BỎNG VÀ HÍT KHÓI Ở TRẺ EM
(BURNS AND SMOKE INHALATION IN
CHILDREN)
1/ CÁC CHỨC NĂNG NÀO CỦA DA BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI
BỎNG ?
• Kiểm soát nhiệt độ
• Bảo vệ chống nhiễm trùng
• Đau đớn và cảm giác
• Nội hằng định thể dịch (fluid homeostasis)
2/ XẾP LOẠI CÁC ĐỘ SÂU CỦA BỎNG ?
Độ sâu của vết thương bỏng Lớp bị thương tổn Dấu hiệu lâm
sàng
Độ một Biểu bì Đỏ da
Độ hai, một phần bề dày Bì Phỏng nước
Độ ba, toàn bộ bề dày Mô dưới da Xanh hay cháy
thành than,
không cảm giác
Độ bốn Cân, cơ, hay xuơng Mất mô
- Bỏng độ một (First-degree burns) chỉ ảnh hưởng lớp biểu bì
(epidermis). Da đỏ (erythematous) nhưng không có phỏng nước (blisters).
• Bỏng độ hai (Second-degree burns) hay bỏng một phần bề dày
(partial-thichkness burns) : ảnh hưởng lớp bì (dermis) với những mức độ
thay đổi. Các phần phụ của bì luôn luôn được bảo tồn và là nguồn để tái
sinh. Bỏng độ hai được đặc trưng bởi sự hiện diện của phù nề rõ rệt, đỏ da
(erythema), phỏng nước (blistering), và nước rịn từ vết bỏng.
• Bỏng độ ba (Third-degree burns) là bỏng toàn bộ bề dày (full-
thickness burns). Bì và các phần phụ của bì bị phá hủy. Da màu trăng trắng
hay như da thuộc (leathery).
• Bỏng độ bốn (Fourth-degree burns) lan rộng xuống các mô sâu hơn,
như cơ, cân mạc, dây thần kinh, dây gân, mạch máu, và xương.
3/ NHỮNG NGUỒN GÂY BỎNG THÔNG THƯỜNG NƠI TRẺ
EM ?
• Nguyên nhân gây bỏng nơi trẻ em thay đổi tùy theo khung cảnh
trong đó chúng được đánh giá và tuổi của đứa trẻ. Bỏng được điều trị ở
phòng cấp cứu khác với bỏng đòi hỏi nhập viện. Bỏng do tiếp xúc và do
nước sôi chịu trách nhiệm một tỷ lệ bỏng được điều trị ngoại trú cao hơn.
Bỏng do nước sôi (scald burns) chủ yếu nơi các trẻ em nhỏ, trong khi bỏng
do lửa chịu trách nhiệm phần lớn những nhập viện nơi các trẻ em lớn tuổi
hơn.
Bỏng nơi trẻ em được nhập viện (%) Bỏng được điều trị ở phòng
cấp cứu (%)
Ngọn lửa 36 Tiếp xúc 43,1
Nước sôi 35 Nước sôi 33,9
Nhúng 14 Ngọn lửa 11
Hóa học 3,5 Điếu thuốc 5,5
Điện 1,5 Điện 2,8
Tiếp xúc 9 Cháy nhà 0,9
Khác 2,7
- Bỏng do nhiệt là nguyên nhân đứng hàng thứ hai của tử vong nơi trẻ
em ở Hoa Kỳ. Bỏng do nước sôi là cơ chế thông thường nhất của bỏng do
nhiệt nơi trẻ em. Bỏng loại này thường xảy ra khi trẻ dưới 3 tuổi cố vói làm
đỗ nước nóng trong các bình chứa trên bếp lò hay trên quầy hàng. Bỏng do
nước sôi trong bồn tắm (bathtub scalds) là một cơ chế thông thường khác.
