Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Làm gì để phỏng vấn thành công pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.54 KB, 18 trang )

Làm gì để phỏng vấn thành công
1. HÀNH VI KHI PHỎNG VẤN
Trang phục, ngôn ngữ cử chỉ, thái độ giữ vai trò rất quan trọng trong
phỏng vấn. Người phỏng vấn thường có ấn tượng với các ứng viên có
thái độ cư xử tốt và ngược lại, họ cảm thấy bực mình khi có ứng viên
nào đó cư xử không đúng mực.
Tuy nhiên, những cuộc khảo sát gần đây cho thấy các ứng viên ngày
càng ít dùng hoặc không biết vận dụng các hành vi này hơn. Theo một
vài số liệu thống kê, 80% nhà tuyển dụng trong cuộc điều tra đồng ý với
nhận định trên. Một vài ứng viên còn cho rằng việc cởi giày hay mang
theo con vật cưng vào phỏng vấn là hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Thậm chí có trường hợp ứng viên vừa ăn vừa trả lời phỏng vấn, thản
nhiên gọi điện cho người quen để yêu cầu giúp đỡ trước mắt nhà tuyển
dụng. Một nhân viên quản trị nguồn nhân lực cho biết không bao giờ
tuyển dụng các ứng viên nữ mặc váy quá ngắn hay quá chật.
2. LÀM GÌ TRƯỚC BUỔI PHỎNG VẤN
 Chuẫn bị kỹ lưỡng: Hãy nghiên cứu về công ty và bản mô tả công
việc bạn được mời phỏng vấn. Điều này sẽ giúp bạn tổng hợp được
các câu hỏi sẽ được nhà tuyển dụng đặt ra.
 Tự luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn một mình hay với bạn
bè, người thân
 Xác định mức lương của công việc cũng như chuẩn bị các kỹ thuật
để có thể thỏa thuận lương thành công.
 Thu thập và sắp xếp gọn gàng các giấy tờ và mẫu công việc quan
trọng trong một tập tài liệu. Bạn sẽ thể hiện mình là một người có
tổ chức và chuyên nghiệp trong mắt của nhà tuyển dụng. Bạn cũng
cần chuẩn bị các hồ sơ đính kèm trong thư xin việc như: resume,
danh sách người xác nhận thông tin, thư giới thiệu. Nhờ mang theo
bút chì, bút mực và tập giấy ghi chép.
 Sửa soạn gọn gàng, sạch sẽ, ăn mặc lịch sự. Thậm chí khi bạn biết
công ty mình phỏng vấn sử dụng trang phục công sở, bạn cũng cần


chải chuốt chút ít. Điều này sẽ giúp bạn thể hiện được tính chuyên
nghiệp, sự tôn trọng và ý thức thẫm mỹ về trang phục trong các
cuộc phỏng vấn.
 Ngoại trừ trường hợp công ty tuyển dụng có các yêu cầu khác như
điền vào mẫu đơn xin việc, bạn nên đến trước buổi phỏng vấn từ 5
đến 10 phút. Bằng cách này, bạn sẽ thể hiện mình rất háo hức với
công việc mới và tôn trọng kỷ luật. Nếu bạn không đến sớm ít nhất
5 phút, bạn sẽ trễ 5 phút! Tuy nhiên bạn cũng không nên đến sớm
quá 10 phút vì nó có thể gây bất tiện cho người phỏng vấn. Và nhớ
là tuyệt đối không được đến trễ.
 Đừng dẫn theo bạn các vị khách không mời như thú vật, trẻ em …
 Tắt điện thoại di động, máy nhắn tin… hay các thiết bị khác có thể
làm ngắt quãng cuộc phỏng vấn.
3. LÀM GI KHI PHỎNG VẤN
 Mỉm cười ngay khi bắt tay người phỏng vấn, hãy giới thiệu về bạn
và nói những câu chào hỏi như “ Rất vui mừng được gặp ông/ bà”
hay” Tôi đã rất mong đợi được trò chuyện cùng Ông/ Bà”. Hãy tỏ
ra chân thành nhưng không thân mật như bạn bè. Luôn giữ thái độ
lịch sự và đúng mực.
 Hãy đọc tâm trạng của người phỏng vấn. Tùy vào thái độ của họ
mà bạn chọn lựa cách cư xử thích hợp. Hãy tỏ ra thư giản, nhưng
không quá đà. Và dĩ nhiên đừng bao giờ đặt chân lên bàn.
 Hãy đợi người phỏng vấn mời bạn ngồi hay xin phép ngồi và nói
cám ơn. Đây là cách cư xử rất được khuyến khích.
 Vị trí ngồi của bạn có thể gần với bàn của người phỏng vấn. Điều
này thể hiện sự quan tậm và tự tin của bạn. Tuy nhiên đừng phạm
vào không gian riêng của họ.
 Ngồi đúng tư thế. Nếu bạn không biết làm gì với 2 bàn tay của
mình, hãy gập chúng lại. Đừng đan tay trước ngược vì nó có thể
khiến người phỏng vấn nghĩ bạn là người không cởi mở.

