Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đi mua đồ cũ nên chú ý đến yếu tố gì? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.32 KB, 10 trang )

Đi mua đồ cũ nên chú ý đến yếu tố gì?
Có quá nhiều yếu tố khi đi mua đồ "second hand"
khiến người mua "hoảng loạn". Vậy phải ưu tiên
điều gì khi mua các sản phẩm này?
Đi mua đồ cũ đã trở thành một phần quan trọng
không thể thiếu của các giao dịch đồ công nghệ.
Thậm chí, ở một số mặt hàng, giao dịch đồ "second
hand" (2nd) có phần còn nhộn nhịp hơn đồ mới. Đặc
biệt, với những người người không quá dư dả tiền thì
đây luôn là lựa chọn hàng đầu. Tuy vậy, không phải
ai cũng biết cần chú ý điều gì, ưu tiên yếu tố nào
trong việc lựa chọn đồ cũ.


Nếu chưa biết, hãy cùng theo dõi bài viết sau để có
những ưu tiên đúng đắn khi lựa chọn mua hàng cũ.

Uy tín người bán

Đặc điểm rất đặc trưng của việc mua bán đồ 2nd là
chất lượng, giá cả hàng hóa rất khó xác định. Chưa
nói đến nguy cơ mua nhầm đồ giả, riêng chuyện xác
định độ mới, chất lượng và xuất xứ của sản phẩm
cũng là một điều cực kỳ khó khăn và phức tạp. Phải
nói thêm rằng với "trình độ" và sự hiểu biết về phần
cứng chung của người dùng thì khó có thể phân biệt
được thật giả cũng như xác định những "căn bệnh"
tiềm ẩn của sản phẩm.




Với những người bán không trung thực, việc tráo đổi
phụ kiện, lừa dối về tình trạng hàng hóa là điều
thường xuyên. Bạn nghĩ có thể kiểm tra được số
IMEI của điện thoại để biết thật giả? Bạn nghĩ rằng
các số P/N hay S/N có thể xác định nguồn gốc của
laptop? Vậy bạn đã nhầm to!

Trừ một số ít sản phẩm cao cấp và đặc biệt, hầu hết
điện thoại hay laptop hiện nay đề có thể sửa được số
này. Thậm chí, ngay cả cấu hình laptop, với một số
thao tác, kẻ gian cũng có thể sửa được trong bảng
hiển thị của Windows (Run > dxdiag).

Vậy, nếu không có hiểu biết kỹ càng về phần cứng thì
uy tín của người bán là yếu tố đầu tiên cần quan tâm
khi mua đồ cũ.

Độ mới và chất lượng

Nhiều người có suy nghĩ khá kỳ lạ là đồ 2nd đồng
nghĩa với đã cũ mèm kém chất lượng. Thậm chí,
nhiều người luôn khẳng định rằng sản phẩm phải có
vấn đề gì thì chủ nhân cũ của nó mới tìm cách "đá"
nó đi.



Tất nhiên, đúng là có không ít người bán đồ cũ với
những mục đích không "trong sáng" như trên. Nhưng

rõ ràng, họ chỉ là thiểu số. Đại đa số người dùng bán
đồ cũ có những lý do hết sức "chính đáng" như: Cần
tiền (để nâng cấp đồ mới, cho các mục đích cá nhân
khác), không thích dòng sản phẩm đó nữa

Hãy xem xét thật kỹ độ mới và chất lượng của sản
phẩm trước khi đưa ra quyết định. Hãy kiểm tra và cố
gắng phát hiện những lỗi phổ biến hay gặp ở sản
phẩm định mua, độ mới của sản phẩm (ví như lớp vỏ)
cũng là một lưu ý. Đừng nghĩ xấu về đồ 2nd nhưng
cũng đừng "tham" sản phẩm quá cũ hoặc có dấu hiệu
"bệnh tật".

Chế độ bảo hành

Sẽ là rất tốt nếu sản phẩm bạn định mua còn bảo
hành chính hãng hay còn bảo hành của các nhà phân
phối, trung tâm bảo hành chính thức tại Việt Nam.
Tuy nhiên, không nhiều đồ 2nd còn các loại bảo hành
này.



Chế độ bảo hành đề cập ở đây là trách nhiệm của
người bán đồ cũ với sản phẩm của mình. Hầu hết các
cửa hàng đều có đội ngũ kỹ thuật để sửa chữa, bảo
hành cho các sản phẩm được bán ra. Đương nhiên,
yếu tố này phải kết hợp với uy tín của người bán. Hãy
lựa chọn cửa hàng, người bán lâu năm, có nhiều phản
hồi tốt từ người dùng. Nếu vậy, bạn sẽ vừa có cảm

giác tin tưởng mà vừa có thể nhận được thời gian bảo
hành trách nhiệm "dài hơi".

Giá cả

Tất nhiên, khi đi mua đồ cũ, mục đích của nhiều
người là tiết kiệm một khoản "kha khá" so với mua
đồ mới 100%. Tuy nhiên, đừng vì điều này mà bỏ
qua các yếu tố quan trọng kể trên. Giá cả chỉ là yếu tố
cuối cùng nên quan tâm khi mua đồ cũ.



Bạn có thể tiết kiệm vài trăm ngàn đồng để chọn cửa
hàng kém uy tín hơn, vài trăm ngàn để chấp nhận một
vài lỗi mà bạn cho là "lặt vặt". Ví dụ như màn hình
laptop bị vài điểm chết hay điện thoại thỉnh thoảng
không nhận thẻ nhớ. Đây là những sai lầm cực kỳ
nghiêm trọng mà nhiều khả năng bạn sẽ phải hối hận
về sau này vì tai họa chúng mang lại không nhỏ. Bởi
vậy, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định "tiết
kiệm".

Thật ra mua đồ không bao giờ là việc dễ dàng nhưng
cũng không phải là nhiệm vụ bất khả thi. Tuân thủ
chính xác theo các điểm lưu ý ở trên sẽ giúp bạn mua
được hàng phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình.
Chúc bạn đọc may mắn!


×