Điều này có thể được ngăn ngừa bằng cách điều chỉnh nhiệt độ nước nóng
dưới 120 độ F. Sự tiếp xúc của quần áo với ngọn lửa có thể làm bốc cháy đồ
vải. Nguyên nhân gây tử vong hơn cả của bỏng nơi trẻ em là cháy nhà, chịu
trách nhiệm 45% những trường hợp tử vong có liên quan với bỏng. Hít khói
và hít các khí độc khác cũng góp phần vào tỷ lệ bệnh tật và tử vong của cháy
nhà.
4/ TẠI SAO VIỆC PHỎNG VẤN CÁC NHÂN VIÊN XE CỨU
THƯƠNG ĐẾN VỚI NẠN NHÂN HỎA HOẠN LÀ QUAN TRỌNG ?
Các nhân viên xe cứu thương có thể trả lời các câu hỏi có thể ảnh
hưởng lên điều trị và tiên lượng. Sau đây là những câu hỏi quan trọng cần
được đặt ra :
• Hỏa hoạn xảy ra trong một vùng hở hay đóng kín : một ngộ độc CO
phải được nghi ngờ trong trường hợp hỏa hoạn nơi một môi trường kín, nhất
là nếu có một biến đổi tri giác.
• Đứa trẻ được tìm thấy ở đâu ?
• Thời gian tiếp xúc với khói là bao lâu ?
• Đứa trẻ có bị bất tỉnh không ?
• Vận chuyển mất bao lâu ?
- Thời gian vận chuyển mất bao lâu ?
• Điều trị nào đã được thực hiện ?
• Có nghi chấn thương hay các thương tổn kèm theo không ?
• Các vật liệu nào hiện diện nơi hỏa hoạn ?
• Việc tiếp xúc thêm khói độc có phải là một mối quan tâm ?
5/ NHỮNG DẤU HIỆU VẬT LÝ NÀO ĐƯỢC LIÊN KẾT VỚI
CÁC NẠN NHÂN HỎA HOẠN ?
PHỔI THẦN KINH TRUNG ƯƠNG DA
Tim đập nhanh Lú lẫn Lông mũi
cháy xém
Tiếng thở rít Chóng mặt Bỏng
Tiếng khò khè Đau đầu Màu đỏ
anh đào
Tiếng ran Ảo giác Xanh tía
Sự rút vào Hôn mê
Ho Không yên
Đờm có cacbon Co giật
Khàn giọng
Mũi lòe ra
6/ KỂ NHỮNG PHUƠNG PHÁP THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG
ĐỂ ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ DIỆN TÍCH CƠ THỂ BỊ BỎNG NƠI TRẺ EM
?
• Sự phân bố diện tích bỏng (BSA : body surface area) khác nhau ở
người lớn và trẻ em. Quy tắc chuẩn các số 9 (rules of nines) được dùng ở
người lớn không chính xác như thế ở trẻ em.Trẻ nhỏ có một tỷ lệ diện tích
cơ thể lớn hơn ở đầu và nhỏ hơn ở các chi. Nagel và Schunk đã chứng minh
rằng diện tích toàn thể của lòng bàn tay đứa trẻ (gồm các các ngón tay) là
khoảng 1% diện tích cơ thể. – Ở trẻ em diện tích da bị bỏng không nên được
đánh giá bởi “ quy tắc số 9 ” của Wallace vì lẽ diện tích đầu của trẻ em quan
trọng hơn. Diện tích da bỏng phải được đánh giá từ bàn tay của bệnh nhân,
tương đương 1% diện tích của cơ thể, và từ các bảng Lund và Browder, có
tính đến sự tăng trưởng khác nhau của đầu và các khúc đoạn khác của cơ
thể.
7/ ĐIỀU TRỊ SƠ KHỞI CÁC BỎNG QUAN TRỌNG Ở MỘT
TRẺ NHỎ ?
• xử lý và ổn định đường hô hấp, sự thở và tuần hoàn
• lấy đi bất cứ vật nóng hoặc gây bỏng còn lại
• đặt đường truyền dịch và bắt đầu hồi sức dịch, nếu cần, đối với vài
bỏng nặng.