 Tất cả những người phỏng vấn đều là con người như chúng ta vì
thế đừng nhìn chằm chằm vào họ.
 Vận dụng ngôn ngữ qua ánh mắt. Tránh những cách nhìn làm
người phỏng vấn không tự nhiên hay nhìn lảng sang nơi khác. Đối
với một vài người phỏng vấn, khi ứng viên nhìn sang nơi khác,
điều đó chứng tỏ họ đang nói dối, đang tìm kiếm câu trả lời hay
thiếu tự tin.
 Đừng ăn, uống, nhai kẹo chewgum, hút thuốc hay xin phép để làm
điều này. Tuy nhiên bạn có thể dùng cà phê hay một thức uống nào
đó nếu được người phỏng vấn mời. Bạn nên nói không với bánh
snack ( trừ phi đây là buổi tiệc phỏng vấn). Bạn không thể suy nghĩ
hay làm gì khi miệng đầy những thức ăn. Hãy đặt khăn ăn vào vạt
áo, đừng gọi các món ăn rườm rà như sườn heo, càng cua, các thức
ăn gây mùi khó chịu như hành, tỏi và các thức ăn đắt tiền. Đừng
bao giờ gọi rượu thậm chí nếu người phỏng vấn làm như thế. Hãy
làm cho người phỏng vấn đánh giá cao về bạn và hiểu rằng bạn
muốn cảm ơn họ về bữa tiệc này.
 Sẽ tốt hơn nếu bạn đặt câu hỏi cho người phỏng vấn thay vì chỉ trả
lời. Tuy nhiên, hãy giữ chúng lại cho đến khi nhà phỏng vấn đưa ra
cho bạn yêu cầu này- thường là cuối buổi phỏng vấn. Bạn nên
tránh những câu hỏi sáo rỗng hay các câu hỏi về nghỉ phép, nghỉ
trưa, nghỉ bệnh…thay vào đó hãy tập trung vào các vấn đề như:
trách nhiệm công việc, đường lối quản lý, chính sách chăm sóc sức
khỏe của công ty.
 Thông thường, bạn phải bàn đến vấn đề lương bổng trong cuộc
phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn nên đợi người phỏng vấn đặt câu hỏi và
chuẫn bị sẵn sàng để trả lời.
4. LÀM GÌ SAU PHỎNG VẤN
 Lập tức gửi thư cám ơn đến cho từng người phỏng vấn (Bạn nên
xin danh thiếp của họ khi phỏng vấn để biết được thông tin liên

lạc). Việc này giúp bạn tỏ ra là người lịch thiệp,chuyên nghiệp và
lưu lại ấn tượng với người phỏng vấn. Ngoài ra, đây cũng là điều
mà nhiều người phỏng vấn mong đợi.
 Hãy chuẩn bị tinh thần để tham dự 2 hay 3 cuộc phỏng vấn trong
cùng một công ty. Nếu bạn được yêu cầu phỏng vấn tiếp, điều đó
có nghĩa là họ quan tâm đến bạn. Hơn nữa, phạm vi cuộc đua tranh
của bạn cũng đã được thu hẹp, vì thế hãy tiếp tục chứng tỏ mình!
 Hãy kiên nhẫn. Những người phỏng vấn thường cần nhiều tuần để
đánh giá các ứng viên. Tuy nhiên, nếu bạn không nhận được tin
tức từ họ trong một tuần hay 24 giờ như họ thông báo, bạn có thể
gửi một bức thư thăm dò. Điều này thể hiện bạn rất quan tâm đến
công việc mới và háo hức được bắt đầu làm việc. Đừng gọi điện
thoại khi chưa được cho phép vì đây được xem là cách cư xử thô
lỗ, làm gián đoạn công việc của người phỏng vấn.Chỉ cần 1 bức
thư thăm dò/ 1 cuộc phỏng vấn. Đừng làm phiền họ, nếu họ quan
tâm, họ sẽ liên hệ với bạn.
Chúc các bạn thành công trong lần phỏng vấn tiếp theo!
Đừng quên lắng nghe

