Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện phong trào xây dựng:"Trường học thân thiện học sinh tích cực"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.88 KB, 10 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC
HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “ XÂY DỰNG TRƯỜNG
HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”.
I/ Lí do chọn đề tài:
Năm học 2008-2009 là năm đầu tiên trường TH Đức Chính 2 thực hiện
phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do
Bộ GD&ĐT phát động. Đây là cuộc vận động có ý nghĩa hết sức to lớn
nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự kết hợp chặt chẽ, tích cực giữa nhà trường và
cộng đồng để hướng tới một môi trường giáo dục an toàn , bình đẳng, thân
thiện, hiệu quả, tạo hứng thú cho học sinh tích cực học tập và tham gia các
hoạt động khác, góp phần đảm bảo quyền trẻ em, nâng cao chất lượng giáo
dục trên cơ sở tập trung mọi nguồn lực của nhà trường vì học sinh thân yêu.
Trong trường học thân thiện, học sinh được tạo mọi điều kiện để sống
khỏe mạnh, vui vẻ, tích cực, chủ động trong học tập và tham gia các hoạt
động khác, giáo viên nhiệt tình giảng dạy, yêu thương tôn trọng, thân thiện
với học sinh, gia đình và cộng đồng quan tâm, chăm sóc tạo điều kiện cho
học sinh phát huy hết mọi tiềm năng trong môi trường an toàn, lành mạnh và
thuận lợi.
Trường học thân thiện, học sinh tích cực hướng tới một môi trường giáo
dục thân thiện: Học sinh thân thiện với nhau, giáo viên thân thiện, cộng đồng
thân thiện, học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình giáo dục,
được phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập và hoạt động xã hội,
giáo viên được đáp ứng các nhu cầu và sự quan tâm trong công tác giáo dục
học sinh.
Thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” chính là phấn đấu để đạt được các chuẩn mực quốc gia, cũng chính
là mục tiêu cần đạt của nhà trường. Mặt khác xuất phát từ tình hình thực tế
của địa phương xã Đức Chính, một xã nằm giữa hai thị trấn của Huyện, chỉ
cách 2 thị trấn Võ đắt, Võ xu 4 km đường bộ, nhưng lại là một xã nghèo,
ruộng đất ít, người dân sống chủ yếu bằng nghề thuần nông, thu nhập và
mức sống thấp, chính vì vậy trường TH Đức Chính 2 cũng gặp phải những


khó khăn nhất định. Chỉ tính riêng số học sinh của nhà trường, thì các em
thuộc đối tượng con em của các gia đình thuộc diện hộ nghèo đã có tới
60/257 em, chiếm tỉ lệ 23,4%. Phần đông các em trong số học sinh này luôn
luôn có nguy cơ bỏ học giữa chừng vì đời sống gia đình khó khăn, cha mẹ
các em lo việc mưu sinh, không có điều kiện quan tâm thường xuyên đến
con cái, cũng chính vì vậy mà thường số học sinh yếu cũng rơi vào nhóm đối
tượng này. Trường còn có 12 học sinh có cha mẹ li hôn, hoặc mồ côi cha,
mẹ phải ở với ông, bà , họ hàng…Đây cũng chính là những em cần được đặc
biệt quan tâm.
Cơ sở vật chất của nhà trường vừa thiếu lại vừa trong tình trạng xuống
cấp, các phòng học đã xây dựng cách đây trên 20 năm nên vừa chật chội lại
vừa thấp và không đủ ánh sáng. Các phòng làm việc cho BGH và nhà trường
không có, phải sử dụng 1 phòng học để dùng chung cho tất cả các ban ngành
trong nhà trường nên rất khó khăn và bất tiện.
Đối với đội ngũ giáo viên, hầu hết đều yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình và
tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giáo dục,
tuy nhiên ảnh hưởng của quan niệm giáo dục “ Thương cho roi cho vọt” vẫn
chưa được triệt để khai thông trong nhận thức, vì vậy, khi thực hiện công tác
giáo dục nhất là đối với trẻ em học khó, trẻ có nguy cơ lưu ban, trẻ có những
hành vi cá biệt … thường dễ xảy ra tình trạng vi phạm nhân phẩm học sinh.
Trong trường học hiện nay, việc tổ chức cho học sinh vui chơi chưa
được quan tâm đúng mức, phần lớn là để cho HS chơi tự do, có chăng chỉ là
cấm các trò chơi nguy hiểm còn chưa quan tâm đến việc tập cho các em các
trò chơi dân gian, đa dạng, phong phú để thỏa mãn nhu cầu vui chơi lành
mạnh của trẻ.
Cũng chính do thiếu về cơ sở vật chất nên trường không tổ chức được
lớp học 2 buổi/ ngày và việc đảm bảo về kiến thức cơ bản cho học sinh chỉ
tập trung vào một buổi dạy chính khoá, chưa có thời gian luyện tập nhiều,
hạn chế thời gian trong việc tổ chức các trò chơi học tập nhằm tạo nhiều cơ
hội cho học sinh tham gia các hoạt động học phát huy tính tích cực, sáng tạo

