh phù hợp; Tác dụng tạo vùng của thổ nhưỡng thể hiện ở
chất đất, ở tính chất liền dải đối với việc phát triển một loại cây trồng nào đó. Như vậy khi xem
xét yếu tố tạo vùng của đất đai, cần xem xét cả 2 mặt (thổ nhưỡng & diện tích), ngoài ra còn xem
xét thêm về địa hình, khả năng tưới tiêu
- Khí hậu. Để tạo vùng, thì khí hậu đóng vai trò quan trọng. Ảnh hưởng của khí hậu đối
với SXNN là việc bố trí các loại cây trồng - giống vật nuôi phù hợp. Khí hậu - thổ nhưỡng là
những yếu tố trội tác động mạnh mẽ đến việc hình thành các vùng CMH' sản xuất nông nghiệp.
Nước ta, do vị trí & hình dáng lãnh thổ kéo dài theo nhiều vĩ độ, nằm trong vùng nhiệt đới - gió
mùa, địa hình phân hóa đa dạng. Vì vậy, ng/cứu về đất đai & khí hậu cần được đặc biệt chú ý
trong quá trình hình thành vùng kinh tế.
• Yếu tố kinh tế
- Trung tâm công nghiệp (TTCN), thành phố lớn. Thông thường, các thành phố lớn hay
TTCN đều tạo ra quanh mình một vùng ảnh hưởng, trong đó mọi sinh hoạt kinh tế đều do thành
phố, TTCN chi phối. Vì vậy, khi nghiên cứu vùng kinh tế phải xuất phát từ thành phố & TTCN

lớn để xác định phạm vi ảnh hưởng không gian của chúng; Tùy theo qui mô và loại hình thành
phố & TTCN mà phạm vi ảnh hưởng khác nhau, những thành phố & TTCN lớn thường là hạt
nhân của vùng kinh tế.
- Các cơ sở sản xuất nông - lâm - ngư quan trọng (SX N - L - N). Các cơ sở SX N-L-N
thường sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản phẩm lớn và có mối quan hệ (cả bên
trong & bên ngoài) phức tạp đều có tác dụng tạo vùng. Ví dụ, hệ thống các nông trường có qui
mô hoạt động rộng lớn, có thể phát triển nhiều ngành CMH', tạo ra một phạm vi ảnh hưởng xung
quanh mình. Các vùng CMH' về cây công nghiệp, hay vùng chuyên canh lúa đều là những hạt
nhân tạo vùng.
- Quan hệ kinh tế đối ngoại. Việc mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với nước ngoài,
hay nói một cách khác là việc đẩy mạnh xuất - nhập khẩu cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành,
qui mô & mức độ CMH' của các vùng kinh tế. Ví dụ, điều kiện khí hậu của nước ta thuận lợi cho
phát triển các loại nông sản nhiệt đới để xuất khẩu đổi lấy máy móc thiết bị phục vụ cho sự
nghiệp CNH' & HĐH' đất nước. Điều này đòi hỏi nước ta phải nhanh chóng xây dựng các vùng
CMH' rộng lớn & ổn định về sản xuất các nông phẩm nhiệt đới.
• Yếu tố tiến bộ khoa học - công nghệ (KH-CN). Tiến bộ của KH - CN ảnh hưởng tới
việc hình thành vùng kinh tế ở nhiều mặt. Ví dụ, ứng dụng tiến bộ của KH - CN vào việc thăm
dò, tìm kiếm, xác định trữ lượng, chất lượng tài nguyên khoáng sản, trên cơ sở đó tạo điều kiện
cho việc hình thành nhiều KCN mới. Tiến bộ của KH - CN còn cho phép cải tạo các vùng hoang
hóa, đầm lầy, thành các vùng SX CMH' quan trọng.
• Yếu tố dân cư - dân tộc. Yếu tố dân cư thể hiện ở nguồn LĐ (lao động kĩ thuật) có vai
trò quan trọng trong việc hình thành vùng kinh tế. Thường là ở những nơi có LLLĐ đông đảo,
trình độ CMKT cao đều là nơi thuận lợi cho việc hình thành & phát triển nhiều ngành sản xuất
3
CMH' có qui trình kỹ thuật hiện đại. Yếu tố dân tộc thể hiện trong tập quán SX và tập quán tiêu
dùng cũng tạo ra những ngành sản xuất CMH' khác nhau với những sản phẩm độc đáo. Tập quan
tiêu dùng kích thích sự phát triển các ngành nghề với những sản phẩm khác nhau phù hợp với yêu
cầu tiêu dùng của nhân dân làm cho cơ cấu sản xuất của vùng phong phú, đa dạng, tận dụng hợp
lý tiềm năng mọi mặt của vùng.
• Yếu tố lịch sử - văn hóa. Vùng mà chúng ta nghiên cứu là kết quả của một quá trình

phát triển lâu dài về lịch sử - văn hóa – xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu quá trình hình thành vùng
phải có quan điểm lịch sử đúng đắn. Những yếu tố tạo vùng đều có mối quan hệ tác động qua lại
với nhau trong một thể thống nhất, việc nghiên cứu quá trình hình thành & phát triển vùng kinh tế
cần phải phân tích tỉ mỉ, sâu sắc từng yếu tố; mối quan hệ giữa chúng với nhau (cả trong trạng
thái tĩnh và động).
3. Nội dung của vùng kinh tế
Vùng kinh tế là một bộ phận kinh tế lãnh thổ đặc thù của nền KTQD có CMH' sản xuất
kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp. Như vậy, có thể hiểu vùng kinh tế bào hàm 2 nội dung
là CMH' & phát triển tổng hợp.
3.1. Chuyên môn hóa sản xuất của vùng kinh tế (CMH' SX)
Trước hết, vùng kinh tế phải là một vùng sản xuất CMH'. Sự CMH' nói lên chức năng sản
xuất cơ bản, quyết định phương hướng sản xuất chủ yếu của vùng trong một giai đoạn nhất định.
Mặt khác, CMH còn nói lên vai trò, vị trí của vùng trong nền KTQD, xác định nhiệm vụ cơ bản
mà vùng phải đảm nhận đối với cả nước (hay với nhiều vùng) trong một thời gian tương đối dài.
- CMH' sản xuất của vùng kinh tế là dựa vào những ưu thế của vùng để phát triển một số
ngành có ý nghĩa đối với cả nước (hoặc đối với thị trường thế giới). Những ưu thế của vùng là
những điều kiện đặc thù về TN - KT - dân cư - lịch sử - XH - VH - KH - KT & CN. Các vùng
kinh tế khác nhau không chỉ về điều kiện tự nhiên mà còn khác nhau về trình độ phát triển của
LLSX, về mật độ dân số, về nguồn lao động (đặc biệt là lao động có kĩ thuật), về cơ sở kinh tế,
về CSVC - KT, khoa học được tạo ra trong quá trình lịch sử. Sự CMH' sản xuất của vùng kinh tế
chính là sự lợi dụng những điều kiện đặc thù đó, nhằm tiết kiệm & tăng NS LĐXH, nâng cao
hiệu quả vốn đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, tạo ra khối lượng hàng hóa tốt - rẻ - có sức cạnh
tranh, thỏa mãn nhu cầu của vùng, đáp ứng nhu cầu nhất định của nền KTQD, tham gia tích cực
vào hoạt động KT-XH giữa các vùng, góp phần đẩy nhanh quá trình PCLĐXH theo lãnh thổ trên
phạm vi cả nước.
Tiêu chuẩn quan trọng để xác định một ngành SX CMH' là khối lượng - chất lượng
sản phẩm hàng hóa xuất ra ngoài vùng. Người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
(1) Tỷ trọng (%) sản phẩm hàng hóa xuất ra ngoài vùng của một ngành nào đó chiếm
trong toàn bộ sản phẩm của ngành đó ở trong vùng.
(2) Tỷ trọng (%) sản phẩm xuất ra ngoài vùng của một ngành nào đó chiếm trong toàn bộ

sản phẩm - trao đổi giữa các vùng của ngành nào đó trong cả nước.
4
(3) Tỷ trọng (%) sản phẩm của một ngành SX nào đó của vùng chiếm trong toàn bộ sản
phẩm của ngành đó trong cả nước (tính theo đơn vị tự nhiên và giá trị).
(4) Tỷ trọng (%) giá trị sản lượng của một ngành nào đó của vùng chiếm trong tổng giá
trị sản lượng của vùng.
Chỉ tiêu (1) & (2) cho phép xác định vị trí của một ngành nào đó trong sự PCLĐXH theo
lãnh thổ của vùng và của toàn quốc. Chỉ tiêu (3) & (4) cho phép xác định vị trí của một ngành
nào đó trong nền KTQD của vùng và của toàn quốc. Kết hợp cả 4 chỉ tiêu trên cho phép phát hiện
các ngành sản xuất CMH' chủ yếu & trình độ CMH' của chúng trong vùng kinh tế.
3.2. Phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng
- Phát triển tổng hợp là bản chất của vùng kinh tế theo định hướng XHCN, nó xác định cơ
cấu kinh tế hợp lý nhất của vùng & phản ánh các mối quan hệ kinh tế trong nội vùng. Phát triển
tổng hợp nền kinh tế của vùng tức là mỗi vùng kinh tế phải là một tổng thể kinh tế đa ngành - đa
lĩnh vực phát triển mạnh mẽ - cân đối, hỗ trợ nhau trong sản xuất - kinh doanh, trong khai thác -
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên - lao động; đảm bảo cho vùng có thể tự túc được phần lớn
nhu cầu của mình; mặt khác có thể làm tốt trách nhiệm đã được phân công đối với nền kinh tế
của cả nước.
- Phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng là sự phát triển cân đối - tối ưu của các ngành
kinh tế có trong vùng; Phải đảm bảo cho hướng CMH' của vùng phát triển thuận lợi nhất, đạt hiệu
quả cao nhất. CMH' sản xuất kết hợp với phát triển tổng hợp chính là thực hiện sự kết hợp giữa
lợi ích của vùng với lợi ích của cả nước (đây cũng là tính ưu việt của nền kinh tế vận hành theo
cơ chế thị trường - định hướng XHCN). Muốn phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng, cần xác
định rõ số lượng ngành kinh tế & cơ cấu kinh tế của vùng (số lượng ngành & cơ cấu kinh tế
thường rất khác nhau tùy thuộc vào sự CMH' & trình độ phát triển của LLSX). Bên cạnh các
ngành sản xuất CMH', cần phát triển hợp lý một tổng hợp thể các ngành kinh tế khác; Mục đích
là tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của vùng; phát triển cân đối các ngành trong nội vùng nhằm
hợp lý hóa các mối liên hệ (trong & ngoài) vùng ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất
Lưu ý, phát triển tổng hợp của vùng kinh tế không phải là sự phát triển của một tập hợp
đơn giản các ngành kinh tế khác nhau chỉ có liên hệ với nhau về mặt cùng chung một lãnh thổ