• cho thuốc giảm đau : phải nên nhớ rằng các vết bỏng thường vô
cùng đau đớn. Một khi đã ổn định về mặt huyết động, hãy xét đến việc cho
thuốc giảm đau có cường độ mạnh như morphine, 0,1 đến 0,2 mg/kg, tiêm
tĩnh mạch. Liều lượng này có thể lập lại mỗi 15 phút nếu cần, vừa theo dõi
nhịp hô hấp, độ bảo hoà oxy, huyết áp và trạng thái tinh thần. Có thể dùng
Proparacétamol, 15-20 mg/kg (tiêm tĩnh mạch chậm) hay Nalbuphine, 0,2
mg/kg (tiêm tĩnh mạch). Nếu trẻ dẫy dụa, có thể an thần với midazolam
(Dormicum), 100 mcg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc 200 mcg/kg bằng đường trực
tràng.
• theo dõi và duy trì nhiệt độ trung tâm
• đánh giá diện tích và độ sâu của bỏng
• tưới bằng nước muối ấm và vô trùng
• lấy đi một cách nhẹ nhàng bằng băng vô trùng mô hoại tử
• thực hiện cắt bỏ các mảng mô hoại tử (escharotomies), nếu cần, đối
với bỏng viên chu độ 3 (full-thickness circumferential burns)
• đắp trụ sinh dùng tại chỗ lên các bỏng độ hai (partial-thickness
burns)
• phủ vùng bỏng với khăn vô trùng
• cho thuốc phòng ngừa uốn ván, nếu cần.
8/ MÔ TẢ ĐIỀU TRỊ DỊCH NƠI MỘT TRẺ BỊ BỎNG NẶNG ?
Truyền dịch khởi đầu gồm dung dịch lactated Ringer hay muối đẳng
trương, nếu cần, để điều trị sốc. Lượng dịch truyền thay thế trong giai đoạn
đầu được ước tính bằng một trong hai công thức sau đây : Theo Parkland
formula thì 4ml/ kg / % diện tích bỏng có thể nên được cho trong 24 giờ đầu.
Một nửa được cho trong 8 giờ đầu và ½ được cho trong 16 giờ kế tiếp. Các
nhu cầu duy trì nên được thêm vào ở trẻ dưới 5 năm. Công thức Carvajal
khuyên cho 5000 ml /m2/ % diện tích bỏng cơ thể. ½ được cho trong 8 giờ
đầu và ½ còn lại được cho trong 16 giờ tiếp theo. Dịch duy trì 2000
ml/m2/ngày được thêm vào tổng số lượng dịch truyền. Cần nên nhớ rằng các
tính toán dịch bỏng chỉ cho một ước tính nhu cầu dịch. Cần cho lượng dịch
đầy đủ để duy trì lưu lượng nước tiểu từ 1 đến 1,5 mL/kg/ giờ. Các bệnh
nhân bị sốc cần được hồi sức dịch tích cực
9/ CÁC CHỈ ĐỊNH ĐỂ ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM BỎNG
VÙNG (REGIONAL BURN CENTER) ?
• các bỏng kèm theo thương tổn đường hô hấp hay chấn thương quan
trọng
• các bỏng quan trọng do chất hóa học hoặc do điện
• các bỏng độ 2 với diện tích trên 20% diện tích cơ thể
• các bỏng độ 3 với diện tích trên 2%
• các bỏng độ 3 nơi mắt, các bàn tay, bàn chân, hay vùng hội âm.
- các bỏng ở bàn tay, bàn chân, và vùng đáy chậu phải luôn luôn được
xem là nghiêm trọng, và tất cả các bỏng quan trọng ở những vùng này khởi
đầu nên được điều trị ở bệnh viện, tốt hơn là ở một trung tâm chuyên điều trị
bỏng.
10/ MÔ TẢ NHỮNG HÌNH THỨC BỎNG THƯỜNG LIÊN KẾT
VỚI NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM ?
