Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Trong bất cứ hình thái kinh tế xã hội nào cũng có phương thức sản xuất giữ vị trí chủ chốt part3 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.96 KB, 8 trang )


Trang 17
kể thành phần kinh tế nào (hay đơn vị kinh tế nào) của nền
kinh tế cũng phải chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường,
nhưng đồng thời phải tuân thủ các nguyên tắc của chế độ
XHCN dưới sự quản lý của nhà nước XHCN. Từ khái niệm
này ta có thể hiểu nôm na rằng, xây dựng nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN tức là xây đựng một nền
kinh tế thị trường hướng tới chế độ XHCN, hướng tới thực
hiện mục tiêu của XHCN đó là mục tiêu làm cho dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Đặc điểm cơ bản của cơ chế thị trường là cơ chế tự phát,
các nhân tố kinh tế của cơ chế đó tự tác động qua lại theo
quy luật kinh tế khách quan mà dẫn đến sự biến đổi, phát
triển của nền kinh tế. Đặc điểm đó vừa là ưu điểm, vừa là
hạn chế của cơ chế này. Nó có thể mang lại một nền kinh tế
phát triển với tốc độ nhanh, nhưng đồng thời mang lại
những khuyết tật về xã hội đó là phân biệt giàu nghèo, bất
công, tệ nạn xã hội gia tăng…
Đảng và nhà nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế thị
trường theo hướng XHCN dưới sự quản lý của nhà nước tức
là muốn dựa trên ưu điểm của cơ chế thị trường để khắc
phục những khó khăn của nền kinh tế kém phát triển của

Trang 18
nước ta, đồng thời đảm bảo tiến được mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ ,văn minh.
Ở các phần trên ta đã rút ra được rằng để xây dựng một
nền kinh tế theo chế độ XHCN thì nhất định kinh tế nhà
nước phải luôn nắm vai trò chủ đạo, bởi nó là lực lượng kinh
tế đại diện cho quan hệ sản xuất mới XHCN, nó là công cụ


để nhà nước dẫn dắt toàn bộ nền kinh tế đi đúng hướng đã
chọn, nó đóng vai trò quan trọng trong việc mở đường và
hướng đẫn cho nền kinh tế phát triển. Còn trong cơ chế kinh
tế thị trường thì sao?
Nếu nền kinh tế thị trường được để phát triển một cách tự
do, không sự quản lý của nhà nước thì sẽ bộc lộ rõ ngay
những hạn chế, yếu kém, những khuyết tật vốn có của nó.
Bởi vậy với định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của
nhà nước thì nền kinh tế thị trường của chúng ta đạt được
thành quả cả về mặt xã hội và kinh tế. Muốn như vậy, mối
quan hệ mới XHCN càng phải được củng cố và phát triển
hơn nữa – mà đại diện của nó là thành phần kinh tế nhà
nước phải được tổ chức làm sao ngày càng hoàn thiện và
nắm được vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị

Trang 19
trường. Đó là đòi hỏi khách quan do những đặc điểm của cơ
chế kinh tế mới.
Thứ nhất, kinh tế thị trường là một nền kinh tế mở, theo
xu hướng hội nhập với khu vực và quốc tế, nhưng để có thể
hội nhập vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp
phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật có quy mô, công nghệ hiện
đại ngang tầm với các nước khác trên thế giới. Bởi có như
vậy Việt Nam mới có thể phát huy được những lợi thế so
sánh so với các nước khác và đứng vững để cạnh tranh được
với nền kinh tế vốn lớn mạnh của các nước trong khu vực và
thế giới.
Nhưng một đặc điểm rất nổi bật của các thành phần kinh
tế cá thể và tư bản tư nhân là quy mô sản xuất của chúng rất
nhỏ bé, lượng vốn đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất ban đầu

rất nhỏ chúng chỉ đủ khả năng tham gia vào một số ngành,
lĩnh vực mà có khả năng tạo lợi nhuận nhiều nhất, đầu tư ít
vốn nhưng chu kì quay vòng vốn nhanh và chỉ có thể cạnh
trong nước, hơn một lý do rất đơn giản là quy mô quá nhỏ
hep, vốn quá ít không đủ điều kiện để hội nhập với các nước
bạn.