của các em trong học tập.
Với những lí do trên thì việc xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh
tích cực” là hết sức thiết thực đối với nhà trường. Việc chỉ đạo và thực hiện
phong trào này đạt kết quả tốt chính là đã hoàn thành nhiệm vụ chính trị của
nhà trường là “ Dạy tốt và học tốt”.
II/ một số kinh nghiệm trong việc triển khai chỉ đạo “ Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”.
1/ Công tác vận động tuyên truyền:
Đối với bất cứ công việc gì, muốn đạt được kết quả thì vai trò cán bộ là
yếu tố quan trọng hàng đầu, “ Cán bộ nào, phong trào ấy” là vậy, xuất phát
từ nhận thức trên, ngay từ đầu năm học nhà trường đã tiến hành thành lập
Ban chỉ đạo thực hiện phong trào, bao gồm các ban ngành đoàn thể chủ chốt
trong nhà trường, xây dựng kế hoạch thực hiện và phân công trách nhiệm cụ
thể cho từng thành viên Ban.
Tiếp theo là công tác tuyên truyền vận động, làm cho mọi cán bộ, giáo
viên, phụ huynh học sinh thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn và lợi
ích thiết thực của cuộc vận động. Trước tiên là triển khai đến CB-GV Chỉ thị
40/2008/CT-BGD-ĐT ngày 22/7/2008 Chỉ thị về việc phát động phong trào
thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Kế hoạch
307/KH-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 về kế hoạch triển khai phong trào thi
đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường
phổ thông năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013; Kế hoạch 2999/KH-
SGDĐT ngày 26/8/2008 về việc triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”…Và các công văn chỉ đạo của
PGD-ĐT.
2/ Triển khai thực hiện phong trào:
- Việc triển khai thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” được gắn với việc thực hiện cuộc vận động “ Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “ Hai không”
do BGD-ĐT phát động, lồng ghép trong kế hoạch của các ban ngành, đoàn