Cố ý gây bỏng cho trẻ em là một hình thức thông thường của ngược
đãi trẻ em. Mọi vết thương bỏng nơi trẻ em phải được đánh giá để tìm khả
năng ngược đãi hay bỏ bê trẻ em.
• Donut burn. Thuật ngữ mô tả vùng trung tâm của mông không bị
bỏng vì được giữ tiếp xúc với sàn bồn tắm (mát hơn).Vùng ngoại biên chung
quanh của mông tiếp xúc với nước nóng và bị bỏng nặng hơn.
• Bỏng do nhúng vào nước sôi (immersion burns). Dạng bỏng này xảy
ra khi các chi được nhúng vào trong một chất dịch nóng. Bỏng được phân bố
dưới dạng khăn tay-và-bít tất (glove-and-stocking distribution), có bờ rõ nét,
độ sâu của bỏng đồng đều.
• Bỏng do tiếp xúc ở lòng bàn tay. Khi trẻ với tay để lấy những vật
nóng và nắm chúng trong lòng bàn tay.
• Vết hằn tương ứng với một vật, như thuốc lá hay bàn ủi, được dí vào
da.
Ngoài ra, những bỏng không tương ứng với bệnh sử hay bị gây nên
ngoài khả năng phát triển của đứa bé, đáng được điều tra thêm.
11/ CÁC CHỈ ĐỊNH ĐẶT ỐNG THÔNG NỘI KHÍ QUẢN CỦA
MỘT NẠN NHÂN HỎA HOẠN ?
• Tiếng thở rít (stridor) phát khởi sớm. Sự hiện diện của tiếng thở rít
(stridor) hay giọng nói khàn gợi ý rằng thương tổn đường hô hấp trên đang
tiến triển. Phù thanh quản chỉ đạt cao điểm 12 đến 72 giờ sau khi tiếp xúc
với khói. Đối với nguyên nhân này, thông nội khí quản thường cần một ống
thông với đường kính bên trong nhỏ hơn so với ống thông chuẩn bởi vì
đường hô hấp bị phù nề.
• Bỏng nặng ở mặt hay miệng. Bệnh nhân có nguy cơ đáng kể bị
thương tổn đường hô hấp trên và dưới.
- Suy hô hấp tăng dần lên. Suy hô hấp có thể được chẩn đoán bằng
lâm sàng hay bằng nồng độ PaCO2 tăng cao. Tăng thán huyết (hypercapnia)
có thể là do tình trạng tâm thần bị giảm sút, do đau đớn khi cử động thành
ngực, do hạn chế cử động thành ngực vì bị bỏng, do thương tổn hạn chế
(restrictive) hay tắc nghẽn phổi, hay do phù và tắc nghẽn đường hô hấp trên.
• Không thể bảo vệ đường hô hấp vì hôn mê hoặc do tiết dịch khí phế
quản nhiều.
• Nồng độ carboxyhemoglobin > 50. Thông nội khí quản và thông khí
tích cực (active ventilation) làm gia tăng nồng độ oxy và giúp làm giảm
nồng độ carboxyhemoglobin (HbCO) nhanh hơn.
• Sự hiện diện riêng rẽ của bồ hóng trong các lỗ mũi hoặc đờm có than
(carbonaceous sputum) không phải là một chỉ định đặt ống thông nội khí
quản
12/ CÁC DẤU CHỨNG CẤP TÍNH NÀO THƯỜNG THẤY
TRÊN HÌNH CHỤP X QUANG NGỰC CỦA MỘT TRẺ BỊ HÍT KHÓI
?
Các hình chụp khởi đầu thường bình thường. Các dấu chứng X quang
xuất hiện trễ hơn so với các triệu chứng vật lý. Do đó các hình chụp X quang
ngực là một phương tiện không nhạy cảm trong việc xác định thương tổn
phổi và hiếm khi ảnh hưởng lên thái độ xử lý ở phòng cấp cứu. Một hình
chụp X quang ngực bình thường không loại bỏ sự hiện diện của các thương
tổn phổi với mức độ đáng kể.
