Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Ren luyen mot so ki nang phan tich, tong hop cho HS (vat li 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.89 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học là khắc phục phương pháp truyền thụ một
chiều, rèn luyện thói quen, nếp sống tư duy sáng tạo của người học. Để thực hiện
được nhiệm vụ này cần phải bồi dưỡng được cho học sinh phương pháp học tập
để phát triển tư duy nhận thức và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế. Muốn
nâng cao chất lượng học tập bộ môn vật lý phải có nhiều yếu tố song hành trong
đó việc áp dụng các phương pháp hướng dẫn giải bài tập vật lý đóng vai trò hết
sức quan trọng. Trong quá trình giải bài tập vật lý lớp 10 nói chung và bài tập
chương “Chất khí” nói riêng, học sinh còn nhiều lúng túng, nhiều em chưa có
phương pháp giải phù hợp, linh hoạt, chưa biết vận dụng phương pháp phân tích -
tổng hợp để giải bài tập một cách có hiệu quả.
Bài tập vật lí là một trong những công cụ không thể thiếu được trong quá
trình dạy học. Với tính chất là một phương tiện dạy học, bài tập vật lí giữ vị trí
đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thành dạy học vật lí:
- Bài tập vật lí giúp học sinh hiểu sâu hơn những quy luật vật lí, biết phân
tích chúng và ứng dụng chúng vào những vấn đề thực tiễn.
- Thông qua các bài tập vật lí, với sự vận dụng linh hoạt kiến thức đã học
để tự lực giải quyết tốt những tình huống có vấn đề thì các kiến thức đó trở nên
sâu sắc, hoàn thiện hơn.
- Bài tập vật lí là phương tiện tốt để phát triển óc tưởng tượng, tính độc
lập trong suy luận, tính kiên trì trong việc khắc phục khó khăn.
- Bài tập vật lí là một hình thức củng cố, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức
trong một chương hay một phần.
- Đứng về mặt điều khiển hoạt động nhận thức thì bài tập vật lí còn là
phương tiện kiểm tra kiến thức và kĩ năng của học sinh.
Việc vận dụng phương pháp phân tích - tổng hợp để giải bài tập vật lý ở
chương này sẽ mở cho các em một hướng giải bài tập linh hoạt hơn: trên cơ sở
những dữ kiện đề ra, phân tích những đại lượng và tìm mối liên hệ giữa những đại
lượng đó dựa trên các định luật vật lýđã học, tổng hợp lại và tìm ra hướng giải
phù hợp và đúng nhất của bài toán, nhờ đó rèn luyện khả năng phân tích – tổng


hợp, tư duy sáng tạo cho học sinh.
II. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
- Thấy được tầm quan trọng của các bài tập vật lí trong việc dạy học vật lý.
- Trình bày một số bài tập chương “Chất khí” vật lí 10 THPT.
- Nêu rõ vai trò và ý nghĩa của bài tập vật lí trong quá trình ôn tập củng cố
khắc sâu kiến thức.
1
III. Ý TƯỞNG CỦA ĐỀ TÀI
Có thể chọn và sắp xếp một hệ thống bài tập trong chương “Chất khí” vật lí
10 THPT và thông qua việc giải chúng để nâng cao năng lực phân tích - tổng hợp
cho học sinh lớp 10 THPT.
IV. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
- Học sinh nhận biết được các bước tư duy phân tích - tổng hợp.
- Vận dụng các bước của tư duy phân tích - tổng hợp vào việc giải bài tập nói
chung.
- Thông qua hệ thống bài tập trong chương “Chất khí” vật lí 10 THPT làm cho
học sinh hiểu và rèn luyện cho đúng các thao tác tư duy phân tích - tổng hợp
trong từng bước giải.