Hầu hết các ứng viên quá lo lắng về việc phải trả lời chính xác các câu
hỏi phỏng vấn đến nỗi họ quên lắng nghe. Đó là một trong những kỹ
năng thường bị bỏ sót trong phỏng vấn. Hãy làm theo những mẹo nhỏ
sau:
 Lắng nghe thông qua tiếp xúc bằng mắt – để luôn theo kịp người
nói.
 Lắng nghe với các biểu hiện phi ngôn từ - gật đầu và tỏ ra quan
tâm.
 Lắng nghe cho tới khi người nói kết thúc – không ngắt lời họ.
Bằng cách tập trung vào những gì đang được nói, bạn có thể thu thập
được những thông tin quý giá mà có thể giúp bạn chuẩn bị những câu trả

lời hoặc câu hỏi thông minh và hiệu quả hơn – Carole Martin.
Buổi phỏng vấn thứ hai

Tin mừng: Bạn đã được mời quay lại phỏng vấn lần hai. Bạn đã thể hiện
tốt trong buổi phỏng vấn đầu tiên và đã viết một lá thư cảm ơn được cân
nhắc kỹ. Bạn rất hào hứng khi được đề nghị quay lại gặp giám đốc, phó
chủ tịch và đội ngũ tiếp thị nhưng bạn vẫn cảm thấy căng thẳng. Bạn có
thể lường trước điều gì sắp đến không?
Bạn có cảm thấy mình đã đề cập hết mọi thứ trong buổi phỏng vấn đầu
tiên? Buổi phỏng vấn này sẽ khác ở mức độ nào? Bạn có thể chuẩn bị
như thế nào cho vòng hai?
Những gì cần chờ đợi“Chúc mừng vì đã bước vào buổi phỏng vấn thứ
hai. Điều này có nghĩa bạn được xem là ứng viên sáng giá cho vị trí này.
Các buổi phỏng vấn lần hai ở mỗi công ty sẽ khác nhau. Do bạn sắp sửa
gặp những người khác nhau, bạn có thể dự liệu trước một số câu hỏi sẽ
được hỏi đi hỏi lại, đầu tiên là “Hãy cho tôi biết về anh/chị””.
“Giờ đây họ biết được bạn có khả năng và sẽ xem xét cá tính và khả
năng của bạn trong việc thích nghi với môi trường mới. Bạn chỉ việc
bước vào và thể hiện bản thân”.
“Buổi phỏng vấn đầu tiên chú trọng việc bạn có thích hợp với công ty
hay không và buổi thứ hai sẽ quyết định liệu bạn có phải là ứng viên
xuất sắc nhất cho vị trí này không. Các câu hỏi có thể xoay vào công
việc cụ thể và bạn có thể gặp dạng câu hỏi như: “Anh/chị sẽ làm gì nếu
như…?””.
Phảihỏigì
“Đây là cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu chuyện làm việc cho công ty này –
những ý kiến ủng hộ và phản đối. Hãy hỏi những câu như: “Đâu là điều
tốt nhất khi làm việc cho công ty/ông chủ này?” và “Những phẩm chất
nào cần có để đạt được thành công ở cương vị này trong công ty?”. Nên
nhớ bạn đang phỏng vấn họ, cũng giống như họ đang phỏng vấn bạn”.