thể, trong công tác chuyên môn, trong công tác chủ nhiệm của giáo viên,
trong phong trào của Đội TNTP, Đội nhi đồng…Rải đều, gắn liền với các
chủ điểm, các phong trào thi đua trong năm học một cách tự nhiên tạo nên
một không khí thi đua sôi nổi trong nhà trường góp phần hỗ trợ, đem lại hiệu
quả thiết thực trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh của nhà trường.
Trong quá trình thực hiện phong trào, Hiệu trưởng phải là người thường
xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, kiểm tra và tạo mọi điều kiện thuận
lợi để các ban ngành đoàn thể, giáo viên, học sinh thực hiện thành công.
Ngoài ra còn phải động viên kịp thời những thành tích, những nhân tố điển
hình để khích lệ phong trào.
Ví dụ ở nội dung: “ Xây dựng trường lớp sạch, đẹp, an toàn”:
Tổ chức phát động phong trào thi đua:
+ Trang trí lớp học, giữ gìn lớp học sạch đẹp:
- Giáo viên và học sinh sưu tầm các loại cây, hoa và trang trí lớp; sắp xếp
bàn ghế trong lớp khoa học, thuận tiện cho việc dạy của giáo viên và việc
học của học sinh.
- Nhà trường vận dụng các nguồn kinh phí để trang bị đèn , quạt điện để đảm
bảo ánh sáng và chống nóng. Mua hoa, đồng hồ treo tường, giỏ rác,
chổi….Sửa chữa, làm mới lại các bảng danh ngôn và khẩu hiệu…Để lớp
học thêm đẹp, thân thiện và thuận lợi cho việc học tập của học sinh.
- Vận dụng các nguồn kinh phí để sửa sang lại lớp học, phòng làm việc ,
đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh.
- Ngoài ra còn dành riêng mảng tường trong lớp học để trưng bày sản phẩm
của học sinh và mảng tường ôn luyện kiến thức: Ở mảng tường trưng bày
sản phẩm: đó là những bài của học sinh được điểm cao, những bài văn hay,
những tranh vẽ đẹp…để khuyến khích các em luôn học tập, luôn cố gắng để
bài làm của mình sẽ được cô chọn trưng bày và các bạn sẽ cùng nhau đọc
những bài làm ấy, các em sẽ học tập được những điều hay từ những người
bạn gần gũi trong lớp của mình. Ngược lại ở mảng tường ôn luyện kiến thức
là phần dành cho giáo viên: thầy, cô giáo tóm tắt những quy tắc, những ghi

nhớ, những kiến thức cơ bản mà cần cho học sinh ôn luyện thường xuyên để
nắm vững, nhớ lâu từ đó mà vận dụng tốt trong quá trình luyện tập thực
hành, hàng ngày đến trường các em được thường xuyên tiếp xúc và quá trình
ghi nhớ được lặp lại nhiều lần, tự nhiên khắc sâu vào trí nhớ mà không phải
gò ép mất nhiều thời gian. Mảng tường này được giáo viên trang trí đẹp để
thu hút các em.
+ Giữ gìn và làm đẹp cảnh quan nhà trường: ( Xuyên suốt trong cả năm
học)
- Giáo viên thường xuyên nhắc nhở trong các giờ sinh hoạt chủ nhiệm, phân
công công việc cụ thể cho từng tổ HS.
- Nhà trường phân khu vực cố định và cụ thể cho từng lớp chịu trách nhiệm
bảo vệ và giữ gìn vệ sinh đến hết năm học: 2 lớp 5 giữ gìn vệ sinh nửa sân
trường phía bên phải, 2 lớp 4 giữ vệ sinh nửa sân trường phía bên trái, 2 lớp
3 giữ gìn vệ sinh đoạn đường phía trước cổng trường, riêng lớp 1 và lớp 2 do
các em còn quá nhỏ nên chỉ phân công giữ gìn vệ sinh khu vực sân của lớp
mình.
- Đội TNTP chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện và chấm điểm thi đua
từng tuần. Tuyên dương lớp thực hiện tốt vào buổi chào cờ thứ hai đầu tuần,
khen thưởng vào cuối học kì, cuối năm học.
Chính nhờ việc triển khai thực hiện chặt chẽ như vậy, đã giúp cho sân
trường, lớp học luôn luôn được sạch sẽ vừa giáo dục cho các em thói quen
bỏ rác đúng nơi quy định, tinh thần thi đua vì tập thể, tự nguyện và tự giác
thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng. Mặt khác, việc làm trên lại vừa
tiết kiệm được thời gian : Mỗi tuần chỉ điều 2 lớp lao động tập trung nhưng
trường học vẫn luôn luôn sạch sẽ.
+ Nội dung : An toàn cho học sinh:
- Nhà trường triển khai cho CB-GV nghiên cứu và học tập kĩ tài liệu “ Đổi
mới phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục tích cực” do
BGD ban hành nhằm cho giáo viên thấy được sự cần thiết phải thay thế
phương pháp trừng phạt trẻ em bằng biện pháp giáo dục tích cực. Cung cấp

