Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

27 Án oan trong các triều đại Trung Quốc - 1 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.7 KB, 9 trang )

27 Án oan trong các triều đại Trung Quốc
1. Vạch tội quyền thần


Vào một ngày tháng 6 năm Gia Tĩnh thứ 14 (1535), quan Ngự sử Phùng Ân đã thu
xếp xong hành lý chuẩn bị rời Bắc Kinh đi Trích Tuất, Tô Châu Quảng Đông.
Theo nếp cũ chốn quan trường. khi quan lại ở Bắc Kinh bị phát vãng ra ngoài đều
lấy vải hoa che mặt rồi lặng lẽ rời khỏi chốn kinh thành, tránh để các quan đồng
liêu nhìn thấy.


Phùng Ân cũng suy nghĩ không biết có nên làm như vậy không? Lúc này, ở ngoài
cửa có tiếng chân bước lạo xạo, tiếng người nói râm ran vọng lại. Mọi người đang
đến để tiễn đưa Phùng Ân. Tất nhiên, ngoài dân chúng kinh thành còn có không ít
quan lại trong triều. Các quan Hàn lâm viện Châu Thủ Ích, La Hồng Tiên, Trình
Văn Đức… đưa tặng bức quyển đề bốn chữ lớn "Tứ Đức Lưu Phương" để biểu thị
lòng kính trọng và ngưỡng mộ của mọi người đối với ông.

Phùng Ân quan Ngự sử bị trách phạt đày đi tới nơi chân trời góc bể sao lại được
các quan Hàn lâm viện và dân chúng trong thành ngưỡng mộ như vậy.

Phùng Ân (không rõ năm sinh, năm mất) tụ là Tứ Nhân, người Hoa Đình, Tùng
Giang (nay là huyện Tùng Giang, thành phố Thượng Hải). Nhà ông rất nghèo, cha
mất sớm chỉ còn mẹ chịu thương chịu khó nuôi ông thành người. Được mẹ dạy dỗ
Phùng Ân không quản cuộc sống khó khăn, khổ công học tập. Vào đêm trừ tịch
của một năm, trời lạnh lại đổ mưa to, vậy mà vẫn có từng loạt chớp sáng xé rách
màn đêm, từng tràng pháo nổ hất tung màn mưa truyền đi niềm hoan lạc của ngày
Tết. Nhưng nhà họ Phùng bần hàn, trong đêm giao thừa vẫn không có lấy hạt gạo
bỏ vào nồi, đến ngay bữa cơm đầu năm mới cũng chẳng có. Để quên đói rét và an
ủi mẹ già, Phùng Ân, Phùng Tư vẫn mặc chiếc ao vải thô đã cũ rách, che lên người
mảnh chăn giá lạnh và ngồi trên giường lớn tiếng ngâm nga kinh sử với ý nghĩ đọc


sách để cuốn hút toàn bộ tâm chí của mình, đến ngay cả những tràng pháo nổ giữa
đêm mưa dường như cũng không lọt được vào tai. Đói rét cũng bị tiếng đọc sách
mang đi hết. Hoàn cảnh gian khó đã tôi luyện ý chí của ông làm cho sự nghiệp học
hành đạt bước tiến lớn. Năm Gia Tĩnh thứ 5 (1526). Phùng Ân thi đỗ Tiến sĩ được
thụ chức Hành nhân.

Thời nhà Minh, có không ít sĩ tử lấy việc học hành làm dấu hiệu sắp bước vào
quan trường. Sau khi đã làm quan rồi liền bỏ sách không ngó ngàng đến nữa,
Phùng Ân quyết không như vậy, ông chớp mọi thời cơ nghiền ngẫm kinh sử,
chuyên tâm cầu tiến. Năm Gia Tĩnh thứ 7 (1528) Phùng Ân phụng mệnh đi Lưỡng
Quảng Uý lạo tân kiến Bá Vương Thụ Nhân, Vương Thụ Nhân tự Bá An, hiệu
Minh Dương - ông là người dụng công học tập, dẹp được loạn Ninh Vương, danh
tiến vang thiên hạ. Phùng Ân sau khi gặp Vương Thụ Nhân, nhân lúc rỗi rãi bèn
cùng nhau đàm đạo về con người Phùng Ân đã rất cảm phục trước học vấn và
nhân phấm của Vương Thụ Nhân, suy tôn ông là bậc thầy và xá lê nhận làm đệ tử,
rồi theo Vương Thụ Nhân, học thánh học. Vương Thụ Nhân cũng tán thưởng tri
thức, khí tiết của Phùng Ân, ông nói với mọi người: "Làm quan to mà đức vẫn lớn
thì chính là Phùng Ân đó". Câu nói đó thể hiện sự kỳ vọng sâu sắc gửi cho Phùng
Ân của Vương Thụ Nhân, vị quan đầy danh tiếng đương thời.