phân bố; mà là một sự kết hợp xã hội của sản xuất trong phạm vi một vùng kinh tế. Giữa các
ngành của tổng hợp thể kinh tế vùng có sự phụ thuộc lẫn nhau theo một tỉ lệ nhất định, khiến
chúng phát triển một cách cân đối, nhịp nhàng theo một kế hoạch thống nhất. Tất nhiên, mối liên
hệ đó không phải hình thành ngay trong cùng một lúc, mà nó hình thành dần dần theo sự phát
triển của LLSX của vùng. Cho nên, việc xác định cơ cấu kinh tế của vùng theo nguyên tắc tương
lai là phải dự báo được những khả năng biến động để tìm ra các giải pháp đảm bảo cho sự phát
triển tổng hợp - hợp lý của vùng. CMH' sản xuất kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp nền
kinh tế của vùng tạo thành tổng hợp thể kinh tế của vùng.
5
● Tổng hợp thể kinh tế vùng bao gồm 3 nhóm ngành chủ yếu sau
+ Các ngành SX CMH’. Các ngành sản xuất CMH' của vùng là những ngành đóng vai
trò chủ yếu trong nền kinh tế vùng; quyết định phương hướng sản xuất chủ yếu; quyết định vị trí
của vùng trong sự PCLĐ theo lãnh thổ (giữa vùng & cả nước); quyết định việc hình thành tổng
hợp thể kinh tế của vùng & việc tổ chức - quản lý kinh tế của vùng. Những ngành này hình thành
& phát triển trên cơ sở các điều kiện thuận lợi nhất của vùng & tạo ra sản phẩm hàng hóa có ý
nghĩa quốc gia & quốc tế; Sản phẩm hàng hóa phải có chất lượng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh
tranh; thỏa mãn nhu cầu cả nước hay của nhiều vùng khác, là ngành chiếm tỉ trọng tương đối lớn
trong cơ cấu kinh tế của vùng (hoặc cả nước).
+ Các ngành sản xuất bổ trợ. Là những ngành chủ yếu phát triển để trực tiếp phục vụ
cho các ngành sản xuất CMH' vùng, những ngành này có mối liên hệ, gắn bó với các ngành sản
xuất CMH'. Có thể nói, không có các ngành bổ trợ thì các ngành sản xuất CMH' không thể phát
triển được; nhưng sự phát triển của các ngành bổ trợ lại do các ngành sản xuất CMH' vùng qui
định, các ngành này phát sinh, tồn tại & phát triển tùy thuộc vào hướng sản xuất CMH' của vùng.
Các ngành sản xuất bổ trợ thường bao gồm: Các ngành khai thác và làm giàu nguyên liệu
cung cấp cho các ngành sản xuất CMH'; Các ngành cung cấp thiết bị, vật liệu, nhiên liệu, năng
lượng cho các ngành sản xuất CMH'; Các ngành có liên hệ chặt chẽ với các ngành sản xuất CMH'
về qui trình công nghệ.
+ Các ngành sản xuất phụ: Bao gồm những ngành không có liên quan trực tiếp với các
ngành sản xuất CMH' vùng, nhưng lại rất cần thiết cho sự phát triển vùng, vì những ngành này có
thể đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu sản xuất có tính chất địa phương dựa trên nguồn

nguyên liệu nhỏ có tại địa phương. Các ngành này thường bao gồm: Các ngành sử dụng các phế
liệu & phế phẩm của ngành sản xuất CMH'; Các cơ sở sản xuất VLXD, các cơ sở CB' & sửa chữa
máy móc dùng trong địa phương.
4. Các loại vùng kinh tế (KT)
a. Vùng kinh tế ngành
Vùng kinh tế ngành là vùng mà ở đó phân bố tập trung một ngành sản xuất nhất định
(vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp). Vùng kinh tế ngành cũng có tính chất tổng hợp của nó
(ngoài các ngành sản xuất CMH', còn có cả một cơ cấu các ngành phát triển hỗ trợ). Vùng kinh tế
ngành là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển & phân bố của các ngành, là cơ sở để kết hợp
kế hoạch hóa & quản lý theo ngành - theo lãnh thổ.
b. Vùng kinh tế tổng hợp
Đây là vùng kinh tế đa ngành, phát triển cân đối, nhịp nhàng, nó là một phần tử - cơ cấu
của nền kinh tế quốc gia. Sự CMH' của vùng kinh tế tổng hợp được qui định bởi các vùng kinh tế
đa ngành tồn tại trong vùng kinh tế tổng hợp, sự CMH' của chúng còn có ý nghĩa đối với cả các
vùng kinh tế tổng hợp khác. Khi lực lượng sản xuất càng phát triển, thì PC LĐXH (cả PCLĐ theo
ngành) càng sâu sắc sẽ làm cho cơ cấu kinh tế của các vùng kinh tế tổng hợp càng phức tạp. Khi
6
đó, CMH' của các vùng kinh tế tổng hợp trở thành sự CMH' của các ngành kinh tế trong vùng, số
lượng các ngành CMH' sẽ tăng lên.
Vùng kinh tế tổng hợp bao gồm 2 loại:
+ Vùng kinh tế cơ bản. Là vùng có diện tích rộng; có nhiều ngành sản xuất CMH' và sự
phát triển tổng hợp của vùng phức tạp hơn so với vùng kinh tế hành chính. Là vùng chỉ có ý
nghĩa & chức năng kinh tế, giúp cho việc nghiên cứu & lập các chương trình kế hoạch dài hạn về
phát triển kinh tế có tầm cỡ quốc gia; giúp cho việc phân bố hợp lý LLSX trong cả nước & giữa
các vùng; xây dựng mối liên hệ kinh tế giữa các vùng và cả nước, tạo điều kiện khai thác tốt mọi
nguồn tài nguyên, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước; hình thành & điều tiết các cân
đối lãnh thổ lớn; định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
+ Vùng kinh tế hành chính. Là vùng có cả chức năng kinh tế lẫn hành chính, là sự thống
nhất giữa quản lý kinh tế với quản lý hành chính, là vùng được xây dựng theo nguyên tắc kinh tế
(ranh giới kinh tế - hành chính thống nhất). Do ý nghĩa & chức năng kinh tế, nên vùng kinh tế

hành chính cũng có đầy đủ 2 chức năng cơ bản của một vùng kinh tế tổng hợp (CMH' sản xuất &
phát triển tổng hợp). Bản thân vùng kinh tế hành chính cũng là một tổng hợp thể kinh tế lãnh thổ,
nhưng do ý nghĩa & chức năng hành chính của nó cho nên mỗi vùng kinh tế hành chính là một
đơn vị kinh tế trong phân cấp quản lý của Nhà nước, có ngân sách riêng, có thị trường địa
phương. Những cơ quan-chính quyền của vùng kinh tế hành chính thực hiện cả 2 chức năng là
quản lý hành chính & quản lý kinh tế.
B. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
1. Quan niệm về vùng
Trên thực tế, có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về vùng kinh tế với mục đích & tiêu chí
khác nhau. Song, dù qui mô của vùng có thể lớn nhó khác nhau thì đều có những điểm chung là
trong một lãnh thổ đều có ranh giới nhất định (dù "cứng" hay "mềm"), trong đó có sự tác động
tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên - môi trường - con người (cả sản xuất & tiêu thụ).
Như vậy có thể quan niệm về vùng như sau: "Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia
có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có mối quan hệ tương đối chặt
chẽ giữa các thành phần tạo nên nó, cũng như mối quan hệ có chọn lọc với không gian các cấp
bên ngoài".
Với quan niệm trên, có thể thấy rằng
- Vùng là một hệ thống, bao gồm các mối liên hệ của các bộ phận cấu thành với các dạng
liên hệ địa lý - kỹ thuật - KT - XH bên trong hệ thống cũng như bên ngoài hệ thống.
- Vùng có qui mô khác nhau, sự tồn tại của cùng là khách quan có tính lịch sử (qui mô &
số lượng vùng có thể thay đổi theo các giai đoạn phát triển của đất nước).
- Vùng tồn tại do yêu cầu phát triển của nền KTQD; Tính khách quan của vùng được cụ
thể hóa thông quan những nguyên tắc do con người tạo ra.
7
- Vùng là cơ sở để hoạch định các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng
như để quản lý các quá trình phát triển KT - XH của mỗi vùng.
2. Hệ thống vùng của nước ta qua các giai đoạn phát triển
a. Những nhận biết ban đầu về vùng KT đến đầu những năm 60 (thế kỉ XX)
- Giữa TK 15 (khi khoa học địa lý mới phát triển) ở nước ta "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi
ra đời (1435) với một loạt công trình nghiên cứu theo địa vực hành chính, tiếp cận với quan điểm

dân tộc, độc lập, tự chủ được biên soạn; Mỗi đơn vị (địa phương) đều đề cập tới vị trí địa lý, ranh
giới, qui mô lãnh thổ, tổ chức xã hội, tình hình kinh tế với những đặc thù của riêng mình.
- Giữa TK 17, Lê Quí Đôn đã nghiên cứu trọn vẹn một địa phương (Thuận Hóa, Q.Nam).
- Trải qua các triều đại phong kiến, cũng có nhiều công trình chuyên khảo chú ý đến lĩnh
vực nghiên cứu địa phương như: " Lịch triều hiến chương; Đại Nam nhất thống chí, ". Xét dưới
góc độ địa lý hành chính, mỗi triều đại phân chia lãnh thổ ra thành những đơn vị nhiều cấp khác
nhau để thuận tiện cho việc quản lý & bảo vệ an ninh. Ví dụ: Từ thời Hai Bà Trưng (nước ta chia
ra các quận, huyện với 65 thành trì); dưới các triều Lý, Trần, Hồ (các bộ phận lãnh thổ mang tên
là Lộ); đời Lê (Lộ đổi thành Trấn. Cả nước có 5 Đạo (mỗi Đạo lại bao gồm nhiều Phủ, Châu,
Huyện), đến đời Nguyễn (Trấn đổi thành Tỉnh); thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh (Đàng trong-
Đàng ngoài).
- Thời kỳ Pháp thuộc, Pháp chia lãnh thổ nước ta (Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ).
- Sau 1954, các khu tự trị được thành lập như "Khu tự trị Việt Bắc (1956), Khu tự trị
Thái-Mèo (1955) và năm 1962 đổi thành Khu tự trị Tây Bắc
Như vậy, tùy từng thời kỳ, tùy theo mục đích chính trị - kinh tế - quân sự mà các đơn vị
hành chính được gộp lại thành những đơn vị hành chính dưới cấp quốc gia. Việc hình thành các
đơn vị hành chính này đó là do nhu cầu quản lý đất nước, cần có nhiều cấp, trong đó nổi lên cấp
quản lý trung gian giữa quốc gia và tỉnh - tạm gọi là vùng.
b. Giai đoạn 1960 - 1975. Giai đoạn này, việc nghiên cứu & phân vùng diễn ra chủ yếu ở
M.Bắc (từ Vĩnh Linh) với đặc trưng chính về kinh tế N - L - N. Chia thành 2 thời kỳ:
* Thời kỳ 1960 - 1970: Việc phân vùng, qui hoạch tập trung chủ yếu vào những vấn đề
nhỏ lẻ từng vùng cụ thể (chủ yếu là PVNN). UBKH Nhà nước phối hợp với Bộ nông nghiệp
nghiên cứu và PVNN ở miền Bắc VN (chia 4 vùng NN lớn: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông
Hồng & Khu IV cũ). Tổng cục Lâm nghiệp đã tổ chức, điều tra và tiến tới phân vùng lâm nghiệp
làm cơ sở cho phát triển ngành. Năm 1968, UBXD cơ bản Nhà nước triển khai nghiên cứu qui
hoạch các điểm công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam.
* Thời kỳ 1971 - 1975 (phương án 2 vùng kinh tế cơ bản). Một số vùng kinh tế mới được
hình thành ở TDMN', Nhà nước tiến hành qui hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
Ngành lâm nghiệp qui hoạch một số vùng CMH' giấy, sợi, gỗ trụ mỏ Trong công nghiệp tiếp
tục nghiên cứu địa điểm bố trí các công trình lớn. Thời kỳ này cũng tiến hành qui hoạch một số