2
NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÝ ĐỂ RÈN
LUYỆN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH- TỔNG HỢP CHO HỌC SINH.
I. 1. Vai trò và ý nghĩa của bài tập vật lý trong quá trình dạy học
- Bài tập vật lý với tư cách là một phương tiện dạy học giữ vị trí đặc biệt
quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ dạy học.
- Bài tập vật lý giúp học sinh hiểu sâu hơn những quy luật vật lý, những
hiện tượng vật lý, biết phân tích chúng và ứng dụng chúng vào những vấn đề thực

tiễn.
- Bài tập vật lý đóng vai trò to lớn trong việc phát triển tư duy phân tích –
tổng hợp, phát triển tính độc lập suy nghĩ, tính kiên trì trong việc khắc phục khó
khăn.
- Các hình thức khác nhau của bài tập vật lý tạo điều kiện cho học sinh vận
dụng linh hoạt các định luật, định lí và thuyết vật lý để tự lực giải quyết thành
công những tình huống cụ thể khác nhau thì những kiến thức đó mới trở thành sâu
sắc hoàn thiện và trở thành tri thức riêng của mình.
I. 2. Các bước giải bài tập vật lý
Bài tập vật lý rất đa dạng và phong phú nhưng chúng ta có thể nêu ra khái
quát chung về phương pháp giải gồm các bước sau:
-Bước 1: Tìm hiểu đề bài: Nghiên cứu kỹ đề bài, lập được bảng tóm tắt
bằng ký hiệu toán học.
-Bước 2: Xác lập mối liên hệ: Phân tích dữ liệu và tìm thêm dữ liệu trong
kho tri thức liên quan, xây dựng các bài toán trung gian theo hệ thống dẫn đến
việc đáp ứng yêu cầu chung của bài toán. Cụ thể dùng phương pháp phân tích từ
những đại lượng phải tìm đi ngược lại xem xét những kiến thức nào liên quan đến
nó, trong những kiến thức này tìm con đường nào gần nhất đến dữ kiện đã cho.
-Bước 3: Giải tìm ra kết quả: Có thể theo lối cuốn chiếu đi từ từng bài toán
trung gian trong hệ thống đã thiết lập. Có thể theo lối tổng hợp nêu công thức
tổng quát thoả mãn yêu cầu, sau đó tìm từng đại lượng trong công thức đó bằng
cách giải bài toán phụ, cuối cùng thay giá trị vào các công thức tổng quát.
-Bước 4: Kiểm tra xác nhận kết quả: Kiểm tra tính toán đã chính xác chưa,
giải quyết hết yêu cầu bài toán đặt ra chưa, kết quả thu được có phù hợp thực tế
không và kiểm tra thứ nguyên của các đại lượng vật lý đã tìm.
* Đối với bài tập vật lý trắc nghiệm khách quan các bước thực hiện vẫn
như trên, riêng bước thực hiện lời giải thì được làm ở giấy nháp, còn kết quả lời
giải là việc chọn ra câu đúng và đánh dấu vào dó.
I. 3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Trên đây nói lên các bước chung để giải một bài tập vật lý, nhưng để thực

hiện các bước tốt nhất thì chúng ta cần nắm vững phương pháp phân tích - tổng
hợp.
3
Phân tích-tổng hợp là hai mặt của một quá trình tư duy thống nhất. Phân
tích là cơ sở của tổng hợp, được tiến hành theo hướng dẫn tới tổng hợp. Sự tổng
hợp diễn ra trên cơ sở phân tích, phân tích và tổng hợp nhiều khi xen kẽ nhau.
Phân tích càng sâu thì tổng hợp càng đầy đủ, tri thức về sự vật hiện tượng càng
phong phú.
I.3.1. Các bước của phương pháp phân tích- tổng hợp
Bước1: Khảo sát đối tượng cần nhận thức một cách toàn bộ. Nếu đối
tượng cần nhận thức là vật thể thì ta không chỉ khảo sát đối tượng ở hình thức bề
ngoài của nó mà còn phải xem xét mục đích sử dụng và chức năng của đối tượng
dù rằng đối với một số vật thể học sinh đã biết nhiều về mục đích sử dụng của
chúng.
Bước2: Phân chia đối tượng cần nhận thức thành các yếu tố, các bộ phận,
các tính chất, các mối liên hệ.
Bước3: Tách các yếu tố cơ bản bản chất ra khỏi các yếu tố không cơ bản
không bản chất
Bước4: Tập hợp các yếu tố cơ bản thành một đối tượng trừu tượng. Mối
liên hệ chức năng giữa các yếu tố cơ bản được làm rõ. Nếu đối tượng nhận thức là
vật thể thì vẽ sơ đồ diễn tả hiệu quả phối hợp của các yếu tố này.
Bước5: Khái quát hoá và tìm mối liên hệ có tính quy luật, rút ra quy luật
hoạt động cho tất cả các đối tượng tương tự.
Bước 6: Kiểm tra lại sự khái quát hoá trên các đối tượng cùng loại nhưng
không thuộc đối tượng nghiên cứu.
I.3.2. Cách hướng dẫn học sinh giải bài tập của phương pháp phân tích- tổng
hợp
Muốn hướng dẫn học sinh giải một bài tập nào đó, giáo viên cần phân tích
được phương pháp giải bài tập đó bằng cách vận dụng những hiểu biết về tư duy
giải bài tập vật lý. Đồng thời với mục đích rèn luyện tư duy “phân tích-tổng hợp”

