Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

tư liệu Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.1 KB, 2 trang )

Chương trình giới thiệu sách:
GIA-MI-LI-A NÚI ĐỒI VÀ THẢO NGUYÊN
Tác giả :A-ma -tốp
Nhân dân ta vẫn truyền tụng nhau câu ca:
Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy
Vâng ! Truyền thống tôn sư trọng đạo luôn luôn thường trực trong mỗi con người Việt
Nam. Chúng ta không ai lớn lên mà không được sự chăm chút của thầy ,cô trong từng nét
chữ đầu tiên và tiếng đọc ê a của thuở làm trò. Chính sự giáo dục như ánh thái dương
phản chiếu đến cả những gian nhà cỏ thấp bé,mái tranh của con nhà nghèo. Mà trong ấy
sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm
hồn non trẻ mà không gì có thể thay thế được (U-sin-xki).
Thế nên hôm nay cô muốn giói thiệu đến với các em người thầy. Một người thầy hết lòng
với học sinh. Một người thầy của đất nước Cư-rơ-gư-xtan, một đất nước với những núi
đồi thảo nguyên trùng điệp,bát ngát với những áng mây trôi lơ lững bên trên như một
đoàn chiến hạm đang bơi về một nơi nào đó. Quê hương của Ai-ma-tốp nhà văn của nước
Nga. Ông sinh (1928) xuất thân trong một gia đình viên chức. Ai -ma-tốp tốt nghiệp đại
học nông nghiệp trở thành cán bộ kĩ thuật chăn nuôi, mấy năm sau, ông học tiếp về văn
học rồi chuyển sang hoạt động báo chí và viết văn. Ông được dư luận đánh giá cao ngay
từ tác phẩm đầu tay đó là Gia-mi-li-a ,truyện núi đồi và thảo nguyên (1958)-nhà xuất bản
giáo dục. Cuốn sách dày 445 trang. Gói gọn trong đó là tâm tình của một tâm hồn nghệ sĩ
nhạy cảm có tình yêu sâu nặng đối với đất nước quê hương. Đầu tiên của cuốn sách là
truyện Gia-mi-li-a nói về số phận của nhân vật nữ có sự biến đổi được thực hiện ở vùng
Trung Ă dưới chính quyền Xô- viết, những diễn cảnh diễn ra trước mắt mọi người, những
sức mạnh tinh thần mà các nhân vật vừa mới đây thôi còn cam chịu nô lệ do tập quán và
thói quen nay đã ý thức được ở chính mình. Mối tình của Gia-mi-li-a và Daniya đã mở ra
lối thoát cho tâm trạng không thoả mãng cho nhân vật nữ đó đối với cuộc sống tinh thần.
“Cây phong non trùm khăn đỏ” Nói về câu chuyện mối tình anh lái xe Iliax với cô A
xen những nỗi éo le bi kịch đủ hình vẻ của nó, thái độ đối với A xen, cả Bale mir đều bộc
lộ trong quan hệ với A xen. Trước mắt ta là những con người mới của một đất nước
Kirghizia. Tính hiện đai rõ ràng trong phong cách nghệ thuật của ông, sự mạnh dạn của


nhà vănthoát ra khỏi khuôn khổ của những đề tài và thủ pháp. Sự mạnh dạn của nhà văn
trong miêu tả những hoàn cảnh sống khó khăn và phức tạp trong truyện “Mắt lạc đà “
thật sống động. Và cuối cùng của truyện là “người thầy đầu tiên”
Người thầy Đuy sen: “Khắc khổ dạn dày mưa nắng: chân dung của thầy” thầy lặng lẽ
bước đi klhông nói một lời vẻ nghiêm nghị, đôi lông mày nhíu lại như đôi cánh
chim ưng và nét mặt sắc lai như luyện bằng thép. Thầy là một chiến sĩ hồng quân
phục viên đứng ra tổ chức mở trường dạy học đã vấp phải hoài nghi của những con
người có con cái mà anh muốn truyền lại cho chúng những hiểu biết dù chưa phải
hoàn chỉnh gì lắm của riêng anh, vấp phải thái độ thù địch tự coi mình là chủ nhân
của cuộc đời này. đoạn trich Hai cây phong các em được học ở chương trình ngữ
văn 8 mở đầu cho truyện người thầy đầu tiên như khúc dạo đầu cho bài ca khá dài
về tình yêu quê hương và con người là nỗi nhớ không nguôi về những con người
xa cách. Chính Hai cây phong gắn liền với câu chuyện xúc động về người thầy
đầu tiên đem ánh sáng văn hoá khai sinh cho lũ trẻ làng Ku-ku-rêu trong những
năm 20 của thế kĩ XX. Hai cây phong nhắc ta đừng quên quá khứ tuổi thơ đừng
quên ơn với người thầy đầu tiên của cuộc đời mình. Thầy giáo Đuy-sen đã cứu
giúp cô bé An-tư-nay, một cô bé mồ côi được đến trường được giải thoát khỏi tư
tưởng phong kiến gia trưởng coi thường phụ nữ được lên tỉnh học và trở thành nữ
viện sĩ viện hoàn lâmkhoa học để rồi 40 năm ấy biết bao buồn, vui vinh hiển của
An-tư-nay có một phần máu thịt của thầy Đuy-sen. An-tư-nay trở về quê hương
trong một lần được mời về dự khánh thành trường học vừa mới xây rất đồ sộ nguy
nga tai làng Ku-ku-rêu ấy. Bà xúc động trước sự đổi thay quê nhà. Bà tìm lại ngày
xưa ngôi trường trên đồi ngày nào, tìm lại người thầy giáo đầu tiên của mình. Khi
bà được ngồi trên hàng ghế danh dự thì thầy giáo Đuy-sen của bà ngày nào đang
thúc ngựa trên chặng đườngđể đưa thư kịp báo tin khắp nơi về ngày trọng đại của
trường. Sự trưởng thành về tâm hồn bước ngoặc cuộc đời của An-tư-nay có một
phần máu thịt của thầy Đuy-sen. Có lẽ các em đọc cuốn sách này sẽ đánh thức tâm
hồn chúng ta tình yêu quê hương và lòng biết ơn các bật tiền bối đã trồng vuôn xới
những mầm xanh cây lá giáo dục thế hệ trẻ trưởng thành. ấy là hồn quê hương là
cội nguồn đất nước và dân tộc của mỗi người chúng ta các em ạ. Hãy đón đọc tại tủ

sách thư viện của trường trung học cơ sở Trần Cao Vân: Gia-mi-li-a núi đồi và
thảo nguyên

Người trình bày

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×