huyện, thị xã trọng điểm. Nhìn chung thời kỳ này, công tác qui hoạch vẫn tập trung chủ yếu vào
8
phục vụ cho SX nông - lâm. Cuối những năm 1960, trong giáo trình giảng dạy về vùng ở trường
ĐHSP-HN, dựa trên quan điểm vùng của trường phái Địa lý Xô viết hiện đại, GS Trần Đình Gián
phân chia lãnh thổ nước ta thành 2 vùng kinh tế cơ bản với 4 á vùng theo ranh giới chính trị hồi
đó. Vận dụng NQ ĐH Đảng III, Ông chia M.Bắc thành 4 vùng kinh tế hành chính, đồng thời đề
ra một hệ thống 3 cấp: Vùng KT - XH lớn; vùng kinh tế - hành chính tỉnh (hay liên tỉnh); vùng
kinh tế cơ sở huyện (hay liên huyện). Ba cấp đó giống như một hệ thống động lực, hoạt động vừa
có phân cấp - vừa có phối hợp nhằm xây dựng nền KT-XH thống nhất & đa dạng:
Cấp vùng KT-XH lớn phải đủ tiềm lực để trang bị kỹ thuật & đổi mới kỹ thuật - công
nghệ cho nền KTQD trong phạm vi lãnh thổ của mình. Có mạng lưới năng lượng, nguyên liệu,
lương thực cùng các cơ sở chế tạo & thiết bị cơ bản ở mức độ thích hợp; Có hệ thống nghiên cứu
& ĐT hoàn chỉnh (gồm các trường ĐH, CĐ & KT dạy nghề) qui mô thích hợp.
Cấp vùng kinh tế hành chính tỉnh (liên tỉnh) với qui mô lãnh thổ hợp lý là điểm hội tụ của
nền KT TW & ĐP, nhằm hình thành cơ cấu công - NN thích hợp, qui mô vừa và nhỏ.
Cấp vùng kinh tế cơ sở huyện (liên huyện) là những đơn vị HC, KT-XH, quản lý & tổ
chức giữa ngành với lãnh thổ; Mục tiêu là xây dựng cơ cấu N - L - N, tiểu thủ công nghiệp &
công nghiệp, kết hợp truyền thống địa phương, lấy qui mô nhỏ là chính, từng bước thực hiện
CNH' N - L - N ở địa phương.
c. Giai đoạn 1976 - 1980. Ngay sau 1975, một chương trình phân vùng qui hoạch đã được
tiển khai trong cả nước theo quan điểm tổng hợp.
- Năm 1976 trên cơ sở 38 tỉnh - TP, cả nước được chia thành 7 vùng NN - CNCB', hệ
thống 7 vùng NN - CNCB' là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển N - L, hình thành các
vùng CMH' : Cụ thể: (1) TDMNPB' (9 tỉnh): quế, hồi, sơn, chè, trẩu, thuốc lá, hoa quả cận nhiệt,
ngô, sắn, trâu, bò, dê. (2) Đồng bằng sông Hồng (6 tỉnh): lúa gạo, lạc, đậu tương, mía, cói, đay,
rau, chăn nuôi lấy thịt. (3) BTBộ (3 tỉnh): gỗ, lạc, hồ tiêu. (4) DHNTBộ (4 tỉnh): mía, bông, đào
lộn hột, quế, tiêu, lạc, lúa gạo, khoai, bò, lợn. (5) Tây Nguyên (3 tỉnh): cà phê, cao su, chè, dâu
tằm, ngô, trâu, bò. (6) ĐNBộ (4 tỉnh): cao su, cà phê, hồ tiêu, lạc, đậu tương, mía, ngô. (7) Đồng
bằng sông Cửu Long (9 tỉnh): lúa gạo, đậu tương, mía, cây ăn quả, lợn, vịt, tôm, cá.
- Năm 1977, UBPV KT TW được thành lập. Vụ phân vùng qui hoạch của UBKH Nhà

nước được tách ra & đổi tên thành Viện phân vùng qui hoạch TW là cơ quan thường trực của UB
phân vùng kinh tế TW. Cả nước đã hình thành hệ thống tổ chức ngành từ TW đến địa phương,
toàn bộ quá trình phân vùng qui hoạch được tiến hành dưới sự chỉ đạo của CP & UBND các cấp.
d. Giai đoạn 1981 - 1985. Năm 1982, được sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ), lần đầu tiên
chúng ta lập sơ đồ phân bố LLSX giai đoạn 1986 - 2000, đây là quá trình nghiên cứu tương đối
tổng hợp và toàn diện. Với 40 tỉnh - TP - đặc khu, lãnh thổ nước ta được chia thành 4 vùng KT
cơ bản với 7 tiểu vùng NN - CNCB’:
Vùng Bắc Bộ (16 tỉnh), chia 2 tiểu vùng là TDMN' (10 tỉnh) và ĐBSH (6 tỉnh), gồm: Hà
Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Quảng Ninh, Sơn La, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Cao Bằng, Bắc
Thái, Hà Bắc, Hà Nam Ninh, Hà Nội, Hà Sơn Bình, Hải Hưng, Hải Phòng, Thái Bình.
9
Vùng Bắc Trung Bộ (3 tỉnh) Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên.
Vùng Nam Trung Bộ (7 tỉnh), 2 tiểu vùng là DH khu V và Tây Nguyên (Quảng Nam-Đà
Nẵng, Phú Khánh, Nghĩa Bình, Thuận Hải, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai-Kon Tum).
Vùng Nam Bộ (14 tỉnh), 2 tiểu vùng là Đ.Nam Bộ & Tây Nam Bộ (Đồng Nai, TPHCM,
Bà Rịa - Vũng Tàu, Sông Bé, Tây Ninh, An Giang, Bến Tre, Cửu Long, Đồng Tháp, Hậu Giang,
Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Minh Hải).
▪ Những căn cứ để phân chia hệ thống 4 vùng kinh tế cơ bản
- Có cơ cấu tài nguyên nhất định trên lãnh thổ để đảm bảo việc CMH' & phát triển tổng
hợp nền kinh tế.
- Có nguồn lao động đủ để đảm bảo kết hợp TNTN - LLLĐ - TLSX.
- Có vị trí, chức năng nhất định trong nền kinh tế cả nước trên cơ sở CMH' & phát triển
tổng hợp.
- Có TP, TTCN (hoặc thể tổng hợp SX - lãnh thổ) là hạt nhân tạo vùng.
- Có hệ thống GTVT đảm bảo mối liên hệ nội vùng, liên vùng, khu vực & TG.
▪ Phương án 4 vùng được đưa vào GD ở bậc Phổ thông và Đại học trong giáo trình ĐL
KTXH- VN. Giai đoạn này Nhà nước đã triển khai đồng bộ các khâu cần thiết của công tác qui
hoạch như điều tra cơ bản, phân tích thực trạng, dự báo và xây dựng phương hướng phát triển,
các phương hướng phát triển N - L - N; phân bố công nghiệp & các công trình then chốt… là
những căn cứ cơ bản để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế & qui hoạch ở các giai đoạn sau.

▪ Về phương pháp tiếp cận: Bước đầu đã nghiên cứu lý thuyết phân vùng, nguyên tắc, hệ
thống chỉ tiêu, các thuật ngữ chuyên ngành Một loạt vấn đề tổng hợp được nghiên cứu như (hệ
số vùng, tính toán hiệu quả sản xuất, hiệu quả xã hội). Đã xây dựng được hệ thống phương pháp
chỉ dẫn xây dựng qui hoạch (các vùng & các ngành), xây dựng hệ thống bản đồ, hệ thống bảng
biểu, chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, chỉ tiêu ngành
e. Giai đoạn 1986 đến nay. Khi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì
cơ cấu nền KTQD có những chuyển biến mạnh (cả về chất & về lượng), nhiều yếu tố mới xuất
hiện, đồng thời những khó khăn, thách thức cũng nảy sinh. Do yêu cầu của việc mở cửa nền kinh
tế và hội nhập với khu vực & quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải có một chiến lược phát triển phù hợp.
Trước tình hình đó, Thủ tướng CP đã chỉ thị cho UBKH Nhà nước chủ trì phối hợp với các ngành
TW nghiên cứu qui hoạch 8 vùng KT lớn & 3 vùng KTTĐ, hỗ trợ tất cả các tỉnh, TP XD qui
hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến 2010.
● Từ 1986 - 2000.
- Hệ thống 8 vùng KT lớn được gộp từ 61 tỉnh - TP của cả nước
Đông Bắc (11 tỉnh): Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái
Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái.
10
Tây Bắc (3 tỉnh) Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
Đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh, Tp) TP Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Hà
Tây (cũ), Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
Bắc Trung Bộ (6 tỉnh) Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, T-T-Huế.
DH Nam Trung Bộ (6 tỉnh,Tp) Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa.
Tây Nguyên (4 tỉnh) Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng.
Đông Nam Bộ (8 tỉnh, Tp) là TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh,
đặc khu BR-Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Đồng bằng sông Cửu Long (12 tỉnh) là Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà
Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng.
- Ba vùng kinh tế trọng điểm là (KTTĐ)
Vùng KTTĐ Bắc Bộ (5 tỉnh-TP): TP Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng

Ninh, 3 đô thị chính đồng thời là 3 cực phát triển (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).
Vùng KTTĐMT (4 tỉnh-TP): T-T-Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Vùng KTTĐP'N (4 tỉnh-TP): TPHCM, Đồng Nai, BR-Vũng Tàu, Bình Dương. Ba cực tạo
thành tam giác phát triển là TPHCM - Biên Hòa - Vũng Tàu.
● Từ 2001 đến nay
- Hệ thống 6 vùng & trọng điểm KT được gộp từ 64 tỉnh - TP của cả nước
TD - MN'PB' (15 tỉnh): Đông Bắc (11 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ,
Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, và Quảng Ninh). Tây Bắc (4
tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, TP Điện Biên (tách từ tỉnh Sơn La 1/2004).
ĐB sông Hồng & trọng điểm Bắc Bộ (12 tỉnh, Tp) TP Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên,
Hải Dương, Hà Tây (cũ), Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,
Quảng Ninh.
Bắc Trung Bộ, DH Nam Trung Bộ và KTTĐ miền Trung (14 tỉnh, TP): Bắc Trung Bộ (6
tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế). DH Nam trung
Bộ (8 tỉnh-Tp: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận)
Tây Nguyên (5 tỉnh): Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đắc Nông.
Đông Nam Bộ & trọng điểm kinh tế (8 tỉnh, TP) là TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương,
Bình Phước, Tây Ninh, đặc khu BR-Vũng Tàu, Long An.
ĐB sông Cửu Long (13 tỉnh, TP) Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long,
An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Long An.
11
- Ba vùng KTTĐ là
Vùng KTTĐ Bắc Bộ (8 tỉnh - TP): TP Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ). Ba đô thị chính đồng thời là 3 cực phát triển (Hà Nội -
Hải Phòng - Quảng Ninh). Hiện nay vùng này còn 7 tỉnh, thành phố
Vùng KTTĐ miền Trung (5 tỉnh - TP): Thừa Thiên Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định.
Vùng KTTĐ phía Nam (8 tỉnh - TP): TPHCM, Đồng Nai, BR-Vũng Tàu, Bình Dương,
Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Ba cực tạo thành tam giác phát triển là TPHCM