Trang 20
Trong điều kiện đó thì kinh tế nhà nước với các doanh
nghiệp nhà nước có quy mô lớn và vừa mới có khả năng
tham gia vào hoạt động kinh tế với các nước trên thế giới.
Bởi chỉ có Nhà nước mới có đủ nguồn vốn để xây dựng
được các doanh nghiệp nhà nước đủ lớn trong các ngành,
lĩnh vực then chốt, các ngành kinh doanh mà Việt Nam có
lợi thế so sánh so với các nước khác. Do đó mà kinh tế nhà
nước trở thành lực lượng giữ vai trò dẫn dắt, làm hạt nhân
để các danh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân dân có thể
tham gia vào nền kinh tế hội nhập.
Một lý do thứ hai khiến kinh tế nhà nước trở thành lực
lượng đầu tàu trong việc dẫn dắt nền kinh tế nước ta hiện
nay là vì trong nền kinh tế luôn luôn có những ngành, lĩnh
vực rất khó có khả năng sinh lời hoặc còn rất nhiều vùng
kinh tế có cơ sở hạ tầng thấp kém khó đầu tư sản cuất, do đó
mà các thành phần kinh tế khác không muốn hoặc không có
khả năng kinh doanh thì kinh tế nhà nước phải tham gia vào
hoạt động trong các ngành kinh tế hay các vùng kinh tế để
tạo dựng được những cơ sở vật chất ban đầu, thu hút dần các
phần tử kinh tế khác cùng tham gia vào hoạt động. Có như
thế thì mới hình thành nên một cơ chế kinh tế hợp lý trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước


Trang 21
ta đó là tạo nên một nề kinh tế có các ngành, lĩnh vực được
đầu tư, phát triển một cách cân bằng, có các vùng kinh tế
phát triển song song với nhau.
Thứ ba, để xây dựng nền kinh tế phát triển đúng hướng
XHCN thì đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà nước đối với
các hoạt động kinh tế bằng pháp luật. Những nhà hoạt động
sản xuất kinh doanh luôn hướng tới mục tiêu quan trọng
nhất đó là làm sao tối đa hoá được lợi nhuận. Nhưng tình
hình nước ta hiện nay, các chủ thể kinh hoanh có thể có trình
độ hiểu biết về ý thức, về quản trị kinh doanh rất khác nhau,
có người tham gia vào kinh doanh chỉ vì họ có vốn nhưng
lại thiếu hẳn các ý thức và kiến thức cần thiết, điều đó dễ
dẫn đến những sai phạm về pháp luật và thường chỉ vì lợi
nhuận các nhân mà quyên mất lợi ích của xã hội. Kinh tế
nhà nước với lực lượng kinh tế luôn được nhà nước chú trọn
về khâu đào tạo cán bộ có ý thức pháp luật, do đó trong giai
đoạn hiện nay đương nhiên kinh tế nhà nước phải là thành
phần gương mẫu để các thành phần kinh tế khác học tập để
hoạt động có hiệu quả hơn.
Từ ba lý do trên mà ta thấy kinh tế nhà nước đương nhiên
phải là thành phần kinh tế nắm vai trò chủ đạo trong nền

Trang 22
kinh tế với tư cách là lực lượng đi đầu trong quá trình hội
nhập kinh tế với khu vực và thế giới, là đội quân mở đường
cho các thành phần kinh tế khác cùng tham gia mở rộng hoạt
động sản xuất, kinh doanh tạo một cơ cấu kinh tế phát triển
cân đối hợp lý, là lực lượng gương mẫu, đi đầu trong việc

thực hiện pháp luật, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác
cùng thực hiện theo luật pháp trong cơ chế kinh tế mới đảm
bảo phát triển một nền kinh tế thị trường lớn mạnh với một
xã hội phát triển đúng định hướng đã chọn của Đảng.

