Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Virut gây u nhú ở người pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.11 KB, 5 trang )

Virut gây u nhú ở người - Kẻ giết người
thầm lặng
Virut gây u nhú ở người (Human Papilloma Virus - HPV)
là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung cho phụ nữ.
Các nhà khoa học đã tìm thấy HPV trong 99,7% các trường
hợp ung thư tế bào gai ở cổ tử cung. HPV cũng là nguyên
nhân gây ra mụn cơm hay những nốt sần ở vùng sinh dục.
Có hơn 100 chủng HPV nhưng chỉ có 15 chủng gây ung
thư cổ tử cung, trong đó hai chủng 16 và 18 là nguyên nhân
gây ra hơn 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung.
HPV lây truyền qua tiếp xúc và quan hệ tình dục (như qua
tiếp xúc giữa da, niêm mạc dương vật với niêm mạc cổ tử
cung, âm đạo), có khả năng lây lan dễ dàng và rộng rãi.
Tuy vậy, HPV không lây theo máu hoặc theo tinh dịch,
dịch âm đạo. Hầu hết nam, nữ đều bị nhiễm HPV ít nhất
một lần trong đời. Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV
không biểu hiện triệu chứng và tự khỏi sau vài tháng, 90%
hết trong vòng 2 năm. Do đa số những người nhiễm HPV
không biết tình trạng nhiễm của mình, nên họ có thể lây
truyền cho bạn tình. Nguy cơ nhiễm cao nhất ở thời điểm
bắt đầu có quan hệ tình dục.

Hình ảnh virut HPV tấn công tế bào c

tử cung.
Nhiễm trùng các chủng HPV “nguy cơ cao” kéo dài có thể
tiến triển thành tổn thương tiền ung thư. Chỉ có khoảng
10% phụ nữ bị nhiễm HPV dai dẳng ở cổ tử cung. Khi xâm
nhập vào cơ thể mà không bị đào thải, HPV sẽ gây ra
những biến đổi bất thường ở các tế bào của cổ tử cung, làm
chúng không thực hiện đúng chức năng của mình trong thời


gian dài. Do không hề có triệu chứng nên bệnh có thể tiến
triển qua nhiều năm mà không được phát hiện. Chỉ có tế
bào ung thư mới lan truyền đi. Chúng đi khắp cơ thể, đến
máu và dịch bạch huyết. Chúng cũng lan trực tiếp đến các
mô gần cổ tử cung. Trong giai đoạn đầu (gọi là biến đổi
tiền ung thư), những biến đổi này thường diễn ra chậm, khu
trú tại chỗ tiếp xúc và thường không gây đau đớn, chảy
máu, hay bất cứ dấu hiệu gì để cảnh báo. Tuy nhiên, nếu
các tổn thương tiền ung thư được phát hiện sớm thông qua
khám sàng lọc định kỳ và được điều trị kịp thời thì tỷ lệ
khỏi rất cao. Nếu để muộn, chúng sẽ tiến triển thành ung
thư và rất khó điều trị. Người ta cũng đã xác định được một
số yếu tố thúc đẩy tiến triển thành ung thư cổ tử cung sau
khi nhiễm HPV, đó là những phụ nữ có các yếu tố như: bị
suy giảm miễn dịch, đẻ nhiều, đẻ con đầu tiên khi còn ít
tuổi, sử dụng lâu dài thuốc tránh thai, hút thuốc lá, mắc các
bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh do
Chlamydia trachomatis và bệnh do virut Herpes simplex.
Các yếu tố này không trực tiếp gây ung thư nhưng tạo
thuận lợi cho nhiễm virut HPV và tạo thuận lợi cho tổn
thương tiền ung thư chuyển thành ung thư.
Mặc dù HPV được coi là kẻ giết người thầm lặng đối với
phụ nữ, nhưng có rất nhiều cách để họ có thể tự bảo vệ
mình khỏi lây nhiễm HPV. Đối với các em gái và phụ nữ
trẻ chưa có quan hệ tình dục thì tiêm vaccin sẽ dự phòng
được bệnh ngay từ ban đầu. Với những phụ nữ trưởng
thành đã có tiếp xúc tình dục, khám sàng lọc để phát hiện
và điều trị kịp thời những tổn thương tiền ung thư sẽ ngăn
ngừa không để chúng tiến triển thành ung thư. Bên cạnh đó,
thực hành sinh hoạt tình dục lành mạnh và an toàn cũng là

một biện pháp dự phòng hiệu quả đối với bệnh này.
Như vậy, để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong liên
quan đến ung thư cổ tử cung phụ nữ cần được bảo vệ một
cách toàn diện, bao gồm tiêm vaccin HPV cho các em gái
và sàng lọc phát hiện sớm các biểu hiện tiền ung thư cổ tử
cung cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, “cái khó bó cái
khôn”. Vaccin HPV có giá thành còn quá cao, cho nên Nhà
nước ta chưa thể có đủ kinh phí cho việc thực thi tiêm
phòng cho tất cả em gái trước khi bước vào tuổi sinh hoạt
tình dục, chưa đủ kinh phí cho việc trang bị máy móc,
phương tiện, kỹ thuật sàng lọc rộng rãi để các cán bộ y tế
có thể thực hiện ngay từ tuyến y tế cơ sở. Đây không chỉ
còn là gánh nặng của mỗi người phụ nữ, mỗi gia đình, mỗi
cộng đồng mà là gánh nặng chung của toàn xã hội, nhất là
ngành y tế. Nhiều tổ chức quốc tế đã và đang hỗ trợ các
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cả về kinh phí,
kỹ thuật và đặc biệt là đang hợp tác để tìm giải pháp và
chiến lược phù hợp giải quyết vấn đề lớn và khó khăn này
trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp. “Phái yếu” ở Việt Nam
đang kỳ vọng được tiếp nhận hiệu quả của các giải pháp
toàn diện phòng bệnh ung thư cổ tử cung, tiến tới một
tương lai không còn ung thư loại này.
TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên

×