- Biên Hòa – Vũng Tàu.
- Ngoài 2 cấp vùng trên, 64 tỉnh - TP cũng được xác định là cấp qui hoạch phát triển KT-
XH đến 2010 và 2020.
- Trong khuôn khổ chương trình khoa học cấp Nhà nước (Mã số KX-03, đề tài KX-03-02)
đã đề xuất chia lãnh thổ nước ta thành các dải lớn. Đó là: (1) Dải đồng bằng ven biển (bao gồm
cả vùng biển và hải đảo quốc gia). (2) Dải TD & MN' (chia ra thành 2 dải TD và dải MN').
- Năm 1998, Chính phủ đã phê duyệt chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó
khăn ở MN' vùng sâu, vùng xa (QĐ số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/07/1998). Loại vùng khó
khăn gồm 2356 xã (2002) của 49 tỉnh là một loại vùng không liền khoảnh và là sự tập hợp của
các xã, một cấp trong hệ thống 4 cấp hành chính của VN.
▪ Dựa theo cách phân chia trên, có thể rút ra một số nhận định: Mỗi hệ thống vùng
được phân chia đều dựa trên một hệ thống chỉ tiêu phục vụ cho một số mục đích trong một giai
đoạn nhất định. Mục đích của phân vùng là hình thành hệ thống vùng để làm căn cứ cho các kế
hoạch phát triển lãnh thổ, phục vụ cho việc xây dựng cơ chế - chính sách, đảm bảo sự phát triển
bền vững và hiệu quả trong cả nước. Căn cứ chủ yếu để phân vùng là các lãnh thổ có sự đồng
nhất ở mức độ nhất định về tự nhiên, dân cư & xã hội; cùng chịu sự chi phối của cơ chế thị
trường, cùng đảm nhận một nhiệm vụ nào đó đối với nền kinh tế trong tương lai.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Quan niệm về vùng kinh tế.
2. Quá trình hình thành và phát triển vùng kinh tế ở nước ta.
3. Những căn cứ để phân chia các vùng kinh tế.
4. Những thay đổi về phương án vùng kinh tế ở nước ta từ sau Đổi mới. Giải thích tại sao
có sự điều chỉnh đó ?
12
C. CÁC VÙNG KINH TẾ
1. TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC (TD-MN'PB')
1.1. Vị trí địa lý (VTĐL)
Phạm vi lãnh thổ bao gồm 15 tỉnh. Trong đó Đông Bắc (11) và Tây Bắc (4). Diện tích
101.531 km
2

(30,70% diện tích cả nước), Đ.Bắc: 63.999 km
2
, Tây Bắc: 37.552 km
2
. Dân số
(2008): 12,31 triệu người, mật độ 121 người/km
2
(Đ.Bắc 9,65 triệu người, mật độ 151 người/km
2
và Tây Bắc 2,66 triệu người, mật độ 71 người/km
2
). Phía Bắc giáp với ĐN Trung Quốc có cửa
khẩu quốc tế (Móng Cái, Đồng Đăng, Lào Cai) là điều kiện thuận lợi để giao lưu, hội nhập khoa
học - công nghệ, trao đổi phát triển kinh tế của vùng với các nước trên lục địa. Phía Tây giáp với
Lào. Phía Nam giáp ĐBSH với nhiều đô thị, hải cảng lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Cái Lân), đó là cơ
sở để đẩy mạnh phát triển KT-XH của vùng.
1.2. Tài nguyên thiên nhiên (TNTN)
● Đông Bắc:
Than đá: Nằm trên địa hình các cánh cung, Đông Bắc có thế mạnh đầu tiên là than đá với
3 dải than lớn Cẩm Phả, Hòn Gai và Mạo Khê - Uông Bí. Trữ lượng thăm dò 3,5 tỉ tấn. ngoài ra
còn có ở một số địa điểm khác như Phấn mễ, Làng Cẩm (Thái Nguyên) ~ 80 triệu tấn, than nâu
(Lạng Sơn) ~ 100 triệu tấn, than Bố Hạ (Bắc Giang)
Khoáng sản KL và phi KL: Đá vôi hàng tỉ tấn phân bố hầu khắp các tỉnh; Đất sét cao lanh
để SX gạch không nung Giếng Đáy (Quảng Ninh); Apatit (Lào Cai) 2,1 tỉ tấn; Quặng sắt ở Thái
Nguyên, Hà Giang, Yên Bái 136 triệu tấn; Mangan ở Cao Bằng 1,5 triệu tấn; Titan lẫn trong
quặng sắt Manhêtit ở Thái Nguyên 39,0 vạn tấn; Thiếc (Cao bằng, Tuyên Quang); Bô xít (Lạng
Sơn); Chì - kẽm (Bắc Kạn) Các mỏ này phần lớn vẫn còn ở dạng tiềm năng, do công nghệ và
nguồn vốn còn hạn chế, mới khai thác một phần quặng sắt và thiếc.
Bảng 6.1. Một số khoáng sản chủ yếu của Đông Bắc
Khoáng sản Đơn vị

Tr.lượng
C.N
% so cả
nước
Vùng phân bố
Than
antraxit
Tỉ tấn 3,5 90
Quảng Ninh
Than mỡ Triệu tấn 7,1 56 Phấn Mễ,Làng Cẩm (Thái Nguyên)
Than nâu Triệu tấn 100,0 - Na Dương (Lạng Sơn)
Sắt Triệu tấn 136,0 16,9
Làng Lếch, Quang Xá (Yên Bái) Tùng Bá
(Hà Giang)
Mangan Triệu tấn 1,4 - Tốc Tát (Cao Bằng)
Titan Ngàn tấn 390,9 64 Nằm trong quặng sắt núi Chúa (Th.Nguyên)
Thiếc Triệu tấn 10,0 Tĩnh Túc (C.Bằng), Sơn Dương (T.Quang)
Apatit Tỉ tấn 2,1 Lào Cai
13
Ngoài ra, Đông Bắc cũng có một số khoáng sản khác qui mô nhỏ, nhưng có vai trò quan
trọng, dùng làm chất phụ gia, hoặc chất trợ dung cho công nghệ CB'.
Bảng 6.2. Một số tài nguyên khoáng sản có qui mô nhỏ của Đông Bắc
Khoáng sản Vùng phân bố Sử dụng
Amiăng Khuổi Hân (Cao Bằng) Cách nhiệt, cách điện
Angtimon Quảng Ninh, Hà Giang Sơn. Men tráng, thủy tinh
Cát Đảo Quan Lạn (Quảng Ninh) Thủy tinh
Mica La Phù (Phú Thọ), Làng Mục (Yên Bái) Vật cách điện, cách nhiệt.
Phenphat Thạch Khoán (Phú Thọ) Công nghiệp sứ và thủy tinh
Fluorit Bình Đường (Cao Bằng) Trợ dung cho luyện nhôm
Quaczit Thanh Sơn (Phú Thọ) Gạch chịu lửa

Vonfram Lẫn trong quặng thiếc Công nghiệp chế tạo máy
Tài nguyên đất cho sản xuất nông - lâm: đất nông nghiệp (14,55%), lâm nghiệp
(54,11%), đất chuyên dùng (4,70%), đất ở (1,90%), đất chưa sử dụng (27,32%). Có sự khác nhau
về cơ cấu sử dụng đất giữa Đông Bắc và Tây Bắc, giữa các tỉnh trong vùng. Nhìn chung đất chưa
sử dụng còn khá lớn (trong đó ~ 10% có thể phát triển cây lâu năm, 75% cho lâm nghiệp).
Bảng 6.3. Cơ cấu sử dụng đất của Miền núi – trung du phía Bắc tại thời điểm 01/01/2008
Diện tích
(1000 ha)
Chia ra (%)
Nông
nghiệp
Lâm
nghiệp
Đất
CD
Đất ở
Chưa
SD
CẢ NƯỚC 33115.0 28.40 44.70 4.70 1.90 20.24
MN & TD phía Bắc 10153.1 14.55 54.11 2.88 1.13 27.32
Đông Bắc 6399.9 15.24 56.97 3.83 1.28 22.67
Hà Giang 794.6 18.78 47.61 1.13 0.77 31.71
Cao Bằng 672.5 12.37 76.55 1.78 0.71 8.58
Bắc Kạn 485.9 7.76 68.90 2.26 0.49 20.58
Tuyên Quang 587.0 11.89 76.06 3.80 0.90 7.34
Lào Cai 638.4 12.53 48.23 2.40 0.53 36.31
Yên Bái 689.9 11.39 65.75 4.38 0.65 17.83
Thái Nguyên 353.4 28.13 48.84 5.60 2.86 14.57
Lạng Sơn 832.8 12.16 50.02 2.11 0.70 35.00
Bắc Giang 382.7 32.01 34.94 13.38 5.54 14.14

Phú Thọ 352.8 28.37 47.45 6.63 2.55 14.99
Quảng Ninh 609.9 8.82 52.47 5.49 1.56 31.66
Tây Bắc 3753.2 13.36 49.22 1.27 0.88 35.26
Điện Biên 956.3 12.61 64.74 0.84 0.35 21.47
Lai Châu 911.2 8.52 42.89 0.71 0.30 47.59
Sơn La 1417.4 17.44 41.44 1.11 0.48 39.53
Hoà Bình 468.3 11.98 53.43 3.72 4.33 26.54
Các loại đất chính: Đất đỏ đá vôi phân bố theo các cánh cung, nhiều nhất ở Hà Giang,
Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, thích hợp với cây thuốc lá, đỗ tương, ngô, bông, Đất feralit đỏ -
vàng trên đá sa diệp thạch, phân bố chủ yếu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái,
Bắc Giang thích hợp với cây chè, trẩu, sở. Đất phù sa cổ, phân bố chủ yếu ở các tỉnh giáp với
14
ĐBSH, thích hợp với cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, thuốc lá, lạc). Ngoài ra, ở các thung
lũng, ven sông còn có một ít đất phù sa là nơi gieo trồng cây lương thực và cây màu khác
Tài nguyên rừng của vùng còn rất ít do khai thác quá mức trước đây, chủ yếu là rừng thứ
sinh. Năm 2008, diện tích rừng của Đông Bắc là 3,30 triệu ha (chiếm 25,19% diện tích rừng cả
nước), rừng tự nhiên 2,30 triệu ha, độ che phủ rừng 51,6%. Vùng đang khôi phục lại vốn rừng để
phục vụ cho KCN Quảng Ninh, cho nguyên liệu giấy, cho môi sinh, trong rừng còn có nhiều
dược liệu như quế (Quảng Ninh), hồi (Lạng Sơn, Cao Bằng), sa nhân, tam thất (Lào Cai, Hà
Giang), cây ăn quả á nhiệt đới (Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai). Vùng có nhiều đồng cỏ liền dải
trong các thung lũng, trên các đồi thấp, là cơ sở để phát triển chăn nuôi (trâu, bò, dê, ngựa,.v.v.)
Khí hậu nhiệt đới pha trộn á nhiệt đới. Do địa hình cánh cung mở ra ở biên giới đón gió
lạnh từ phương Bắc tràn xuống, là vùng có mùa Đông lạnh nhất nước ta. Mùa Hè nóng - ẩm,
nhiệt độ cao. Khí hậu thích hợp với cây trồng - vật nuôi nhiệt và á nhiệt đới (chè, hồi ).
Tài nguyên biển, vùng có vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long với > 3.000 đảo, biển nông,
trữ lượng cá không nhiều so với vùng biển khác, muốn đánh cá phải ra khơi. Ở trong lộng nhiều
nhất là sò, ốc. Ở đảo Cô Tô rất thuận lợi cho nuôi trai ngọc. Ở đảo Rều (Cẩm Phả) nuôi khỉ làm
dược liệu. Hạ Long và Bái Tử Long là cảnh quan rất hấp dẫn khách du lịch
● Tây Bắc
Là vùng có địa hình núi cao, hiểm trở, cắt xẻ, nhiều sông suối, thung lũng sâu. Độ cao TB

