Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tư liệu Ngữ văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.73 KB, 4 trang )

Tµi liÖu tham kh¶o
Khái niệm văn học dân gian.
- Văn học dân gian là một thành tố của văn hoá dân gian, tức là phôncơlo (trí tuệ nhân dân).
- Văn học dân gian còn gọi là văn học truyền miệng hoặc văn học bình dân.
- Văn học dân gian là những sáng tác tập thể truyền miệng của nhân dân, ra đời từ thời viễn
cổ, phát triển qua các thời kì lịch sử, đến cả hiện nay và mai sau. Văn học dân gian có những
đặc trưng riêng so với văn học viết; nó cùng với văn học viết hợp thành nền văn học dân tộc.
Các thể loại văn học dân gian
1. Thơ ca dân gian: tục ngữ, câu đố, ca dao, hò, vè, truyện thơ.
2. Truyện dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
3. Sân khấu dân gian: chèo, tuồng đồ.
Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
1. Tính tập thể (trong sáng tạo, trong lưu truyền, trong sử dụng và cảm thụ...)
2. Tính truyền miệng.
3. Gắn với sinh hoạt xã hội (đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động...)
Giá trị và vai trò của văn học dân gian trong nền văn học dân tộc
1. Văn học dân gian là kho báu về trí tuệ, tâm hồn và thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân.
2. Văn học dân gian là ngọn nguồn, là cơ sở kết tinh của văn học dân tộc.
Sự nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi
1. "Quân trung từ mệnh tập".
- "Bình Ngô Đại Cáo"
"Dư địa chí "... "Lam Sơn thực lực"
"Phú núi Chí Linh", "Quốc âm thi tập", "Ức Trai thi tập",
- v.v...
2. Nội dung thơ văn Nguyễn Trãi.
a) Tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và thương dân sâu sắc
- Thương dân, trừng phạt kẻ có tội (điếu phạt) tiêu diệt quân tàn bạo hại nước hại dân (trừ
bạo), đem lại yên vui, hạnh phúc cho nhân dân (yên dân), đó là việc nhân nghĩa:
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"
- Sức mạnh nhân nghĩa là sức mạnh Việt Nam để chiến thắng thù trong giặc ngoài. Đó là "Đại


nghĩa" (nghĩa lớn vì nước vì dân), là lòng "chí nhân" (thương người vô hạn):
"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo"
- Lòng căm thù giặc sôi sục, quyết không đội trời chung với quân "cuồng Minh":
Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống
- Tư tưởng nhân nghĩa của Ức Trai luôn luôn gắn liền với lòng "trung hiếu" và niềm "ưu ái"
(lo nước, thương dân).
"Bui có một lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen"
(Thuận hứng - 24)
"Bui một tấc lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông"
(Thuật hứng - 5)
b) Văn thơ Nguyễn Trãi thể hiện tình yêu thắm thiết đối với thiên nhiên, đối với quê hương,
gia đình.
- Yêu thiên nhiên:
+ Yêu cây cỏ hoa lá, trăng nước mây trời, chim muông ...
"Hái cúc ương lan, hương bén áo
Tìm mai, đạt nguyệt, tuyết xâm khăn"
"Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then"
"Cò nằm, hạc lẩn nên bầy bạn
Ủ ấp cùng ta làm cái con"
+ Yêu quê hương gia đình:
"...Ngỏ cửa nho, chờ khách đến
Trồng cây đức, để con ăn"
"Nợ cũ chước nào báo bổ
Ơn thầy ơn chúa liễn ơn cha"
"Quê cũ nhà ta thiếu của nào

