Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Trong bất cứ hình thái kinh tế xã hội nào cũng có phương thức sản xuất giữ vị trí chủ chốt part2 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.17 KB, 8 trang )


Trang 9
vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN”.
DNNN cũng được chia ra làm hai loại: Doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích. Cả hai loại
doanh nghiệp này đều mang các đặc điểm của các thành
phần của KTNN và thông thường chúng được chia làm hai
loại nhỏ: các doanh nghiệp do nhà nước giữ 100% và một
loại doanh nghiệp do nhà nước giữ cổ phần chi phối.
Đối với các DNNN hoạt động kinh doanh: Mục tiêu là
nhằm thu lợi nhuận.Nhà nước sẽ giữ 100% vốn đối với
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực quan
trọng đặc biệt và sẽ cổ phần chi phối hoặc 100% vốn đối với
các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh
mà nhà nước cần nắm nhằm bảo đảm ổn định nền kinh tế.
Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thông thường là
những doanh nghiệp có quy mô lớn có đóng góp lớn cho
ngân sách nhà nước, phải luôn luôn đi đầu trong ứng dụng
kỹ thuật - công nghệ hiện đại, đảm bảo nhu cầu của đời
sống nhân dân.
Còn các doanh nghiệp hoạt động công ích là những
doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có thể

Trang 10
không có thu mà nhà nước cấp kinh phí - đó là những doanh
nghiệp cung cấp các hàng hoá công cộng, dịch vụ công như :
An ninh, quốc phòng, giao thông, giáo dục, ytế…
*Về các tổ chức KTNN:
Các tổ chức KTNN là các tổ chức hoạt động gắn với chức
năng quản lý (kiểm tra, kiểm soát) như tài chính ngân hàng,


bảo hiểm, kho bạc nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia…các
tổ chức này có thể do nhà nước cung cấp 100% vốn hoặc giữ
một phần vốn cố định để đảm bảo sự hoạt động ổn định cho
các tổ chức này. Thành phần này cũng có nột vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân.
*Về các tài sản thuộc sở hữu nhà nước:
Các tài sản thuộc sở hữu toàn dân (hay sở hữu nhà nước)
được xem là thành phần của kinh tế nhà nước. Khi Nhà nước
nhận được lợi ích kinh tế do quuền sở mang lại như: đất đai,
tài nguyên thiên nhiên,…

2. Sự cần thiết của kinh tế Nhà nước và vai trò chủ đạo
của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế

Trang 11
2.1. Sự cần thiết có kinh tế Nhà nước trong thời kỳ xây dựng
chủ nghĩa xã hội của đất nước.
Với mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước từ ngày bắt tay
vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cho đến hôm
nay, kinh tế Nhà nước đã được hình thành, phát triển với
những vcị trí khác nhau trong nền kinh tế nhằm thực hiện
những nhiệm vụ kinh té nhất định của từng giai đoạn. Tuy
vậy, trong suốt cả thời kỳ lịch sử ấy, kinh tế nhà nước luôn
luôn là lực lượng chủ đạo, nòng cốt, là công cụ duy nhất để
Nhà nước đưa đất nước đi lên theo con đường Xã hội chủ
nghĩa(1955).
Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc(1955), đảng và nhà
nước đã chủ trương xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
theo cơ chế kế hoạch hoà tập trung bao cấp để tạo cơ sở ban
đầu cho một Nhà nước xã hội chủ nghĩa tương lai khi giải

phóng miền Nam và thống nhất nước nhà. Xuất phát điểm từ
một nền kinh tế được xây dựng trên chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất, vì vậy bước đầu tiên khi bắt tay vào xây dựng chủ
nghĩa xã hội là thực hiện công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa
với nhiệm vụ thủ tiêu kinh tế tư nhân, xây dựng kinh tế quốc
doanh (Kinh tế quốc dân) và kinh tế tập thể. Từ đây một loạt

Trang 12
các xí nghiệp quốc doanh (XNQD) được ra đời bằng nhiều
cách khác nhau: do Nhà nước đầu tư xây dựng mới, hoặc
quốc hữu hoá các xí nghiệp tư nhân. Đến cuối thời kỳ cải tạo
và khôi phục kinh tế, XNQD đã chiếm ưu thế tuyệt đối trên
nền kinh tế quốc dân. Kết quả là kinh tế tư bản tư nhân bị
xóa bỏ để chuyển sang một nền kinh tế mà kinh tế quốc
doanh và kinh tế tập thể giữ vị trí độc tôn. Đến năm 1960,
kinh tế quốc doanh vươn lên trở thành lực lượng kinh tế chủ
yếu của nền kinh tế quốc dân nước ta lúc bấy giờ. Và với
chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ đi lên xã
hội chủ nghĩa, kinh tế quốc doanh được giao cho vai trò chủ
đạo của nền kinh tế từ đây.
Giai đoạn 1960 đến 1985:
Đây là giai đoạn khá dài mà lịch sử đất nước đã trải qua
những bước thăng trầm về chính trị, xã hội và kinh tế.
Từ 1960 đến 1975: Vẫn là cơ chế kế hoạch hoá tập trung
bao cấp, ở giai đoạn này Đảng ta chủ trương công nghiệp
hoá hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa
miền Bắc và đấu tranh giảu phóng miền Nam. Để tiến
hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, Đảng ta chủ trương