> 1.000m, nghiêng từ TB - ĐN. Phía Đông là khối núi Hoàng Liên Sơn cao sừng sững (có đỉnh
Phan xi păng 3.143m). Đại bộ phận lãnh thổ thuộc lưu vực S.Đà, ba phía đều là những dãy núi
cao; Giáp biên giới với TQ có những đỉnh như Phu Lu Tum (2.090m), Phu La Sin (2.348m), Phu
Nam San (2.453m), Phu Đen Đin (2.181m), Phu Si Lung (3.076m), Với biên giới Việt - Lào có
những đỉnh Khoang La San (1.865m), San Cho Cay (1.934m), Phu Nam Khe (1.860m), Phu Sai
Liên (1.728m), Dải núi đá vôi chạy liên tục từ Phong Thổ - Sìn Hồ - Tủa Chùa - Tuần Giáo
(Lai Châu) - Thuận Châu - Mai Sơn - Yên Châu - Mộc Châu (Sơn La) về Lạc Thủy (Hòa Bình).
Sông Đà và phụ lưu chứa nguồn thủy năng rất lớn với ~ 120 tỉ m
3
/năm, lưu lượng 3,63
m
3
/s, trữ năng lý thuyết 260 - 270 tỉ kwh, trữ năng kinh tế 50 - 60 tỉ kwh. Ngoài thuỷ điện Hòa
Bình (1.920MW), còn có khoảng 4 - 5 địa điểm có công suất tương đương hoặc lớn hơn như Tạ
Bú (2.400MW) đã khởi công 12/2005 - dự kiến 2010 phát điện tổ máy số 1.
Nguồn nước nóng khá phong phú, phân bố theo các đứt gãy kiến tạo, đây là nguồn nhiệt
lớn sử dụng để chữa bệnh (Lai Châu, Sơn La có 16 điểm, Hòa Bình có Kim Bôi).
Than ~ 10 triệu tấn (Điện Biên); Ni ken đã phát hiện ở Bản Phúc, Bản Sang và Tạ Khoa;
Đồng (Vạn Chài - Suối Chát) 980 tấn; Vàng sa khoáng dọc sông Đà. Đất hiếm là nguyên liệu
khoáng duy nhất có ở Tây Bắc có giá trị trong nhiều ngành CN hiện đại, đã phát hiện các mỏ như
mỏ Đông Pao (Phong Thổ - Lai Châu) trữ lượng 5,5 triệu tấn (cùng với đất hiếm còn có friorit
6,1 triệu tấn, barit 12,7 triệu tấn); mỏ Năm Xe (Lai Châu) thuộc đất hiếm nhóm nặng 874.660
tấn. Ngoài ra, còn có Tan & Asbét (khoáng sản phi kim loại), Tan dùng trong công nghệ gốm, sứ,
sản xuất giấy, sơn, cao su có ở Sơn La, Hòa Bình 1.780 tấn. Asbét (100.000 tấn) dùng trong CN
15
SX vật liệu cách điện, nhiệt, cách âm, chống cháy, chịu được axit và kiềm (găng tay, quần áo
chống cháy, má phanh ô tô ).
Đất chủ yếu là đất feralít đỏ - vàng phong hóa từ đá vôi và sa diệp thạch, có một ít đất bồi
tụ trong các thung lũng và ven sông. Trong cơ cấu sử dụng: đất nông nghiệp (13,36%), đất lâm
nghiệp chiếm 49,22% diện tích tự nhiên của vùng, trong số này thì đất có rừng chiếm 83,6% tổng

diện tích đất lâm nghiệp, độ che phủ rừng 41,1%; đất chuyên dùng (1,27%); đất ở (0,88%), đất
chưa sử dụng (35,26%). Như vậy, đây là vùng đất hoang hóa còn rất lớn, về chất lượng, các loại
đất đều khá tốt, song do địa hình dốc cho nên các loại đất đỏ - vàng ở các sườn núi có xu hướng
thoái hóa nhanh (do việc trồng cây hàng năm, du canh, du cư, khai thác rừng bừa bãi). Hoạt động
nông nghiệp của Tây Bắc tập trung chủ yếu ở một số cao nguyên đất đỏ đá vôi (Mộc Châu, Nà
Sản, Tà Phình): trồng ngô, cây CN hàng năm (bông, đậu tương), cây ăn quả (mận, đào). Các sườn
đồi diệp thạch trồng chè, sơn, trẩu, sở Đất thung lũng được xây dựng theo hệ thống bậc thang
để trồng lúa (Mường Thanh, Quang Huy, Bình Lư, ). Trên các cao nguyên và thung lũng còn là
địa bàn phát triển chăn nuôi trâu, bò qui mô lớn.
Khí hậu. Yếu tố địa hình làm cho khí hậu của Tây Bắc có những nét khác với Đông Bắc
(mặc dù cùng vĩ tuyến); Gió Đông Bắc lạnh đến muộn hơn; lạnh do 2 yếu tố (lạnh theo vĩ tuyến
& độ cao) nên nhiệt độ về mùa đông thường thấp hơn ở Đông Bắc. Những ngày mà nhiệt độ
xuống thấp thì ở những vùng núi cao thường có tuyết phủ, băng giá (Sa Pa, đỉnh Hoàng Liên
Sơn) Yếu tố lạnh này cho phép trồng các cây ưa lạnh. Khí hậu của vùng cũng gây ra những khó
khăn lớn như trên các cao nguyên thường thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất về mùa khô.
1.3. Tài nguyên nhân văn
1.3.1. Về lịch sử, văn hóa và dân tộc
Vùng Phong Châu (Phú Thọ) được coi là cái nôi của cộng đồng dân tộc Việt Nam; Có văn
hóa Hòa Bình, Bắc Sơn nổi tiếng còn để lại nhiều di chỉ có giá trị về lịch sử và kiến trúc. Các di
tích còn được bảo tồn rất có giá trị về khoa học, về giáo dục truyền thống như đền Hùng, chùa
Yên Tử, Côn Sơn, Kiếp Bạc kèm với nó là những lễ, hội truyền thống (Hội đền Hùng) các
diệu hát lượn, hát ví, dân ca của các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường Đông Bắc là căn cứ địa
cách mạng trong kháng chiến chống Pháp với những địa danh nổi tiếng đã trở thành di tích cách
mạng (Việt Bắc, Phay Khắt, Nà Ngần, hang Pắc Bó, Tân Trào, Suối Lênin, đường số 4, ) Tây
Bắc có Điên Biên lịch sử. Trong vùng tập trung nhiều dân tộc khác nhau như Tày, Nùng, Dao
(Đông Bắc), Mường, Thái, H'Mông (Tây Bắc). Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa rất độc đáo phản
ánh tập quán sản xuất, sinh hoạt của riêng mình, tạo nên một tổng thể văn hóa đa dạng và phong
phú. Những giá trị về lịch sử - văn hóa kết hợp với phong cảnh tự nhiên như Sa Pa, Tam Đảo,
thác Bản Dốc, Đầu Đẳng, động Tam Thanh, Nhị Thanh đã trở thành tiềm năng to lớn đối với
kinh tế dịch vụ - du lịch.

1.3.2. Về dân cư - lao động (DC - LĐ)
● Đông Bắc. Dân số (2008) là 9.652,3 ngàn người, mật độ 151 người/km
2
. Tỉ lệ dân đô
thị 18,20 % (cả nước 28,10%). Vùng có 30 dân tộc khác nhau, người Việt (66,1%), Tày (12,4%),
16
Nùng (7,3%), Dao (4,5%), H'Mông (3,8%) dân số. Có một số dân tộc của cả nước hầu như chỉ cư
trú tập trung tại đây như Tày 93%, Sán Chay 98%, Sán Dìu 95%, Nùng 95% Dân số phân bố
không đều, mật độ giảm dần từ vùng trung du lên miền núi: Bắc Giang (425 ng/km
2
), Thái
Nguyên (325 ng/km
2
), Phú Thọ (387 ng/km
2
), Quảng Ninh (182 ng/km
2
) - gắn với các TTCN lớn;
trong khi đó ở Bắc Kạn (64 ng/km
2
), Cao Bằng (79 ng/km
2
), Hà Giang (89 ng/km
2
). Trình độ học
vấn của dân cư và nguồn nhân lực nhìn chung khá cao. Tổng số nguồn nhân lực đã tốt nghiệp

PTCS là 53,7% (ĐB sông Hồng 68,9%, cả nước 45%); tốt nghiệp PTTH

14,5%, nguồn nhân

lực tập trung trong nhóm tuổi 15 - 29, đây là lợi thế trong việc phát triển CN - tiếp thu kỹ thuật
mới. Tuy nhiên, vùng còn khoảng 7,43% số người không biết chữ (chủ yếu là đồng bào dân tộc ít
người). Đội ngũ LĐ có trình độ từ sơ cấp trở lên 16,22%, thấp hơn mức TB cả nước & vùng
KTTĐ Bắc Bộ (23,6%). Trong số đó, có ~ 8,0 vạn người có trình độ từ CĐ, ĐH trở lên, trong số
này 50% làm việc trong ngành GD, YT, quản lý nhà nước. Về LĐ, vùng trung du nhìn chung đủ
để phát triển kinh tế, ở khu vực miền núi nhìn chung thiếu.
Bảng 6.4: Trình độ học vấn & chuyên môn kĩ thuật của Đông Bắc & Tây Bắc năm 2002 (%)
Tỉnh
Tỉ lệ chưa biết chữ
trong độ tuổi LĐ
Tỉ lệ LĐ có trình độ
từ sơ cấp trở lên
Tỉ lệ LĐ có trình độ từ
công nhân KT trở lên
Đông Bắc 7,43 16,22 12,20
Quảng Ninh 1,55 25,50 19,02
Tuyên Quang 12,40 19,05 17,38
Thái Nguyên 3,81 19,69 14,16
Lào Cai 15,30 16,07 13,53
Lạng Sơn 3,78 15,37 12,62
Phú Thọ 2,12 16,52 12,00
Cao Bằng 20,45 14.02 11,80
Bắc Giang 3,27 14,77 8,66
Yên Bái 12,77 10,16 8.44
Bắc Kạn 9,33 9,71 8,09
Hà Giang 19,47 6,89 5,51
Tây Bắc 18,09 10,93 8,79
Lai Châu, Điện Biên 22,78 12,60 10,83
Hòa Bình 5,50 10,92 8,26
Sơn La 26,33 9,84 7.92