Các dấu chúng xuất hiện sớm gợi ý thương tổn nghiêm trọng. Những
thâm nhiễm kẽ phân tán (diffuse interstitial infiltrates) là phù hợp với sự hít
khói quan trọng. Những thâm nhiễm khu trú trong 24 giờ đầu chỉ rõ sự xẹp
phổi (atelectasia). Viêm phế quản phổi (bronchopneumonia), hậu quả của hít
khói, trong trường hợp điển hình, không xảy ra cho đến 3-5 ngày sau thương
tổn. Phù phổi xảy ra sau hồi sức dịch tích cực và không xuất hiện cho đến 6-
72 giờ sau khi hít khói. Tràn khí màng phổi thường là kết quả của chấn
thương do khí (barotrauma) sau thông nội khí quản và thông khí áp lực
dương tính (positive pressure ventilation).
13/ NHỮNG CHẤT HÓA HỌC ĐỘC NÀO CÓ THỂ ĐƯỢC
SINH RA TRONG MỘT HỎA HỌA ĐIỂN HÌNH ?
Chất hóa học Nguồn gốc Độc tính
HCl, khí Chlor Polyvinylchloride Kích thích phổi, bỏng
niêm mạc
CO Gỗ, bông Làm ngạt thở hóa học
Acrolein Gỗ, bông Kích thích phổi
Aldehydes Gỗ, bông Tổn hại tế bào
Benzene Plastics Gây tê tại chỗ
Phosgene Plastics Kích thích phổi
Cyanide Polyurethane, fabrics, Làm ngạt thở hóa học
plastics.
14/ TẠI SAO CO LÀ CHẤT ĐỘC CHẾT NGƯỜI ?
• CO là chất khí không có mùi và không nhìn thấy được và có thể gây
ngộ độc cho bệnh nhân mà không có dấu hiệu báo trước.
• Đó là một sản phẩm đốt cháy không hoàn toàn của hầu như tất cả
các chất đốt, vì thế nó hiện diện khắp nơi trong cuộc sống hàng ngày (ví dụ :
từ xe hơi đang chạy cho đến sựsưởi ấm nhà, cho đến việc nướng barbecue
với than )
• Ngộ độc CO trong giai đoạn sớm có thể bị chẩn đoán lầm như là
bệnh cảm cúm bởi vì có những triệu chứng chung như đau đầu, chóng mặt,
và khó chịu.
• CO phát triển một liên kết hầu như không đảo ngược với
hemoglobin (với ái tính 200-300 lần ái tính của oxy), làm xê dịch đường
cong phân ly oxyhemoglobin về phía trái.
- CO cũng phát triển một liên kết mạnh với những protéine chứa hème
khác, đặc biệt ở trong thể hạt (mitochondrie), do đó dẫn đến nhiễm toan
chuyển hóa và mất chức năng tế bào (đặc biệt là ở mô tim và hệ thần kinh
trung ương).
15/ MÔ TẢ CÁC HIỆU QUẢ SINH BỆNH LÝ CỦA NGỘ ĐỘC
CO ?
CO kết hợp với hemoglobin với ái tính 230 lần lớn hơn ái tính của
oxy. Sự sản sinh carboxyhemoglobin (HbCO) làm giảm đáng kể khả năng
vận chuyển oxy của máu. Sự liên kết của CO với phân tử hemoglobin làm xê
dịch đường cong phân ly oxy về phía trái. Sự xê dịch này làm ức chế sự
phóng thích oxy ở mô. CO cũng có hiệu quả độc tính ở mức tế bào. CO liên
kết cytochrome oxidase và thật sự phong bế chuỗi vận chuyển điện tử. Sự
phong bế này làm dễ sự sản xuất các gốc tự do (free radicals) và làm phá vỡ
chức năng của thể hạt (mitochondrie). Các kết quả cuối cùng là giảm oxy mô
(hypoxie) và nhiễm axit chuyển hóa (metabolic acidosis).