cho học sinh, khi hướng dẫn giải giáo viên phải chỉ ra cho học sinh thấy được các
bước của thao tác tư duy này để từ đó học sinh vận dụng vào giải các bài tập
tương tự.
Hướng dẫn theo mẫu (angorit): là kiểu hướng dẫn trong đó chỉ rõ cho học
sinh những hành động cụ thể cần thực hiện và trình tự thực hiện các hành động đó
để đạt được kết quả mong muốn. Những hành động này được gọi là hành động sơ
cấp, được học sinh hiểu một các đơn giản và nắm vững nó.
Hướng dẫn tìm tòi (oristic) : là kiểu hướng dẫn mang tính gợi ý cho học
sinh suy nghĩ, tìm tòi phát hiện cách giải quyết vấn đề, giáo viên gợi mở để học
sinh tự tìm cách giải quyết, tự xác định các hành động cần thực hiện để đạt được
kết quả.
Hướng dẫn khái quát chương trình hoá: là kiểu hướng dẫn học sinh tự đi
tìm cách giải quyết, giáo viên định hướng tư duy của học sinh theo đường lối khái
quát của việc giải quyết vấn đề. Sự định hướng ban đầu đòi hỏi học sinh tự lực
tìm tòi giải quyết. Nếu học sinh không đáp ứng được thì sự giúp đỡ tiếp theo của
giáo viên là sự phát triển định hướng khái quát ban đầu, cụ thể hoá thêm một
4
bước bằng cách gợi ý thêm cho học sinh để thu hẹp phạm vi tìm tòi, giải quyết,
cho vừa sức học sinh. Nếu học sinh vẫn chưa tìm tòi, giải quyết được thì hướng
dẫn của giáo viên chuyển dần thành hướng dẫn theo mẫu để đảm bảo cho học
sinh hoàn thành được yêu cầu của bước 1, từ đó tiếp tục yêu cầu học sinh tự tìm
tòi, giải quyết bước tiếp theo. Nếu cần giáo viên sẽ giúp đỡ thêm, cứ như vậy cho
đến khi giải quyết xong vấn đề.
CHƯƠNG II:
BÀI TẬP CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VẬT LÝ 10 THPT
5
II.1. BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ - MA-RI-ỐT
II.1.1. KIẾN THỨC CƠ BẢN
II.1.1.1. Quá trình đẳng nhiệt
Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là

quá trình đẳng nhiệt.
II.1.1.2. Định luật Bôi-lơ- Mariốt
Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch
với thể tích.
p~
1
V
hay
pV =
hằng số
II.1.1.3. Đường đẳng nhiệt
Đường biểu diễn sự biến thiên
của áp suất theo thể tích khi nhiệt
độ không đổi gọi là đường đẳng nhiệt.
Trong hệ toạ độ(p,V) đường này là
đường hypebol.
II.1.2. BÀI TẬP MẪU
II.1.2.1. Bài 1
Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến 4 lít thì áp suất tăng lên bao nhiêu
lần?
Bước1. Tóm tắt đề:
Đại lượng đã biết: V
1
= 10 lít ; V
2
= 4 lít
Đại lượng cần tìm: Tỉ số
2
1
P