● Tây Bắc. Dân số (2008) 2665,1 ngàn người, mật độ 71 ng/km
2
(thấp nhất cả nước), tỉ lệ
dân thành thị 14,80%. Dân số phân bố không đều, tập trung đông ở các thị xã, thị trấn, thị tứ và
trên các trục giao thông: TX Lai Châu (307 ng/km
2
), TX Sơn La (156 ng/km
2
), TX Hòa Bình
(124 ng/km
2
), thị trấn Mộc Châu (202 ng/km
2
) Ở vùng núi cao, mật độ dân cư rất thấp: Mường
Tè (7 ng/km
2
), Mường Lay (13 ng/km
2
), Sìn Hồ (25 ng/km
2
)
Về nguồn lao động: số người trong độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành
KTQD 90,7%, chưa có việc làm 9,3%. Lao động trong nông nghiệp 76,6%; công nghiệp cả
TTCN & dịch vụ là 23,4%. Số người (trên & dưới) độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao
động chiếm 18,8% LLLĐ. Trình độ học vấn của dân cư & nguồn nhân lực thuộc loại thấp nhất cả
17
nước. Tỉ lệ chưa biết chữ trong độ tuổi lao động 18,09% (cả nước 3,4%); lao động có trình độ sơ
cấp trở lên 10,09% (cả nước 19,7%); Trình độ CĐ, ĐH trở lên chỉ chiếm 1,72%.
1.3.3. Về các loại hình quần cư
Loại hình quần cư ở TDMN'PB' đặc trưng cho nền SX nông - lâm của các dân tộc. Có 2

loại dạng chính là làng (của người Việt) và bản (Tày, Nùng, H'Mông, Dao, Mường ). Các bản
thường phân bố ven bờ suối, dọc thung lũng, trên các cánh đồng, bồn địa, men sườn đồi hướng về
đường GT hay con suối. Ngoài ra, còn một số ít các dân tộc sống du canh du cư, chủ yếu là người
H'Mông và Dao, hiện nay phần lớn đã định cư. Trong quá trình khai thác kinh tế, đã xuất hiện
nhiều nông - lâm trường, các khu vực khai thác tài - CB' nguyên (chủ yếu của người Việt) đã xuất
hiện nhiều điểm dân cư mới kiểu thị tứ, thị trấn, thị xã mang sắc thái đô thị miền núi.
1.4. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH)
1.4.1. Tình hình phát triển
● Đông Bắc. Được khai thác sớm từ thời Pháp thuộc, vì vậy tài nguyên đã bị suy giảm
nhiều & môi trường bị xáo trộn. (Trong thời kì Pháp thuộc, Pháp đầu tư vào Đông Bắc chiếm 40
- 52% tổng số vốn đầu tư ở cả Đông Dương, Pháp đã lấy đi 27,7 triệu tấn than, 21,73 vạn tấn
thiếc, 60 vạn tấn quặng sắt & mangan, 31,55 vạn tấn phốt phát & hàng triệu m
3
gỗ quí).
Từ 1990 đến nay kinh tế đã đạt được những kết quả nhất định; Năm 2002, GDP đạt
21.579 tỉ đồng (4,05% GDP cả nước), GDP/người/tháng đến năm 2004 đã đạt 379.900 đồng
(bằng 74,8% mức TB của cả nước).
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch: tăng tỉ trọng CN - XD từ 20,6% (1990) lên 26,3%
(2002), tương tự vậy N - L - N giảm từ 46,5% xuống 33,6% và dịch vụ 32,9% và 32,8%. Vùng
tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp nặng - qui mô lớn của cả nước (năng lượng, luyện kim, cơ
khí, hóa chất, VLXD). Đã hình thành những TTCN CMH' (luyện kim đen Thái Nguyên, hóa chất
Việt Trì - Lâm Thao, khai thác than Hòn Gai, Cẩm Phả, phân bón Bắc Giang),.v.v.
● Tây Bắc. Khai phá muộn hơn, nhưng việc khai thác tài nguyên ở đây có nhiều vấn đề
đáng lo ngại, nhất là tài nguyên rừng đã bị khai thác quá mức. Độ che phủ của rừng còn rất ít, đã
ảnh hưởng đến việc giữ đất, giữ nước và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho đời sống & sản
xuất của nhân dân (lũ lụt ở Sơn La).
Tây Bắc là vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước, đã khai thác thủy điện Hòa
Bình (1.920MW), đang XD thủy điện Sơn La (2.400MW). Các nguồn tài nguyên khác khai thác
nhỏ, có ý nghĩa địa phương như CNCB' đường mía (Điện Biên), chè (Mộc Châu), Tam Đường
(L.Cai), Cửu Long (H.Bình), khai thác than (Điện Biên, S.La), CB' sữa (Mộc Châu).

GDP năm 2002 mới chỉ đạt 10.784 tỉ đồng (2% GDP cả nước); tăng trưởng kinh tế chỉ
bằng 74,4% mức TB cả nước. GDP/người (tính cả khu vực SX điện Hòa Bình) 3,2 triệu
đồng/năm (bằng 47% mức TB cả nước). Nếu tách thủy điện Hòa Bình ra, thì GDP/người chỉ đạt
74.000 đồng/người/tháng. Đến năm 2004: GDP/người/tháng đã tăng lên 265.700 đồng (cũng chỉ
bằng 54,85% mức TB của cả nước). Cơ cấu kinh tế tuy có bước chuyển biến, song chủ yếu vẫn là
nông - lâm (56%), CN-XD (14%), dịch vụ (30%).
18
1.4.2. Các ngành kinh tế chủ yếu
a. Công nghiệp (CN)
● Đông Bắc. Giá trị gia tăng của công nghiệp chiếm 5,8% so với cả nước. Những ngành
chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của vùng là Nhiên liệu (26,7%); sản xuất VLXD
(13,8%); thực phẩm (10,3%); hóa chất (8,5%); luyện kim đen (8,2%); luyện kim màu (6,3%);
công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị (6,0%); công nghiệp giấy (5,5%). Đã hình thành các khu
vực tập trung công nghiệp Việt Trì, Phù Ninh - Lâm Thao, Thái Nguyên - Lưu Xá, Gò Đầm - Phổ
Yên, Bắc Giang,… tất cả đều được hình thành ở những nơi có vị trí thuận lợi, gần nguồn tài
nguyên hoặc GTVT Các khu vực này thu hút hầu hết các ngành công nghiệp quan trọng (luyện
kim, cơ khí, hóa chất, phân bón, khai khoáng, công nghiệp nhẹ). Nhiều khu vực là hạt nhân hình
thành các đô thị và giữ vai trò trung tâm, tác động đến sự phát triển kinh tế của vùng.
● Tây Bắc: Trừ thủy điện Hòa Bình, công nghiệp của vùng còn rất nhỏ bé, mang ý nghĩa
địa phương. Hiện nay đang phát triển các ngành công nghiệp sản xuất VLXD, chế biến nông -
lâm sản, công nghiệp nông thôn đang từng bước phát triển.
b. Nông nghiệp (NN).
● Cả Đông Bắc và Tây Bắc đều có khả năng phát triển tập đoàn giống cây trồng - vật
nuôi đa dạng mang sắc thái cận nhiệt - ôn đới. Dựa vào thế mạnh của từng vùng mà giữa Đông
Bắc và Tây Bắc lại có sự phát triển khác nhau về cơ cấu cây trông - vật nuôi và hướng CMH'
● Đông Bắc. Trong cơ cấu thì trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng lớn (71%), chăn nuôi (29%);
Trong trồng trọt, thì cây LT chiếm 63,5%. Trong những năm qua vùng đã chú trọng đến phát
triển các loại cây - con đặc sản. Đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, CMH':
+ Vùng trọng điểm lúa - ngô thâm canh: Tràng Định, Hòa An, Đông Khê, Mường Lò,
Yên Sơn. Năm 2008, diện tích trồng cây lương thực có hạt là 795,6 ngàn ha, sản lượng 3,31 triệu

tấn, bình quân 343,2 kg/người bằng 68,4% mức BQ chung của cả nước (501,8 kg/ng). Cây lúa,
diện tích là 54,4 vạn ha, sản lượng lúa 2.489,8 nghìn tấn
+ Vùng đậu tương: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Giang.
+ Vùng mía: Cao Lộc, Lộc Bình (Lạng Sơn), Văn Yên, Trấn Yên (Yên Bái), Tuyên
Quang, Cao Bằng
+ Vùng chè tập trung ở Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ và một
vài nơi khác có điều kiện thuận lợi.
+ Các vùng cà phê ở Thái Nguyên (Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ); ở Lạng Sơn (Hữu
Lũng, Tràng Định, Bình Gia); ở Cao Bằng ( Ngân Sơn, Hòa An và xung quanh thị xã); ở Tuyên
Quang (Hàm Yên, Yên Sơn, Chiêm Hóa) và Yên Bái.
+ Các vùng cây ăn quả: Bắc Hà (Lào Cai), Ngân Sơn (Cao Bằng); Na ở Chi Lăng; Hồng ở
Cao Lộc (Lạng Sơn); Vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang)
19
+ Vùng chăn nuôi lợn: Việt Trì, Phong Châu (Phú Thọ) và xung quanh các KCN ở Hạ
Long, Cẩm Phả, Đông Triều ). Năm 2008, đàn lợn 4,98 triệu con (18,7%), trâu 1,22 triệu con
(42,1%), bò 790,3 ngàn con (12,5%), gia cầm 46,42 triệu con (18,8%)
● Tây Bắc: dựa vào thế mạnh vốn có của vùng, một số ngành có xu hướng phát triển khá:
+ Chè là cây CN lâu năm có diện tích khá lớn, nhưng diện tích đang có xu hướng giảm
thay vào đó là vùng đang phát triển cây cà phê.
+ Cây CN hàng năm, chủ yếu là mía tập trung nhiều nhất ở Hòa Bình (2.000 ha), Điện
Biên, Bình Lư (diện tích nhỏ hơn). Các cây khác như đậu tương (11.600 ha), trồng phân tán trong
vùng. Bông chủ yếu ở nông trường Tô Hiệu (Sơn La). SP cánh kiến đang phát triển ở H.Bình.
+ Chăn nuôi gia súc lớn là thế mạnh của vùng, bởi vì vùng có nhiều đồng cỏ liền dải,
người dân có truyền thống chăn nuôi nổi tiếng như trâu Sông Mã (Sơn La), trâu đàn của người
Thái, người Mường. Năm 2008, tổng đàn trâu là 468,3 ngàn con (16,2 % đàn trâu cả nước); đàn
bò 295,9 ngàn con (4,70 % cả nước); đàn bò sữa phát triển mạnh ở Mộc Châu (Sơn La); Dê (Hòa
Bình); Cừu (Sơn La); Ngựa (Lai Châu); Đàn lợn 1,11 triệu con (4,5% cả nước).
+ Cây lương thực, vùng có các cánh đồng miền núi khá màu mỡ ở Mường Thanh, Bắc
Yên, Phù Yên, Văn Chấn, Bình Lư Năm 2008, diện tích cây lương thực có hạt 367,6 ngàn ha,
sản lượng 1,29 triệu tấn, BQLT/ng 485,9 kg. Trong cơ cấu cây lương thực, cây lúa chiếm 58,0%