“Tôi sẽ bước vào cuộc phỏng vấn với 5 hoặc 10 câu hỏi dành cho công
ty. Câu hỏi hay nhất của tôi sẽ bắt nguồn từ những thông tin tôi nghe
được từ họ. Tôi ghi chú trong khi họ nói để nhờ đó tôi sẽ có thể nhớ
được những gì cần hỏi”.Nênmặcgì
“Nếu bạn không thể mua thêm một bộ vest mới, hãy mặc một chiếc áo
sơ mi hoặc cà vạt khácvới cùng bộ vest đó”.
“Tiếp tục ăn mặc lịch thiệp để tạo ấn tượng. Dù gì đi nữa, bạn vẫn chưa
phải là một trong số họ. Cho dù ngay cả khi ăn mặc gần giống vẫn phải
nổi bật. Việc cảm thấy mặt tích cực của bản thân rất quan trọng”. Bạn
ghi nhớ những lời khuyên. Do chuyện phù hợp dường như là một nhân
tố quan trọng, bạn nên so sánh những phẩm chất của mình với mô tả
công việc – từ quan điểm của công ty lẫn của bản thân bạn. Hãy nghiên
cứu chút ít về mức lương và suy nghĩ về những yêu cầu phúc lợi của
bạn. Chắc chắn đây là một thị trường việc làm đầy cạnh tranh và bạn sẽ
phải thể hiện mình hết sức sốt sắng. Tuy nhiên, toàn bộ công việc chuẩn
bị này chắc chắn sẽ khiến bạn tự tin hơn.
101 điều về phỏng vấn

Buổi phỏng vấn là khía cạnh quan trọng nhất trên bước đường tìm việc.
Ấn tượng bạn tạo ra cho nhà tuyển dụng rất có thể là lý do khiến bạn có
nhận được đề nghị làm việc hay không. Việc chuẩn bị trước có thể giúp
bạn giảm bớt căng thẳng và thể hiện tốt hơn.
Chuẩn bị
 Nghiên cứu về công ty để biết được càng nhiều thông tin về công
ty càng tốt. Sử dụng thông tin đó để thể hiện kiến thức và mối quan
tâm của bạn trong suốt buổi phỏng vấn.
 Tổng dợt. Luyện tập biểu hiện trên gương mặt, giao tiếp bằng mắt,
cách bắt tay và ngôn ngữ thân thể. Xem xét những câu hỏi có thể
đặt ra trong buổi phỏng vấn và tập trả lời.
 Lập ra danh mục kỹ năng của bạn. Mang theo mình một danh sách

nếu cần và đảm bảo bạn sẵn sàng cho người phỏng vấn biết bạn đã
làm được gì và bạn có thể làm được gì cho họ.
 Dành cho buổi phỏng vấn ít nhất hai giờ. Một số nhà tuyển dụng
muốn dành khoảng thời gian thuận tiện trong ngày để gặp bạn, cho
bạn gặp gỡ một số người, xem qua phòng ban, làm bài kiểm tra dự
tuyển và nhiều việc khác. Thật sai lầm khi cảm thấy bị thúc ép,
hoặc để lại ấn tượng là bạn còn nhiều việc khác quan trọng hơn cả
buổi phỏng vấn.
 Ăn mặc như thể bạn đã sẵn sàng hoặc nhiệt tình đi làm. Các
chuyên gia thường ăn mặc theo phong cách chuyên nghiệp: nam
thường thắt cà vạt, mang giày tây và thường mặc áo khoác ngoài;
nữ luôn mang vớ dài và giày. Nên ăn mặc phù hợp với thời trang;
tránh phô bày những thứ có thể khiến người đối diện không tập
trung vào kỹ năng và năng lực của bạn – hình xăm, khoen đeo mũi,
trang điểm – trừ phi bạn đang nộp đơn vào một nơi mà từ giám
đốc đến nhân viên và khách hàng đều ăn mặc theo kiểu đó.
 Đi một mình. Đừng mang theo bạn bè hoặc người thân. Có lẽ bạn
cho rằng dặn dò như thế là thừa nhưng thực sự đã có trường hợp đó
xảy ra. Nếu bạn cần có ai đó đưa mình đến buổi phỏng vấn, hãy để
họ ở ngoài tòa nhà và hẹn gặp lại sau buổi phỏng vấn.
 Đến sớm hơn ít phút. Luôn đảm bảo bạn dành ra dư dả thời gian
nếu bạn không quen thuộc nơi đấy.
Tại buổi phỏng vấn
 Lịch sự. Hãy tỏ lòng tôn trọng đối với mỗi người bạn gặp, cho dù
đó là sếp, lễ tân hoặc là đồng nghiệp trong tương lai.
 Tập trung vào những gì bạn có thể mang đến cho cán bộ phỏng vấn
để nhận diện được vấn đề của ông ta. Đừng nhắc đến chuyện công
việc hoặc công ty có thể giúp bạn giải quyết vấn đề của mình như
thế nào.
 Mang theo tờ ghi chú hoặc đơn xin việc. Ngay cả trong trường hợp