3. Nội dung vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Để đảm bảo thực hiện được vai trò là thành phần kinh tế
chủ lực của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay thì kinh tế
nhà nước phải thực hiện được bốn nội dung hay là bốn chức
năng của nó trong kinh tế nhiều thành phần của nước ta hiện
nay.
* Thứ nhất, kinh tế nhà nước mà thành phần chính là các
doanh nghiệp nhà nước, phải đi đầu trong việc nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Trang 23
Là lực lượng kinh tế được nhà nước chú trọng đầu tư,
phát triển, do Nhà nước nắm giữ nguồn vốn chi phối do đó
quy mô hoạt động của các kinh tế nhà nước và đặc biệt là
thành phần doanh nghiệp nhà nước rất rộng lớn, và đang
ngày càng được tổ chức sắp xếp lại theo hướng hiện đại
nhằm hoạt động có hiệu quả hơn. Bởi nguồn vốn đầu tư lớn,
chủ yếu trong các doanh nghiệp nhà nước có 100% vốn của
nhà nước hoặc nhà nước giữ cổ phần chi phối) nên các
doanh nghiệp nhà nước có điều kiện đầu tư trang thiết bị kỹ
thuật, công nghệ hiện đại. Có khả năng tạo ra năng xuất,
chất lượng các loại hàng hoá, dịch vụ cao, sử dụng tối đa và
tận dụng được các nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tiết kiệm
được chi phí sản xuất nhưng mang lại hiệu quả sản xuất cao,

đóng góp ngân sách lớn. Chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới
có khả năng đi đầu trong việc việc ứng dụng ác công nghệ
mũi nhọn, công nghệ cao để có thể đưa kinh tế đất nước theo
kịp với nền kinh tế thế giới.
Kinh tế nhà nước phải tạo được động lực thúc đẩy, tạo đà
và dẫn dắt các thành phần kinh tế khác mà cơ bản nhất là
thành phần kinh tế tư bản tư nhân và thành phần kinh tế cá
thể (mà chủ yếu là các doanh nghiệp dân doanh) cũng đóng
góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế. Muốn thực hiện được

Trang 24
chức năng này thì kinh tế nhà nước phải cần được chú trọng
tron các ngành lĩnh vực then chốt của nền kinh tế - bởi chỉ
khi các ngành kinh tế này được phát triển thì mới đủ khả
năng đưa nền kinh tế phát triển theo. Tuy nhiên, trong mỗi
thời kỳ phát triển các lĩnh vực, ngành then chốt sẽ có sự
thanh đổi, luân chuyển từ ngành này sang ngành khác, do đó
việc xác định ngành lĩnh vực then chốt cho từng thời kỳ mà
phải tính đến cả xu hướng hội nhập cũng như tiềm năng kinh
tế của đất nước là quan trọng. Khi nhà nước đầu tư phát triển
đúng hướng thì kinh tế nhà nước sẽ hoạt động có hiệu quả,
thu hút dần các thành phần kinh tế khác cùng tham gia vào –
như thế là kinh tế nhà nước đã tạo đà và dẫn dắt được các
thành phần kinh tế phát triển, cùng góp phần vào việc tăng
trưởng kinh tế.
Để tạo động lực, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát
triển thì kinh tế nhà nước phải đi đầu trong việc chuyển giao
công nghệ, áp dụng công hiện đại và sản xuất kinh doanh,
đặc biệt trong các lĩnh vực mà trước đây ít được đầu tư do ít
có khả năng sinh lời, nhưng là lực lượng duy nhất có đủ điều

kiện về vốn, lao động nên doanh nghiệp nhà nước phải đi
đầu về cải tiến kỹ thuật công nghệ sản xuất để từđó mở đờng

×