16/ THỜI GIAN BÁN HỦY CỦA CARBOXYHEMOGLOBIN
(HbCO) BỊ ẢNH HƯỞNG NHƯ THỂ NÀO Ở CÁC NỒNG ĐỘ OXY
KHÁC NHAU ? Thời
gian bán hủy
Không khí trong phòng (21%, 1 atmosphere) 5 giờ
100% oxygen 1 atm 80 phút
Oxy tăng áp (100% oxygen, 2,5 atm) 20 phút.
17/ CÁC XÉT NGHIỆM NÀO CẦN THỰC HIỆN NƠI NHỮNG
BỆNH NHÂN BỊ NGHI NGỘ ĐỘC CO ?
1. Nồng độ carboxyhemoghlobin (HbCO) trong máu :
• 0-1% : bình thường (những người hút thuốc có thể có nồng độ lên
đến 5-10%).
• 10-30% : đau đầu, khó thở do gắng sức, lú lẫn
• 30-50% : đau đầu dữ dội, nôn, mửa, nhịp tim và nhịp thở nhanh, rối
loạn thị giác, mất trí nhớ, thất điều.
• 50-70% : co giật, hôn mê, rối loạn nặng tim-hô hấp
- > 70% : thường tử vong
2. Nồng độ Hemoglobin : để đánh giá tình trạng thiếu máu có thể điều
chỉnh.
3. pH động mạch : để phát hiện nhiễm toan.
4. Phân tích nước tiểu tìm myoglobin : với ngộ độc CO, các bệnh
nhân dễ bị phân rã mô và cơ, với khả năng suy thận cấp tính do ứ đọng
myoglobin trong thận.
18/ NHỮNG ĐIỂM CHÍNH TRONG ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CO
NƠI TRẺ EM ?
• theo dõi rất sát.
• cơ sở chủ yếu của điều trị là cho oxy bổ sung với lưu lượng cao. Cho
oxy 100% cho đến khi nồng độ HbCO giảm xuống 5%. Thời gian bán hủy
của HbCO là 4 giờ nếu bệnh nhân thở khí trong phòng, 1 giờ nếu bệnh nhân
thở oxy 100%, và dưới 1 giờ nếu bệnh nhân ở trong buồng oxy tăng áp
(hyperbaric oxygen chamber) với oxy 100%.
• lưu ý điều trị ngộ độc cyanide, đặc biệt là khi nhiễm axit chuyển hóa
tồn tại mặc dầu điều trị đầy đủ với oxy.
- dùng oxy tăng áp (hyperbaric oxygen) nếu có một trong các tiêu
chuẩn sau đây :
• bệnh nhân có một bệnh sử hôn mê, co giật, hoặc trạng thái tâm thần
bất bình thường nơi hiện trường hoặc nơi phòng cấp cứu.
• có nhiễm axit chuyển hóa dai dẳng.
• bệnh nhân là một trẻ sơ sinh : nên trị liệu tích cực bằng oxy tăng áp
nơi các trẻ sơ sinh và nhũ nhi bởi vì khả năng bị tổn tương bởi ngộ độc CO
lớn hơn và khó đánh giá các triệu chứng ở lứa tuổi này.
• bệnh nhân là một phụ nữ có thai.
- nồng độ HbCO > 25%, mặc dầu bệnh nhân không có triệu chứng
thần kinh
19/ CÁC CHỈ ĐỊNH CỦA OXY TĂNG ÁP TRỊ LIỆU PHÁP ?
Việc sử dụng oxy tăng áp (hyperbaric oxygen) trong khung cảnh hội
chứng hít khói (smoke inhalation) là vấn đề rất được tranh cãi. Mặc dầu
không có thử nghiệm nào trên người chứng tỏ sự giảm tỷ lệ tử vong với oxy
tăng áp trị liệu pháp (hyperbaric oxygen therapy), nhưng những nghiên cứu
trên động vật đã cho thấy tỷ lệ sống sót được cải thiện với điều trị sau hội
chứng hít khói. Khi các chỉ định đối với một bệnh nhân không được rõ ràng,
thì nên hội chẩn thêm với các chuyên gia về tăng áp. Để được xem là một
ứng viên của oxy tăng áp trị liệu pháp, bệnh nhân phải được cho là khá ổn
định để có thể vận chuyển. Những lợi ích mong muốn nên được cân nhắc
với các nguy cơ do vận chuyển bệnh nhân đến phòng trị liệu, nhất là khi
khoảng cách vận chuyển xa.