Tháng 9 năm Gia Tĩnh thứ 8 (1529) Phùng Ân được phong làm Giám sát Ngự sử
Nam Kinh.

Là Ngự sử, Phùng Ân đã nhiều lần dâng sớ vạch tội bọn tham quan, quyền quý,
nhiều lần tấu biểu phục thiện trừ ác làm được nhiều việc khiến tiếng lành đồn xa.

Nam Kinh là kinh đô phụ của nhà Minh, vị thế sau với Bắc Kinh. Triều đình vốn
vẫn thường cử trọng thần trấn giữ. Trấn thủ Nam Kinh lúc đó là quan đại thần
Nguỵ Công, đã dựa vào quyền thế, và tư lợi cá nhân mà sai khiến nô dịch quân sĩ.


Quân sĩ bảo vệ các nơi gần thành Nam Kinh đáp ứng không đủ cho nhu cầu tư túi
của ông ta, ông ta bèn vượt sông Trường Giang tiếp tục sai khiến binh sĩ bảo vệ
phía bắc sông. Việc làm này can thiệp và làm khó dễ đến công việc huấn luyện
binh thường và khai khẩn đất hoang của quân sĩ; dẫn đến sự bất mãn oán hận cực
độ của binh sĩ. Phùng Ân biết được tình hình này liền dâng sớ tố cáo vạch tội
Nguỵ Công tư lợi khiến ông ta bị triều đình quở trách, không bao giờ dám vượt
sông nô dịch binh sĩ nữa. Nhưng việc làm này của Phùng Ân bị một số quan lại
quyền thế thường hay chèn ép binh sĩ để tư lợi, vô cùng tức giận. Bọn chúng cũng
tìm cớ để khiến ông bị phạt mất một tháng lương bổng.

Nhưng Phùng Ân vẫn là người trực tính, dám nói thẳng không chịu cúi đầu trước
bọn quyền quý, vẫn lên tiếng vì chính nghĩa, không gì khuất phục nổi. Lúc đó
quan chỉ huy quân sĩ bảo vệ thành Nam Kinh là Sử Trương Thân vì tư thù, đã
đánh chết người. Nhưng hắn là người thân tín của Đô Ngự sử Uông Hồng vì vậy
vẫn ung dung thoải mái ngoài vòng pháp luật, không ai dám tố cáo. Khi biết vịệc
này, Phùng Ân bất chấp đối đầu với sự bao che của Thượng thư Vương Hồng và
đã dũng cảm dâng sớ vạch tội tố cáo. Cuối cùng đã đưa được Chỉ huy sứ Trương
Thân ra xử tội. Việc này đã làm phấn chấn lòng người, trái lại làm cho Uông Hồng
căm tức tận xương tuỷ.

Đô Ngự sử Uông Hồng là người cố chấp, thực dụng, thâm hiểm và xảo trá, lại giỏi
luồn lách thánh ý của Văn Thế Tông, cứ ngon ngọt thì tốt lành, cứ bợ đỡ thì sũng
ái v.v… Đối với loại quan liêu như vậy, Phùng Ân bất chấp y là Đô Ngự sử vẫn
dâng biểu tố cáo những tội ác đã qua của y.

Nhưng lúc đó, Thế Tông đang sủng ái Uông Hồng nên không đếm xỉa gì đến tố
cáo của Phùng Ân.