SLLT của vùng, còn lại là ngô và sắn (42,0 %). Tây Bắc đang hình thành một số vùng cây - con
gắn với CNCB', tạo nguồn hàng hóa để xuất khẩu như: Chè Lương Sơn (Hòa Bình); Bò sữa, chè,
cây ăn quả (Mộc Châu); Vùng cây ăn quả (Mai Châu); Vùng ngô, bông Mai Sơn (Sơn La); Vùng
chè Tam Đường (Phong Thổ, Lai Châu)
c. Lâm nghiệp:
Năm 2008, diện tích rừng của TDMN’PB’ là 4,84 triệu ha (36,97% diện tích rừng cả
nước). Trong đó, Đông Bắc là 3,30 triệu ha, Tây Bắc 1,54 triệu ha). Diện tích rừng trồng 1119,3
ngàn ha (Đông Bắc 995,5 ngàn ha, Tây Bắc 123,8 ngàn ha). Độ che phủ rừng 47,80% (Đông Bắc
là 51,60% và Tây Bắc 41,10%). Trong những năm qua vùng đẩy mạnh việc phủ phủ xanh đất
trống đồi núi trọc, khôi phục lại vốn rừng đã bị khai thác quá mức. Mô hình kinh tế vườn đồi,
vườn rừng gắn với phát triển cây lấy gỗ với cây công nghiệp cây ăn quả và chăn nuôi, thực hiện
phương châm lấy ngắn nuôi dài, canh tác đa tầng, gắn nông – lâm, vì thế mà đất đai được sử dụng
có hiệu quả hơn. Đã xây dựng một số nông trường cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành giấy
tập trung chủ yếu ở Đông Bắc (Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái); Vùng gỗ trụ mỏ
(Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh).
1.5. Bộ khung lãnh thổ của vùng
Bộ khung lãnh thổ là hệ thống các đô thị cùng các trục tuyến giao thông tạo nên. Bộ
khung này là cơ sở để thực hiện các mối liên hệ về kinh tế, công nghệ và về địa lý thông qua
những dòng sản xuất, dịch vụ, thông tin .v.v ngay trong nội và ngoại vùng.
1.5.1. Hệ thống đô thị
20
● Đông Bắc: Hệ thống đô thị (2008) gồm 8 TP, 9 TX, 96 huyện và 116 thị trấn. Tỉ lệ dân
đô thị 18,80%, các TP, TX đều là những TT KT, CT, VH, KH của từng tỉnh. Ngoài ra còn có
chức năng mang ý nghĩa liên vùng (Tp Hạ Long - TT phụ của vùng KTTĐPB’). Các Tp lớn::
- Tp Thái Nguyên: là TTCN lớn có phạm vi ảnh hưởng là Bắc Kạn, Tuyên Quang, Cao
Bằng. Những trung tâm phụ là các thị xã tỉnh lỵ, đỉnh tứ giác đô thị được liên hệ bởi các tuyến
đường 2, 3, 4, Thái Nguyên có vị trí quan trọng trong mối liên hệ KT-XH với các tỉnh Việt Bắc,
lại rất gần với Hà Nội, có nhiều tiềm năng để phát triển KT-XH, hỗ trợ đắc lực cho việc khai thác
vùng Duyên hải Đông Bắc và vùng KTTĐ phía Bắc. Thái Nguyên có chức năng chính sau: Là
trung tâm VH, GD-ĐT, YT của vùng Việt Bắc; Là TP CN nặng (gang - thép); là đầu mối GTVT

với các tỉnh miền núi P.Bắc; Có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng.
- Tp Việt Trì: là TTCN lớn có phạm vi ảnh hưởng là Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai dọc theo
tuyến QL 2, 70. Tp nằm ở ngã ba sông Hồng và sông Lô, gần đền Hùng, có tuyến đường bộ và
đường sắt nối với tây nam Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai, có quan hệ mật thiết với các tỉnh
Yên Bái, Lào Cai và với Đồng bằng sông Hồng. Thành phố có chức năng chính sau: Là TP công
nghiệp nặng (hóa chất, cơ khí tàu, VLXD), công nghiệp nhẹ (dệt, giấy), công nghiệp điện tử,
công nghiệp CB' LT-TP, tiêu dùng; Là đầu mối GT trung chuyển hàng hóa với Hà Nội và Đồng
bằng sông Hồng; Là trung tâm KT, CT, VH, KH-KT của tỉnh Phú Thọ, trung tâm giao lưu phát
triển ở phía tây của vùng Đông Bắc.
- Tp Hạ Long, là trung tâm quan trọng của vùng với phạm vi ảnh hưởng là Quảng Ninh,
Lạng Sơn, Bắc Ninh. Tp có chức năng chính: là Tp trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, giữ vai trò là tỉnh
lỵ, trung tâm CT, KT, VH của tỉnh. Ngoài ra, đây còn là trung tâm du lịch, nghỉ mát có ý nghĩa
quốc gia - quốc tế. Là đầu mối GT của vùng (có cảng nước sâu Cái Lân là đầu mối chính). Là
trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của vùng và có vị trí quan trọng về AN-QP.
- Ngoài 3 TP trên, các thị xã còn lại (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Cam Đường, Bắc
Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghĩa Lộ, Sông Công, Phú Thọ, Bắc Giang, Cẩm Phả, Uông Bí)
đều là các trung tâm cấp tỉnh có ý nghĩa trong phạm vi tỉnh và liên tỉnh.
● Tây Bắc. Hệ thống đô thị (2008) 3 TP, 2 thị xã, 33 huyện. Tỉ lệ dân đô thị 14,90%.
- Tp Điện Biên (01/2004), là TP tỉnh lỵ, trung tâm CT, KT, VH của TP Điện Biên; Là đầu
mối giao thông quan trọng, vựa lúa lớn nhất của Tây Bắc (Mường Thanh). Khi tuyến đường
xuyên Á (Nam Trung Quốc - Đông Dương) hoàn thiện, thì Điện Biên trở thành cực tăng trưởng
quan trọng của vùng. Đây là trung tâm du lịch quan trọng của cả nước, có sân bay Mường Thanh,
cửa khẩu Tây Trang. Dân số hiện nay 26.700 người, dự kiến tăng lên 61.000 (2010).
- Thị xã Sơn La, là thủ phủ của "khu tự trị Tây Bắc" trước đây, đây sẽ là trung tâm thủy
điện lớn nhất cả nước (Tạ Bú). Thị xã sẽ là trung tâm CT, KT, VH của tỉnh và chùm đô thị Sơn
La, là cực tăng trưởng với TTCN thủy điện - du lịch sinh thái và đầu mối giao lưu với toàn vùng
Tây Bắc. Qui mô dân số 64.500 người, dự kiến tăng lên 92.000 người (2010).
21
- Thị xã Hòa Bình. Là thị xã tỉnh lỵ, trung tâm thương mại, VH, du lịch của tỉnh, trung
tâm công nghiệp thủy điện, cửa ngõ giao lưu giữa Tây Bắc - Hà Nội – Đồng bằng sông Hồng và

vùng KTTĐPB'. Qui mô dân số hiện nay 75.000 người, dự kiến tăng lên 120.000 người (2010).
- Thị xã Lai Châu - Mường Lay là trung tâm KT - QP quan trọng của Lai Châu và Tây
Bắc. Dân số hiện nay 13.100 người, dự kiến là 10.000 người (2010), nếu tính cả thị trấn Mường
Lay sẽ là 15.000 người.
- Thị trấn Mộc Châu, nằm ở phía nam tỉnh Sơn La. Điều kiện tự nhiên thuận lợi (nằm trên
cao nguyên cùng tên) thuận lợi cho phát triển N - CN. Là trung tâm kinh tế của các huyện phía
nam tỉnh Sơn La. Thế mạnh: chăn nuôi, cây công nghiệp, cây ăn quả và CNCB' N - L cung cấp
cho cả ngoài vùng.
1.5.2. Hệ thống trục tuyến giao thông
● Đông Bắc
▪ Đường ô tô: tổng chiều dài 44.250 km, mật độ 0,66km/km
2
. Các tuyến chính:
- Các tuyến chạy dọc lãnh thổ: QL 1A (154 km) từ Hà Nội - Lạng Sơn; QL2 (319 km) từ
Hà Nội - Việt Trì - Tuyên Quang - Mèo Vạc (Hà Giang); QL 3 (382km) từ Hà Nội - Thái Nguyên
- Bắc Kạn - Cao Bằng - Thủy Khẩu.
- Các tuyến cắt ngang lãnh thổ: QL18 từ sân bay quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Móng Cái;
QL4 từ Mũi Ngọc - Móng Cái - Lạng Sơn - Cao Bằng - Đồng Văn; Đường 3A (hay 13A) từ Lạng
Sơn - Bắc Sơn - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái - Tạ Khoa gặp QL6 ở Cò Nòi.
▪ Đường sắt: có các tuyến Hà Nội - Đồng Đăng (163km); Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội -
Quán Triều (76 km); Lưu Xá - Kép - Uông Bí (74 km).
▪ Các cảng biển quan trọng: cảng Cửa Ông là cảng chuyên dụng, mỗi năm xuất khẩu 1 - 2
triệu tấn than, cảng có hệ thống sàng tuyển than Cảng Cái Lân ở cạnh cảng than Hòn Gai, mớm
nước sâu 3-13m, lòng lạch dài 6km, rộng 100m, sâu 7,5m, tàu 50.000DWT cập bến thuận lợi.
● Tây Bắc. Tây Bắc có 2 loại hình vận tải là đường bộ và đường thủy, đường hàng không
ý nghĩa không lớn. Mật độ thuộc loại thấp nhất cả nước (56 m/km
2
), phân bố không đều, hầu hết
chất lượng kém (4,5% đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đến cấp 5 đường đồng bằng, 0,8% đạt cấp 2
miền núi; 33,1% cấp 4 miền núi; 47,3% cấp 5 miền núi; 14,3% cấp 6 miền núi). Hiện còn 64/526

xã chưa có đường ô tô, 44 xã chưa có đường dân sinh (tập trung ở vùng lòng hồ Hòa Bình).
▪ Đường ô tô: tổng chiều dài đường quốc lộ 1.300 km. Bao gồm:
- QL6 từ Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Lai Châu (qua Tây Bắc 465km), chỉ có 34 km từ
Lương Sơn - Hòa Bình đạt tiêu chuẩn cấp 3 đường đồng bằng, còn lại là cấp 4, 5 đường miền núi.
- QL 37 từ Chí Linh (Hải Dương) - Cò Nòi (422 km) qua Tây Bắc 108 km.
- QL 4D chạy dọc biên giới phía Bắc nối với Sa Pa để về xuôi, đoạn qua Lai Châu (từ Pa
So - Trạm Tôn) 98 km.
- QL 12 từ Pa Tần - TX lai Châu - Tp Điện Biên (195 km) chỉ có 13 km rải nhựa.
22
- QL 279 từ Yên Lập (QL18) ở Quảng Ninh - Tây Trang (Lai Châu) dài 600 km, qua Tây
Bắc 148 km (Sơn La 32 km, Lai Châu 116 km).
- QL 100 từ Phong Thổ - Nậm Cây (Lai Châu) dài 21 km, đường đá.
- QL32 từ Hà Nội- Sơn Tây - Trung Hà - Nghĩa Lộ - Than Uyên (qua Lai Châu có 8 km).
- QL 32B từ ngã ba Mường Côi (Sơn La) - địa giới Phú Thọ dài 11 km.
- QL15 nằm trong địa phận Hòa Bình (120 km) - Thanh Hóa
- QL21 thuộc địa phận Hòa Bình 49 km, từ Xuân Mai (Hà Tây) - Phủ Lý (Hà Nam).
- Đường ATK dài 186 km ở Kim Bôi (Hòa Bình).
- Các tuyến tỉnh lộ: 17 tuyến với chiều dài 736 km ( Điện Biên và Lai Châu 5 tuyến, chiều
dài 157 km. Sơn La 7 tuyến, chiều dài 398 km. Hòa Bình 6 tuyến, chiều dài 181 km).
- Đường liên huyện, liên xã 4.570km (L.Châu 1.122km, S.La 1.927km, H.Bình 1.521km).
- Đường dân sinh: 5.119 km (Lai Châu 1.260 km, Sơn La 1.948 km, Hòa Bình 1.911 km).
▪ Đường thủy: Quan trọng nhất là tuyến trên sông Đà, có thể khai thác được 4 đoạn: Đoạn
từ ngã ba S.Hồng đến bờ đập Hòa Bình dài 58 km, độ sâu TB 1,1 - 1,5 m, chiều rộng nhỏ nhất là
30 m, thông thuyền 100 - 200 tấn. Từ đập Hòa Bình - Tà Hộc dài 160 km (thuộc lòng hồ), độ sâu
lớn, phương tiện vận chuyển thuận lợi. Từ Tà Hộc - Bản Kết dài 38 km, khi hồ Hòa Bình tích
nước (tháng 10 - 4 năm sau), vận tải thuận tiện; khi hồ Hòa Bình xả nước, sông cạn, nước chảy
xiết, có nhiều thác gềnh, chỉ sử dụng thuyền nhỏ trên từng đoạn. Từ Bản Kết - thượng nguồn,
mùa mưa (tháng 9 - 4 năm sau) nước sông lớn, chảy xiết; mùa kiệt (tháng 10 - 5 năm sau) sông
cạn, nhiều thác gềnh, phương tiện vận tải 1 - 2 tấn chỉ đi lại từng đoạn, đôi khi phải kéo. Các
cảng, bến dỡ hàng hóa đường thủy gồm có: cảng Hòa Bình XD năm 1970, phục vụ chủ yếu cho