P
.
Bước2. Phân tích bài tập và kế hoạch giải:
Xác định rõ lượng khí không đổi nén đẳng nhiệt, nên xác định sự tăng áp
suất ta áp dụng định luật Bôilơ- Mariốt.
Bước3. Thực hiện kế hoạch giải:
Áp dụng định luật Bôilơ-Mariốt:
p
1
V
1
=p
2
V
2
Suy ra:
2 1
1 2
10
2,5
4
P V
P V
= = =
Bước4. Củng cố:
Chú ý: khi tính tỉ số độ lớn của cùng một đại lượng thì có thể dùng một đơn vị
tuỳ ý chung cho cả mẫu số và tử số.
II.1.2.2. Bài 2
Một bọt khí ở đáy hồ sâu 6 m nổi lên đến mặt nước. Hỏi thể tích của bọt khí
tăng lên bao nhiêu lần?

Giải:
6
V
T
2
>T
1
T
1
T
2
p
O
Bước1. Tóm tắt đề:
Đại lượng đã cho: áp suất p
1
ở độ sâu 6 m trong nước; áp suất khí quyển p
2
Đại lượng cần tìm: Tỉ số
2
1
V
V
Bước2. Phân tích bài tập và kế hoạch giải:
Cần tính các đại lượng đã cho thành số, sau đó áp dụng định luật Bôilơ-Mariốt.
Ta có:
p
2
=1atm=1,013.10
5

Pa
p
1
=p
2
+

p
Trong đó

p là độ chênh áp suất ứng với độ chênh

h của độ sâu là 6 m trong
nước (nước có khối lượng riêng là
ρ
=1000kg/m
3
).

p=
ρ
g

h=1000.9,81.6=58860 Pa
Bước3. Thực hiện kế hoạch giải:
Theo định luật Bôilơ-Mariốt:
p
1
V
1

=p
2
V
2
Suy ra:
5
2 1
5
1 2
1,6016.10
1,58
1,013.10
P V
P V
= = =
Vậy thể tích bọt khí tăng lên 1,6 lần
Bước4. Củng cố:
Chú ý: áp suất khí quyển khi không cho biết cụ thể thì phải coi là bằng 1 atm.
II.2. BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ
II.2.1. KIẾN THỨC CƠ BẢN
II.2.1.1. Quá trình đẳng tích
Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi là quá trình đẳng tích.
II.2.1.2. Định luật Saclơ
Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận
với nhiệt độ tuyệt đối.

P
T
=hằng số hay
1 2

1 2
P P
T T
=
II.2.1.3. Đường đẳng tích
Đường biểu diễn sự biến thiên
của áp theo nhiệt độ khi thể
tích không đổi gọi là đường
đẳng tích.
II.2.2. BÀI TẬP MẪU
II.2.2.1. Bài 1
Một bình kín chứa khí ở áp suất 100 kPa và nhiệt độ 17
o
C. Làm nóng bình
đến 57
o
C.
a) Tính áp suất của khí trong bình ở 57
o
C.
7
T(K)
V
2
>V
1
V
1
V
2

p
O
b) Vẽ đường biểu diễn biến thiên áp suất theo nhiệt độ.
c) Vẽ đường biểu diễn quá trình trên đồ thị p-V, biết thể tích khí là V
0
.
Giải:
Bước1. Tóm tắt đề:
Đại lượng đã biết: t
1
=17
o
C; p
1
=100 kPa.
Đại lượng cần tìm: áp suất p
2
ở nhịêt độ t
2
: đường biểu diễn áp suất theo
nhiệt độ.
Bước2. Phân tích bài tập và kế hoạch giải:
Cần đổi nhiệt độ:
T
1
=t
1
+273=290K
T
2

=t
2
+273=330K
Bước3. Thực hiện kế hoạch giải:
a) áp dụng định luật Sác-lơ:
Suy ra:

5 5
2
2 1
1
330
10 1,138.10
290
a
T
P P p
T
= = =
b) Đường biểu diễn là đoạn thẳng
nối hai điểm 1 và 2 trên đồ thị p-T
Bước4. Củng cố:
Chú ý đoạn thẳng kéo dài của đường biểu diễn áp suất theo nhiệt độ đi qua
gốc toạ độ O ứng với nhiệt độ T=OK và p=O.
II.2.2.2. Bài 2
Một bình khí được đóng kín bằng một nút có tiết diện 3,2 cm
2
. áp suất của
khí trong bằng áp suất khí quyển bên ngoài, nhiệt độ của khí là 7
0

C. Lực ma sát
giữ nút có giá trị cực đại là 8 N. Hỏi phải đun nóng khí đến nhiệt độ nào để nút
bật ra.
Bước1. Tóm tắt đề:
Đại lượng đã biết: p
1
=p
0
=1,013.10
5
Pa ; t
1
=7
0
C ; F
ms
=8N; S=3,2cm
2
Đại lượng cần tìm: t
2
để nút bật ra
Bước2. Phân tích bài tập và kế hoạch giải:
Để nút bật ra thì áp suất của khí trong bình cần có giá trị lớn hơn áp suất
khí quyển cộng với áp suất do lực ma sát tác dụng lên nút bình. Có nghĩa là chúng
ta phải đun nóng khí lên nhiệt độ t
2
để khí trong bình có áp suất:
2 0 ms
P P P≥ +
Lượng khí ở hai trạng thái:

p
1
=p
0
=1,013.10
5
Pa ; T
1
=273+ t
1
=280K
p
2
=p
0
+ p
ms
=013.10
5
+
4
8
3,2.10

=1,263.10
5
Pa ; T
2
=273+t
áp dụng định luật Sáclơ ta tìm được nhiệt độ cần xác định

8
T(K)
2
p(kPa
O
1
114
100
290 300
2 1
2 1
P P
T T
=
Bước3. Thực hiện kế hoạch giải:
Cần tăng nhiệt độ của khí trong bình vượt quá giá trị T
2
được xác định như
sau:
áp dụng định luật Sáclơ:
2 1
2 1
P P
T T
=
Suy ra:

5
2
2 1

5
1
1,263.10
280 347,2
1,013.10
P
T T K
P
= = =
Vậy phải đun nóng khí đến nhiệt độ 347,2K tức là 74,2
0
C.
Bước4. Củng cố:
Phải làm rõ được bản chất của vấn đề là muốn cho nút bật ra thì áp suất của
khí trong bình phải lớn hơn áp suất khí quyển cộng với áp suất do lực ma sát tác
dụng lên nút.
II.2.2.3. Bài 3
Van an toàn của một nồi áp suất sẽ mở khi áp suất trong nồi là 9 atm. Ở
20
0
C, hơi trong nồi áp suất 1,5 atm. Hỏi ở nhiệt độ nào thì van an toàn sẽ mở?
Bước1. Tóm tắt đề:
Đại lượng đã biết: t
1
=20
0
C, p
1
=1,5 atm, p
2

=9 atm
Đại lượng cần tìm: t
2
=?
Bước2. Phân tích bài tập và kế hoạch giải:
Lượng khí trong nồi áp suất khi van chưa mở có thể tích không đổi nên đây
là quá trình đẳng tích.
Trạng thái đầu có: T
1
=273+t
1
=293K, p
1
=1,5 atm
Trạng thái cuối có: T
2
=273+t
2
, p
1
=9 atm
Áp dụng định luật Sáclơ để tìm t
2
Bước3. Thực hiện kế hoạch giải:
Áp dụng định luật Sáclơ:
2 1
2 1
P P
T T
=

Suy ra:

2
2 1
1
9
293 1758
1,5
P
T T k
P
= = =
Vậy nhiệt độ của khí là 1758K hay 1485
0
C
Bước4. Củng cố:
Nồi áp suất có tác dụng làm tăng nhiệt sôi của chất lỏng.
II.3. BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT GAY LUY-XÁC
II.3.1. KIẾN THỨC CƠ BẢN
II.3.1.1. Quá trình đẳng áp
9
Quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi gọi là quá trình đẳng áp.
II.3.1.2. Định luật Gay Luy-xác
Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận
với nhiệt độ tuyệt đối.