Tuy vậy tấu biểu tố cáo của Phùng Ân vẫn có tác dụng lớn. Ngự Sử tố cáo Đô Ngự
sử là việc hiếm có ở thời nhà Minh, nó làm cho Uông Hồng mất mặt, tiêu tán uy

phong. Vì vậy Uông Hồng càng không thể dung tha Phùng Ân vì tất muốn loại trừ
hậu hoạ càng nhanh.

Tháng 9 năm Gia Tĩnh thứ 10 (1531) lại sắp chuẩn bị sát hạch các quan lại địa
phương, theo cách làm cũ, mỗi khi đến kỳ sát hạch quan viên, trước khi sát hạch,
Ngự sử Nam Kinh đã tham khảo trước các chứng cứ trong tố cáo của viên chức
trước đây đã được bỏ lại, Đô sát viên xem xét. Còn Ngự sử Bắc Kinh thì sau khi
sát hạch còn tiếp tục bổ sung nhận xét tố giác của nhân viên để tránh sót lọt. Cách
làm như vậy là tương đối đảm bảo nghiêm mật. Để thao túng quyền sát hạch, bịt
miệng các quan lại, Uông Hồng dâng sớ xin loại bỏ cách làm xem xét tố cáo trước
khi sát hạch của Ngự sử Nam Kinh mà để đưa lên bổ xung tập hợp sau khi sát
hạch. Phùng Ân đã thấu hiểu rõ dã tâm thay đổi cách làm cũ của Uông Hồng liền
dâng sớ phản đối kiến nghị của Uông Hồng, đồng thời ra sức biện minh lợi ích của
việc cần thu thập tố cáo trước khi sát hạch. Thế Tông xem xong thấu hiểu Phùng
Ân liền bác bỏ luôn kiến nghị của Uông Hồng, ra lệnh cứ làm như cũ.

Mùa đông năm Gia Tĩnh thứ 11 (1532) xuất hiện sao chổi, theo quan mệm của
người đương thời, đó là Thượng đế thị chúng. Thế Tông vốn rất mê tín, hạ chiếu
muốn nghe lời nói thẳng. Phùng Ân nhân cơ hội này dâng sớ phân tích cái được,
mất trong việc dùng người của vua Thế Tông, đưa ra những cái hiền, ngu, chính,
tà của các quan Đại học sĩ, Lục bộ Thượng thư thị lang trong tấu biểu của ông chỉ
rõ. Đại học sĩ Lý Thời cẩn thận, chăm chỉ, nhưng giải quyết tranh chấp thì đảo lộn
phải trái. Định Loan nịnh bợ quyền thế chỉ giỏi bảo vệ người có chức lộc, việc gì
cũng mập mờ lấp lửng. Thượng thư bộ Hộ Hứa Tán mẫn cán ôn hoà nhưng thiếu
tài quyết đoán, song không dùng thì phí chưa thể bỏ đi. Lễ bộ Thượng thư Hạ
Ngôn bác học đa tài thì có thể làm Tể tướng. Binh bộ Thượng thư Vương Khoan
cương trực thẳng thắn, thông tuệ có tài Đối với số đại thần này, theo đánh giá của
mình, Phùng Ân đã chỉ rõ tài trí, nhân phẩm, hiền, ngu, chính, tà, có ưu có khuyết
của họ, còn với số đại thần được Thế Tông trọng dụng như Đại học sĩ Trương
Thông, Phương Hiến Phu, Đông sử Uông Hồng, lại cực lực công kích tội ác của

chúng. Phùng Ân nói rõ: Trương Thông gian ác, hung bạo, gian giảo, phan trắc.
Phương Hiến Phu ngoài giả đôn hậu, trong thực gian trá, lấy oán báo ân, chuyên
làm việc xấu xa, bất chấp việc là việc Quốc gia đại sự, Uông Hồng lại như quỷ
như ma, thù hận người trung lương, luôn nghĩ tới báo thù, những người bị hắn
luận tội nếu không là kẻ thù của gia đình hắn thì cũng là kẻ thù của gia đình Tể
tướng, cuối cùng, Phùng mạnh dạn vạch rõ: "Thần không thể tin dùng được (tức
Trương Thông) bản chất như sao chổi vậy; (Uông Hồng) dã tâm như sao chổỉ vậy,
Hiến Phu, như sao chổi trong Triều đình vậy. Không trừ ba sao chổi đó, bách quan
bất hoà, chính sự không yên, dù muốn chấm dứt tai hoạ cũng không thể được.

