Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.73 KB, 5 trang )

HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY

Hội chứng ống cổ tay là một tập hợp các triệu chứng của một bệnh
thần kinh ngoại biên thường gặp, nhất là ở phụ nữ, do nhiều nguyên nhân
khác nhau trong dó có nguyên nhân nghề nghiệp. Từ “ống cổ tay” dịch từ
“carpal tunnel” tương đối sát nghĩa, từ “cườm tay”, dễ nghe hơn nhưng
không được sát nghĩa.
SƠ LUỢC VỀ CƠ THỂ VÀ SINH LÝ BỆNH
Ống cổ tay là khoảng trống ở giữa xương cổ tay và các dây chằng bao
quanh các gân gấp của bàn tay. Thân kinh “Giữa” chui qua ống cổ tay cùng
với các gân cơ. Thần kinh Giữa là thần kinh hỗn hợp, vừa truyền cảm giác từ
ngoại biên về trung ương vừa truyền mênh lệnh vận động từ trung ường đến
caác bắp thịt của ngón tay. Phạm vi của thần kinh Giữa là các ngón tay cái,
trỏ, giữa và nửa trong của ngón tay đeo nhẫn. Vì chui qua một ống hẹp giống
như chui qua một đường hầm chật chội nên thần kinh Giữa dễ bị chèn ép
nếu các gân cơ bị sưng phù do đó gây ra các triệu chứng về cảm giác và vận
động của các bắp thịt liên hệ.
TRIỆU CHỨNG
Bệnh nhân cảm thấy đau ở cổ tay. Đau lan xuống ngón cái, trỏ, giữa
và nửa trong của ngón tay đeo nhẫn. Bệnh nhân cũng cảm thấy tê, giống như
kiến bò hoặc kim châm. Cảm giác đau và tê cũng lan lên cẳng tay. Bệnh
nhân thường phải lắc bàn tay để bớt khó chịu Triệu chứng tăng thêm vào ban
đêm, làm bệnh nhân khó ngủ. Dần dần bệnh nhân có thể mất cảm giác ở các
ngón này. Ngón tay cái có thể bị yếu rồi bắp thịt bàn tay ở dưới ngón cái bị
teo nhỏ.
Triệu chứng có thể xảy ra ở cả hai tay, nhưng thường nặng hơn ở bàn
tay thuận.
NGUYÊN NHÂN
Nhiều nguyện nhân làm cho thần kinh giữa bị chèn ép như
1. mấu xương ở khớp cổ tay hoặc dị dạng do gẫy cổ tay,
2. tê thấp làm sưng khớp,


3. thai kỳ, cơ thể phụ nữ giữ nhiều nước khi có thai khiến họ lên cân,
4. tiểu đường, có thể gây thoái hóa dạng bột,
5. nhược giáp gây sưng phù,
6. các cử động liên tiếp của cổ tay. Đây là một bệnh nghề nghiệp, xảy
ra do sử dụng máy có rung chuyển khi vận hành như máy cưa, hoặc làm các
nghề đòi hỏi phải cử động tay liên tục như đánh máy, gõ trên bàn phím của
máy vi tính, thu tiền, làm việc trong dây truyền thực phẩm…Cách cầm dụng
cụ, tư thế của bàn tay, tư thế của cơ thể có ảnh hưởng trong việc gây triệu
chứng.
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán dựa vào bệnh sử và lâm sàng. Gõ vào thần kinh giữa ở
cườm tay hoặc giữ bàn tay ở thế gập trong 1 phút có thể gây ra hoặc làm
tăng triệu chứng. Có khi cần bổ tức bằng cách đo vận tốc luồng thần kinh, đo
điện cơ đồ, khảo sát thần kinh Giữa bằng siêu âm hoặc MRI (cộng hưởng
từ).
Cần phân biệt với chứng đau và tê thần kinh do chèn ép từ trên cột
sống cổ. Cần tìm các bệnh kết hợp gây hội chứng ống cổ tay như tiểu đường,
nhược giáp…
Tuy gây triệu chứng phiền toái nhưng thông thường hội chứng cổ tay
không nguy hiểm. Một số trường hợp tự khỏi sau một thời gian, những
người bị hội chứng cổ tay do thai kỳ sẽ khỏi sau khi sinh, một số sẽ bớt hoặc
khỏi sau khi sửa đổi tư thế và cách làm việc hoặc sau khi điều trị bệnh căn
bản, một số tiến triển làm yếu, liệt và teo bắp thịt bàn tay cần giải phẫu. Sự
tiến triển của hội chứng cũng tùy thuộc ở các yếu tố khác nữa như sự căng
thẳng ở chỗ làm và tinh thần của người bệnh. Ở một số người, hội chứng
ống cổ tay làm họ trở nên chán nản buồn bực, và trầm cảm.
ĐIỀU TRỊ
Cần dùng nhiều biện pháp:
1. nẹp cổ tay để giữ bàn tay ở vị trí trung gian, giảm các hoạt động
gập và xoay cổ tay liên tiếp do dó giảm sưng phù của các đầu gân cơ;

2. thuốc uống gồm thuốc giảm đau chống viêm không steroid, và
thuốc steroid; thuốc steroid có hiệu quả hơn là thuốc chống viêm không
steroid;
3. tiêm steroid một cách thận trọng vào trong ống cổ tay có hiệu quả
hơn thuốc uống;
4. điều trị bằng siêu âm có thể có hiêụ quả trong dài hạn;
5. giải phẫu, nhằm giảm áp lực trong ống cổ tay khi các phương pháp
điều trị bảo tồn không đạt kết quả.
6. điều trị các bệnh tổng quát nếu có như tê thấp, nhược giáp, mập phì,
tiểu đường…
PHÒNG NGỪA
Cần lưu ý đến tư thế khi làm việc:
1. giữ cho bàn tay trên cùng mặt phẳng với cẳng tay,
2. không nắm dụng cụ quá mạnh,
3. không gõ bàn phím quá mạnh,
4. đổi tay nếu có thể đuợc;
5. nghỉ mỗi 15-20 phút;
6. giữ tay ấm,
7. không gối đầu trên tay khi ngủ,
8. thư dãn.
Bs Nguyễn Văn Ðích

×