V
T
=hằng số hay
1 2

1 2
V V
T T
=
II.3.1.3. Đường đẳng áp
Đường biểu diễn sự biến thiên của
thể tích theo nhiệt độ khi áp suất
không đổi gọi là đường đẳng áp.
II.3.2. BÀI TẬP MẪU
Một lượng khí đựng trong một xi lanh được đậy kín bởi một pittông.
Pittông chuyển động tự do được. Lúc đầu lượng khí có nhiệt độ là 20
0
C thì đo
được thể tích khí là 12 lít. Đưa xi lanh đến nơi có nhiệt độ là 70
0
C, khí nở ra đẩy
pittông đi lên. Thể tích của lượng khí trong xi lanh lúc đó là bao nhiêu?
Bước1. Tóm tắt đề:
Đại lượng đã biết: t
1
=20
0
C ; V
1
=12lit; t
2
=70
0
C
Đại lượng cần tìm: V

2
Bước2. Phân tích bài tập và kế hoạch giải:
Vì lượng khí được đậy kín bởi xilanh tự do dịch chuyển nên khi nhiệt độ
tăng lên thì pittông đi lên và ở vị trí cân bằng mới nên áp suất khí trong bình vẫn
không đổi. Ta áp dụng định luật Gay Luy-xác để tìm V
2
.
Bước3. Thực hiện kế hoạch giải:
áp dụng định luật Gay Luy-xác:
1 2
1 2
V V
T T
=
Suy ra:
2
2 1
1
273 70 343
12 12 14
273 20 293
T
V V
T
+
= = = =
+
(lít)
Vậy thể tích của khí trong xi lanh lúc đó là 14 lít.
Bước4. Củng cố:

Trong bài toán này chúng ta nhận biết được ban đầu khí trong xinh lanh có
một áp suất xác định bằng áp suất khí quyển cộng với áp suất do pittông có trọng
lượng gây ra. Khi tăng nhiệt độ thì khí giãn nở đẩy pitông đi lên, vì pittông tự do
chuyển động nên nó phải đi đến vị trí sao cho áp suất trong bình vẫn bằng áp suất
khí quyển cộng với áp suất do pittông có trọng lượng gây ra.
II.4. BÀI TẬP PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÝ TƯỞNG
II.4.1. KIẾN THỨC CƠ BẢN
II.4.1.1. Các thông số trạng thái
10
T(K)
P
2
>P
1
P
1
P
2
V
O
Một lượng khí đã cho ở trạng thái cân bằng có áp suất p, thể tích V và nhiệt
độ T xác định. p,V,T gọi là các thông số trạng thái của lượng khí.
II.4.1.2. Phương trình trạng thái
Một lượng khí xác định khi biến đổi trạng thái thì các thông số có mối
quan hệ sau:
pV
T
=
hằng số
hằng số phụ thuộc vào lượng khí.

II.4.2. BÀI TẬP MẪU
II.4.2.1. Bài 1
Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 27
0
C để cho thể tích của nó chỉ còn là 4 lít ở nhiệt
độ 60
0
C. áp suất khí tăng lên bao nhiêu lần?
Bước1. Tóm tắt đề:
Đại lượng đã biết: t
1
=27
0
C ; V
1
=10lít; t
2
=60
0
C; V
2
=4lít
Đại lượng cần tìm:
2
1
P
P
Bước2. Phân tích bài tập và kế hoạch giải:
Trạng thái đầu: V
1

=10lít, T
1
=273+27=300K, p
1
Trạng thái cuối: V
1
=4lít, T
1
=273+60=333K, p
2
Bước3. Thực hiện kế hoạch giải:
áp dụng phương trình trạng thái:
1 1 2 2
1 2
PV PV
T T
=
Suy ra:
2 1 2
1 2 1
2,775 2,8
p V T
P V T
= = ≈
Vậy áp suất của khí tăng lên 2,8 lần.
Bước4. Củng cố:
Khi vận dụng phương trình trạng thái, các đại lượng p và V có thể tính ra
đơn vị bất kì, miễn là giá trị áp suất p
1
và p