Công bằng mà nói, Phùng dâng sớ không có ý gì hết, ông chỉ vì luận bàn hiền,
ngu, chính, tà, để các đại thần lấy đó mà soi mình, chủ yếu là phê phán công kích
Trương Thông, Phương Hiến Phu, Uông Hồng, chỉ trích bản chất dã tâm trước
Triều đình, nếu không trừ bọn chúng thì không thể tránh khỏi tai hoạ. Thế Tông
xem xong đã hiểu dụng ý của Phùng, lập tức hạ lệnh bắt giữ Phùng lột mũ áo tống
giam vào ngục. Trong ngục hàng ngày Phùng bị tra hỏi đánh đập nhiều lần chết đi
sống lại, nhưng ông vẫn cắn răng chịu đựng không hề vu oan cho người nào xúi
giục thể hiện khí phách mình làm mình chịu.

Biết quân Cấm vệ thẩm vấn không có kết quả, Thế Tông bèn giao Phùng Ân cho
Tam pháp tư hội thẩm, xử lý định tội. Đây là dịp để cho Phùng Ân có cơ hội bào
chữa, để cho Phùng được một dịp trình bày tường tận mọi việc.

Mùa xuân Gia Tĩnh năm thứ 12 (1533), Phùng Ân bị chuyển tới giam ở bộ Hình,
Thế Tông chỉ rõ, Phùng nhân việc luận về "Đại thần có phải quan hiền không"? để
cố ý tố cáo ba người kể cả Uông Hồng đại thần được vua sủng ái, rõ ràng oán hận
nhà Vua, phạm thượng, tội chết là may, yêu cầu Pháp tư thực hiện, lấy tội "Vu cáo
đại thần có công" rồi mang ông ra xử tội chết. Hình bộ Thượng thư Vương Thời
Trung căn cứ vào nội dung tấu biểu của Phùng Ân cho rằng Phùng không bao giờ
làm mất uy tín các quan cùng triều cũng như ca ngợi công đức của các đại thần

nên miên tội chết.

Rõ ràng việc định tội của Vương Thời Trung là có lý (Thế Tông) lúc đó quyền thế
trong tay. Lý thuộc về mình nên Thế Tông càng tức giận hạ lệnh cách chức Vương
Thời Trung. Pháp tư không còn cách nào khác phải buộc tội "vu cáo đại thần có
công" bỏ tù và xử tội chết. Ít lâu sau, Uông Hồng nhậm chức Lại bộ Thượng thư.
Vương Đình Tướng thăng chức làm Đô Ngự sử. Vương Đình Tướng dâng sớ xin
giảm nhẹ hình phạt đối với Phùng Ân, nhưng Thế Tông vẫn kiên quyết giữ ý kiến
nêng, không thèm để ý đến kiến nghị của Vương Đình Tướng.

Mùa thu năm đó, khi triều đình nghị thẩm, Thượng thư Lại bộ Uông Hồng phụ
trách hội Thẩm, bỏ qua hết nghị án. Phùng Ân lợi dụng cơ hội này để vạch mặt
Uông Hồng đề cao đại nghĩa.

Lúc triều thẩm, các quan phụ trách xét xử ngồi quay về hướng đông, "phạm nhân"
phải quay mặt về phía các quan. Phùng Ân nhìn thấy Uông Hồng ngồi trên ghế
cáo tội bèn cứ quay mặt về hướng bắc mà quỳ xuống. Uông Hồng nhìn thấy lập
tức giận đỏ cả mặt quát lính ra lệnh bắt ông quỳ sang hướng tây. Phùng Ân lại lập
tức đứng bật dậy và hắng giọng nói "Đầu gối của ta chỉ có thể quỳ trước triều
đình, đâu phải để quỳ trước mi?" Uông Hồng càng tức tối, đập án đứng dậy quát
lớn: "Ngươi đã nhiều lần dâng sớ muốn giết hại ta, vào ngục rồi còn muốn thành
quỷ dữ để hại ta nữa thì nay không phải là ngươi đã chịu chết trong tay ta sao?"

