Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chủng ngừa Ung thư Cổ Tử cung potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.41 KB, 5 trang )

Chủng ngừa Ung thư
Cổ Tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong hai lọai ung thư hàng đầu gây tử
vong ở phụ nữ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có 470.000 trường
hợp ung thư cổ tử cung, gây tử vong cho 233.000 người, một nửa trong số
đó từ 35-55 tuổi, 80% ở các nước đang phát triển.
Ở các nước đã công nghiệp hóa, việc truy tìm ung thư cổ tử cung bằng
khám phụ khoa đinh kỳ giúp giảm tỉ lệ tử vong một cách đáng kể trong khi
tại các nước nghèo, ung thư cổ tử cung còn là một gánh nặng nặng nề. Theo
một báo cáo, phụ nữ Việt nam bị ung thư cổ tử cung nhiều gấp 5 lần phụ nữ
Mỹ.
Ta biết rằng ung thư cổ tử cung do một loại siêu vi gọi là Human
Papillomavirus, gọi tắt là HPV gây ra. Có hơn 70 lọai HPV có thể gây bệnh
ở da và niêm mạc, trong số đó 13 lọai có thể gây ung thư cổ tử cung, đứng
đầu là các lọai HPV 16, 18, 31, 45…
Phụ nữ bị nhiễm HPV ở niêm mạc sinh dục sau khi bắt đầu giao hợp.
HPV không gây triệu chứng và trong phần lớn trường hợp siêu vi tự biến đi,
không gây tai hại gì. Ở một số người, siêu vi tồn tại, làm thay đổi lớp tế bào
bao bọc cổ tử cung và có thể xâm nhập vào bộ di thể của tế bào khiến cho tế
bào phát triển bất thường, trở thành ung thư.
Thời gian từ khi nhiễm HPV đến khi xuất hiện tế bào ung thư có thể là
10 năm hay lâu hơn.
Các nghiên cứu gần đây đã cho phép đem vào sử dụng thuốc chủng
ngừa HPV, do đó ngăn chăn tận gốc ung thư cổ tử cung.
Thuốc chủng ngừa HPV được làm từ thành phần của phân tử siêu vi
của HPV 16 và 18 là hai lọai siêu vi gây ra 70% trường hợp ung thư cổ tử
cung. Thuốc hiệu nghiệm 100% đối với hai lọai siêu vi kể trên. Cần chủng 3
liều, liều thứ 2 và thứ 3 sau liều thứ nhất 2 tháng và 6 tháng. Thuốc chủng
rất an toàn, thời gian tác dụng chưa biết rõ, nhưng đến nay vẫn còn hiệu lực
sau 5 năm theo dõi.


Đầu tháng 6 vừa qua, Cơ quan quản trị Thuốc và Thực phẩm đã chấp
thuận cho dùng thuốc chủng cho trẻ em gái từ 9 tuổi đến phụ nữ 26 tuổi. Ủy
ban Tư vấn về Chủng ngửa khuyến cáo chủng ngừa trẻ em gái 11-12 tuổi và
chủng ngừa vớt cho những em từ 13 tuổi đến phụ nữ 26 tuổi nếu họ chưa
được chủng ngừa. Như vậy chủng ngừa HPV sẽ được ghi vào Danh sách
Chủng ngừa của Trẻ em tức là có thể được ngân sách Liên bang tài trợ.
Đây là một tiến bộ rất đáng khích lệ, vì sẽ giảm đuợc rất nhiều một
lọai ung thư gây tử vong cho một số lớn phụ nữ trên thế giới.
Hỏi Đáp.
1. Tại sao lại chủng ngừa cho trẻ em gái 11-12 tuổi ?
- Thuốc chủng nhằm ngăn chặn nhiễm siêu vi HPV do đó cần phải
chủng ngừa trước khi các em gái bắt đầu sinh hoạt tình dục.
2. Tại sao lại chủng ngừa “vớt” cho lứa tuổi 13-26 ?
- Phụ nữ thường nhiễm HPV lúc còn trẻ, trước 30 tuổi. Chủng “vớt”
sẽ ngừa thêm
được cho một số người.
3. Vậy có thể chủng ngừa cho phụ nữ trên 30 tuổi không ?
- Có thể, nhưng hiệu quả ít hơn vì sau 30 tuổi 50% phụ nữ đã bị nhiễm
HPV tuy
rằng có nhiều lọai siêu vi khác nhau có khả năng gây ung thư khác
nhau. Các
nghiên cứu đầu tiên thuc hiện ở những người từ 9-26 tuổi. Các nghiên
cứu đang
tiến hành sẽ cho biết thêm về lợi ích của thuốc chủng đối với các đối
tượng khác.
4. Có tác dụng phụ và chống chỉ định không ?
- Thuốc chủng rất an tòan, không có tác dụng phụ đáng kể, đôi khi chỉ
có phản ứng
đau ở chỗ chích. Có chống chỉ định đối với người dị ứng với nấm vì
kỹ thuật

công nghệ di truyền dùng nấm để sản xuất thuốc. Không nên chủng
ngừa cho phụ
nữ có thai, nếu thụ thai sau khi bắt đầu chủng ngừa, hãy hõan đến sau
sinh.
5. Phụ nữ đã chủng ngừa có cần khám phụ khoa nữa không ?
- Vẫn cần, vì thuốc chủng ngừa hiện nay chỉ ngừa được 70% trường
hợp ung thư,
còn một số siêu vi không được bao gồm trong thuốc chủng.
6. Phí tổn chủng ngừa bao nhiêu ?
Thuốc chủng ngừa HPV đắt nhất trong các thuốc chủng. Một đợt
chủng ngừa
tốn 360 Dollars. Chương trình chủng ngừa cho trẻ em sẽ thanh tóan
cho trẻ em
dưới 19 tuổi mà không có bảo hiểm hoặc có Medicaid. Ước tính
chủng ngừa cho
tất cả các em gái 12 tuổi sẽ tốn cho ngân sách 700 triệu Dollars mỗi
năm. Các
hãng bảo hiểm tư đang xem xét về khả năng thanh tóan.
Bác sĩ Nguyễn văn Đích

×