Rau trong nội, cá trong ao"
+ Yêu danh lam thắng cảnh.
"Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa
Bao dải tua châu đá rủ mành"
(Đề chùa Hoa yên, núi Yên Tử)
"Một vùng biếc sẫm gương lồng bóng,
Muôn hộc xanh om tóc mượt màu"
(Vân Đồn)
"Kình ngạc băm vằm non mấy khúc
Giáp gươm chìm gẫy bãi bao tầng"
(Cửa biển Bạch Đằng)
c) Một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao.
...."Một tầm lòng son ngời lửa luyện.
Mười năm thanh chức ngọc hồ băng"
..."Nước biển non xanh thuyền gối bãi
Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu".
"Say minh nguyệt, chè ba chén
Thú thanh phong, lều một gian "
"Sách một hai phiên làm bậu bạn.
Rượu năm ba chén đổi công danh"
3. Nghệ thuật
- Văn chính luận như "Bình Ngô Đại Cáo" thì hùng hồn, đanh thép, sắc sảo, đúng là tiếng nói
của một dân tộc chiến thắng, một đất nước có nền văn hiến lâu đời.
- Thơ chữ Hán hàm súc, tinh luyện, thâm trầm. Thơ chữ Nôm bình dị mà tài hoa, thiết tha
đằm thắm. Thơ thất ngôn xen lục ngôn là một dấu ấn kì lạ của nền thơ chữ Nôm dân tộc.
Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, nhà văn hoá vĩ đại, là đại thi hào dân tộc. Nguyễn Trãi còn
là ông tiên ở trong lầu ngọc mà tâm hồn lộng gió thời đại. Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi là
bài ca yêu nước, tự hào dân tộc.
Tác giả
Trần Quang Khải (1241 - 1294) là thượng tướng, có công lớn trong cuộc kháng chiến (lần thứ

2 và lần thứ 3) đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Học rộng, giỏi thơ văn, có tài thao lược và
ngoại giao. Ông có tập thơ "Lạc đạo", nổi tiếng nhất là bài thơ "Tụng giá hoàn kinh sư"
Xuất xứ chủ đề
1. Tháng 4/1285, Trần Nhật Duật chém đầu Toạ Đô tại Hàm Tử quan. Tháng 6/1285, Trần
Quang Khải đại phá giặc Nguyên Mông tại Chương Dương độ, tiến lên giải phóng Thăng Long.
Bài thơ "Tụng giá hoàn kinh sư "được viết sau chiến thắng Chương Dương độ.
2. Bài thơ biểu lộ niềm tự hào, niềm vui thắng trận và nói lên khát vọng đem tài trí xây dựng
đất nước thanh bình bền vững muôn đời.
Phân tích
Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Hai câu đầu bình đối như hai trang kí sự
chiến trường. Vị ngữ "đoạt sóc" (cướp giáo) và "cầm Hồ" (bắt giặc Mông Cổ) được đặt ở đầu
câu, thể hiện hai thế đánh, hai cú đánh liên tiếp giáng xuống đầu giặc với sức mạnh "Sát Thát"
của tướng sĩ thời Trần. Chương Dương độ và Hàm Tử quan, hai địa danh, hai chiến công đã
được ghi vào sử sách và thơ ca dân tộc trở nên trường tồn, chói lọi:
"Đoạt sóc Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan "
Câu thơ như một bản tin chiến sự, có một sức nén và vang xa, dạt dào tự hào. Phải là người
tham dự, chỉ huy trận đánh mới viết hàm súc và đĩnh đạc, hào hùng như vậy.
Hai câu cuối, một ý thơ mới xuất hiện. Trong khói lửa chiến trường, trong niềm vui chiến thắng
giải phóng kinh thành Thăng Long trên đống tro tàn do lũ giặc gây ra, nhà thơ nghĩ đến nhiệm
vụ mới:
"Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san”
Trước mắt mọi người, từ vua tôi, tướng sĩ đến trăm họ, toàn dân, ai ai cũng phải đem tài trí
sức lực, của cải (trí lực) để xây dựng giang san đất nước bền vững trong thanh bình đến muôn
đời. Nhãn quan chính trị của Trần Quang Khải vô cùng sáng suốt. Câu thơ trên có ý nghĩa thời
sự đối với chúng ta hiện nay.
Tóm lại, "Tụng giá hoàn kinh sư" là bài thơ kiệt tác. Bản dịch của tác giả Trần Trọng Kim rất
đặc sắc.
Thành tựu và nguyên nhân phát triển