Lời nói này tỏ rõ ràng là Uông Hồng chỉ vì báo thù cá nhân, lòng dạ thật vô cùng
ác độc. Nhân thể nghị thẩm Phùng bèn tố cáo luôn: "Trên có nhà Vua, mi là đại
thần mà lại lấy quyền thế giết hại người ngay phải không? nhưng đây là công
đường, mi còn dám công khai trước mặt các quan để trả thù cá nhân, không coi
Triều đình ra gì, mi thật là ngông cuồng?" Uông Hồng tức giận phát điên lên quát
lớn "Ngươi dám lăng mạ đại thần" Phùng Ân bèn tiếp lời luôn: "Đại thần mà coi
Vua không ra gì thì ai ai cũng giết chết được chứ lăng mạ đã thấm gì?". Uông

Hồng đã đuối lý, hết lời bèn lấy một việc nhỏ đã qua hòng vu cáo hãm hại Phùng
Ân: "Ngươi mà lại rất trong sạch ư? Tại sao ở trong ngục lại còn nhận cơm của
người khác?" Phùng bình tĩnh mắng lại: "Cùng nhau hoạn nạn là nghĩa từ cổ xưa.
Ta ở trong ngục, người ta mang cơm đến cho đó là cử chỉ đẹp. Còn như người
đường đường có học, làm quan lại thu nhận vàng bạc của người khác, khiến họ
không còn lối nào khác, thật là đáng xấu hổ?" Uông Hồng vừa xấu hổ vừa tức
giận, hất tung án văn lao xuống sắn tay áo lên định đấm thẳng vào Phùng Ân.

Lúc này, không phải là thẩm vấn nữa, mà là tranh luận giữa Uông Hồng và Phùng
Ân và đã biến thành màn đối thoại để Phùng Ân mắng nhiếc tố cáo Uông Hồng.
Uông Hồng hổ thẹn phát điên, giữa hai người phát sinh đánh lộn không đếm xỉa gì
đến thể diện của quan trường nữa. Vì vậy, các quan cùng chủ trì xét xử thấy không
thể tiếp tục được nữa và tới can ngăn. Đô Ngự sử Vương Đình Tướng khuyên
rằng: "Phùng càng không phải nói nữa, đã hơn 100 năm nay, triều đình chưa giết
hại các quan dám nói thẳng, nay sao lại có thể giết được?" Lại quay sang nói với
Uông Hồng: "Việc xử lý quan Ngự sử theo luật hình là không thể được, hơn nữa
lại lấy tư thù mà xử thì lại càng không thể được". Lễ bộ Thượng thư Hạ Ngôn lại
không khách sáo nói thẳng: "Đây là công đường nơi xét xử của triều đình, chứ
không phải là tư đường của nhà ông, lẽ nào ông lại lấy tư thù để xét xử quan Ngự
sử?". Lúc này, Uông Hồng đã rõ các quan đều khinh bỉ mình và đứng về phía
Phùng Ân nên càng tức giận hơn. Lợi dụng quyền hành trong tay, tự ý phê luôn
vào án văn về Phùng Ân hai chữ "Lưu đày" đưa cho các quan đại thần rồi quẳng
bút đi ra.

Vậy là vụ án Phùng Ân coi như đã xong.

