Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NGỘ ĐỘC THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC NGỦ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.63 KB, 6 trang )

NGỘ ĐỘC THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC NGỦ
(SEDATIVES AND HYPNOTICS OVERDOSE)

NGỘ ĐỘC BARBITURIQUE
Ngộ độc này đã trở nên ít thường xay ra hơn từ khi sự sử dụng
benzodiazépines đã thay thế rộng rãi sự sử dụng barbituriques. Phénobarbital
vẫn còn được sử dụng như thuốc chống động kinh cũng như trong vài dược
chế.
Phải phân biệt các lớp barbituriques khác nhau tùy theo thời gian tác
dụng của chúng.
CƠ CHẾ HẤP THỤ
Sự hấp thụ bằng đường ruột trên nguyên tắc là nhanh, nhưng thật ra bị
giới hạn do tính hoà tan thấp trong môi trường axít. Những kết thạch
(concrétions) có thể được tạo thành trong dạ dày. Tính tan trong mỡ
(liposolubilité) và nối protéine (liaison protéique) giảm dần với thời gian tác
dụng. Chuyển hóa gan gần như hoàn toàn đối với các hợp chất có thời gian
tác dụng ngắn và trung bình. Sự chuyển hóa này chỉ 60-75% đối với những
hợp chất có thời gian tác dụng dài, một phần lớn được thải ra không thay đổi
trong nước tiểu.
Độc tính của barbituriques được đặc trưng bởi một sự giảm áp sâu của
hệ thần kinh trung ương (dépression profonde du SNC), thường thường được
kèm theo bởi hạ thân nhiệt (hypothermie) và suy giảm hô hấp (dépression
respiratoire). Hạ huyết áp là do sự giãn mạch và giảm áp cơ tim (dépression
myocardique). Đôi khi người ta quan sát thấy các bỏng nước (phlyctènes),
nhất là ở nơi những vùng bị đè ép, nhưng cũng ở mặt mu của bàn tay và các
ngón tay. Có thể có liệt ruột (iléus). Một phù phổi do thương tổn (oedème
pulmoanire lésionnel) không phải là hiếm. Đối với các barbituriques có thời
gian tác dụng trung bình và ngắn, sự giảm áp thần kinh-hô hấp (dépression
neurorespiratoire) và những rối loạn huyết động xuất hiện rất nhanh.
Các biến chứng thường xảy ra : ứ tiết và bội nhiễm đường hô hấp, các
thương tổn do đè ép và chứng tan cơ vân (rhabdomyolyse). Điện tâm đồ có


thể cho thấy những thời kỳ im lặng điện (silence éléctrique).
ĐIỀU TRỊ
Điều trị chủ yếu là bảo tồn. Trong trường hợp uống số lượng lớn, phải
loại bỏ sự hiện diện của các bézoard dạ dày bằng nội soi. Trong những ngộ
độc mức độ trung bình các barbituriques có thời gian tác dụng kéo dài, ta có
thể nhờ đến sự bài niệu kiềm (diurèse alcaline) và cho những liều lượng lập
lại than hoạt hóa (doses répétées de charbon activé). Trong những trường
hợp nặng, ta có thể nhờ đến sự lọc ngoài thận (épuration extrarénale)
(CVVH). Những kỹ thuật này vô ích đối với những barbiturique có thời gian
tác dụng ngắn hay trung bình.
NGỘ ĐỘC BENZODIAZEPINES
Đó là ngộ độc thuốc thường xảy ra nhất. Nói chung được công nhận là
hiền tính, tuy vậy ngộ độc benzodiazepine có thể có một tỷ lệ bệnh tật không
phải là không đáng kể, liên kết với những biến chứng của hôn mê (những
biến chứng hô hấp, hạ thân nhiệt, tan cơ vân) và với tính nhạy cảm đặc biệt
đối với một vài bệnh nhân (trẻ em, người già, bệnh phổi tắc mãn tính, xơ
gan…).Các ngộ độc nhẹ, đặc biệt khi trẻ em nuốt do tình cờ, cho những dấu
hiệu say (signes d’ébriété) như loạn vận ngôn (dysarthrie), thất điều, chóng
mặt. Ngoài những tác dụng thần kinh, benzodiazépine có thể góp phần làm
suy giảm hô hấp hay dẫn đến một tình trạng bất ổn huyết động. Nói chung,
tiên lượng phần lớn được liên kết với cac độc chất khác được uống vào đồng
thời.
ĐIỀU TRỊ.
Điều trị có tính chất bảo tồn. Phải dự kiến cho than hoạt hóa trong
trường hợp mới uống thuốc vào. Cho flumazénil (Anexate) thức bệnh nhân
dậy (giá trị chẩn đoán) hay điều chỉnh một tình trạng giảm áp hô hấp hay cải
thiện tri giác, và như thế làm nhẹ việc điều trị. Tuy nhiên chất giải độc này
có một tác dụng ngắn ngủi hơn nhiều so với phần lớn các benzodiazepine và
do đó không biến đổi thời gian tiến triển của ngộ độc : nó chỉ làm biến đổi
biểu hiện lâm sàng. Flumazénil phải được cho rất chậm theo kỹ thuật “chuẩn

