Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ðôi điều về cao huyết áp pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.24 KB, 5 trang )

Ðôi điều về cao huyết áp

Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khỏe có tính cách
tổng quát. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc
với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp.
Nhiều thông tin thiết thực và bổ ích khác về sức khỏe cũng đưôỳc phát
trên đài New Saigon Radio1480AM ở vùng Orange County, California, vào
mỗi sáng Chủ Nhật từ 8 giờ 15 đến 8 giờ 45 trong chương trình Câu Chuyện
Sức Khỏe Sáng Chủ Nhật và trên đài VHN TV được phát khắp Hoa Kỳ, vào
mỗi Thứ Ba, Thứ Bảy, và Chủ Nhật, trong chương trình Sức Khỏe Cộng
Ðồng với Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng.
Hỏi:
Có cách nào để chữa cao huyết áp mà không cần dùng thuốc không?
Khi nào thì cần dùng thuốc? (Dũng, Giao)
Uống cà phê có làm cao huyết áp hay không? (Thái, Hưng)
Huyết áp cỡ 145 đến 155/85 đến 95, không thấy triệu chứng gì cả thì
có cần uống thuốc không? (Ông Nam)
Huyết áp của ba tôi thường là khoảng hơn 170/100, có khi tới 190,
200, nhưng ổng không chịu uống thuốc cao huyết áp vì nói không thấy bị
nhức đầu, chóng mặt hay triệu chứng gì cả. Xin cho biết huyết áp bao nhiêu
thì mới cần uống thuốc? Nếu uống thuốc mà huyết áp xuống thì có thể
ngưng được không. (Thành)
Ðáp:
Ðiều trị cao huyết áp (kỳ 6)
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến huyết áp bên cạnh thuốc men
Một cách ngắn gọn, dễ nhớ, cao huyết áp cần được điều trị bằng sự
kết hợp giữa các phương pháp không dùng thuốc với thuốc men, giữa bệnh
nhân và các bác sĩ.
Thuốc men thường cần thiết khi huyết áp lên đến mức 140 (số trên-
huyết áp tâm thu-systolic blood pressure) hoặc 90 (số dưới-huyết áp tâm
trương-diastolic blood pressure) ở những người không bị bệnh thận kinh


niên, tiểu đường, bị một số bệnh tim (như đã từng bị kích tim - heart attack).
Ở những người đã bị bệnh tiểu đường, bệnh thận kinh niên, một số
bệnh tim mạch, theo các khuyến cáo cập nhật nhất, thuốc men thường được
bắt đầu khi huyết áp lên đến mức 130 (số trên-huyết áp tâm thu-systolic
blood pressure) hoặc 80 (số dưới-huyết áp tâm trương-diastolic blood
pressure).
Dù có dùng thuốc hay không thì bao giờ cũng cần kết hợp với các
phương pháp không dùng thuốc. Cần chú ý áp dụng một cách nghiêm nhặt
các phương pháp không dùng thuốc ngay từ khi ta đã đến giai đoạn tiền cao
huyết áp (pre-hypertension). Tưởng nên nhắc lại, gọi là tiền cao huyết áp khi
mà huyết áp số trên trong mức từ 120-139, số dưới trong mức từ 80-89, ở
những người không bị tiểu đường, bệnh thận, hoặc một số bệnh tim mạch.
Ngay cả không bị cao huyết áp hoặc tiền cao huyết áp, thì áp dụng các
phương pháp không dùng thuốc dùng để trị cao huyết áp, cũng là cách rất tốt
để bảo vệ và nâng cao sức khỏe nói chung, cũng như phòng ngừa cao huyết
áp, một căn bệnh rất thường gặp.
Hai phương pháp không dùng thuốc thường được nhấn mạnh và có
nhiều nghiên cứu cho thấy có tác dụng rõ ràng trong việc giảm huyết áp, là
thay đổi cách ăn uống và giảm cân. Các phương pháp không dùng thuốc
khác là bỏ thuốc (lá, lào, xì gà, ống píp ) giảm căng thẳng (stress), dùng
rượu bia một cách giới hạn, và tập thể dục đều đặn. Từng phương pháp kể
trên đều có hiệu quả, nhưng kết quả thường cao nhất khi ta kết hôỳp tất cả
các phương pháp kể trên.
Các phương pháp không dùng thuốc có thể giúp tăng cường hiệu quả
của các thuốc cao huyết áp và nếu cao huyết áp còn nhẹ, và nếu được áp
dụng chặt chẽ, đầy đủ, đôi khi nó có thể giúp tránh được việc dùng thuốc.
(Tuy nhiên khi cần thiết thì cứ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không
có lý do gì để phải sợ hãi thuốc men trong các trường hợp này, mà ngược lại,
như đã trình bày trong các lần trước, hậu quả rất đáng sợ nếu bị cao huyết áp
mà không chịu dùng thuốc).

Cần nhớ rằng việc phối hợp chặt chẽ với bác sĩ rất quan trọng để có
một kế hoạch toàn diện, hợp lý, thích hợp cho từng hoàn cảnh, tình trạng
khác nhau của từng bệnh nhân.
Các phương pháp không dùng thuốc thường không hoặc ít có tác dụng
phụ, trong khi có thể rất có hiệu quả trong việc điều trò và phòng ngừa cao
huyết áp. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự thay đổi, điều chỉnh ít hay nhiều
các thói quen hằng ngày (mà có người gọi là các “bản năng thứ hai” của con
người). Nói dễ nhưng làm không dễ, đôi khi các thay đổi không dùng thuốc
này rất khó được khởi đầu và duy trì. Bác sĩ có thể giúp đưa ra các hưôÔng
dẫn và theo dõi sự tiến triển. Tuy nhiên, “nhân vật chính” bao giờ cũng
chính là bệnh nhân. Chính bệnh nhân là người quan trọng nhất trong việc
bảo vệ, duy trì và nâng cao sức khỏe của mình.
Và chiến thắng, làm chủ chính mình (hình như) bao giờ cũng và việc
tuy cần thiết nhất, nhưng khó thực hiện nhất, và hay “bị quên” nhất.
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

×