Phùng đeo gông đi ra cổng thành Trường An, dân chúng đến xem vây quanh tạo
thành một bức tường dài, đông đến nỗi gió thổi cũng không lọt qua. Phùng Ân với
tư thế hiên ngang, khảng khái ngẩng cao đầu bước đi dân chúng vây quanh xôn
xao nói: "Vị Ngự sử này, không bao giờ chịu quỳ gối trước Uông Hồng, đầu gối

của ông là thép, lúc trách mắng Uông Hồng, miệng ông là thép, giờ đây ông ngẩng
cao đầu mà đi, ông không hề run sợ trước cái chết, gan của ông, xương của ông
đều là thép". Thế là dân chúng kinh thành đều gọi ông là "Tứ thiết Ngự sử".
Những lời tranh luận của ông với Uông Hồng được một số thương nhân ghi chép
lại mang bán; dân chúng tranh nhau mua, nghe đồn ngay các sứ giả nước ngoài
cũng dành mua sách này khiến cho kinh thành xuất hiện việc như giấy quý ở Lạc
Dương.

Lúc đang xử án, Thế Tông sai cấm quân thăm dò tình hình xét xử, sau khi biết vụ
tranh luận giữa Phùng Ân và Uông Hồng, cũng động lòng, thở dài. Thế Tông
không thể giữ mãi ý mình mà giết hại Phùng Ân nên bắt ông tống giam vào ngục.
Đã qua hai năm, lại đưa vụ án ra xét xử. Đô Ngự sử Vương Đình Tướng Hình bộ
Thượng thư Nhiếp Khiền đều cho rằng án xử lần trước không đúng, vì thế dâng
tấu nói rõ sự thật cho Phùng Ân được chuộc lại chức cũ. Đối với việc này, Thế
Tông cho rằng mức phạt quá nhẹ cuối cùng lấy cớ nể tình phạt nhẹ: Lưu đày
Phùng đến Lôi châu, Quảng Đông. Hai tháng sau, Uông Hồng cũng bị bãi quan.

Ngự sử tố cáo vạch trần gian tà, vốn là việc của giới quan lại chốn quan trường, có
chức có quyền, không đáng được cổ vũ tán dương. Việc Phùng Ân tố cáo vạch tội
Uông Hồng được ca ngợi, tán dương rộng rãi vì nó có quan hệ mật thiết gắn bó với
bối cảnh xã hội đương thời. Từ giũa thời nhà Minh đến nay, nhất là những năm
Gia Tĩnh, Ngự sử rất khó thực hiện được chức trách của mình.

Sau nghi thức đại lễ, Trương Thông chấp chính "Tác oai tác phúc, báo ân báo oán"
đả kích người không theo mình, khiến cho muốn nói cũng không được vì thế đã
hình thành cách sống "lấy im lặng làm lẽ sống, lấy phục tùng để yên ổn lấy công
trạng đề kiêu căng tự mãn, chuyên mua danh chuộc lợi đế từ tay không mà có, dù
có thân cận nếu thăng thắn cương trực cũng bị đầy đi biệt xứ".

Trong tình thế đó, Phùng Ân đã dám đứng lên tố cáo vạch trần sự gian ác của Đô

Ngự sử Uông Hồng, Đại học sĩ Trương Thông, Phương Hiến Phu.

Trước toà xét xử lại tỏ rõ khí phách hùng mạnh hơn sắt thép, uy cũng không thể
khuất phục, vẫn tố cáo vạch trần lộ mặt thật của Uông Hồng. Với tinh thần ấy. với
sự quả cam ấy khiến ông đã có được danh hiệu cao quý "Tú khiết Ngự sử", giành
được sự ngưỡng mộ, kính trọng của mọi người. Vĩ vậy khi biết ông đi lưu đày tận
Lôi Châu Quảng Đông, quan lại và dân chúng kinh thành đều không hẹn mà cùng
nhau kéo tới để tiễn đưa.

Phùng Ân đã sống tha phương được sáu năm ở Lôi Châu. Về sau gặp dịp đại xá,
cũng được trở về kinh thành sinh sống. Sau khi Mạc Tông lên ngôi, xem xét lại
việc các đại thần được trước ngôn bị xử tội trước đây để trọng dụng lại thì Phùng
Ân đã ngoài 70 tuổi. Nhưng ông vẫn được thụ phong tại nhà Đại lý tự nhưng ông
không nhận với lý do già yếu.

Thực ra việc phong ông chức Đại lý tự để làm dịu nỗi bất bình oan khuất của ông
đồng thời cổ vũ mua chuộc các quan lại khác ngay thẳng cương trực mà thôi.

×