20/ CÁC TIÊU CHUẨN CỦA OXY TĂNG ÁP TRỊ LIỆU PHÁP
(HYPERBAIC OXYGEN THERAPY)?
Các tiêu chuẩn thường được chấp nhận
• ngất xỉu
• các triệu chứng thần kinh nghiêm trọng (co giật, dấu hiệu thần kinh
khu trú, hôn mê ).
• thiếu máu cục bộ cơ tim được chẩn đoán bởi bệnh sử hay điện tâm
đồ.
• rối loạn nhịp tim (tâm thất, đe dọa mạng sống).
- các triệu chứng và dấu chứng thần kinh dai dẳng sau vài giờ điều trị
với Oxy 100% (lú lẫn tâm thần, rối loạn thị giác, thất điều).
• thai nghén (có triệu chứng, nồng độ carboxyhemoglobin > 15%,
bằng cớ thai ngột).
Các tiêu chuẩn cần xét đến
• nồng độ carboxyhemoglobin > 20-25%.
• các kết quả bất thường lúc khám thần kinh tâm lý.
• tuổi < 6 tháng với các triệu chứng (lờ đờ, cáu kỉnh, bỏ ăn)
• các trẻ em có bệnh kèm theo (sickle cell anemia) mà tình trạng giảm
oxy có thể có những tác dụng có hại
21/ LIỆT KÊ NHỮNG TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CHỦ YẾU CỦA
OXY TĂNG ÁP (HYPERBARIC OXYGEN)
• giảm nhanh chóng nồng độ của carboxyhemoglobin (HbCO) nhờ tác
dụng ồ ạt (mass action)
- cản lipid peroxidation, một quá trình được trung gian bởi CO, sản
xuất các chất biến dưỡng độc hại cho não bộ.
• trực tiếp oxy hóa các mô bằng cách nâng PaO2 lên những nồng độ
cực kỳ cao.
• làm giảm phù não.
• có thể hiệu quả trong việc huỷ bỏ ngộ độc cyanide.
• làm giảm các di chứng thần kinh tâm lý của ngộ độc CO
22/ CHỨNG CỚ ĐỘC TÍNH CỦA CYANIDE TRONG
TRƯỜNG HỢP HỎA HOẠN CHÁY NHÀ ?
• Một công trình nghiên cứu, được thực hiện ở Pháp, đã đo những
nồng độ của cyanide trong những mẫu nghiệm máu lấy từ các nạn nhân hỏa
hoạn, bởi các thầy thuốc cấp cứu tại chỗ. Các nồng độ cyanide này được
nhận thấy là cao hơn một cách đáng kể, so với các nồng độ được lấy nơi một
nhóm chứng các bệnh nhân không tiếp xúc với lửa và một nhóm chứng thứ
hai gồm các nạn nhân bị ngộ độc CO đơn thuần. Các nồng độ cyanide nơi
các nạn nhân hỏa hoạn, được tuyên bố chết ở hiện trường, là trên 110
micromol/L. Nồng độ cyanide trung bình nơi những người sống sót là 21,6
micromol/L. Nồng độ cyanide gây chết người thường được xem là 40
micromol/L.
- Trong hỏa hoạn, khí hydrogen cyanide (HCN) được tạo thành như là
một sản phẩm đốt cháy của len, tơ lụa, hàng nhân tạo và vật liệu xây dựng.
Sự tiếp xúc với cyanide được tạo ra bằng cách này bây giờ được công nhận
là nguyên nhân gây ngộ độc quan trọng nơi các nạn nhân hỏa hoạn mà trước
đây được cho là trúng độc CO .