cán bộ phỏng vấn có một bản sao, bạn vẫn có thể cần thêm một
bản để tham khảo khi trả lời câu hỏi.
 Nghĩ xem cán bộ phỏng vấn thật sự cần biết điều gì. Hãy coi mình
như một sản phẩm bán lẻ với những đặc tính và tiện ích mà bạn
muốn thuyết phục người mua và theo đó mà điều chỉnh câu trả lời
của bạn.
Đặc điểm của bạn là gì? Ví dụ, bạn mang đến kỹ năng giao tiếp trực tiếp
tuyệt vời, lòng trung thành, sự nhiệt tình và niềm đam mê giúp đỡ mọi
người.
Các đặc điểm của bạn có lợi gì cho nhà tuyển dụng? Ví dụ, bạn sẽ làm
mọi cách để làm vừa lòng khách hàng, làm việc hợp tác với người khác
và giúp công ty qua mặt đối thủ cạnh tranh.
 Chuẩn bị vài câu hỏi dành cho người phỏng vấn – ba đến năm câu
là vừa. Hỏi những câu hỏi sâu sắc sẽ giúp bạn nổi bật hơn so với
các ứng viên khác. Câu hỏi phải thể hiện được bạn đã tìm hiểu về
công ty trước và bạn có hứng thú muốn biết mình có phù hợp và
đạt được các mục tiêu sự nghiệp cũng như họ đang tìm hiểu xem
bạn có phải là người phù hợp. Bạn có thể sẽ không có nhiều thời
gian để đưa ra hết thắc mắc, do vậy hãy lên kế hoạch hỏi những
câu quan trọng trước, phòng khi người phỏng vấn kết thúc buổi
phỏng vấn trước khi bạn có đủ thời gian để hỏi hết.


Không bao giờ hỏi đến mức lương, ngày phép và các phúc lợi khác
trong buổi phỏng vấn. Bởi vì, như thế người ta sẽ hiểu là bạn chỉ
quan tâm đến những gì sẽ nhận được từ công việc. Nên nhớ, mối
bận tâm của người phỏng vấn là bạn mang lại gì cho nhà tuyển
dụng, chứ không phải điều ngược lại. Thời điểm thích hợp để nói
đến lương bổng và các phúc lợi khác là sau khi nhà tuyển dụng đề
nghị nhận bạn vào làm việc.

 Khiến cho quyết định thuê bạn là quyết định dễ dàng nhất đối với
nhà tuyển dụng. Sau đấy hãy gửi một lá thư cảm ơn đến người
phỏng vấn hoặc gọi điện để ông ta biết rằng bạn quan tâm công
việc đến nhường nào.
Ngồi chờ điện thoại sẽ không khiến nó reo đâu!

Chuyện không nhận được cuộc điện gọi lại như đã hứa xảy đến thường
xuyên hơn là bạn tưởng. Các ứng viên luôn chắc rằng mình là người phù
hợp cho công việc và họ mong đợi lời đề nghị công việc. Sau đấy, họ
chẳng nghe ngóng được gì. Điều này không chỉ khiến ứng viên bực
mình mà còn phản ánh hình ảnh công ty một cách nghèo nàn. Mong chờ
một cuộc gọi không bao giờ đếnCheryl cảm thấy tự tin là mình đã vượt
qua được vòng phỏng vấn và đã gửi đi một bức thư cảm ơn thật ấn
tượng. Họ bảo với cô rằng quyết định sẽ được đưa ra vào cuối tuần này
và gần như chắc chắn rằng cô sẽ nhận được đề nghị. Hôm đó là thứ Ba
và đến thứ Sáu cô ta bắt đầu lo ngại. Công ty vẫn chưa gọi điện đến.
Liệu như vậy có nghĩa là cô sẽ không nhận được đề nghị? Cô có nên gọi
điện và hỏi: “Chuyện thế nào rồi?”. Hoặc cô ta có nên chờ qua cuối
tuần?Cheryl quyết định hỏi ý kiến chị họ của mình là Gloria, một giám
đốc phòng nhân sự ở một công ty khác. Gloria bảo cô ta nên gọi điện
cho người phỏng vấn và hỏi xem tình hình của mình. Bà ta cũng khuyên
Cheryl nên đợi đến thứ Ba hãy gọi vì thứ Hai không phải là ngày thích
hợp. Cuộc điện thoạisauphỏng vấn
Sáng thứ Ba, Cheryl đã chuẩn bị sẵn những gì cần nói ra giấy để cô tập
trung và tự tin khi nói. Cô gọi đến hộp thư thoại và để lại lời nhắn như
sau:
"Chào chị French, tôi là Cheryl Jones – chúng ta đã gặp nhau vào thứ Ba
tuần trước khi tôi dự phỏng vấn cho vị trí Đại diện dịch vụ khách hàng.
Tôi muốn hỏi về tình hình của vị trí đó và liệu tôi vẫn được xem xét cho
công việc này. Rất mong chị có thể gọi lại cho tôi hôm nay. Số điện