1. Thành tựu
Thơ Đường là một trong những thành tựu rực rỡ về thi ca của nền văn học Trung Quốc, là
một trong những thành tựu chói lọi của nền văn minh nhân loại. Thơ Đường hiện còn khoảng
48000 bài trên 2300 thi sĩ, trong đó có Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị và hàng trăm tên tuổi khác
đã bất tử với thời gian, được người đời ngưỡng mộ.
2. Nguyên nhân phát triển
- Triều đại nhà Đường kéo dài ngót 300 năm (618-907), tuy có luc thăng trầm, nhưng xã hội
Trung Quốc và chế độ phong kiến Trung Hoa phát triển mạnh. Đời sống vật chất và tinh thần
thay đổi lớn lao.
- Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, hàng hải, thương nghiệp mở mang, phát triển. Nghệ
thuật như kiến trúc, hội hoạ, âm nhạc đạt đến trình độ cao, chói sáng.
Chế độ thi cử chọn người làm quan, kẻ sĩ được đề cao, việc học thịnh đạt. Các tao nhân mặc
khách được trọng vọng.
- Đó là những nguyên nhân tạo nên bước phát triển kỳ diệu của thơ Đường.
Một số đặc điểm về nội dung và hình thức nghệ thuật thơ Đường
1. Nội dung
- Cảm hứng thiên nhiên trữ tình: ca ngợi phong cảnh hùng vĩ tráng lệ, miêu tả vẻ đẹp bốn
mùa, với hoa lá cây cỏ, trăng, tuyết gió mây.... thể hiện tình yêu thiên nhiên tạo vật, yêu quê
hương đất nước (Lư Sơn bộc bố, Tuyệt cú...)
- Cảm hứng nhân đạo: nói lên nỗi khổ của nhân dân vì cơ hàn, vì chiến tranh loạn lạc, lòng
khao khát hạnh phúc, hoà bình, ca ngợi tình vợ chồng, tình bạn (Thạch Hào lại, Nguyệt dạ,
Hoàng Hạc lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng...)
- Có những vần thơ siêu thoát ca ngợi cuộc sống ẩn dật ở chốn điền viên, lâm tuyền. Có
những vần thơ nói về sinh hoạt thôn dã, đồng nội; thú vui cầm, kỳ, thi tửu của mặc khách tao
nhân. Tài tử giai nhân là một đề tài có nhiều tuyệt bút. Nội dung thơ Đường rất phong phú và
đa dạng, là một bức tranh rộng lớn xã hội Trung Quốc thời Đường trong 300 năm.
2. Nghệ thuật
a. Thể thơ: từ, cổ phong, Đường luật.
b. Luật thơ:
- Vần thơ (vần chân và vần cách, vần trắc và vần bằng).

- Bằng, trắc.
- Niêm (dính).
- Đối.
- Cấu trúc bài thơ rất chặt chẽ, nhất là Đường luật.
+ Thơ tứ tuyệt: khai, thừa, chuyển, hợp.
+ Thơ bát cú: đề, thực, luận, kết.
c. Ngôn ngữ thơ: tinh luyện, hàm xúc, Thi trung hữu hoạ. Thi trung hữu cầm. Coi trọng lời
thơ: thanh, nhã (trong sáng, trang nhã...) ước lệ tượng trưng....
d. Tứ thơ: phong phú, đa dạng, biến hoá, khơi gợi...
Tóm lại, làm thơ Đường phải giỏi, phải có tay nghề cao và giàu tâm hồn thi sĩ . Học và cảm
thụ thơ Đường phải hiểu đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ Đường.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×