23/ NỒNG ĐỘ CYANIDE ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ ĐỂ ĐIỀU TRỊ
NHƯ THỂ NÀO ?
Điều trị ngộ độc cyanide được chỉ định ở các nạn nhân hỏa hoạn với
chứng cớ hít khói quan trọng. Nồng độ lactate tăng cao tương quan với sự
hiện diện của cyanide và xuất hiện sớm hơn so với nồng độ cyanide.
24/ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CYANIDE NHƯ THẾ NÀO ?
• Sodium thiosulfate có thể được cho bằng đường tĩnh mạch, dưới
dạng dung dịch truyền 25% với liều lượng 1,65 ml/kg.
• Amyl nitrate và sodium nitrate biến đổi hemoglobin thành
methemoglobin. Methemoglobin nối kết với cyanide dưới dạng
cyanmethomoglobin. Phép trị liệu này thường không được khuyến nghị đối
với hội chứng hít khói bởi vì nó còn làm giảm thêm nồng độ Hb bình thường
nơi các nạn nhân hỏa hoạn vốn đã có một lượng Hb loạn chức năng đáng kể.
• Hydroxocobalamin (Cyanokit) được sử dụng để điều trị ngộ độc
cyanide ở châu Âu nhưng không có ở Hoa Kỳ.
25/ VAI TRÒ CỦA STEROIDS TRONG HỘI CHỨNG HÍT
KHÓI ?
Steroids có thể có lợi đối với những bệnh nhân với co thắt phế quản
cấp tính do hít khói. Không có chứng cớ chỉ cho thấy rằng steroids có lợi
trong điều trị phù hay viêm đường hô hấp do hít khói. Các thử nghiệm đã
chứng tỏ một sự liên kết giữa sự sử dụng steroids với tiên lượng xấu hơn về
mặt nhiễm trùng và tử vong.
26/ HẦU HẾT TỬ VONG TRẺ EM DO HỎA HOẠN XẢY RA Ở
ĐÂU ?
• Hầu hết các trẻ em (82%) chết tại nơi bị hỏa hoạn. Khoảng 7% chết
ở một bệnh viện địa phương, và 11% chết ở trung tâm bỏng.
27/ NHỮNG BIỆN PHÁP HỮU HIỆU NHẤT ĐỂ LÀM GIẢM
TỶ LỆ TỬ VONG DO BỎNG VÀ THƯƠNG TỔN DO HÍT KHÓI ?
Những hướng dẫn tiên liệu và dự phòng đã có khả năng cao nhất làm
giảm tử vong do bỏng và cháy nhà. Người ta ước tính rằng trên 50% tử vong
do hỏa hoạn có thể tránh được với sự sử dụng thích đang máy phát hiện khói
(smoke detectors). Trên 90% tử vong trong thời kỳ ấu thơ do hỏa hoạn xảy
ra trong nhà không có máy phát hiện khói hoạt động đúng đắn, và hầu hết
các trẻ em nạn nhân của cháy nhà đều chết do hít khói hơn là do bỏng. Máy
phát hiện khói nên được thiết đặt trong nhà và nên được trắc nghiệm đều
đặn. Bộ pin nên được thay thế hai lần mỗi năm. Các gia đình nên được giáo
dục về việc lập kế hoạch đường thoát thân, đánh giá nguy cơ cháy nhà, và sử
dụng và cất giữ máy dập lửa. Nên tránh sự sử dụng bất cẩn thuốc lá. Hạ mức
điều chỉnh nhiệt của máy làm nước nóng để cho nước với nhiệt độ tối đa 120
độ, sẽ làm gia tăng nhiều thời gian cần tiếp xúc trực tiếp để gây nên bỏng độ
ba. Nước sôi nên được đặt ở các lò sau trên bếp lửa, như vậy nằm ngoài tầm
với của các trẻ em. Các trẻ em nên cho mặc các bộ đồ ngủ làm chậm lửa
(flame-retardant sleepwear).
BS NGUYỄN VĂN THỊNH