Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Báo cáo tham luận dạy học tích hợp môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.72 KB, 2 trang )

BÀI THAM LUẬN
DẠY TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VÀO MÔN LỊCH SỬ CẤP THCS
Họ tên người viết: Nông Tương Hải Đăng.
Đơn vị: THCS Tân Thạnh , Thanh Bình.
Môn: Lịch sử , cấp: THCS.
I. Tình hình chung
1/ Thuận lợi
Con người và xã hội loài người luôn luôn gắn bó với môi trường sinh sống, chịu ảnh
hưởng của môi trường và tác động trở lại đối với môi trường một cách tích cực hay tiêu cực. Trải
qua quá trình phát triển lâu dài, con người đã thích ứng, khai thác tự nhiên, cải tạo tự nhiên để tồn
tại và phát triển. Tuy nhiên ở mỗi thời đại, con người tác động vào môi trường theo các phương
thức riêng tùy thuộc vào trình độ phát triển của xã hội loài người, sự phát triển của công nghệ khai
thác, chinh phục thế giới tự nhiên. Trong thời kì nguyên thủy, con người hoàn toàn phụ thuộc vào
tự nhiên, xã hội ngày một phát triển, sự lệ thuộc này giảm bớt; con người đã cải tạo, chinh phục tự
nhiên, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Vì vậy, môn Lịch sử có khả năng góp phần thực hiện việc giáo dục bảo vệ môi
trường cho học sinh.
2/ Khó khăn
Bộ môn Lịch sử chưa có nhiều phương tiện hay phương pháp hay để giúp học sinh
dễ tiếp thu hơn. Nội dung bộ môn Lịch sử không có nhiều bài để tích hợp nội dung giáo dục môi
trường vào bài học. Đôi khi nội dung bài ghi còn nhiều mà cần phải truyền đạt cho học sinh nhiều
thứ đã không đủ, nay phải thêm tích hợp giáo dục môi trường sẽ gây không ít khó khăn…
II. Phương pháp triển khai và thực hiện
1/ Triển khai
Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tích hợp nội dung giáo dục môi
trường thông qua các hoạt động ngoại khóa, xây dựng mô hình nhà trường xanh - sạch - đẹp,
thường xuyên tổ chức các buổi hoạt động ra quân bảo vệ môi trường… nhằm giúp học sinh nhận
thức được tầm quan trọng môi trường trong cuộc sống loài người. Khuyến khích động viên các
sáng kiến, phát minh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Giáo viên thường xuyên vận dụng nhiều phương pháp khác nhau để học sinh hiểu


được con người và xã hội loài người luôn luôn gắn bó với môi trường sinh sống, chịu ảnh hưởng
của môi trường và tác động trở lại đối với môi trường một cách tích cực hay tiêu cực. Từ đó học
sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống của mình.
2/ Quá trình thực hiện
Đầu tiên phải cho học sinh biết một số kiến thức cơ bản về môi trường: môi trường là
gì? Các chức năng cơ bản của môi trường, thành phần của môi trường, tình hình môi trường hiện
nay…
Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh về trách nhiệm và ý
thức bảo vệ môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau, thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ
môi trường, có quyền lợi và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi
trường.
Tích hợp thông qua chương trình dạy học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa,
đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Chú ý khai thác
tình hình thực tế môi trường của địa phương.
Một số phương pháp đã thực hiện trong dạy tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường:
- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa.
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục.
- Phương pháp hoạt động thực tiễn.
- Phương pháp giải quyết vấn đề theo cộng đồng.
- Phương pháp nêu gương…
Các nội dung tích hợp trong chương trình:
Thông qua việc dạy học về các thời kì phát triển của xã hội loài người, môn Lịch sử
giúp học sinh hiểu cách thức con người khai thác, chinh phục thế giới tự nhiên ở mỗi thời kì và ảnh
hưởng của các hoạt động đó đối với môi trường. Ở mỗi thời đại, con người tác động vào môi
trường theo các phương thức riêng tùy thuộc vào trình độ phát triển của xã hội loài người, sự phát
triển của công nghệ khai thác, chinh phục thế giới tự nhiên. Trong thời kì nguyên thủy, con người
hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, xã hội ngày một phát triển, sự lệ thuộc này giảm bớt; con người
đã cải tạo, chinh phục tự nhiên, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
3/ Kiểm tra đánh giá

Đa số học sinh đều nắm bắt kịp thời các thông tin về môi trường và luôn có ý thức về
bảo vệ môi trường
Tỷ lệ câu hỏi được lồng ghép vào các bài kiểm tra là khoảng 10% số câu hỏi và 15 -
20% số điểm, công việc kiểm tra đạt hiệu quả cao.
III. Bài học kinh nghiệm
Trong khi tiến hành đồng bộ, kết hợp các phương pháp dạy học, có một phương pháp
là chủ đạo, phù hợp với sự kiện nhân vật, vấn đề lịch sử đang học: giáo viên hướng dẫn học sinh
nắm vững kiến thức lịch sử đang học. Ở chỗ nào có liên quan đến môi trường sinh thái, đến tự
nhiên thì giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, liên hệ kiến thức lịch sử với việc giáo dục môi
trường. Trong tích hợp kiến thức lịch sử với các loại kiến thức khác có liên quan để giáo dục môi
trường, chủ yếu là những kiến thức về địa lí, về khoa học – kĩ thuật giáo viên có thể: Tạo biểu
tượng về điều kiện tự nhiên liên quan đến một sự kiện, nhân vật lịch sử. Phân tích tác động, ảnh
hưởng của điều kiện tự nhiên đối vơi sự phát triển lịch sử.
IV. Kiến nghị
Hỗ trợ nhiều phương tiện dạy học như tranh ảnh có liên quan giữa lịch sử với môi
trường, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho tất cả
các giáo viên.
V. Kết luận
Việc giáo dục môi trường trong môn lịch sử làm cho học sinh hiểu rõ, sâu hơn quá
trình phát triển của xã hội loài người, mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường tự
nhiên. Qua đó, hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, tuân thủ các quy luật khách quan
và luật pháp của nhà nước ban hành về bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

×