Hòa Bình và vùng lân cận (Sơn La và Lai Châu), công suất thiết kế 30 vạn tấn/năm, sản lượng
bốc xếp mới đạt 75.000 tấn/năm. Ở ven hồ Hòa Bình đã hình thành các bến nhỏ phục vụ hành
khách và bốc xếp hàng hóa như bến Bích Thượng, Bích Hạ, Chợ Bờ, Bến Hạt, Suối Rút, Tạ
Khoa, Vạn Yên, Tà Hộc tất cả đều là bến tự nhiên, chưa được đầu tư và thường xuyên thay đổi
vị trí. Riêng cảng Vạn Yên và Tà Hộc đang được đầu tư XD với công suất 92.000 - 95.000
tấn/năm, phục vụ bốc xếp hàng hóa cho Tây Bắc. Tại vùng thượng đập đang XD cảng thượng lưu
nhằm phục vụ lưu thông hàng hóa giữa Tây Bắc - ĐBSH, công suất 30,0 vạn tấn./năm.
▪ Đường hàng không. Tây Bắc có 2 sân bay Điện Biên và Nà Sản đều xây dựng từ 1952,
qui mô nhỏ, sân bay cấp 4. Sân bay Điện Biên được cải tạo lại năm 1987, năng lực cho phép
58.000khách/năm, mới khai thác 1.000 - 2.000khách/năm. Sân bay Nà Sản năng lực cho phép
19.000khách/năm, mới đạt 1.000 - 1.500 khách/năm.
1.6. Định hướng phát triển
a. Đông Bắc
• Vị trí của Đông Bắc trong tổng thể phát triển KT - XH của cả nước. Vị trí tiếp giáp với
những vùng có nền kinh tế phát triển năng động (các tỉnh phía Nam Trung Quốc, Đồng bằng
23
sông Hồng, gần vùng KTTĐPB', gần các TP, TTCN lớn Hà Nội, Hải Phòng). Là vùng giàu tài
nguyên khoáng sản nhất cả nước (than, apatit, sắt, đồng, chì, kẽm ). Các sản phẩm từ rừng (gỗ,
quế, mật ong, các loại tinh dầu quý ). Có một số sản phẩm chiến ưu thế tuyệt đối của cả nước:
phân đạm 100%, phân lân 80%, chè xuất khẩu 13,8% cả nước. Tiềm năng du lịch (tự nhiên, nhân
văn) đa dạng, phong phú: Hạ Long, Tam Thanh, Nhị Thanh, Sa Pa, Tam Đảo, hồ Ba Bể, hồ Núi
Cốc, thác Đầu Đẳng, thác Bản Dốc. Các di tích lịch sử - văn hóa (đền Hùng, Pắc Bó, Tân Trào ).
Tuy nhiên, vùng còn một số hạn chế: Việc phát triển kinh tế có sự chênh lệch lớn giữa dải
trung du với miền núi. Vùng trung du phát triển mạnh, có nhiều TTCN lớn, còn miền núi (ngược
lại). Môi trường ở cả vùng núi, vùng ven biển đang bị xuống cấp mạnh. Các nguồn tài nguyên
khai thác chưa hiệu quả
• Định hướng phát triển của Đông Bắc
- Những vấn đề cần tập trung: Khôi phục lại rừng tự nhiên ở vùng khai thác than, quặng
sắt, thiếc cùng với nó là phát triển rừng nguyên liệu cho công nghiệp giấy, gỗ trụ mỏ. Nâng độ
che phủ từ 45,29% (2005) lên 60% (2010 - tính cả cây công nghiệp và cây ăn quả). Trang bị công

nghệ mới cho các KCN hiện có. Liên doanh, hợp tác với nước ngoài trong việc khai thác khoáng
sản. Hình thành các ngành - sản phẩm mũi nhọn dựa vào lợi thế của vùng (khai thác, tuyển - tinh
chế quặng than, sắt, kim loại màu); Phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng,
công nghiệp chế biến N – L - TS, công nghiệp luyện kim, chế tạo cơ khí, nhiệt - thủy điện, phân
bón - hóa chất, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng
sản xuất hàng hóa (tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau thực phẩm; giảm tỉ trọng cây
lương thực). Hình thành các vùng sản xuất tập trung tạo ra khối lượng hàng hóa lớn. Phát triển
cây công nghiệp mũi nhọn (chè, hồi, quế) cho xuất khẩu; các cây ăn quả đặc thù (mận, đào, lê ).
Phát triển mạnh đàn gia súc (trâu, bò, lợn ) hướng vào xuất khẩu. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, kinh tế - xã hội (chú trọng vào giao thông vận tải, các cơ sở y tế, trường học vùng cao).
Thực hiện định canh triệt để đối với dân tộc ít người. Phát triển hệ thống các trung tâm thương
mại, các khu kinh tế cửa khẩu (Móng Cái, Lạng Sơn, Lào Cai); phát triển thương nghiệp vùng
cao. Khuyến khích các TP kinh tế tham gia vào trong lĩnh vực này.
- Về không gian lãnh thổ cần tập trung phát triển theo các tuyến sau:
+ Thái Nguyên sẽ phát triển theo 2 tuyến chính là tuyến dọc theo QL3 và tuyến liên tỉnh
dọc theo S.Cầu trên cơ sở khai thác quặng sắt, than, thiếc, chì kẽm; Cơ khí Gò Đầm, Sông Công,
chế biến chè Thái Nguyên; du lịch hồ Núi Cốc, Ba Bể, Pắc Bó
+ Việt Trì sẽ phát triển theo tuyến dọc sông Lô, sông Chảy, sông Thao trên cơ sở khai
thác thiếc, thủy điện Thác Bà, chè Phú Thọ - Sơn Dương, apatit, chế biến gỗ, du lịch Tân Trào -
Tam Đảo - Sa Pa.
+ Hòn Gai phát triển theo dọc QL18 và đường thủy nội địa (Hạ Long, Bái Tử Long) với
các cảng Cửa Ông, Hòn Gai, LASH, Cái Lân trên cơ sở khai thác than, cơ khí mỏ, cơ khí đóng
tàu, gạch Giếng Đáy và du lịch, nghỉ dưỡng
24
b. Tây Bắc
• Vị trí của Tây Bắc trong tổng thể phát triển KT-XH của cả nước: Đây là vùng đất rộng -
cao và dốc nhất Việt Nam, chiếm 11% diện tích toàn quốc. Thế mạnh là đất đai, rừng, khoáng sản
có khả năng phát triển nền kinh tế hàng hóa. Là đầu nguồn của một số lưu vực sông Đà, Mã, Nậm
Rốm, và sông Bôi, có tiềm năng lớn về thủy điện (30% tiềm năng cả nước). Có một số nguồn tài
nguyên chiến lược quan trọng như đất hiếm, đồng, niken, pyrit, vàng, than đá, VLXD, nước

khoáng là thế mạnh để phát triển KT - XH của vùng. Tây Bắc là "Mái nhà xanh" của khu vực -
đặc biệt là của Đồng bằng sông Hồng. Rừng có vai trò to lớn trong việc phòng hộ đầu nguồn,
chống xói mòn, rửa trôi đất, điều tiết nguồn nước cho các hồ chứa. Mất rừng sẽ ảnh hưởng đến
đời sống của đồng bào dân tộc, tác động đến Đồng bằng sông Hồng và vùng lân cận Là địa bản
cư trú của nhiều dân tộc ít người, là vùng dân tộc đặc thù với truyền thống văn hóa - vật chất -
tinh thần độc đáo. Đây còn là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng về AN - QP.
Tây Bắc đang đứng trước những khó khăn lớn: Là một vùng nghèo đang ở điểm xuất phát
thấp, hàng năm vẫn phải nhận sự chi viện của Nhà nước; Dân số còn tăng nhanh (3,1%), có nhiều
dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, số người mù chữ trong độ tuổi lao động 18,09%; học sinh
thất học, bỏ học chiếm tỉ lệ cao 40%; Khó khăn về thông tin từ tỉnh - huyện - xã và giữa các tỉnh
với nhau (đặc biệt là thông tin kinh tế - thị trường). Tây Bắc cũng đang đứng trước mâu thuẫn:
Tài nguyên đa dạng, phong phú, nhưng không có điều kiện sử dụng (do thiếu vốn, CSHT kỹ
thuật ). Lao động tại chỗ dồi dào, nhưng trình độ kỹ thuật thấp. Có sự chênh lệch lớn giữa thành
thị - nông thôn, tăng trưởng kinh tế càng chênh lệch so với các vùng khác.
• Định hướng phát triển của Tây Bắc
- Trước hết, cần đầu tư để phục hồi lại vốn rừng bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi trọc,
phục hồi cân bằng sinh thái, bảo vệ lòng hồ thủy điện Hòa Bình không bị bồi lắng phù sa.
+ Khai thác và sử dụng tổng hợp nguồn tài nước sông Đà (đặc biệt là nguồn thủy năng);
khai thác thủy điện Hòa Bình; xây dựng thủy điện Sơn La cùng với các trạm thủy điện vừa và
nhỏ, phấn đấu 70% số dân được dùng điện (2010); Có biện pháp ổn định đời sồng của nhân dân
quanh vùng lòng hồ (Hòa Bình và Sơn La).
+ Giải quyết tốt nước sạch cho nhân dân, phấn đấu 100% số dân thành thị và 70% số dân
nông thôn dùng nước sạch (2010). Đầu tư cho CSHT, đặc biệt là GTVT liên tỉnh - huyện - xã
(chú trọng vào các tuyến QL6, 37, 4D, 279, 12), đến 2010 phấn đấu 100% số xã có đường ô tô
vào trung tâm; Nâng cấp các sân bay hiện có; Phát triển GTVT đường thủy trên vùng hồ Hòa
Bình, nâng cấp cảng Vạn Yên, Tà Hộc, Sơn La. Phủ sóng truyền thanh, truyền hình.
+ Tận dụng thế mạnh về tự nhiên để phát triển ngành chăn nuôi trâu, bò, bò sữa; phát
triển và thâm canh cây công nghiệp (chè, cà phê, đỗ tương, bông ); cây dược liệu (quế, sa nhân,
tam thất ). Đẩy mạnh thâm canh cây lương thực (lúa, ngô) trên các cánh đồng và ở những nơi có
điều kiện thuận lợi để giải quyết lương thực tại chỗ.

+ Chuẩn bị những tiền đề vật chất, đầu tư kĩ thuật - công nghệ trong việc khai thác
khoáng sản và kêu gọi đầu tư (trong và ngoài nước) vào khai thác nguồn tài nguyên của vùng.
25

×