độ” (titration) tác dụng (0,2 mg tiêm tĩnh mạch rồi 0,1 mg mỗi 30-60 giây),
để tránh một sự đánh thức quá đột ngột và quá hoàn toàn. Lợi ích chính của
flumazénil là chẩn đoán nhanh tình trạng an thần do benzodiazépine và cải
thiện các tình trạng hô hấp, đôi khi cho phép tránh thông khí phổi và thông
khí hỗ trợ.
Có một nguy cơ co giật trong trường hợp bệnh nhân vốn có bệnh động
kinh, nghiện mãn tính benzodiazépine hay uống đồng thời các thuốc làm dễ
co giật hay gây loạn nhịp (các thuốc chống trầm cảm, théophylline, hydrate
de chloral, solvants halogénés ).
NGỘ ĐỘC MEPROBAMATE
NHỮNG DẤU HIỆU LÂM SÀNG CỦA NGỘ ĐỘC.
Thuốc an thần này có thể gây nên những ngộ độc đáng sợ.
Méprobamate gây nên ngủ gà (somnolence), thất điều (ataxie), giảm trương
luc cơ (hypotonie), tiếp theo sau là hôn mê, đôi khi tăng trương lục
(hypertonique), và hạ thân nhiệt. Có thể có những thời kỳ im lặng của điện
não đồ. Một giãn đồng tử thường được quan sát. Sự suy giảm hô hấp có thể
ít rõ rệt, nhưng những rối loạn huyết động (tim nhịp nhanh, hạ huyết áp, lưu
lượng tim thấp (bas-débit) hay ngay cả choáng do tim) đôi khi nghiêm trọng,
hậu quả của tình trạng liệt mạch ngoại biên (vasoplégie périphérique), của sự
suy giảm cơ tim (dépression myocardique) và một thương tổn của sự điều
hòa hành tủy.
ĐIỀU TRỊ
Điều trị chủ yếu là bảo tồn (hỗ trợ thông khí, làm đầy huyết quản,
inotropes và các thuốc co mạch). Một cathéter phổi có ích để hướng dẫn
điều trị trong trường hợp bất ổn định huyết động.
Trong trường hợp uống vào với lượng lớn, sự tồn tại của bezoar dạ
dày phải được loại trừ bằng nội soi. Tính hữu ích của việc cho than hoạt hóa
nhiều liều còn gây tranh cãi. Hémoperfusion có thể được chỉ định trong
những ngộ độc nặng (nồng độ trong máu > 150 đến 200 mg/L).
Reference :

LE MANUEL DE REANIMATION, SOINS INTENSIFS ET
MEDECINE D’URGENCE, 2009 (JEAN-LOUIS VINCENT)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH

×