Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

sơ kết xây dựng trường học thân thiện 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.24 KB, 5 trang )

PHÒNG GD & ĐT HẢI LĂNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI DƯƠNG
SỐ /SK HD
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hải Dương, ngày tháng năm 2010
SƠ KẾT THỰC HIỆN PHONG TRÀO
“XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
NĂM HỌC 2009-2010

Thực hiện tinh thần Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/8/2008 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai
đoạn 2008-2013; Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/07/2008 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về Kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008-
2009 và giai đoạn 2008-2013; Đồng thời bám sát Kế hoạch số 133 /KH-GDĐT
ngày 22 / 12 / 2008 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hải Lăng về Kế hoạch triển
khai Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
… năm học 2009-2010 và giai đoạn 2008-2013;
Sau khi tiếp nhận các công văn chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua xây dựng
trường học thân thiện – học sinh tích cực của ngành, đặc biệt là kế hoạch số
133/KH-GD của phòng GD&ĐT Hải Lăng, Chi bộ - Ban Giám hiệu nhà trường đã
tiến hành họp nghiên cứu, bàn bạc và vạch ra các nhiệm vụ trọng tâm cho việc chỉ
đạo và thực hiện trong nhà trường. Trường Tiểu học Hải Dương đã xây dựng kế
hoạch và chỉ đạo tổ chức triển khai phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân
thiện, học sinh tích cực” năm học 2009-2010 với những công việc cụ thể sau:
I. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC.
1. Đối với Giáo viên:
-Đã tổ chức tốt việc học tập, nghiên cứu tinh thần các văn bản về phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, chỉ ra các vấn đề cơ


bản, nội dung trọng tâm cần triển khai thực hiện và đặc biệt là thực hiện thường
xuyên việc tuyên truyền, giáo dục đối với học sinh lồng ghép trong các nội dung
dạy học-giáo dục trong nhà trường.
1
-Thực hiện tốt việc xây dựng lồng ghép nội dung phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” vào kế hoạch công tác cá nhân
của năm học, từng học kỳ.
-Thống nhất được các mốc thực hiện:
+Thời gian triển khai: Bắt đầu từ học kỳ 1 ( từ tháng 9/2009)
+Thời gian đánh giá: theo từng học kỳ.
2. Đối với học sinh:
-Thực hiện có hiêu quả công tác tuyên truyền, giáo dục để học sinh biết
được mục đích, ý nghĩa của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện –
Học sinh tích cực” trong nhà trường và với cộng đồng.
-Tổ chức các hội thi để nhân rộng mô hình tích cực, đồng thời thực hiện
đánh giá thi đua trong học sinh để động viên và tạo ra không khí hứng thú, cởi mở,
thân thiện trong học tập và hoạt động.
II. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1) Công tác tổ chức, quản lý:
-Đã bổ sung nội dung quyết định đối với BCĐ thực hiện các phong trào thi
đua trong nhà trường bao gồm: Cuộc vận động (CVĐ) Học tập và làm theo tấm
gương đạo đưc Hồ Chí Minh, CVĐ Hai không với 4 nội dung, CVĐ Mỗi thầy cô
giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, thi đua xây dựng trường học
Xanh- Sạch – Đẹp và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học
sinh tích cực”.
-Đã hoàn chỉnh bộ hồ sơ về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện – Học sinh tích cực” bao gồm Kế hoạch triển khai và Chương trình hành
động cụ thể của nhà trường (Tích hợp trong Chương trình hành động thực hiện
Nhiệm vụ và Chủ đề năm học).
-Phân công nhiệm vụ cụ thể: Tổng phụ trách Đội và Bí thư Chi đoàn giáo

viên trực tiếp chỉ đạo và triển khai các trò chơi cho học sinh trong giờ sinh hoạt
giữa giờ; Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp theo dõi, quản lý học sinh trong quá trình
tổ chức các hoạt động trò chơi.
2) Kết quả về n âng cao chất lượng Dạy học - Giáo dục :
Cùng với với việc thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung và
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, phong
trào thi đua đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” đã góp phần
cải thiện và nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Thể hiện:
2
-Chất lượng đại trà đã được xây dựng mộ cách vững chắc và có sự tiến bộ
về tỷ lệ học sinh khá giỏi:
+Học sinh khá giỏi đạt trên 70% - tăng hơn 10 % so với năm học 2007-
2008,
+Duy trì tốt chất lượng học sinh giỏi mũi nhọn với kết quả: 4 giải nhất, 01
giải nhà học sinh giỏi cấp huyện; 2 giải nhì, 2 giải ba và 2 giải KK học sinh giỏi
Văn hóa cấp tỉnh của năm học 2008-2009. Năm học 2009-2010 đạt 1 giải nhất toán
cấp tỉnh, 4 giải khuyến khích Tiếng việt cấp tỉnh.
+Duy trì 100% số học sinh đã huy động từ đầu năm
-Chủ động kết hợp với thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn nhà
trường tổ chức cho giáo viên, đoàn viên học tập các chuyên đề, nâng cao nhận thức tư
tưởng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Tích cực, thân thiện và đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong công tác nên hiệu quả
trong vai trò dạy học của giáo viên cũng đáng biểu dương: 03 GVDG Huyện, 02 đ/c
BD học sinh giỏi xuất sắc,… các hoạt động phong trào khác cũng được nhà trường
hưởng ứng tích cực, có hiệu quả.
3) Hiệu quả về Xây dựng trường lớp Xanh, Sạch, Đẹp :
- Đảm bảo tốt vệ sinh trường học: Trường và lớp học thường xuyên sạch sẽ
thoáng mát; sửa chữa, nâng cấp hoàn chỉnh nhà vệ sinh ở khu vực chính sạch sẽ;
có hệ thống nước vệ sinh và thoát nước tốt.

