Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Trẻ bụ bẫm cũng bị còi xương doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.68 KB, 4 trang )

Trẻ bụ bẫm cũng bị còi xương
Theo giáo sư Đào Ngọc Diễn, chuyên gia đầu ngành
về dinh dưỡng ở Việt Nam, cả trẻ nhẹ cân lẫn nặng
cân đều có thể bị còi xương. Nguyên nhân gây bệnh
thường là thiếu vitamin D (chất điều hòa chuyển hóa
và hấp thu canxi, phốt-pho) do không được cung cấp
đủ qua thực phẩm và tắm nắng.
Bé Phong nhà chị Hương sinh ra đã nặng 3,8 kg.
Bé ham ăn, không ốm vặt, lại được mẹ tích cực
‘nhồi’ nên tăng cân như thổi. Nhưng gần đây, bé ngủ
không yên giấc, khi ngủ ra rất nhiều mồ hôi, tóc sau
gáy rụng thành một vòng tròn.
Cô chú Minh Phượng có Shop phong thủy Hộ Mệnh
rất uy tín, tư vấn phong thủy miễn phí và bán đá
phong thủy, trang sức đá quý, và sách phong thủy để
tự tìm hiểu và ứng dụng.
Chị đọc báo, biết những biểu hiện này cũng gặp trong
bệnh còi xương nên muốn mang con đi khám dinh
dưỡng. Nhưng mẹ chồng chị gạt phắt ngay ý định đó
và nhìn con dâu như một đứa dở hơi: ‘Đang yên đang
lành lại mang con đi khám! Thử xem ở đây có đứa trẻ
nào bụ như cháu tôi không mà chị rủa nó là còi?’.
Một lần, bé Phong bị viêm họng, chị Hương gọi bác
sĩ gia đình đến khám. Bác sĩ nhìn thấy vòng tóc rụng
trên đầu bé, hỏi mấy câu rồi bảo bé bị còi xương. Lúc
đó, bà nội mới hơi tin và đồng ý cho mang bé đi tư
vấn dinh dưỡng.
Không chỉ bà nội bé Phong mà nhiều bậc phụ huynh
khác cũng tin rằng, con cháu họ cân nặng cao thì
không thể gọi là còi xương được. Thực ra, còi xương
và ‘còi thịt’ là hai chuyện khác nhau.


Theo thạc sĩ Lê Thị Hải, Trưởng phòng khám Viện
Dinh dưỡng, quá bụ bẫm thậm chí là một yếu tố nguy
cơ gây còi xương. Ở những trẻ này, nhu cầu về canxi,
phốt-pho cao hơn trẻ bình thường nên nếu bố mẹ
không lưu ý thì có thể không đáp ứng đủ.
Triệu chứng bệnh thường gặp: Trẻ hay quấy khóc,
ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi,
rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn, thóp
mềm và chậm liền, chậm mọc răng, chậm biết lẫy,
bò, đi…
Các thống kê và thực tế khám và tư vấn tại Viện Dinh
dưỡng cho thấy, còi xương là bệnh rất phổ biến ở trẻ
dưới 3 tuổi, thường gặp ở trẻ sinh thiếu cân, có hội
chứng kém hấp thu, trẻ suy dinh dưỡng… Có không
ít trẻ có cân nặng tốt, thậm chí thừa cân cũng bị còi
xương do cha mẹ giữ gìn quá cẩn thận nên ít được
tiếp xúc với ánh nắng, chế độ ăn không cân đối. Vì
vậy, để điều trị, cần xét đến tất cả các nguyên nhân.
Nhiều bà mẹ khi thấy con bị còi xương thì tìm cách
bổ sung canxi. Thực ra, nếu cung cấp đủ canxi mà
thiếu vitamin D thì dưỡng chất trên cũng không hấp
thu được. Mặt khác, nguyên nhân gây còi xương ở trẻ
em phần lớn là do thiếu vitamin D. Theo giáo sư Đào
Ngọc Diễn, trẻ ăn sữa bột có nguy cơ còi xương cao
hơn trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, ngay cả sữa mẹ cũng
không đủ vitamin D. Trẻ cần ‘lấy’ thêm chất này qua
việc tắm nắng mặt trời. Chỉ cần 10-15 phút tắm nắng
vào buổi sáng, tiền tố vitamin D trên da trẻ sẽ được
chuyển thành vitamin D.
Để dự phòng còi xương, các chuyên gia khuyến cáo,

ngay từ thời kỳ mang thai, người mẹ nên dành thời
gian tắm nắng, đi dạo ngoài trời, chọn thực phẩm
giàu vitamin D và canxi. Trẻ sinh ra cần được bú mẹ
hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi đã ăn bổ sung, cần
cho dầu mỡ vào bát bột để tăng hấp thu vitamin D (có
nhiều trong cá, thịt, trứng, nấm…) vì chất này thuộc
lại tan trong dầu. Hằng ngày, cần cho trẻ tắm nắng,
để lộ chân tay, lưng, bụng. Cho trẻ uống vitamin D
400 IU mỗi ngày trong suốt năm đầu tiên, nhất là về
mùa đông, đặc biệt cần với trẻ sinh non, nhẹ cân.

×