Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

TRE KHOC NHIEU VE DEM CO THE BI COI XUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.41 KB, 2 trang )

Trẻ khóc nhiều về đêm có thể do bị còi xương
Gửi lúc 13:26 - Tue, 09/06/2009
Về đêm cô con gái 4 tháng tuổi của chị Phượng (Hà Nội) lại khóc ầm ĩ, có khi đến hơn nửa tiếng. Tưởng con
chỉ khóc dạ đề, đến khi đi khám vì bé bỏ bú, biếng ăn, bác sĩ bảo cháu bị còi xương.
Cứ nghĩ ở tuổi bé, khóc nhiều về đêm là bình thường nên chị Phượng tìm mọi cách dỗ dành đến khi con nín
khóc và ngủ thiếp đi. Nhưng gần đây, thời gian khóc cháu kéo dài, khóc to hơn, dỗ thế nào cũng không được
và ra mồ hôi nhiều.
Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi,
Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết con chị
Phượng hay khóc về đêm là do bị bệnh còi xương,
chứ không phải là khóc dạ đề bình thường. Nguyên
nhân có thể vì trẻ sống trong gia đình quanh năm
thiếu ánh sáng, phòng không có ánh sáng vào nên
bé có thể thiếu vitamin D, bị còi xương.
Có những trường hợp trẻ vừa còi xương, vừa suy
sinh dưỡng nên nhẹ cân, người mệt mỏi, hay khóc.
Nhưng cha mẹ lại cho rằng bé khóc dữ dội không phải là bệnh lý, một thời gian là khỏi nên chủ quan cho bé
đi khám muộn khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.
"Hiện tượng hay quấy khóc về đêm thường gặp ở những trẻ bị còi xương, hoặc vừa bị còi xương vừa suy sinh
dưỡng. Tuy nhiên có những trẻ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng vẫn khóc rất dữ dội mà cha mẹ không biết do
đâu", bác sĩ Dũng nói.
Bác sĩ cũng cho biết, có cha mẹ thấy con khóc dữ quá, không chịu được nửa đêm bế con vào bệnh viện
khám, nhưng đến nơi thì cháu hết khóc lại bế về, hôm sau con khóc lại đến viện như trường hợp của chị Hòa
(Nam Định).
Đến nửa đêm cậu con trai 3 tháng tuổi nhà chị lại gào khóc rất to, lăn lộn, đổi mọi tư thế bế, dỗ nựng mãi mà
cháu vẫn khóc, cho bú cũng không chịu. Nhiều đêm bà nội cháu dậy thắp hương, đốt vía, có khi lại bảo: "Trẻ
con, ma nó hay trêu. Con cứ để con dao đầu giường ma nó không đến nữa thì cháu sẽ không khóc", thế
nhưng cách của các cụ cũng không ăn thua, chị Hoa kể lại.
Nhiều hôm thấy con khóc xót quá, chị vội vàng cho đi khám. Nhưng trên đường đến bệnh viện thì cháu cũng
nín luôn, thế là lại về. Không yên tâm, chị cho con đi khám, nhưng siêu âm, chụp chiếu đủ kiểu bác sĩ cũng
không phát hiện ra bệnh chỉ bảo khóc dạ đề.


Theo bác sĩ Dũng, khóc dạ đề là cơn khóc của trẻ còn bú (thường dưới 6 tháng tuổi) do cơn co thắt đường
ruột. Bình thường nhu động ruột điều hòa không đau, nhưng đột nhiên vì một yếu tố nào đó đột nhiên nhu
động tăng lên rất mạnh, không đều gây đau bụng dữ dội, hết cơn thì thôi.
Thời gian khóc có thể chỉ 5 phút nhưng cũng có khi nửa tiếng, ngày nào cũng khóc, dỗ cách nào cũng không
được. Chứng này khá phổ biến ở trẻ nhỏ, cứ 10 bé sơ sinh thì có 2 trẻ bị khóc dạ đề.
Nhiều khi bác sĩ cũng không thể giải thích được vì sao trẻ khóc dữ dội đến như thế. Không phải môi trường
nhà nóng quá, lạnh quá, không phải do các bệnh lý như ngứa ngáy khó chịu, ra mồ hôi, loại trừ các bệnh
đường hô hấp, tắc mũi..., trẻ khỏe mạnh bình thường cũng có thể hay khóc nhiều về đêm, bác sĩ Dũng cho
biết.
Cũng theo bác sĩ, trẻ khóc dữ dội nhưng không nguy hiểm, qua 6 tháng tuổi nhu động ruột hoàn chỉnh, trẻ sẽ
trở lại bình thường. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý để phân biệt với các bệnh lý hay gặp, đặc biệt là lồng ruột.
Bệnh này cũng hay gặp, thường ở trẻ 9 tháng, nhưng cũng có thể xảy ra dưới 6 tháng tuổi. Bao giờ cũng có
biểu hiện khóc dữ dội, không thể dỗ được, ngoài ra thêm các triệu chứng như nôn, khóc tái lại, một đêm vài
ba lần. Qua cơn khóc, trẻ lại ngay lập tức khóc thét lên, ưỡn người, bỏ bú, đi ngoài ra máu. Trường hợp này
cha mẹ nên đưa con đi cấp cứu ngay.
Bác sĩ Dũng cũng khuyến cáo, nếu ngoài cơn khóc, trẻ vẫn khỏe mạnh, ăn uống ngủ bình thường thì cha mẹ
hoàn toàn có thể yên tâm. Nhưng nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường như biếng ăn, vã mồ hôi, đặc biệt là
mồ hôi trộm... cha mẹ nên đưa con đi khám để sớm phát hiện bệnh ở trẻ. Nếu bé chỉ khóc dạ đề thì cha mẹ
cần tìm cách dỗ dành bé như: bế ra ngoài nhà thay đổi không khí, thay đổi tư thế bế, vỗ về, hát ru, đong đưa
nhè nhẹ, đặt trẻ ở tư thế đứng lên đầu gối của mình, thử cho trẻ tập đi...

Theo:
Web trẻ thơ

×