thoại của tôi là 090 811 333. Cám ơn Chị đã dành thời gian".
Nênkiêntrìnhưngđừngtrởthànhkẻquấy rầy
Nếu bạn không nhận được điện thoại gọi lại như đã hứa, hãy gọi cho họ
và để lại tin nhắn. Hãy sẵn sàng, chuyên nghiệp và lịch sự. Cố gắng chỉ
gặp người đó một lần để giải thích rằng bạn muốn nhận được thông tin
trước khi xem xét các vị trí khác vì công ty này là lựa chọn hàng đầu của
bạn. Nếu không nhận được câu trả lời, bạn hãy xem đấy là lời từ chối.
Lằn ranh giữa tính kiên trì và sự quấy rầy rất mong manh. Bạn có thể
may mắn gặp được người mà bạn muốn gọi điện đến. Nếu thế, hãy tận
dụng cơ hội này để hỏi xin thông tin phản hồi về buổi phỏng vấn của
bạn. Đôi lúc, họ sẽ dành thời gian để cho bạn lời khuyên. Nếu vậy, hãy
tỏ ra biết ơn và học tập từ kinh nghiệm này. Hầu hết những nhà tuyển
dụng đều biết được ứng viên lo lắng liệu mình có được nhận hay không
và sẽ cho biết kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, vẫn có những công ty bắt
ứng viên phải chờ đợi và thắc mắc, mặc dù họ hứa là sẽ gọi lại vào một
ngày nào đó. Hãy xem đây như thông tin nội bộ về tác phong làm việc
của công ty và cân nhắc liệu bạn có muốn làm việc cho một công ty như
thế không.
Đồng thời, thay vì chỉ ngồi ở nhà và chờ đợi một cú điện thoại mà có lẽ
không bao giờ gọi đến, bạn hãy tiếp tục hành trình tìm việc của mình.
Chẳng bao giờ là điều sáng suốt khi bạn “đặt toàn bộ số trứng có được
trong một chiếc giỏ”.
Làm sao để nhận được thông tin phản hồi?

Hãy tưởng tượng rằng khi kết thúc buổi phỏng vấn, bạn sẽ nhận được lời
phê binh góp ý về cách thể hiện của bạn, mô tả chi tiết điều nào đúng và
điều nào sai, cũng như cách bạn cải thiện kỹ năng của mình cho lần gặp
gỡ nhà tuyển dụng tiềm năng kế tiếp.
Thật sự, cơ may để điều này xảy đến dường như không có. Nhưng khi
bạn triển khai liên lạc một vài ngày sau, bạn có thể tìm hiểu và cố gắng