-Làm tốt việc phân công các khu vực vệ sinh công cộng, vệ sinh môi trường,
nhà vệ sinh, trồng và chăm sóc các bồn hoa, cây cảnh, trang trí lớp học… Qua đó
các em đã dần bỏ đi thói quan vứt rác bừa bãi, leo trèo, hái lá, bẻ cành và biết quan
tâm và có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây, vệ sinh môi trường sạch đẹp.
- Quy hoạch, xây dựng kế hoạch chăm sóc và trồng mới cây có bóng mát,
cây cảnh, góp phần xây dựng cảnh quan sư phạm, môi trường trường học.
- Trang trí phòng học theo hướng đảm bảo đủ ánh sáng, bàn ghế, phòng học
đảm bảo vệ sinh, thẩm mỹ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên và học
sinh.
- Huy động được sự đóng góp của cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo
dục ngoài nhà trường trong việc xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất, cảnh quan trường
lớp học.
- Xây dựng hệ thống bảng biểu, panô trong trường học:
+ Trang trí lớp học đảm bảo quy định theo điều lệ nhà trường.
3
+ Hoàn thành việc lắp đặt panô tuyên truyền về phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các nội dung giáo dục theo
từng giai đoạn và theo chủ đề năm học.
4) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh:
- Nhà trường phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn, Tổng phụ trách đội,
giáo viên phụ trách lớp tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao trong nhà
trường. Tham gia tốt các phong trào thể thao, văn nghệ do địa phương và ngành tổ
chức.
-Tham gia tốt ngày hội Trò chơi Dân gian và giải bóng đá mini cấp cụm (tổ
chức vào ngày 15/3/2009), các hoạt động nghi thức và trò chơi Dân gian nhân dịp
kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/2009, … . Các ngày hội đó
đã thực sự tạo ấn tượng hết sức tốt đẹp, tích cực đối với học sinh qua giao lưu với
các đơn vị trong cụm, kích thích sự hăng hái tập luyện, tinh thần đoàn kết, đồng
đội trong hoạt động và cả sự tích cực – hứng thú trong học tập.
Qua đó tạo điều kiện cho học sinh phát triển khả năng tư duy, sự sáng tạo

và phát huy vai trò của cá nhân, của tập thể.
- Triển khai đưa một số trò chơi dân gian phù hợp lứa tuổi học sinh tiểu học
vào nhà trường, hướng dẫn học sinh chơi vui bổ ích:
Đã lựa chọn được các loại hình trò chơi dân gian cụ thể, phù hợp để triển
khai trong nhà trường, bao gồm: kéo co, bịt mắt bắt dê, nhảy bao bố, cướp cờ, đổ
nước vào chai, ném vòng cổ chai, mèo đuổi chuột,…, Các yêu cầu về thực hiện
thân thiện trong tất cả các hoạt động của nhà trường: Thân thiện – tích cực trong
học tập, trong giao lưu với bạn bè và cộng đồng, thân thiện với môi trường,…
-Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, TDTT
trong học sinh nhân dịp các ngày lễ trọng đại, các chủ đề, chủ điểm.
5) Tác dụng Giáo dục và Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong
cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt nhóm, … trong học tập và
các hoạt động tập thể. Có ý thức cộng đồng, sự hợp tác và tương trợ, phát huy trí
tuệ của cá nhân và tập thể trong các hoạt động học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo
đức.
- Rèn luyện cho học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống
tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
4
- Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho học sinh để các em không có
các hành vi bạo lực trong trường học: không bắt nạt em nhỏ và các bạn yếu, không
đánh nhau
- Không có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ; không phân biệt giàu
nghèo… Giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa cho học sinh.
Trên đây là sơ kết triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực" năm học 2009-2010.
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Gia Cương
5

×