cho giáo viên một số gợi ý về hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục tích
cực trong nhà trường. Thấy được thực trạng trừng phạt thân thể ở trẻ em tại
Việt Nam. Tại sao việc trừng phạt thân thể trẻ em vẫn còn tồn tại? Từ đó
thay đổi quan điểm nhận thức về giáo dục kỉ luật. Xây dựng trường học theo
định hướng tập thể, thực hiện theo nội quy và xây dựng môi trường trường
học thân thiện. Xây dựng hộp thư “ Điều em muốn nói” để nắm bắt nguyện
vọng, mong ước của HS từ đó điều chỉnh các hoạt động giáo dục cho phù
hợp.
- Lồng ghép trong đợt phát động thi đua “ Tháng an toàn giao thông”, Đội
TNTP tổ chức cuộc thi vẽ tranh ATGT, nhằm thu hút các em tìm hiểu luật
ATGT đường bộ, thấy được tác hại của những hành vi không an toàn từ đó
mà tích cực, tự giác chấp hành tốt luật ATGT, phòng tránh tai nạn giao
thông cho mình và cho người khác.
- Nhà trường và Giáo viên chủ nhiệm đưa ra các biện pháp ngăn ngừa bạo
lực trong và ngoài nhà trường và các biện pháp làm tổn thương đến danh dự
và lòng tự trọng của học sinh.
- Đưa các mặt này vào tiêu chí thi đua cuối năm đối với giáo viên, học sinh.
Hoặc ở nội dung “ Dạy và học có hiệu quả , phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập”:
- Nhà trường triển khai tập huấn cho toàn thể giáo viên chương trình bồi
dưỡng giáo viên “ Dạy học bằng phương pháp tích cực”, giúp cho thầy cô
giáo một số kĩ năng trong việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, khuyến
khích việc đổi mới phương pháp dạy học, tạo niềm hứng thú, lôi cuốn các
em trong các hoạt động học, phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh tiểu
học. Phát động phong trào “ Thi làm đồ dùng dạy học” để lập thành tích
chào mừng 34 năm ngày giải phóng hoàn toàn Miền nam 30/4/1975-
30/4/2009.
- Giáo viên tham gia học tập các lớp tin học để có thể ứng dụng CNTT hỗ
trợ cho việc giảng dạy, vì hiện nay chỉ có 4/13 giáo viên biết sử dụng máy vi
tính để soạn giáo án. Trong công tác chủ nhiệm, biết tổ chức cho học sinh

các nhóm bạn, đôi bạn cùng giúp đỡ nhau trong học tập, vui chơi nhất là đối
với các HS học lực yếu, các em học hòa nhập tạo cho các em có một môi
trường thân thiện từ đó mà ham thích đến trường. Khuyến khích các em
tham gia tích cực các hoạt động giáo dục, các phong trào của nhà trường,
mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình, rèn luyện ý thức tự học, mạnh dạn, tự
tin...Giáo viên thường xuyên làm tốt công tác phối hợp giáo dục, tuyên
truyền vận động PHHS để cùng chung tay góp sức với thầy cô giáo chăm lo
giáo dục và quản lí học sinh.
Đối với việc “ Rèn kĩ năng sống cho học sinh”
- Trường tổ chức tập huấn cho giáo viên và PHHS để họ nghiên cứu và nắm
được 10 kĩ năng sống giúp trẻ học tốt hơn và có sức khỏe tốt hơn, không bị
nhiễm ma túy, tránh lạm dụng, bạo hành, do dự án PEDC triển khai ở
chuyên đề “ Xây dựng môi trường học tập hòa nhập, thân thiện, lành mạnh,
an toàn”. 10 kĩ năng đó là:
. Các kĩ năng giao tiếp
. Các kĩ năng thương lượng từ chối

×