xin thông tin phản hồi.
Bạn có thể cảm thấy khó mà nhận được câu trả lời thẳng khi bạn hỏi xin
nhận xét về buổi phỏng vấn của mình. Bạn nên nói thế nào đây khi hỏi
xin thông tin phản hồi và nhận được câu trả lời như sau: “Chúng tôi đã
tìm được ứng viên có kinh nghiệm thích hợp với nhu cầu nhân viên hiện
nay của công ty”? Thế nào là ứng viên khác phù hợp hơn?
Người phỏng vấn thường sẽ không cho biết điều gì đã loại bạn. Hầu hết
chính sách của các phòng nhân sự là không cung cấp thông tin về buổi
phỏng vấn bởi họ e ngại bị cho là có sự phân biệt nếu một ứng viên nào
đấy hiểu nhầm thông tin phản hồi. Tuy nhiên, đôi khi người phỏng vấn
sẽ hé mở cho bạn một số thông tin hữu ích.
Thỉnh thoảng phê bình thật không dễ dàng. Một người phỏng vấn nói
cho ứng viên phòng bán hàng rằng việc cô ta không bắt tay hội đồng
phỏng vấn khi kết thúc đã gây bất lợi cho cô ta. Một ứng viên khác lại
được báo rằng tính cách của cô không phù hợp với văn hóa công ty, điều
này khiến cô ta mãi lo nghĩ liệu tính tình của mình có điều gì không ổn.
Đừng để những chính sách hoặc lời phê bình khiến bạn chùn bước. Hãy
sẵn sàng đón nhận sự thật nếu bạn có được một người nào đấy sẵn lòng
chỉ dẫn – cho dù sự thật có khó nghe đến mấy.
Sáu điều cần nhớ khi hỏi xin thông tin phản hồi
1. Hãy chắc rằng bạn nén lại sự thất vọng khi không nhận được đề
nghị làm việc và nói rằng bạn thích được phỏng vấn nếu như có cơ
hội nào khác mở ra. Nhấn mạnh rằng công ty này vẫn là lựa chọn
hàng đầu của bạn.
2. Lịch sự hỏi rằng liệu có nhận xét phản hồi nào để giúp bạn cải
thiện cơ hội của mình cho cuộc phỏng vấn sắp tới hay không. LIệu
có điều gì cụ thể lẽ ra có thể đã giúp bạn giành được đề nghị việc
làm?
3. Lắng nghe cẩn thận bất kỳ lời khuyên nào và ghi lại. Đừng tranh
cãi và tự vệ. Bạn đang hỏi xin thông tin phản hồi chứ không phải

cơ hội làm lại.
4. Cố gắng thảo luận ngắn gọn. Chỉ nên hỏi thêm một hoặc hai câu
rồi kết thúc cuộc trò chuyện.
5. Cảm ơn người phỏng vấn bạn vì đã cho thông tin phản hồi và cơ
hội để cải thiện kỹ năng của bạn. Tái khẳng định rằng một khi có
cơ hội nào khác mở ra ở công ty, bạn sẽ thích được phỏng vấn lại.
6. Tiếp nhận lời khuyên và suy nghĩ đến việc thay đổi một số kỹ thuật
để cải thiện buổi phỏng vấn sắp tới.
Nên nhớ rằng bạn có thể học hỏi và tiến bộ từ mỗi kinh nghiệm phỏng
vấn, cho dù bạn có nhận được thông tin phản hồi hay không.
Viết một lá thư cám ơn hiệu quả

Viết thư cảm ơn hiệu quả không chỉ đơn thuần mang tính hình thức. Thư
cảm ơn là công cụ tiếp thị hàm chứa giá trị lớn lao trong việc thúc đẩy
tiến trình xin việc của bạn và đẩy vị trí của bạn lên cao trong cuộc cạnh
tranh. Mặc dù phần lớn những gì được ghi trong thư cảm ơn có lẽ đã
được truyền đạt trong buổi phỏng vấn nhưng không có gì hiệu quả hơn
những từ được viết ra để những suy nghĩ đó in sâu hơn trong tâm trí
người phỏng vấn.
Lá thư cảm ơn nên dài bao nhiêu thì vừa?

Đương nhiên, như bất kỳ nhân tố nào khác trong quy trình tìm việc,
không hề có một câu trả lời cụ thể. Thông thường lá thư dài từ một đến
hai trang thì vừa, tùy thuộc vào số lượng thông tin muốn truyền đạt. Lá
thư, dĩ nhiên, không nhất thiết chỉ dài một trang.
Tự nhắc nhở bạn là mình đã được công ty quan tâm hay mình đã không
được mời phỏng vấn và sử dụng lá thư cám ơn như một công cụ để
chuyển tải thông tin có giá trị. Toàn bộ quy trình tìm việc là tiếp thị và
bán sản phẩm của bạn – đó chính là bản thân bạn. Chẳng có lý do nào để
việc viết thư cám ơn lại phải khác đi bất kỳ hoạt động tìm việc nào khác.


×