Trang 13

“ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý”, và
do đó các xí nghiệp quốc doanh càng được đầu tư nhiều hơn
và phát triển hơn cả về số lượng và quy mô, đặc biệt là trong
ngành công nghiệp nặng. Một loạt các khu công nghiệp mới
được hình thành như: Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Đông
Anh(Hà Nội)… đây là cơ sở để kinh tế quốc doanh được mở
rộng và phân bổ được khắp các vùng kinh tế lớn, nó sẽ làm
hạt nhân, là đầu tàu thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các
vùng. Kinh Tế quốc doanh trong giai đoạng này có vai trò
vừa là công cụ quan trọng để nhà nước tiến hành công
nghiệp hoá XHCN ở miền Bắc nhưng lại vừa là tấm gương
phản ánh sự hành công của quá trình xây dựng CNXH ở
nước ta, nó khẳng định con đường mà Đảng ta đã lựa chọn
là đúng đắn.Trên phương diện chính trị xã hội, thì KTQD
luôn là lực lượng tiến bộ xã hội, là đội quân tiên phong trong
việc mở rộng QHSX XHCN.
Từ năm 1975 đến 1980: Cơ chế kế hoạch hoá tập trung
thuần tuý vẫn được duy trị. Sau khi thống nhất đất nước. với
định hướng đưa cả nước đi lên XHCN, nhưng có sự chênh
lệch giữa hai miền Nam-Bắc, vì vậy Đảng ta chủ trương tiếp
tục mở rộng QHSX XHCN và công nghiệp hoá XHCN ở
miền Bắc, đồng thời tiến hành công cuộc cải tạo XHCN ở

Trang 14
miền Nam. Thi hành chủ trương đó số lượng các XNQD
trên tất cả các lĩnh vực kinh tế (Công nghiệp, nông nghiệp,
thương nghiệp) tăng lên một cách nhanh chóng trên khắp cả
nước. Mặc dù so với giai đoạn trước đó sức đóng góp của
KTQD trong giai đọan này đã giảm sút, song KTQD vẫn
đóng vai trò chủ đạo, tuyệt đối quan trọng công cuộc xây

dựng và phát triển QHSX mới CNXH.
Từ 1980-1985: Giai đoạn này nền kinh tế gặp rất nhiều
khó khăn, năng lực sản xuất của KTQD không được sử dụng
tối đa do thiếu vật tư một cách nghiêm trọng. Với quan điểm
định hướng xây dựng CNXH nên KTQD vẫn được nhà nước
rất chú trọng tìm giải pháp tháo gỡ giai đoạn này cơ chế kế
hoạch hoá tập trung đã cải tiến dần sang phi tập trung hoá
trong quản lý kinh tế, tuy vậy KTQD vẫn giữ vai trò quan
trọng tuyệt đối, trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, thể hiện ở chỗ các XNQD vẫn nắm giữ các ngành then
chốt như điện, hoá chất, luyện kim, xi măng…
Giai đoạn từ1986 đến nay:
Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã đưa ra chính sách
kinh tế mới làm nên một bước ngoặt trong lịch sử phát triển
kinh tế ở nước ta, đó là chính sách đổi mới cơ chế kinh tế :

Trang 15
xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, theo cơ chế thị
trường định hướng XHCN. Trong quá trình hình thành cơ
chế kinh tế mới, công tác quản lý KTQD vẫn còn tiếp tục
được cải tiến theo hướng phi tập trung hoá, kế hoạch hoá và
quản lý và quản lý đối với KTQD, đồng thời các thành phần
kinh tế khác được hình thành và chú trọng phát triển, đó là
kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và các thành phần
khác. Từ đây KTQD mất vị trí độc tôn trong nền kinh tế
quốc dân. Song không có nghĩa là nó không còn giữ vai trò
chủ đạo nữa, mà ngược lại hơn bao giờ hết vai trò chủ đạo
của kinh tế quốc doanh – đã đổi thành kinh tế nhà nước -
được xem là quan trọng và cần thiết nhất. Trên giác độ kinh
tế thì KTNN luôn nắm giữ những lĩnh vực then chốt, những

ngành trọng yếu của nền kinh tế như: CN năng lượng (dầu
mỏ, than, điện), công nghiệp luyện kim, công nghiệp vật liệu
xây dựng…
Như vậy cùng với tiến trình lịch sử xây dựng và phát
triển QHSX mới XHCN của nước ta, KTNN đã khẳng định
được vai trò chủ đạo mà chỉ có nó mới thực hiện được
những nhiệm vụ mà lịch sử phát triển đưa ra KTNN đã nắm
được những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân,
đóng vai trò mở đường hướng dẫn nền kinh tế phát triển

Trang 16
đúng định hướng đã chọn suốt cả một thời kỳ lịch sử phát
triển kinh tế.
2.2 Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Để hiểu đúng vai trò của một thành phần kinh tế trong
một cơ chế kinh tế nhất định thì ta phải hiểu được cơ chế
vận hành và đặc trưng cơ bản của cơ chế kinh tế đó. Vì vậy
ở đây ta nghiên cứu về kinh tế nhà nước trong cơ chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN. Thì trước hết ta sẽ tìm hiểu
qua về cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Ta có thể hiểu cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết nền
kinh tế hàng hoá do sự tác động của các quy luật vốn có của
nó (đó là quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh
tranh, quy luật lưu thông tiền tê…), cơ chế đó giải quyết ba
vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế là cái gì, như thế nào và
cho ai. Cơ chế thị trường bao gồm các nhân tố cơ bản là
cung, cầu và giá cả thị trường.
Vậy nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng XHCN mà nước ta đang vận dụng là gì?

Đó là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, tức là bất

×