2
hoặc giá trị thể tích V
1
và V
2
đều tính
theo cùng một đơn vị; nhiệt độ phải tính theo đơn vị nhiệt giai tuyệt đối( nhiệt
giai kenvin).
II.4.2.2. Bài 2
Trong một xi lanh đặt thẳng đứng tiết diện S=100cm
2
được đậy bằng
pittông cách đáy xi lanh h=0,4m, có chứa một lượng không khí ở nhiệt độ
t
1
=27
0
C. Đặt lên mặt pittông vật nặng khối lượng 50kg thì thấy pittông đi xuống
một đoạn 8cm rồi dừng lại. Tính nhiệt độ không khí trong xi lanh khi đó. Cho biết
áp suất khí quyển là p
0
=10
5
N/m
2
.
Bỏ qua ma sát và khối lượng pittông, lấy g=10m/s
2
.
Bước1. Tóm tắt đề:

Đại lượng đã biết: S=100cm
2
; h=0,4m; t
1
=27
0
C; m=50kg
11
p
0
=10
5
N/m
2
; d=8cm.
Đại lượng cần tìm: t
2
=?
Bước2. Phân tích bài tập và kế hoạch giải:
Ban đầu khi pittông nằm cân bằng, áp suất của không khí trong xi lanh và
áp suất khí quyển bằng nhau: p
1
=p
0
Khi đặt vật nặng lên pittông, pittông đi xuống rồi dừng lại, khi đó pitiông
nằm cân bằng ở vị trí mới nên:
2 0
mg
p p
S

= +
Bước3. Thực hiện kế hoạch giải:
Áp dụng phương trình trạng thái:
1 1 2 2
1 2
PV PV
T T
=
trong đó V
1
=S.h ; V
2
=S(h-d)
Suy ra:
0
2 2
2 1 1
1 1 0
( )( )
mg
p h d
p V
S
T T T
pV p h
+ −
= =
Thay số ta tìm được nhiệt độ không khí trong xi lanh:
T
2

=360K hay t
2
=87
0
C

12
KẾT QUẢ
Tôi đã thực hiện đề tài trên trong quá trình giảng dạy lớp 10A4 và 10A6
năm học 2009-2010. Kết quả, tôi nhận thấy đa số học sinh nắm vững kiến thức cơ
bản, từng bước biết cách giải bài tập vật lý. Kết quả cụ thể được thể hiện ở điểm
kiểm tra 1 tiết chương “Chất khí” của học sinh năm 2009-2010 cao hơn so với
năm 2008-2009:

Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém
Năm học
2008-2009
Lớp 10A3 40 0
0%
10
25%
14
35%
13
32,5%
3
7,5%
Lớp 10A4 42 0
0%
12

28,6%
19
45,2%
9
21,5%
2
4,7%
Năm học
2009-2010
Lớp 10A4 44 1
2,3%
15
34%
20
45,5%
8
18,2%
0
0%
Lớp 10A6 37 2
5,4%
15
40,5%
15
40,5%
5
13,6%
0
0%
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Đây là đề tài dựa trên kinh nghiệm của bản thân tôi trong thực tế giảng
dạy, dựa trên nghiên cứu lý luận dạy học vật lý và phương pháp giảng dạy bài
tập vật lý để nâng cao nhận thức cho học sinh thông qua hệ thống bài tập chương
“Chất khí”.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã vận dụng những cơ sở dạy học, quan
điểm quá trình tư duy bắt đầu từ sự phân tích tình huống có vấn đề, quan điểm
vùng phát triển gần nhất để nêu những ý kiến trong quá trình giảng dạy chương
“Chất khí”.
Trên cơ sở nghiên cứu nhiều tài liệu như sách giáo khoa, các sách bài tập
của chương “ Chất khí”, tôi đã chọn ra hệ thống bài tập theo từng nội dung của
chương.
Tôi đã phân tích, đưa ra các câu hỏi định hướng và hướng dẫn học sinh
giải.
Rất mong nhận được nhiều đóng góp từ các bạn đồng nghiệp.
Vì kết quả đề tài rất khả quan nên đề nghị Nhà trường tạo điều kiện để mở
rộng đề tài, áp dụng cho toàn khối.
Xin chân thành cảm ơn!
13
14

×